(AsiaNews 29/11/2004). Chương trình học của các trường phải thay đổi nếu như Pakistan thực sự muốn loại trừ nạn kỳ thị tôn giáo trong xã hội. Ủy ban Chính Sách Phát Triển Sống Còn của Pakistan có trụ sở tại Islamabad đã đưa ra nhận định trên. Theo ủy ban này, trong hai thập niên qua, chương trình học và các sách giáo khoa chính thức có tính chất bắt buộc đã chứa đựng những nội dung trực tiếp đối nghịch lại với các mục tiêu và các giá trị của Hồi Giáo ôn hòa và tiến bộ.
Trung tâm Phát Triển Nhân Văn của Hội Đồng Giám Mục Pakistan, do cha Bonnie Mendes làm giám đốc đồng ý hoàn toàn với bản báo cáo này. Trong báo cáo của mình, trung tâm Phát Triển Nhân Văn nhấn mạnh rằng chương trình học hiện nay nghiêng về khía cạnh bài các tôn giáo thiểu số, đặc biệt là Kitô Giáo.
Cả hai báo cáo đều cho thấy sách giáo khoa và các chương trình học không nhìn nhận tính chất đa nguyên tôn giáo trong xã hội Pakistan.
Môn Hồi Giáo Islamiat hiện nay tuy chỉ bắt buộc đối với học sinh Hồi Giáo nhưng hầu hết các sách giáo khoa đều bằng tiếng Urdu, là thứ tiếng mà người theo tôn giáo nào cũng phải học mặc dù thứ tiếng này là chuyên biệt cho Hồi Giáo như tiếng Phạn của nhà Phật.
Sách giáo khoa bằng tiếng Anh thì lại đầy dẫy những trích dẫn liên quan đến Hồi Giáo.
Sách giáo khoa trong khi đề cao lòng tự hào dân tộc của Pakistan lại chủ yếu tuyên truyền rằng hễ ai không phải là Hồi Giáo thì không xứng đáng là người Pakistan, và thậm chí không thể coi là người lương thiện.
Theo hiến pháp Pakistan, việc đọc kinh Koran chỉ bắt buộc cho học sinh Hồi Giáo nhưng trong thực tế học sinh nào cũng phải đọc.
Tất cả học sinh trong giờ học tiếng Urdu và các môn khoa học xã hội đều được (hay bị) dạy những kinh nguyện (namaz) Hồi Giáo và các phép thanh tẩy (wuzu).
Theo báo cáo của Ủy ban Chính Sách Phát Triển Sống Còn Pakistan, chương trình học và sách giáo khoa Pakistan còn nặng về kích động bạo lực và quân sự qua việc tung hô chiến tranh và biện minh cho các loại bạo lực. Học sinh bị nhồi sọ và bị dẫn dắt theo những lối mòn tư duy. Tất cả những điều này ngăn cản học sinh phát triển các khả năng quan yếu và thực hành ý chí tự do.
Trong kỳ duyệt xét chương trình vào tháng Ba năm 2002, bộ Giáo Dục Pakistan đã cố ý không đề cập đến một số vấn nạn liên quan đến chính sách kỳ thị tôn giáo ra mặt của hệ thống giáo dục nước này. Tình hình do đó càng ngày càng tệ hơn.
Trung tâm Phát Triển Nhân Văn của Hội Đồng Giám Mục Pakistan, do cha Bonnie Mendes làm giám đốc đồng ý hoàn toàn với bản báo cáo này. Trong báo cáo của mình, trung tâm Phát Triển Nhân Văn nhấn mạnh rằng chương trình học hiện nay nghiêng về khía cạnh bài các tôn giáo thiểu số, đặc biệt là Kitô Giáo.
Cả hai báo cáo đều cho thấy sách giáo khoa và các chương trình học không nhìn nhận tính chất đa nguyên tôn giáo trong xã hội Pakistan.
Môn Hồi Giáo Islamiat hiện nay tuy chỉ bắt buộc đối với học sinh Hồi Giáo nhưng hầu hết các sách giáo khoa đều bằng tiếng Urdu, là thứ tiếng mà người theo tôn giáo nào cũng phải học mặc dù thứ tiếng này là chuyên biệt cho Hồi Giáo như tiếng Phạn của nhà Phật.
Sách giáo khoa bằng tiếng Anh thì lại đầy dẫy những trích dẫn liên quan đến Hồi Giáo.
Sách giáo khoa trong khi đề cao lòng tự hào dân tộc của Pakistan lại chủ yếu tuyên truyền rằng hễ ai không phải là Hồi Giáo thì không xứng đáng là người Pakistan, và thậm chí không thể coi là người lương thiện.
Theo hiến pháp Pakistan, việc đọc kinh Koran chỉ bắt buộc cho học sinh Hồi Giáo nhưng trong thực tế học sinh nào cũng phải đọc.
Tất cả học sinh trong giờ học tiếng Urdu và các môn khoa học xã hội đều được (hay bị) dạy những kinh nguyện (namaz) Hồi Giáo và các phép thanh tẩy (wuzu).
Theo báo cáo của Ủy ban Chính Sách Phát Triển Sống Còn Pakistan, chương trình học và sách giáo khoa Pakistan còn nặng về kích động bạo lực và quân sự qua việc tung hô chiến tranh và biện minh cho các loại bạo lực. Học sinh bị nhồi sọ và bị dẫn dắt theo những lối mòn tư duy. Tất cả những điều này ngăn cản học sinh phát triển các khả năng quan yếu và thực hành ý chí tự do.
Trong kỳ duyệt xét chương trình vào tháng Ba năm 2002, bộ Giáo Dục Pakistan đã cố ý không đề cập đến một số vấn nạn liên quan đến chính sách kỳ thị tôn giáo ra mặt của hệ thống giáo dục nước này. Tình hình do đó càng ngày càng tệ hơn.