Vị tổng biên tập cuả Asia News, cơ quan truyền thông cuả viện Giáo Hoàng về Ngoại Giao (PIME), là LM Bernard Cervellera, vừa đưa ra một nhận định “thận trọng, và lạc quan hạn chế” về những tin đồn chung quanh việc ‘trao đổi’ một số giám mục giữa hai giáo hội “Chui” và “Quốc Doanh” ở Trung Quốc.
Qua một cuộc phỏng vấn với cơ quan truyền thông Công Giáo CNA cuả Hoa Kỳ, vị linh mục truyền giáo này nói rằng một ‘thoả thuận (Concordat) có thể mang lại nhiều tự do hơn cho người Công Giáo, mặc dù Ngài vẫn nghi ngại về ý đồ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vì làm sao có thể có tự do tôn giáo thực sự khi mà một chế độ từ trước đến nay vẫn tìm cách tiêu diệt các tôn giáo.
Vị linh mục nhấn mạnh rằng nếu có thể đạt được một thỏa thuận, thì Vatican cần phải đòi hỏi nhiều hơn về "tự do tôn giáo."
"Bạn không thể đơn giản cho phép xây dựng thêm những cơ sở như nhà thờ, nhưng phải có tự do tôn giáo nhiều hơn," Ngài nói.
Cơ quan truyền thông Asia News là cơ quan theo dõi chặt chẽ các vấn đề cuả Trung Quốc , và từng tung tin về một phái đoàn cuả Tòa Thánh đến Trung Quốc để yêu cầu hai giám mục- Phêrô Trang Kiến Kiện (Peter Zhuang Jianjian) của Sán Đầu (Shantou) và giám mục Giuse Quách Tích Kim (Joseph Guo Xijin) cuả Mân Đông (Mindong) từ nhiệm để được thay thế bằng các giám mục do chính phủ bổ nhiệm.
Nhắc lại vào năm 1951, Bắc Kinh đã cắt đứt quan hệ ngoại giao chính thức với Vatican, nhưng kể từ năm 1980, thì họ hợp tác một cách ‘lỏng lẻo’ về việc bổ nhiệm giám mục, Tuy nhiên, chính phủ cũng thường đặt thêm nhiều giám mục theo ý cuả họ mà không có sự chấp thuận của Vatican.
Kết quả là mối quan hệ càng ngày càng trở nên phức tạp và căng thẳng, không chỉ là ở giữa Vatican và Chính Quyền, mà còn là ở giữa ‘giáo hội quốc doanh’ (ủng hộ chính phủ) và ‘giáo hội chui’ (trung thành với Vatican.)
Nhiều người Công Giáo bao gồm giáo dân, linh mục và giám mục đã bị giam giữ, sách nhiễu và ngược đãi vì không chịu gia nhập những tổ chức ‘Yêu Nước’ do chính quyền kiểm soát. Nhiều nhà thờ đã bị phá hủy.
Hiện nay các giám mục được Bắc Kinh công nhận đều là những thành viên của Hiệp hội yêu nước, và nhiều giám mục được Vatican chỉ định đang phải đối mặt với những cuộc đàn áp của chính phủ.
Tuy nhiên, theo thỏa thuận sắp tới, thì Vatican sẽ chính thức công nhận 7 giám mục cuả chính quyền (quốc doanh), trong đó có 2-3 vị đã bị Vatican chính thức dứt phép thông công một cách công khai.
Để đổi lại, thỏa thuận sẽ ấn định rõ ràng vai trò cuả Vatican trong việc lựa chọn các giám mục tương lai. Chi tiết của thỏa thuận sẽ giống như giữa Vatican và Việt Nam, nghiã là Toà Thánh Vatican sẽ đề nghị ba ứng viên, và chính phủ Trung Quốc sẽ chọn một để được bổ nhiệm làm giám mục.
Cha Cervellera nói với CNA rằng chính phủ Trung Quốc có xu hướng xem các tôn giáo như là nguồn gốc cuả khủng bố trong khu vực, đe dọa sự tồn tại cuả xã hội.
Vì đó, Ngài cho biết, những ‘nhượng bộ vì lợi ích’ như ở trong thoả thuận là "một bước cần thiết để chứng minh rằng Giáo Hội không mưu tìm việc lật đổ chính quyền ở Trung Quốc."
