“Chúng ta sẽ không cam chịu một Trung Đông không còn tín hữu Kitô”
Hôm 21 Tháng 11 năm 2013 là lần đầu tiên trong triều đại giáo hoàng của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc gặp riêng với các nhà lãnh đạo của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương tự trị trong tình hiệp thông trọn vẹn với Rôma.
Đức Thánh Cha đã khích lệ các vị Thượng Phụ và Tổng Giám Mục trưởng của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương hãy gia tăng tình hiệp thông trong các Giáo Hội thuộc quyền và làm sao để chứng tá của mình luôn đáng tin cậy. Dịp này, Đức Thánh Cha cũng nêu bật những suy tư của ngài trước làn sóng khủng bố nhắm vào các tín hữu Kitô tại Trung Đông.
Đức Thánh Cha nói:
“Chúng ta sẽ không cam chịu một Trung Đông không còn tín hữu Kitô”.
Câu nói của Đức Thánh Cha nêu bật quyết tâm duy trì sự hiện diện của các Kitô hữu nơi vùng đất lịch sử của Kitô Giáo. Tuy nhiên, qua câu nói ấy, ta cũng có thể hình dung ra được tình trạng của các tín hữu Kitô trong vùng đã bi đát đến mức nào.
Tàn sát, bắt cóc, tra tấn, tù đầy, ngược đãi các tín hữu Kitô đã là chủ trương không chỉ của các nhóm phiến quân thánh chiến Hồi Giáo, hay của một vài thầy giảng Kinh Qur’an lẻ tẻ - thể hiện trên những Fatwa sắt máu của họ, nhưng ngày nay nó còn là chủ trương của các nhà nước Hồi Giáo - được công khai thể hiện nơi những sắc lệnh cấp nhà nước.
Ngày 23 tháng 12, 2013, Bộ Tư Pháp và Tôn Giáo Sự Vụ của Somalia đã thông báo lệnh cấm bất cứ cử hành nào liên quan đến Giáng Sinh ở quốc gia Hồi giáo Sunni này.
Tổng giám đốc thông tin của Bộ này cho biết rằng "tất cả các cơ quan an ninh và các lực lượng thực thi pháp luật đã được hướng dẫn để phản ứng mạnh chống lại bất kỳ cử hành nào liên quan đến Lễ Giáng Sinh", Đài Truyền Hình Kenya Broadcasting Corporation cho biết như trên.
Đứng trước bạo lực kinh hoàng của những thành phần Hồi Giáo cực đoan, Giáo Hội qua các triều Giáo Hoàng đều theo đuổi một đường lối chung là đối thoại và cổ vũ sự hiểu biết lẫn nhau giữa các tín hữu Hồi Giáo và các tín hữu Kitô.
Trước khi Mỹ xua quân vào Iraq ngày 19 tháng Ba năm 2003, nước này có 1,5 triệu Kitô hữu. Ngày nay, chúng ta chỉ còn 200, 000 tín hữu Kitô tại đây và làn sóng di cư ra nước ngoài vẫn tiếp diễn trước những cuộc đặt bom, ném lựu đạn vào nhà thờ, bắt cóc, tra tấn.. Trước thực trạng là tình hình của các tín hữu Kitô ở toàn vùng Trung Đông rõ ràng là càng ngày càng xấu đi nhanh chóng như thế, không ít người tự hỏi liệu con đường đối thoại có “work” không?
Trả lời câu hỏi trên chắc chắn là không dễ dàng gì.
Bài học của Putin
Một giờ trưa ngày Chúa Nhật 29 tháng 12, một phụ nữ đeo bom tự sát bị chặn lại tại máy dò kim loại ở cổng vào nhà ga trung ương Volgograd, nơi trong 6 tuần lễ nữa sẽ diễn ra Thế Vận Hội Mùa Đông ở thị trấn Sochi. Bà ta cho nổ quả bom ước tính tới 10kg TNT trên người giết chết 17 người và làm 35 người khác bị thương.
Chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau, lúc 8h10 sáng thứ Hai 30 tháng 12, giữa giờ cao điểm, đường xá tập nập người và xe, một người đàn ông cho nổ một quả bom khác trên xe bus. Cuộc tấn công giết chết 10 người và làm 15 người khác bị thương.
