Chuyện này giờ đây có vẻ khó tin, thế nhưng vào đầu năm 2003, người ta đã hỏi nhau liệu al-Qaeda có phải đang sắp bị tiêu diệt.
Một tờ báo bảo thủ tại Washington vào ngày 24/4 còn chạy một bài tường thuật với cái tít "Al-Qaeda gặp nguy".
Trong một thời gian, Osama Bin Laden và phong trào Jihah toàn cầu của ông ta có vẻ như bị lu mờ bởi cuộc chiến tại Iraq.
Và bởi vì al-Qaeda đã thất bại trong việc thực hiện bất cứ chiến dịch lớn nào trong cuộc chiến, các chuyên gia bắt đầu tự hỏi liệu có phải quyền lực của al-Qaeda đang yếu đi.
Vào ngày 1/5, trong khi tuyên bố kết thúc chiến tranh tại Iraq, Tổng thống Bush có vẻ đã quá hào hứng khi nói rằng ông thấy đã có sự thay đổi trong cuộc chiến chống khủng bố.
Và để chứng minh rằng ông Bush đã nhầm, cùng tháng đó, một loạt các vụ tấn công nghiêm trọng nhằm vào các tòa nhà của những người nước ngoài tại Riyadh, nhằm vào người Do Thái, và nhằm vào nhiều mục tiêu tại Casablanca đã nổ ra.
Thay đổi chiến lược
Những cuộc tấn công này, và các cuộc tấn công sau đó đã cho các chuyên gia thấy rằng al-Qaeda đã thay đổi chiến lược.
Trước hết, mạng lưới al-Qaeda tấn công các mục tiêu phi quân sự tại những nước Hồi giáo, vốn là các đồng minh của Hoa Kỳ: Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan, cũng như Arab Saudi và Maroc.
Điều này cho thấy al-Qaeda, ít nhất là vào thời điểm hiện tại, chưa có khả năng tấn công những mục tiêu an ninh cấp cao tại Bắc Mỹ hay châu Âu.
Thứ hai, al-Qaeda đã thuê rất nhiều các tổ chức địa phương thực hiện các chiến dịch của họ.
Những tổ chức này bao gồm Jemaah Islamiyah, là tổ chức hoạt động tại Đông Nam Á thực hiện các vụ tấn công vào một khách sạn quốc tế tại Jakarta vào tháng 8/2003, cũng như vụ đánh bom tại hòn đảo Bali vào năm 2002.
Các vụ tấn công tại Maroc có vẻ như là công việc có sự hợp tác, mà tại đó, những người tốt nghiệp các khóa huấn luyện của al-Qaeda đã làm việc với trẻ em mà họ tuyển mộ từ các khu nghèo khổ tại Casablanca.
Trong một số trường hợp, al-Qaeda đã cung cấp tiền và huấn luyện cho người thực hiện chiến dịch của họ; trong các trường hợp khác, những vụ tấn công của al-Qaeda hoàn toàn là ngẫu hứng.
Thương vong của người Hồi giáo
Chiến lược mới của al-Qaeda này có nhiều rủi ro.
Việc thực hiện các cuộc tấn công tại các nước Hồi giáo, cho dù nhắm mục tiêu tốt đến đâu đi chăng nữa, vẫn có nhiều khả năng giết chết nhiều người Hồi giáo vô tội.
Ý thức hệ của al-Qaeda thực ra luôn sẵn sàng giải thích cho những vụ giết người Hồi giáo mà họ coi là những kẻ bỏ đạo.
Tuy nhiên, al-Qaeda cũng tỏ ra ngần ngại khi động tới những người Hồi giáo, vốn trước đây đã có nhiều cảm thông với mạng lưới này.
Rất nhiều người Hồi giáo đã vô cùng khiếp sợ trước những cuộc tấn công vào tháng 11, giết đi những người Arab nước ngoài tại Riyadh, trong đó có phụ nữ và trẻ em.
Cùng tháng đó, các vụ tấn công nhằm vào các giáo đường và lãnh sự quán Anh tại Istanbul đã giết nhiều người Hồi giáo đi ngang qua. Thêm vào đó, các vụ tấn công tại cả hai thành phố đều diễn ra vào tháng Ramadan.
Nếu xu hướng này tiếp tục, nó có thể gây thiệt hại cho chính al-Qaeda và hình ảnh mà Bin Laden thường cố tạo dựng, là một dạng Robin Hood của người Hồi giáo.
Phong trào Jihad tại Iraq?
Một trong những câu hỏi thường được thảo luận nhất trong năm 2003 là liệu al-Qaeda có phải đang cố tình biến nước Iraq thời hậu chiến thành một "chiến trường Jihad" mới hay không.
Những dân quân Hồi giáo rõ ràng đã vào Iraq để đánh lại lính Mỹ.
Nhưng các chuyên gia có vẻ có những ý kiến khác biệt về số lượng và qui mô của các hoạt động của các dân quân Hồi giáo.
Cũng khó tin rằng al-Qaeda có mạng lưới riêng hoạt động tại Iraq.
Nhưng những người Hồi giáo, cho dù là hoạt động tự do hay trung thành với Bin Laden, có vẻ đã thực sự vào Iraq và có thể kết hợp với những người trung thành với ông Saddam Hussein và những người nổi dậy theo hệ phái Sunni.
Một vài vụ đánh bom tự sát tồi tệ nhất, nhằm vào trụ sở của Liên Hiệp Quốc tại Baghdad và các lực lượng Ý tại Nasiriya, được cho là có bàn tay của al-Qaeda.