Đề cập đến ý kiến cuả Đức Hồng Y Giuse Thiền Trạch Quân (Joseph Zen Ze-kiun) (có nơi dịch là Trần Nhật Quân) Tổng giám mục danh dự của Hồng Kông và là đối thủ hàng đầu của thỏa thuận, Cha Cervellera nói với CNA rằng "thỏa thuận này không 'bán đứng' Giáo Hội", nhưng nếu Vatican còn nhượng bộ thêm những vấn đề khác nữa, thì nó có thể đặt số phận của Giáo Hội Trung Hoa "hoàn toàn nằm trong tay chính phủ."
Cha Cervellera đưa ra một thí dụ về đàn áp tôn giáo, như việc áp dụng một qui luật mới về tôn giáo ngày 1 tháng 2 vừa qua, cấm trẻ em dưới 18 tuổi tham gia các dịch vụ tôn giáo, cấm thanh thiếu niên hoạt động trong các nhóm tôn giáo, dù đó là những nhóm tổ chức tại một nhà thờ.
Cha Cervellera cho biết một linh mục đã đưa ra nhận xét rằng chính phủ "đã biến nhà thờ thành một loại 'vũ trường' đặc biệt chỉ dành cho người lớn."
Nếu những người trẻ tuổi bị tách rời khỏi tôn giáo, Ngài nói, "thì trên thực tế bạn đang đưa ra một bản án tử hình cho tôn giáo," và "đó là mưu đồ cố hữu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, luôn luôn như thế. Ngay cả các hiệp hội yêu nước được họ đẻ ra chỉ là để kiểm soát tôn giáo và dần dần... bóp nghẹt tôn giáo cho đến chết."
Mặt khác, một thỏa thuận để giải quyết vấn đề bổ nhiệm giám mục có thể "tạo điều kiện cho Vatican lựa chọn các ứng viên không có vấn đề, và giúp cho việc quản lý hàng ngày của giáo hội", ông nói.
Nhưng nếu Vatican không nhấn mạnh vào việc cần có một không gian rộng hơn để thở thì "cả hai giáo hội chính thức và chui, sẽ tiếp tục bị chết ngạt. Bởi vì thiếu tự do tôn giáo."
Ngày thứ hai một nhóm 15 người Công Giáo có ảnh hưởng của Trung Quốc, hầu hết trong số đó là từ Hong Kong, đã viết một bức thư ngỏ gửi cho các hội đồng giám mục cuả mọi nước trên thế giới bày tỏ sự phản đối về thỏa thuận, rằng chính phủ không nên có vai trò trong việc lựa chọn giám mục và cảnh báo sẽ có một cuộc ly giáo nếu thoả thuận đó ra đời.
Chữ ký bao gồm nhiều chính trị gia Hồng Kông, giáo sư đại học, giảng viên, nhà nghiên cứu, luật sư và các nhà hoạt động nhân quyền. Bức thư đặt biệt đề cập đến trường hợp cụ thể cuả 7 giám mục "bất hợp pháp", cho biết rằng "họ không có sự tin tưởng của các tín hữu, và chưa bao giờ bày tỏ sự ăn năn một cách công khai."
"Nếu họ được công nhận là hợp pháp, thì các tín hữu ở Trung Quốc sẽ bối rối và đau đớn, và phong trào ly khai sẽ nẩy mầm ngay trong lòng cuả giáo hội Trung Quốc."
Tuy nhiên, vào ngày Chúa Nhật, 11 tháng 2, Đức Giám Mục Giuse (Joseph Guo Xijin) cuả Mân Đông (Mindong) -một trong hai giám mục bị đề nghị từ nhiệm bởi phái đoàn Vatican -cho biết Ngài sẵn sàng bước sang một bên để ủng hộ giám mục Chiêm Tư Lỗ (Zhan Silu) được chính phủ hậu thuẫn.
Theo tờ New York Times, giám mục Quách Tích Kim đã từng bị giam giữ trong những trại giam nhiều lần và hiện đang bị quản chế tại gia-cho biết Ngài sẽ tôn trọng bất kỳ thỏa thuận nào cuả Giáo Hội, và rằng nếu Ngài được trình bày với một tài liệu chính thức, có kiểm chứng cuả Vatican, thì " chúng ta phải tuân theo quyết định của Roma."
