Trong đêm tối cô đơn
Trong suốt dọc đời sống ai cũng đều phải sống trải qua cơn hãi hùng những hoàn cảnh cô đơn bị bỏ rơi, không sớm thì muộn, không lúc còn trẻ tuổi thì lúc đời sống vào gai đoạn cao niên.
Điều này này không ai muốn. Nhưng hoàn cảnh như thế cứ đến, và đến thật bất ngờ, có khi còn dồn dập liên tục nữa.
Và nào ai có thể hoặc dám khẳng định mình không bị sống trải qua hoàn cảnh cô đơn như bị bỏ rơi đâu?
Hoàn cảnh phải sống trong cô đơn bị bỏ rơi, theo tầm nhìn suy hiểu của con người chúng ta là tiêu cực, đen tối. Nhưng mặt khác nó lại cũng có khía cạnh tích cực về mặt tinh thần cho huấn luyện giáo dục đào tạo.
Người nào đã sống trải qua hoàn cảnh đó, không chỉ rơi vào tâm trạng chao đảo đau khổ, mà còn có kinh nghiệm thật qúy báu cho đời sống tinh thần mình được trưởng thành vững chắc, mặc dù phải trả gía rất đắt.
Kinh nghiệm, cảm nghiệm qúy báu đó giúp cho không chỉ đời sống nên chững chạc giầu có trong suy nghĩ nhận định về thực tế đời sống làm người, nhưng còn giúp cho đời sống đạo giáo đức tin vào Chúa thêm tin tưởng xác tín hơn.
Mỗi người đều có hoàn cảnh đời sống trải qua những lúc cô đơn bị bỏ rơi thật khác nhau. Và như thế mỗi người thu nhận được cảm nghiệm cùng kinh nghiệm riêng hữu ích cho đời sống mình.
Đức cố Hồng Y Phanxico Nguyễn văn Thuận kể lại hoàn cảnh cùng kinh nghiệm xác tín của mình về nỗi cô đơn bị bỏ rơi trong nhà tù Cộng sản khi xưa bên quê nhà Việt Nam.
„ Lần đầu tiên tôi phải tự bào chữa trước tòa, thì chẳng có ai bênh vực tôi. Mọi người đã bỏ mặc tôi... Nhưng có Chúa ở với tôi và ban sức mạnh cho tôi: để rồi cả trong hoàn cảnh đó, tôi có thể rao giảng sứ điệp của Chúa.“ 2 Tm 4,16-17.
Những lời này của Thánh Phaolo phản ảnh kinh nghiệm của chính tôi trong những năm cam go của cảnh tù đày. Không phải vì các giáo hữu và linh mục của tôi đã bỏ rơi tôi. Nhưng không ai có thể làm gì được cho tôi. Tôi hoàn toàn bị cô lập và cảm nghiệm tình trạng bị bỏ rơi. Nhưng „ Chúa ở cùng tôi“, vì thế, cả khi Ngài ẩn mặt, Chúa Cha vẫn không bỏ rơi chúng ta.
Nhà tù nơi tôi bị giam trong những tháng đầu tiên tọa lạc tại khu vực có nhiều tín hữu Công Giáo nhất trong thành phố Nha Trang, nơi tôi đã làm Giám mục trong 8 năm.
Từ phòng giam, sáng tối tôi đều nghe thấy tiấng chuông nhà thờ chính tòa ngân vang, và suốt ngày, tôi nghe những tiếng chuông của bao nhiêu giáo xứ và nhà Dòng. Tôi ước mong được dời đi thật xa, lên miền núi để khỏi phải nghe những tiếng chuông ấy.
Ban đêm, trong cái thinh lặng của thành phố, tôi nghe lại tiếng sóng Thái bình dương mà tôi đã từng nghe thấy từ cửa số văn phòng tòa giám mục của tôi. Không ai biết tôi ở đâu, mặc dù nhà tù chỉ cách nhà tôi vài cây số. Tôi sống trong tình trạng thật vô lý.
Tối ngày 01 tháng 12 năm 1976, như tôi đã kể, người ta đưa tôi từ nhà tù Thủ Đức xuống tàu đi Hải Phòng. Tối hôm ấy, trong khi chờ đợi, họ bắt chúng tôi ngồi xuống đất. Xa xa, cách đó 3 cây số, tôi thấy ánh điện của thành phố Sàigòn, trung tâm của Gíao phận mà tôi đã được bổ nhiệm làm Giám mục phó ngày 24 tháng 4 năm 1975.
