Trong tháng 11 ĐTC mời gọi chúng ta hiệp ý cầu nguyện cho các kitô hữu Á châu để khi làm chứng cho Tin Mừng bằng lời nói việc làm họ tạo thuận tiện cho cuộc đối thoại, hoà bình và sự hiểu biết lẫn nhau, nhất là với tín đồ các tôn giáo khác.
Theo thống kê do Diễn đàn Pew là trung tâm nghiên cứu Hoa Kỳ công bố hồi năm 2011 số tín hữu kitô toàn cầu đã lên tới 2 tỷ 180 triệu. Con số này hiện đã tăng lên hơn 2 tỷ 400 triệu trên tổng số 7 tỷ 200 triệu dân toàn cầu. Trong số hơn 2 tỷ 400 triệu kitô hữu có hơn 565 triệu sống tại Âu châu, 532 triệu sống tại Châu Mỹ Latinh và vùng quần đảo Caraibi, hơn 517 triệu sống bên Phi châu, hơn 375 triệu sống tại Á châu, hơn 267 triệu sống tại bắc Mỹ, hơn 25 triệu sống tại châu Đại dương, khoảng 16 triệu sống trong vùng Trung Đông và Bắc Phi.
Trên tổng số 2 tỷ 400 triệu kitô hữu tín hữu Công Giáo chiếm hơn 50,1%, tin lành chiếm 37%, chính thống chiếm 12% và 12% còn lại bao gồm hàng ngàn giáo phái kitô khác.
Nếu tính theo vùng địa lý số kitô hữu đã thay đổi rất nhiều. Nếu vào năm 1910 có 66,3% kitô hữu sống bên Âu châu, 27,1% tại châu Mỹ, 4,5% tại Á châu và Thái Bình Dương, 1,4% tại Phi châu dưới sa mạc Sahara, thì ngày nay tình hình đã thay đổi một cách triệt để. Âu châu chỉ còn có 25,9% kitô hữu, trong khi số kitô hữu Châu Mỹ là 36,8%. Nhưng số kitô hữu tại Phi châu nam sa mạc Sahara tăng lên 23,6%, tại Á châu và Thái Bình Dương tăng lên 13,1% và tại vùng Trung Đông và Bắc Phi chỉ còn 0,6% thay vì 0,7% hồi năm 1910.
Việc phân chia toàn cầu cũng thay đổi. Nếu trong năm 1910 số kitô hữu sống tại bắc bán cầu gấp 4 lần kitô hữu sống tại nam bán cầu, thì hiện nay số kitô hữu sống tại miền nam bán cầu là 61%, trong khi số kitô hữu bắc bán cầu chỉ còn có 39%.
Trên bình diện địa phương số tín hữu kitô của Phi châu nam sa mạc Sahara chỉ chiếm 9% tổng số dân hồi năm 1910, hiện nay tăng vọt lên 63%, trong khi tại Á châu Thái Bình Dương hồi năm 1910 số kitô hữu chỉ chiếm 3% hiện tăng lên 7% trên tổng số dân.
Kitô hữu chiếm đa số dân trong 158 trên tổng số 232 quốc gia trên thế giới. Nhưng đây thường là các nước nhỏ. Trái lại kitô hữu là một thiểu số tại nhiều quốc gia khác thuộc khối A rập vùng Trung Đông và bắc Phi. Trong vài quốc gia có đông dân nhất thế giới như Trung Quốc và Ấn Độ số kitô hữu là 67 triệu trên tổng số 1 tỷ 400 triệu dân Tầu, và 32 triệu trên tổng số 1 tỷ 200 triệu dân Ấn. Tiếp đến là Indonesia với 21 triệu rưỡi kitô hữu chiếm 8,8% tổng số dân, Nam Hàn với hơn 14 triệu chiếm hơn 10 % tổng số dân, Việt Nam 7 triệu rưỡi chiếm 8% tổng số dân, Kazakhstan với hơn 4,14 triệu kitô hữu chiếm 26,2% tổng số dân.
Riêng tại Á châu Kitô giáo chỉ là một thiểu số nhưng hiện diện tại nhiều nơi với 6 nước có đa số theo Kitô giáo là Liên bang Nga với Giáo Hội chính thống, đảo Chypre có đa số theo Chính thống Hy Lạp, Philippines là quốc gia có số tín hữu kitô đứng hàng thứ ba trên thế giới, Đông Timor, Armenia và Georgia.