"Chúng ta phải tôn trọng các thỏa thuận giữa Vatican và chính phủ Trung Quốc," Ngài nói, giải thích rằng "Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc phải có sự kết nối với Vatican; kết nối không thể được cắt đứt."
Mặc dù Ngài sẽ tôn trọng bất kỳ thỏa thuận nào đạt được, Đức Giám Mục Quách Tích Kim cũng cảnh báo rằng chính quyền Trung Quốc vẫn còn nhiều do dự để cho Vatican có tiếng nói nói cuối cùng trong đời sống tinh thần cuả người Công Giáo, và trong khi họ có thể không nói rõ ràng rằng giáo hội địa phương phải “cắt đứt” sự kết nối"với Roma, điều này vẫn luôn luôn là một ‘hàm ý’.
Những gì mà các nhà chức trách cuả Trung Quốc không nhận ra, Ngài nói, là việc các nhà thờ địa phương cắt quan hệ với giáo hội phổ quát sẽ làm cho người Công Giáo Trung Quốc trở thành các "tín hữu hạng hai ," bởi vì người Công Giáo ở các nước khác có thể có tiếng nói trong các quy định liên hệ tới toàn cầu thì người tín hữu ở Trung Quốc không có tiếng nói ấy.
GM Quách Tích Kim nói đã có lần Ngài đã nói với chính phủ Trung Quốc rằng "khi các ông hạn chế các nhà thờ ở Trung Quốc liên lạc với Roma, trong thực tế các ông đang tự tay tát vào mặt của mình... Chúng ta cần phải tham gia để cho tiếng nói Trung Quốc "không bị mất, nhưng được nghe trong giáo hội phổ quát.
Tuy nhiên, mặc dù bị đàn áp, GM Quách Tích Kim cho biết rằng Ngài tin rằng các hạn chế đối với người Công Giáo đã được nới lỏng khá nhiều, và "chính phủ dần dần đang mở ra."
Trình bày ý kiến của mình với CNA, Cha Cervellera nói rằng một thỏa thuận chắc chắn sẽ làm cho quá trình chọn lựa giám mục dễ dàng hơn, và nó có thể mở rộng hơn các kênh giao tiếp khác giữa Vatican và chính phủ.
"Trong hiện tại thì việc Vatican muốn Trung Quốc lưu tâm đến các nhu cầu cuả các nhà thờ ở Trung Quốc là thực sự rất phức tạp," vì vậy một thỏa thuận có thể làm cho mọi việc dễ dàng hơn, nhưng "điều này không có nghĩa là tự do hơn."
Đề cập đến tin đồn rằng thỏa thuận này được đề xuất sẽ theo mô hình Việt Nam, Ngài nói trong trường hợp này "thì ít ra cũng sẽ có đảm bảo rằng các tiêu chuẩn lựa chọn ứng viên là dựa trên Đức tin," bởi vì với tình trạng cuả Hiệp hội yêu nước ngày nay, thì các tiêu chí chủ yếu là vì lợi ích riêng của họ.
Tuy nhiên, ngài cũng nghi ngờ rằng một thỏa thuận có thể đạt được trong mùa xuân này, các nhà chức trách thường nói trong quá khứ rằng một thỏa thuận thì rất gần, nhưng nó chưa bao giờ xảy ra.
"Tôi nói điều này không phải vì bi quan, nhưng có rất nhiều, rất nhiều vấn đề bên trong (Trung Quốc)," trong đó có thái độ của một số người không muốn thoả thuận.
Một quan tâm khác cũng được nêu ra, là nếu thỏa thuận được thực hiện, nó sẽ có khả năng gây hại cho mối quan hệ giữa Đài Loan và Toà Thánh.
Vào thời điểm này, Cha Cervellera nhấn mạnh rằng thỏa thuận này, "nếu xảy ra, là một thỏa thuận về việc bổ nhiệm giám mục, nó không phải là một thỏa thuận về quan hệ ngoại giao."