Tôi biết rằng mình sắp sửa bị đưa đi xa khỏi nơi này. Đau khổ ấy làm tôi rùng mình. Tôi nghĩ đến Thánh Phaolo Tông đồ lúc từ gĩa các Kỳ Mục thành Epheso tại Mileto, khi biết rằng sẽ không bao giờ còn được nhìn lại họ nữa. Còn tôi thì không được từ gĩa những người thân của tôi. Tôi cũng không thể an ủi hoặc để lại cho họ lời khuyên nào. Trong thâm tâm, tôi từ gĩa họ, nhất là Đức TGM cao niên Phaolo Nguyễn văn Bình tốt lành của tôi. Tâm hồn tôi đau đớn, khi nghĩ mình sẽ không bao giờ còn được nhìn lại họ nữa. Cho đến nay, tôi vẫn chưa gặp lại họ.
Tôi cảm thẩy niềm đau khổ mục tử sâu xa trong tất cả những điều đó, nhưng tôi có thể làm chứng rằng Chúa Cha không hề bỏ rơi tôi và Ngài đã ban sức mạnh cho tôi.“ ( ĐHY Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận, Chứng nhân hy vọng, Các bài giảng tĩnh tâm cho Đức Thánh Cha và Giáo triều Roma năm 2000, Dân Chúa 2001, Trang 117-118.)
Trong đêm tối cô đơn bị bỏ rơi, sức mạnh tinh thần là điều cần thiết hơn hết giúp cho đứng vững không bị ngã qụy suy xụp cả sức khoẻ thể xác lẫn trí khôn tâm trí.
Trong đêm tối cô đơn bị bỏ rơi, đức tin vào Chúa, như Đức Hồng Y Phanxico Xavie Thuận kể thuật lại, là điểm tựa, là niềm hy vọng giúp đời sống vực dậy vươn lên. Vì biết rằng Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên đời sống con người không bỏ rơi ai, Ngài hằng cùng đồng hành với trong mọi hoàn cảnh đời sống.
Thiên Chúa là sức mạnh thể xác lẫn tinh thần cho hôm nay, cùng là niềm hy vọng cho ngày mai.
Kỷ niệm dịp đến thăm viếng Căn phòng vị Tôi Tớ Chúa
cố Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận
Địa chỉ liên lạc tới thăm Căn phòng
Stiftung der Celittinen zur hl. Maria
Graseggerstrasse 105
50737 Koeln- Longerich
Tel. 0049 (0) 221-974514-51
Herr Diakon W. Allhorn: 0221- 97451420
Email: info@cellitinnen.de
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong suốt dọc đời sống ai cũng đều phải sống trải qua cơn hãi hùng những hoàn cảnh cô đơn bị bỏ rơi, không sớm thì muộn, không lúc còn trẻ tuổi thì lúc đời sống vào gai đoạn cao niên.
Điều này này không ai muốn. Nhưng hoàn cảnh như thế cứ đến, và đến thật bất ngờ, có khi còn dồn dập liên tục nữa.
Và nào ai có thể hoặc dám khẳng định mình không bị sống trải qua hoàn cảnh cô đơn như bị bỏ rơi đâu?
Hoàn cảnh phải sống trong cô đơn bị bỏ rơi, theo tầm nhìn suy hiểu của con người chúng ta là tiêu cực, đen tối. Nhưng mặt khác nó lại cũng có khía cạnh tích cực về mặt tinh thần cho huấn luyện giáo dục đào tạo.
Người nào đã sống trải qua hoàn cảnh đó, không chỉ rơi vào tâm trạng chao đảo đau khổ, mà còn có kinh nghiệm thật qúy báu cho đời sống tinh thần mình được trưởng thành vững chắc, mặc dù phải trả gía rất đắt.
Kinh nghiệm, cảm nghiệm qúy báu đó giúp cho không chỉ đời sống nên chững chạc giầu có trong suy nghĩ nhận định về thực tế đời sống làm người, nhưng còn giúp cho đời sống đạo giáo đức tin vào Chúa thêm tin tưởng xác tín hơn.
Mỗi người đều có hoàn cảnh đời sống trải qua những lúc cô đơn bị bỏ rơi thật khác nhau. Và như thế mỗi người thu nhận được cảm nghiệm cùng kinh nghiệm riêng hữu ích cho đời sống mình.
Đức cố Hồng Y Phanxico Nguyễn văn Thuận kể lại hoàn cảnh cùng kinh nghiệm xác tín của mình về nỗi cô đơn bị bỏ rơi trong nhà tù Cộng sản khi xưa bên quê nhà Việt Nam.
„ Lần đầu tiên tôi phải tự bào chữa trước tòa, thì chẳng có ai bênh vực tôi. Mọi người đã bỏ mặc tôi... Nhưng có Chúa ở với tôi và ban sức mạnh cho tôi: để rồi cả trong hoàn cảnh đó, tôi có thể rao giảng sứ điệp của Chúa.“ 2 Tm 4,16-17.