Nam Hàn có số tín hữu tin lành đông nhất Á châu với 18,3 % tổng số dân. Kitô hữu Nam Hàn chiếm 29,2% tổng số dân. Các cộng đoàn kitô Trung Đông gồm chính thống đông phương tại Libăng cũng như Siria. Ấn Độ có 24 triệu kitô hữu. Trong khi kitô hữu Trung Quốc chiến 4%, Malaysia 9% và Indonesia chiếm 9% tổng sô dân.
Theo các thống kê mới nhất kitô hữu chiếm đa số tại 157 quốc gia, tín hữu hồi chiếm đa số tại 49 quốc gia bao gồm cả 19 trên 20 nước vùng Trung Đông và Bắc Phi. Ấn giáo chiếm đa số tại Ấn Độ, Nepal và đảo Mauritius. Trong khi các quốc gia có đông kitô hữu nhất là Hoa Kỳ, Brasil, Mehicô, Nga và Philippines.
Á châu là đại lục có tới 62% tổng số dân toàn cầu sinh sống, nhưng có tới 85% dân không phải là kitô hữu. Trên tổng số 4 tỷ 262 triệu dân chỉ có 170 triệu là tín hữu kitô gần phân nửa sống tại Philippines. Kể cả các tín hữu của các Giáo Hội đông phương, tin lành, số kitô hữu á châu chưa tới 300 triệu. Hơn 2.000 năm sau ngày các thiên thần báo tin vui cho các mục đồng Bếtlehem “Hôm nay Đấng Cứu Thế đã được sinh ra cho các ngươi và cũng là tin vui cho toàn dân”, vẫn còn có rất nhiều người chưa biết Chúa. Chính vì thế trong Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm ĐTC Phanxicô khích lệ mọi tín hữu Công Giáo hăng hái rao truyền Tin Mừng cho tất cả mọi người bằng chính cung cách sống của mình.
Vì thế trong tháng 11 ĐTC mời gọi chúng ta hiệp ý cầu nguyện cho các kitô hữu Á châu để khi làm chứng cho Tin Mừng bằng lời nói việc làm họ tạo thuận tiện cho cuộc đối thoại, hoà bình và sự hiểu biết lẫn nhau, nhất là với tín đồ các tôn giáo khác.
Theo thống kê do Diễn đàn Pew là trung tâm nghiên cứu Hoa Kỳ công bố hồi năm 2011 số tín hữu kitô toàn cầu đã lên tới 2 tỷ 180 triệu. Con số này hiện đã tăng lên hơn 2 tỷ 400 triệu trên tổng số 7 tỷ 200 triệu dân toàn cầu. Trong số hơn 2 tỷ 400 triệu kitô hữu có hơn 565 triệu sống tại Âu châu, 532 triệu sống tại Châu Mỹ Latinh và vùng quần đảo Caraibi, hơn 517 triệu sống bên Phi châu, hơn 375 triệu sống tại Á châu, hơn 267 triệu sống tại bắc Mỹ, hơn 25 triệu sống tại châu Đại dương, khoảng 16 triệu sống trong vùng Trung Đông và Bắc Phi.
Trên tổng số 2 tỷ 400 triệu kitô hữu tín hữu Công Giáo chiếm hơn 50,1%, tin lành chiếm 37%, chính thống chiếm 12% và 12% còn lại bao gồm hàng ngàn giáo phái kitô khác.
Nếu tính theo vùng địa lý số kitô hữu đã thay đổi rất nhiều. Nếu vào năm 1910 có 66,3% kitô hữu sống bên Âu châu, 27,1% tại châu Mỹ, 4,5% tại Á châu và Thái Bình Dương, 1,4% tại Phi châu dưới sa mạc Sahara, thì ngày nay tình hình đã thay đổi một cách triệt để. Âu châu chỉ còn có 25,9% kitô hữu, trong khi số kitô hữu Châu Mỹ là 36,8%. Nhưng số kitô hữu tại Phi châu nam sa mạc Sahara tăng lên 23,6%, tại Á châu và Thái Bình Dương tăng lên 13,1% và tại vùng Trung Đông và Bắc Phi chỉ còn 0,6% thay vì 0,7% hồi năm 1910.