Theo ngài thì "còn cần nhiều thời gian hơn nữa" trước khi có một thảo luận về quan hệ ngoại giao giữa Vatican và Trung Quốc.
Đài Loan, Ngài cho biết, trong khi chỉ có vài đồng minh, nhưng vẫn có văn phòng thương mại trên khắp thế giới, "và họ có thể quản lý các quan hệ thương mại trên toàn thế giới ngay cả khi không có sự công nhận pháp lý từ các nước châu Âu. Cho nên sự cắt đứt quan hệ với Đài Loan sẽ không gây hại gì cho Đài Loan và do đó luôn luôn là một sự có thể."
Nếu Toà Thánh phải thoả thuận như thế với Trung Quốc, "Tôi không nghĩ rằng nó sẽ là một vấn đề lớn cho [Đài Loan]," Ngài nói, và "nó cũng không phải là Vatican bỏ quên Đài Loan, bởi vì đây luôn luôn là một giào hội sinh động, do đó, Vatican sẽ phải duy trì một quan hệ đặc biệt nào đó với cộng đồng của Đài Loan.
Nhìn chung, dù hoài nghi, Cha Cervellera nói rằng ngài hy vọng nếu một hiệp định được đạt tới, nó sẽ dẫn "đến một ảnh hưởng lớn hơn của tôn giáo đối với xã hội Trung Quốc."
Xã hội Trung quốc đang đối mặt với một vấn đề lớn, ngài nói, nó là rất vật chất nhưng thiếu các giá trị, vì vậy ngoài việc "gọi là ý thức quốc gia " nhằm kiểm soát công dân, thì "không có gì nữa cả."
"Vì vậy nhiệm vụ quan trọng là tìm một cách để cung cấp các giá trị tinh thần, làm tăng các giá trị tinh thần về nhân phẩm cho người dân," ngài nói.
"Tôi không biết nếu một thỏa thuận về việc đề cử của giám mục có thể dẫn tới điều này ngay lập tức không. Nhưng tôi hy vọng, và điều này chắc chắn là nhiệm vụ của giáo hội, cuả toàn bộ giáo hội phổ quát toàn cầu liên quan đến Trung Quốc: là làm sao cho Trung Quốc phát triển bên trong những giá trị về nhân phẩm của con người... Tôi hy vọng rằng Giáo Hội có thể thực hiện được điều đó. "
Qua một cuộc phỏng vấn với cơ quan truyền thông Công Giáo CNA cuả Hoa Kỳ, vị linh mục truyền giáo này nói rằng một ‘thoả thuận (Concordat) có thể mang lại nhiều tự do hơn cho người Công Giáo, mặc dù Ngài vẫn nghi ngại về ý đồ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vì làm sao có thể có tự do tôn giáo thực sự khi mà một chế độ từ trước đến nay vẫn tìm cách tiêu diệt các tôn giáo.
Vị linh mục nhấn mạnh rằng nếu có thể đạt được một thỏa thuận, thì Vatican cần phải đòi hỏi nhiều hơn về "tự do tôn giáo."
"Bạn không thể đơn giản cho phép xây dựng thêm những cơ sở như nhà thờ, nhưng phải có tự do tôn giáo nhiều hơn," Ngài nói.
Cơ quan truyền thông Asia News là cơ quan theo dõi chặt chẽ các vấn đề cuả Trung Quốc , và từng tung tin về một phái đoàn cuả Tòa Thánh đến Trung Quốc để yêu cầu hai giám mục- Phêrô Trang Kiến Kiện (Peter Zhuang Jianjian) của Sán Đầu (Shantou) và giám mục Giuse Quách Tích Kim (Joseph Guo Xijin) cuả Mân Đông (Mindong) từ nhiệm để được thay thế bằng các giám mục do chính phủ bổ nhiệm.
Nhắc lại vào năm 1951, Bắc Kinh đã cắt đứt quan hệ ngoại giao chính thức với Vatican, nhưng kể từ năm 1980, thì họ hợp tác một cách ‘lỏng lẻo’ về việc bổ nhiệm giám mục, Tuy nhiên, chính phủ cũng thường đặt thêm nhiều giám mục theo ý cuả họ mà không có sự chấp thuận của Vatican.