Những lời này của Thánh Phaolo phản ảnh kinh nghiệm của chính tôi trong những năm cam go của cảnh tù đày. Không phải vì các giáo hữu và linh mục của tôi đã bỏ rơi tôi. Nhưng không ai có thể làm gì được cho tôi. Tôi hoàn toàn bị cô lập và cảm nghiệm tình trạng bị bỏ rơi. Nhưng „ Chúa ở cùng tôi“, vì thế, cả khi Ngài ẩn mặt, Chúa Cha vẫn không bỏ rơi chúng ta.
Nhà tù nơi tôi bị giam trong những tháng đầu tiên tọa lạc tại khu vực có nhiều tín hữu Công Giáo nhất trong thành phố Nha Trang, nơi tôi đã làm Giám mục trong 8 năm.
Từ phòng giam, sáng tối tôi đều nghe thấy tiấng chuông nhà thờ chính tòa ngân vang, và suốt ngày, tôi nghe những tiếng chuông của bao nhiêu giáo xứ và nhà Dòng. Tôi ước mong được dời đi thật xa, lên miền núi để khỏi phải nghe những tiếng chuông ấy.
Ban đêm, trong cái thinh lặng của thành phố, tôi nghe lại tiếng sóng Thái bình dương mà tôi đã từng nghe thấy từ cửa số văn phòng tòa giám mục của tôi. Không ai biết tôi ở đâu, mặc dù nhà tù chỉ cách nhà tôi vài cây số. Tôi sống trong tình trạng thật vô lý.
Tối ngày 01 tháng 12 năm 1976, như tôi đã kể, người ta đưa tôi từ nhà tù Thủ Đức xuống tàu đi Hải Phòng. Tối hôm ấy, trong khi chờ đợi, họ bắt chúng tôi ngồi xuống đất. Xa xa, cách đó 3 cây số, tôi thấy ánh điện của thành phố Sàigòn, trung tâm của Gíao phận mà tôi đã được bổ nhiệm làm Giám mục phó ngày 24 tháng 4 năm 1975.
Tôi biết rằng mình sắp sửa bị đưa đi xa khỏi nơi này. Đau khổ ấy làm tôi rùng mình. Tôi nghĩ đến Thánh Phaolo Tông đồ lúc từ gĩa các Kỳ Mục thành Epheso tại Mileto, khi biết rằng sẽ không bao giờ còn được nhìn lại họ nữa. Còn tôi thì không được từ gĩa những người thân của tôi. Tôi cũng không thể an ủi hoặc để lại cho họ lời khuyên nào. Trong thâm tâm, tôi từ gĩa họ, nhất là Đức TGM cao niên Phaolo Nguyễn văn Bình tốt lành của tôi. Tâm hồn tôi đau đớn, khi nghĩ mình sẽ không bao giờ còn được nhìn lại họ nữa. Cho đến nay, tôi vẫn chưa gặp lại họ.
Tôi cảm thẩy niềm đau khổ mục tử sâu xa trong tất cả những điều đó, nhưng tôi có thể làm chứng rằng Chúa Cha không hề bỏ rơi tôi và Ngài đã ban sức mạnh cho tôi.“ ( ĐHY Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận, Chứng nhân hy vọng, Các bài giảng tĩnh tâm cho Đức Thánh Cha và Giáo triều Roma năm 2000, Dân Chúa 2001, Trang 117-118.)
Trong đêm tối cô đơn bị bỏ rơi, sức mạnh tinh thần là điều cần thiết hơn hết giúp cho đứng vững không bị ngã qụy suy xụp cả sức khoẻ thể xác lẫn trí khôn tâm trí.
Trong đêm tối cô đơn bị bỏ rơi, đức tin vào Chúa, như Đức Hồng Y Phanxico Xavie Thuận kể thuật lại, là điểm tựa, là niềm hy vọng giúp đời sống vực dậy vươn lên. Vì biết rằng Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên đời sống con người không bỏ rơi ai, Ngài hằng cùng đồng hành với trong mọi hoàn cảnh đời sống.
Thiên Chúa là sức mạnh thể xác lẫn tinh thần cho hôm nay, cùng là niềm hy vọng cho ngày mai.
Kỷ niệm dịp đến thăm viếng Căn phòng vị Tôi Tớ Chúa
cố Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận
Địa chỉ liên lạc tới thăm Căn phòng
Stiftung der Celittinen zur hl. Maria
Graseggerstrasse 105
50737 Koeln- Longerich
Tel. 0049 (0) 221-974514-51
Herr Diakon W. Allhorn: 0221- 97451420
Email: info@cellitinnen.de
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long