Việc phân chia toàn cầu cũng thay đổi. Nếu trong năm 1910 số kitô hữu sống tại bắc bán cầu gấp 4 lần kitô hữu sống tại nam bán cầu, thì hiện nay số kitô hữu sống tại miền nam bán cầu là 61%, trong khi số kitô hữu bắc bán cầu chỉ còn có 39%.
Trên bình diện địa phương số tín hữu kitô của Phi châu nam sa mạc Sahara chỉ chiếm 9% tổng số dân hồi năm 1910, hiện nay tăng vọt lên 63%, trong khi tại Á châu Thái Bình Dương hồi năm 1910 số kitô hữu chỉ chiếm 3% hiện tăng lên 7% trên tổng số dân.
Kitô hữu chiếm đa số dân trong 158 trên tổng số 232 quốc gia trên thế giới. Nhưng đây thường là các nước nhỏ. Trái lại kitô hữu là một thiểu số tại nhiều quốc gia khác thuộc khối A rập vùng Trung Đông và bắc Phi. Trong vài quốc gia có đông dân nhất thế giới như Trung Quốc và Ấn Độ số kitô hữu là 67 triệu trên tổng số 1 tỷ 400 triệu dân Tầu, và 32 triệu trên tổng số 1 tỷ 200 triệu dân Ấn. Tiếp đến là Indonesia với 21 triệu rưỡi kitô hữu chiếm 8,8% tổng số dân, Nam Hàn với hơn 14 triệu chiếm hơn 10 % tổng số dân, Việt Nam 7 triệu rưỡi chiếm 8% tổng số dân, Kazakhstan với hơn 4,14 triệu kitô hữu chiếm 26,2% tổng số dân.
Riêng tại Á châu Kitô giáo chỉ là một thiểu số nhưng hiện diện tại nhiều nơi với 6 nước có đa số theo Kitô giáo là Liên bang Nga với Giáo Hội chính thống, đảo Chypre có đa số theo Chính thống Hy Lạp, Philippines là quốc gia có số tín hữu kitô đứng hàng thứ ba trên thế giới, Đông Timor, Armenia và Georgia.
Nam Hàn có số tín hữu tin lành đông nhất Á châu với 18,3 % tổng số dân. Kitô hữu Nam Hàn chiếm 29,2% tổng số dân. Các cộng đoàn kitô Trung Đông gồm chính thống đông phương tại Libăng cũng như Siria. Ấn Độ có 24 triệu kitô hữu. Trong khi kitô hữu Trung Quốc chiến 4%, Malaysia 9% và Indonesia chiếm 9% tổng sô dân.
Theo các thống kê mới nhất kitô hữu chiếm đa số tại 157 quốc gia, tín hữu hồi chiếm đa số tại 49 quốc gia bao gồm cả 19 trên 20 nước vùng Trung Đông và Bắc Phi. Ấn giáo chiếm đa số tại Ấn Độ, Nepal và đảo Mauritius. Trong khi các quốc gia có đông kitô hữu nhất là Hoa Kỳ, Brasil, Mehicô, Nga và Philippines.
Á châu là đại lục có tới 62% tổng số dân toàn cầu sinh sống, nhưng có tới 85% dân không phải là kitô hữu. Trên tổng số 4 tỷ 262 triệu dân chỉ có 170 triệu là tín hữu kitô gần phân nửa sống tại Philippines. Kể cả các tín hữu của các Giáo Hội đông phương, tin lành, số kitô hữu á châu chưa tới 300 triệu. Hơn 2.000 năm sau ngày các thiên thần báo tin vui cho các mục đồng Bếtlehem “Hôm nay Đấng Cứu Thế đã được sinh ra cho các ngươi và cũng là tin vui cho toàn dân”, vẫn còn có rất nhiều người chưa biết Chúa. Chính vì thế trong Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm ĐTC Phanxicô khích lệ mọi tín hữu Công Giáo hăng hái rao truyền Tin Mừng cho tất cả mọi người bằng chính cung cách sống của mình.
Vì thế trong tháng 11 ĐTC mời gọi chúng ta hiệp ý cầu nguyện cho các kitô hữu Á châu để khi làm chứng cho Tin Mừng bằng lời nói việc làm họ tạo thuận tiện cho cuộc đối thoại, hoà bình và sự hiểu biết lẫn nhau, nhất là với tín đồ các tôn giáo khác.