Kết quả là mối quan hệ càng ngày càng trở nên phức tạp và căng thẳng, không chỉ là ở giữa Vatican và Chính Quyền, mà còn là ở giữa ‘giáo hội quốc doanh’ (ủng hộ chính phủ) và ‘giáo hội chui’ (trung thành với Vatican.)
Nhiều người Công Giáo bao gồm giáo dân, linh mục và giám mục đã bị giam giữ, sách nhiễu và ngược đãi vì không chịu gia nhập những tổ chức ‘Yêu Nước’ do chính quyền kiểm soát. Nhiều nhà thờ đã bị phá hủy.
Hiện nay các giám mục được Bắc Kinh công nhận đều là những thành viên của Hiệp hội yêu nước, và nhiều giám mục được Vatican chỉ định đang phải đối mặt với những cuộc đàn áp của chính phủ.
Tuy nhiên, theo thỏa thuận sắp tới, thì Vatican sẽ chính thức công nhận 7 giám mục cuả chính quyền (quốc doanh), trong đó có 2-3 vị đã bị Vatican chính thức dứt phép thông công một cách công khai.
Để đổi lại, thỏa thuận sẽ ấn định rõ ràng vai trò cuả Vatican trong việc lựa chọn các giám mục tương lai. Chi tiết của thỏa thuận sẽ giống như giữa Vatican và Việt Nam, nghiã là Toà Thánh Vatican sẽ đề nghị ba ứng viên, và chính phủ Trung Quốc sẽ chọn một để được bổ nhiệm làm giám mục.
Cha Cervellera nói với CNA rằng chính phủ Trung Quốc có xu hướng xem các tôn giáo như là nguồn gốc cuả khủng bố trong khu vực, đe dọa sự tồn tại cuả xã hội.
Vì đó, Ngài cho biết, những ‘nhượng bộ vì lợi ích’ như ở trong thoả thuận là "một bước cần thiết để chứng minh rằng Giáo Hội không mưu tìm việc lật đổ chính quyền ở Trung Quốc."
Đề cập đến ý kiến cuả Đức Hồng Y Giuse Thiền Trạch Quân (Joseph Zen Ze-kiun) (có nơi dịch là Trần Nhật Quân) Tổng giám mục danh dự của Hồng Kông và là đối thủ hàng đầu của thỏa thuận, Cha Cervellera nói với CNA rằng "thỏa thuận này không 'bán đứng' Giáo Hội", nhưng nếu Vatican còn nhượng bộ thêm những vấn đề khác nữa, thì nó có thể đặt số phận của Giáo Hội Trung Hoa "hoàn toàn nằm trong tay chính phủ."
Cha Cervellera đưa ra một thí dụ về đàn áp tôn giáo, như việc áp dụng một qui luật mới về tôn giáo ngày 1 tháng 2 vừa qua, cấm trẻ em dưới 18 tuổi tham gia các dịch vụ tôn giáo, cấm thanh thiếu niên hoạt động trong các nhóm tôn giáo, dù đó là những nhóm tổ chức tại một nhà thờ.
Cha Cervellera cho biết một linh mục đã đưa ra nhận xét rằng chính phủ "đã biến nhà thờ thành một loại 'vũ trường' đặc biệt chỉ dành cho người lớn."
Nếu những người trẻ tuổi bị tách rời khỏi tôn giáo, Ngài nói, "thì trên thực tế bạn đang đưa ra một bản án tử hình cho tôn giáo," và "đó là mưu đồ cố hữu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, luôn luôn như thế. Ngay cả các hiệp hội yêu nước được họ đẻ ra chỉ là để kiểm soát tôn giáo và dần dần... bóp nghẹt tôn giáo cho đến chết."
Mặt khác, một thỏa thuận để giải quyết vấn đề bổ nhiệm giám mục có thể "tạo điều kiện cho Vatican lựa chọn các ứng viên không có vấn đề, và giúp cho việc quản lý hàng ngày của giáo hội", ông nói.
Nhưng nếu Vatican không nhấn mạnh vào việc cần có một không gian rộng hơn để thở thì "cả hai giáo hội chính thức và chui, sẽ tiếp tục bị chết ngạt. Bởi vì thiếu tự do tôn giáo."