Nhưng người ta cũng rất khó có thể chỉ ra đích xác vai trò của al-Qaeda tại Iraq. (BBC)
Một tờ báo bảo thủ tại Washington vào ngày 24/4 còn chạy một bài tường thuật với cái tít "Al-Qaeda gặp nguy".
Trong một thời gian, Osama Bin Laden và phong trào Jihah toàn cầu của ông ta có vẻ như bị lu mờ bởi cuộc chiến tại Iraq.
Và bởi vì al-Qaeda đã thất bại trong việc thực hiện bất cứ chiến dịch lớn nào trong cuộc chiến, các chuyên gia bắt đầu tự hỏi liệu có phải quyền lực của al-Qaeda đang yếu đi.
Vào ngày 1/5, trong khi tuyên bố kết thúc chiến tranh tại Iraq, Tổng thống Bush có vẻ đã quá hào hứng khi nói rằng ông thấy đã có sự thay đổi trong cuộc chiến chống khủng bố.
Và để chứng minh rằng ông Bush đã nhầm, cùng tháng đó, một loạt các vụ tấn công nghiêm trọng nhằm vào các tòa nhà của những người nước ngoài tại Riyadh, nhằm vào người Do Thái, và nhằm vào nhiều mục tiêu tại Casablanca đã nổ ra.
Thay đổi chiến lược
Những cuộc tấn công này, và các cuộc tấn công sau đó đã cho các chuyên gia thấy rằng al-Qaeda đã thay đổi chiến lược.
Trước hết, mạng lưới al-Qaeda tấn công các mục tiêu phi quân sự tại những nước Hồi giáo, vốn là các đồng minh của Hoa Kỳ: Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan, cũng như Arab Saudi và Maroc.
Điều này cho thấy al-Qaeda, ít nhất là vào thời điểm hiện tại, chưa có khả năng tấn công những mục tiêu an ninh cấp cao tại Bắc Mỹ hay châu Âu.
Thứ hai, al-Qaeda đã thuê rất nhiều các tổ chức địa phương thực hiện các chiến dịch của họ.
Những tổ chức này bao gồm Jemaah Islamiyah, là tổ chức hoạt động tại Đông Nam Á thực hiện các vụ tấn công vào một khách sạn quốc tế tại Jakarta vào tháng 8/2003, cũng như vụ đánh bom tại hòn đảo Bali vào năm 2002.
Các vụ tấn công tại Maroc có vẻ như là công việc có sự hợp tác, mà tại đó, những người tốt nghiệp các khóa huấn luyện của al-Qaeda đã làm việc với trẻ em mà họ tuyển mộ từ các khu nghèo khổ tại Casablanca.
Trong một số trường hợp, al-Qaeda đã cung cấp tiền và huấn luyện cho người thực hiện chiến dịch của họ; trong các trường hợp khác, những vụ tấn công của al-Qaeda hoàn toàn là ngẫu hứng.
Thương vong của người Hồi giáo
Chiến lược mới của al-Qaeda này có nhiều rủi ro.
Việc thực hiện các cuộc tấn công tại các nước Hồi giáo, cho dù nhắm mục tiêu tốt đến đâu đi chăng nữa, vẫn có nhiều khả năng giết chết nhiều người Hồi giáo vô tội.
Ý thức hệ của al-Qaeda thực ra luôn sẵn sàng giải thích cho những vụ giết người Hồi giáo mà họ coi là những kẻ bỏ đạo.
Tuy nhiên, al-Qaeda cũng tỏ ra ngần ngại khi động tới những người Hồi giáo, vốn trước đây đã có nhiều cảm thông với mạng lưới này.
Rất nhiều người Hồi giáo đã vô cùng khiếp sợ trước những cuộc tấn công vào tháng 11, giết đi những người Arab nước ngoài tại Riyadh, trong đó có phụ nữ và trẻ em.
Cùng tháng đó, các vụ tấn công nhằm vào các giáo đường và lãnh sự quán Anh tại Istanbul đã giết nhiều người Hồi giáo đi ngang qua. Thêm vào đó, các vụ tấn công tại cả hai thành phố đều diễn ra vào tháng Ramadan.
Nếu xu hướng này tiếp tục, nó có thể gây thiệt hại cho chính al-Qaeda và hình ảnh mà Bin Laden thường cố tạo dựng, là một dạng Robin Hood của người Hồi giáo.
Phong trào Jihad tại Iraq?
Một trong những câu hỏi thường được thảo luận nhất trong năm 2003 là liệu al-Qaeda có phải đang cố tình biến nước Iraq thời hậu chiến thành một "chiến trường Jihad" mới hay không.
Những dân quân Hồi giáo rõ ràng đã vào Iraq để đánh lại lính Mỹ.
Nhưng các chuyên gia có vẻ có những ý kiến khác biệt về số lượng và qui mô của các hoạt động của các dân quân Hồi giáo.
Cũng khó tin rằng al-Qaeda có mạng lưới riêng hoạt động tại Iraq.
Nhưng những người Hồi giáo, cho dù là hoạt động tự do hay trung thành với Bin Laden, có vẻ đã thực sự vào Iraq và có thể kết hợp với những người trung thành với ông Saddam Hussein và những người nổi dậy theo hệ phái Sunni.
Một vài vụ đánh bom tự sát tồi tệ nhất, nhằm vào trụ sở của Liên Hiệp Quốc tại Baghdad và các lực lượng Ý tại Nasiriya, được cho là có bàn tay của al-Qaeda.
Nhưng người ta cũng rất khó có thể chỉ ra đích xác vai trò của al-Qaeda tại Iraq. (BBC)