Ngày thứ hai một nhóm 15 người Công Giáo có ảnh hưởng của Trung Quốc, hầu hết trong số đó là từ Hong Kong, đã viết một bức thư ngỏ gửi cho các hội đồng giám mục cuả mọi nước trên thế giới bày tỏ sự phản đối về thỏa thuận, rằng chính phủ không nên có vai trò trong việc lựa chọn giám mục và cảnh báo sẽ có một cuộc ly giáo nếu thoả thuận đó ra đời.
Chữ ký bao gồm nhiều chính trị gia Hồng Kông, giáo sư đại học, giảng viên, nhà nghiên cứu, luật sư và các nhà hoạt động nhân quyền. Bức thư đặt biệt đề cập đến trường hợp cụ thể cuả 7 giám mục "bất hợp pháp", cho biết rằng "họ không có sự tin tưởng của các tín hữu, và chưa bao giờ bày tỏ sự ăn năn một cách công khai."
"Nếu họ được công nhận là hợp pháp, thì các tín hữu ở Trung Quốc sẽ bối rối và đau đớn, và phong trào ly khai sẽ nẩy mầm ngay trong lòng cuả giáo hội Trung Quốc."
Tuy nhiên, vào ngày Chúa Nhật, 11 tháng 2, Đức Giám Mục Giuse (Joseph Guo Xijin) cuả Mân Đông (Mindong) -một trong hai giám mục bị đề nghị từ nhiệm bởi phái đoàn Vatican -cho biết Ngài sẵn sàng bước sang một bên để ủng hộ giám mục Chiêm Tư Lỗ (Zhan Silu) được chính phủ hậu thuẫn.
Theo tờ New York Times, giám mục Quách Tích Kim đã từng bị giam giữ trong những trại giam nhiều lần và hiện đang bị quản chế tại gia-cho biết Ngài sẽ tôn trọng bất kỳ thỏa thuận nào cuả Giáo Hội, và rằng nếu Ngài được trình bày với một tài liệu chính thức, có kiểm chứng cuả Vatican, thì " chúng ta phải tuân theo quyết định của Roma."
"Chúng ta phải tôn trọng các thỏa thuận giữa Vatican và chính phủ Trung Quốc," Ngài nói, giải thích rằng "Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc phải có sự kết nối với Vatican; kết nối không thể được cắt đứt."
Mặc dù Ngài sẽ tôn trọng bất kỳ thỏa thuận nào đạt được, Đức Giám Mục Quách Tích Kim cũng cảnh báo rằng chính quyền Trung Quốc vẫn còn nhiều do dự để cho Vatican có tiếng nói nói cuối cùng trong đời sống tinh thần cuả người Công Giáo, và trong khi họ có thể không nói rõ ràng rằng giáo hội địa phương phải “cắt đứt” sự kết nối"với Roma, điều này vẫn luôn luôn là một ‘hàm ý’.
Những gì mà các nhà chức trách cuả Trung Quốc không nhận ra, Ngài nói, là việc các nhà thờ địa phương cắt quan hệ với giáo hội phổ quát sẽ làm cho người Công Giáo Trung Quốc trở thành các "tín hữu hạng hai ," bởi vì người Công Giáo ở các nước khác có thể có tiếng nói trong các quy định liên hệ tới toàn cầu thì người tín hữu ở Trung Quốc không có tiếng nói ấy.
GM Quách Tích Kim nói đã có lần Ngài đã nói với chính phủ Trung Quốc rằng "khi các ông hạn chế các nhà thờ ở Trung Quốc liên lạc với Roma, trong thực tế các ông đang tự tay tát vào mặt của mình... Chúng ta cần phải tham gia để cho tiếng nói Trung Quốc "không bị mất, nhưng được nghe trong giáo hội phổ quát.
Tuy nhiên, mặc dù bị đàn áp, GM Quách Tích Kim cho biết rằng Ngài tin rằng các hạn chế đối với người Công Giáo đã được nới lỏng khá nhiều, và "chính phủ dần dần đang mở ra."
Trình bày ý kiến của mình với CNA, Cha Cervellera nói rằng một thỏa thuận chắc chắn sẽ làm cho quá trình chọn lựa giám mục dễ dàng hơn, và nó có thể mở rộng hơn các kênh giao tiếp khác giữa Vatican và chính phủ.
"Trong hiện tại thì việc Vatican muốn Trung Quốc lưu tâm đến các nhu cầu cuả các nhà thờ ở Trung Quốc là thực sự rất phức tạp," vì vậy một thỏa thuận có thể làm cho mọi việc dễ dàng hơn, nhưng "điều này không có nghĩa là tự do hơn."
Đề cập đến tin đồn rằng thỏa thuận này được đề xuất sẽ theo mô hình Việt Nam, Ngài nói trong trường hợp này "thì ít ra cũng sẽ có đảm bảo rằng các tiêu chuẩn lựa chọn ứng viên là dựa trên Đức tin," bởi vì với tình trạng cuả Hiệp hội yêu nước ngày nay, thì các tiêu chí chủ yếu là vì lợi ích riêng của họ.
Tuy nhiên, ngài cũng nghi ngờ rằng một thỏa thuận có thể đạt được trong mùa xuân này, các nhà chức trách thường nói trong quá khứ rằng một thỏa thuận thì rất gần, nhưng nó chưa bao giờ xảy ra.
"Tôi nói điều này không phải vì bi quan, nhưng có rất nhiều, rất nhiều vấn đề bên trong (Trung Quốc)," trong đó có thái độ của một số người không muốn thoả thuận.
Một quan tâm khác cũng được nêu ra, là nếu thỏa thuận được thực hiện, nó sẽ có khả năng gây hại cho mối quan hệ giữa Đài Loan và Toà Thánh.
Vào thời điểm này, Cha Cervellera nhấn mạnh rằng thỏa thuận này, "nếu xảy ra, là một thỏa thuận về việc bổ nhiệm giám mục, nó không phải là một thỏa thuận về quan hệ ngoại giao."
Theo ngài thì "còn cần nhiều thời gian hơn nữa" trước khi có một thảo luận về quan hệ ngoại giao giữa Vatican và Trung Quốc.
Đài Loan, Ngài cho biết, trong khi chỉ có vài đồng minh, nhưng vẫn có văn phòng thương mại trên khắp thế giới, "và họ có thể quản lý các quan hệ thương mại trên toàn thế giới ngay cả khi không có sự công nhận pháp lý từ các nước châu Âu. Cho nên sự cắt đứt quan hệ với Đài Loan sẽ không gây hại gì cho Đài Loan và do đó luôn luôn là một sự có thể."
Nếu Toà Thánh phải thoả thuận như thế với Trung Quốc, "Tôi không nghĩ rằng nó sẽ là một vấn đề lớn cho [Đài Loan]," Ngài nói, và "nó cũng không phải là Vatican bỏ quên Đài Loan, bởi vì đây luôn luôn là một giào hội sinh động, do đó, Vatican sẽ phải duy trì một quan hệ đặc biệt nào đó với cộng đồng của Đài Loan.
Nhìn chung, dù hoài nghi, Cha Cervellera nói rằng ngài hy vọng nếu một hiệp định được đạt tới, nó sẽ dẫn "đến một ảnh hưởng lớn hơn của tôn giáo đối với xã hội Trung Quốc."
Xã hội Trung quốc đang đối mặt với một vấn đề lớn, ngài nói, nó là rất vật chất nhưng thiếu các giá trị, vì vậy ngoài việc "gọi là ý thức quốc gia " nhằm kiểm soát công dân, thì "không có gì nữa cả."
"Vì vậy nhiệm vụ quan trọng là tìm một cách để cung cấp các giá trị tinh thần, làm tăng các giá trị tinh thần về nhân phẩm cho người dân," ngài nói.
"Tôi không biết nếu một thỏa thuận về việc đề cử của giám mục có thể dẫn tới điều này ngay lập tức không. Nhưng tôi hy vọng, và điều này chắc chắn là nhiệm vụ của giáo hội, cuả toàn bộ giáo hội phổ quát toàn cầu liên quan đến Trung Quốc: là làm sao cho Trung Quốc phát triển bên trong những giá trị về nhân phẩm của con người... Tôi hy vọng rằng Giáo Hội có thể thực hiện được điều đó. "