Thế giới đã quá quen với các vụ tấn công đồng loạt ở nhiều nơi và không cần biết nạn nhân là ai, chỉ cốt gây được tiếng vang. Tuy thế, sự khủng khiếp của hai cuộc tấn công liên tiếp trong vòng chưa đến 24 giờ tại thành phố Volgograd vẫn gây sốc vì chúng có tổ chức, tàn nhẫn và vì sự tự tin lạnh lùng của những kẻ khủng bố.
Những cuộc tấn công khủng bố ở Volgograd có thể so sánh với những vụ khủng bố trong suốt hơn một tuần hồi Tháng Chín năm 1999 phá hủy các tòa nhà ở Mạc Tư Khoa và thành phố Volgodonsk, giết chết hàng trăm người. Dưới mắt dân chúng thời đó, các quan chức Nga đã tỏ ra bất lực và thường hoảng sợ.
Thủ tướng Nga lúc bấy giờ là Vladimir Putin, một quan chức tình báo của KGB ít được biết đến dưới thời chiến tranh lạnh, lập tức đổ lỗi cho Chechnya - mặc cho Chechnya chối bai bải - và lập tức gửi quân đội sang đánh. Nghiền nát quân đội của một nhà nước mong manh tự tuyên bố độc lập là trận đầu tiên trong một chiến dịch lâu dài của Putin nhằm khôi phục lại uy thế thê thảm của Nga sau sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết, được ghi dấu cụ thể nhất bằng thất bại nhục nhã của Boris Yeltsin trong cuộc chiến với người Hồi giáo ly khai Chechnya.
Putin đã trở thành tổng thống trong vòng một năm và đã không bỏ lỡ cơ hội nào để áp dụng chủ trương ra đòn thẳng tay và tàn bạo trong sách lược đối phó với khủng bố Hồi Giáo. Pháo binh của ông ta san bằng Grozny để ngăn chặn phiến quân sử dụng nó như một thành trì. Tòa án Âu Châu về Nhân Quyền liên tục tố cáo Nga về những tội ác họ gây ra với những phiến quân bị bắt. Không cần tòa án xét xử, đàn ông thì bị tra tấn, bị giết; phụ nữ thì bị hãm hiếp trong khi pháo binh cầy nát sườn núi Caucasus.
Đánh tàn bạo, không ngưng nghỉ và đánh toàn diện là đặc điểm trong sách lược đối phó với khủng bố Hồi Giáo. Không chỉ đánh trên chiến trường, ông ta bỏ tù những người giàu nhất bị nghi là tài trợ cho phiến quân - Mikhail Khodorkovsky là một thí dụ. Ông ta đã bị giam cầm và Putin đã cướp đi công ty dầu của ông này. Trò này dằn mặt được khá nhiều những người khác.
Kỹ thuật đánh toàn diện được nới rộng cả sang các nghệ sĩ biểu diễn, là những người tham gia vào cuộc biểu tình phản đối cuộc chiến tại Chechnya tại nhà thờ chánh tòa Mạc Tư Khoa, cả trên những nhà đấu tranh bảo vệ môi trường.
Nhờ Putin, nước Nga đã biến đổi từ một gã đàn ông bệnh hoạn của châu Âu, thành một nhân vật sáng giá trên chính trường quốc tế, khệnh khạng trong các cuộc thương thuyết khó khăn như thể đang chuẩn bị điều mà một số người gọi là cuộc chiến tranh lạnh mới.
Ông ta đã rất chắc chắn về sự tiến bộ của Nga dưới sự lãnh đạo của mình đến mức năm 2007, ông đã cố gắng vận động cho Thế vận hội Mùa Đông, và đã giành được quyền tổ chức ngày hội trọng đại này của thế giới tại khu nghỉ mát Biển Đen Sochi vào năm 2014. Còn cách nào tốt hơn để cho thế giới thấy nước Nga đã trở lại oai hùng như thời Liên Sô?
Nhưng trên những dãy núi ở Sochi, mọi sự không diễn ra như lòng mong muốn. Putin có thể đã giết chết nhà lãnh đạo của phiến quân, nhưng quân nổi dậy vẫn còn. Một nhà nước Hồi Giáo độc lập là ngoài tầm với của họ, do đó, những thanh niên Hồi giáo đã ngừng chiến đấu cho lý tưởng đó, hoặc cho bất cứ điều gì cụ thể. Họ chiến đấu cho sự trả thù, thông qua những cơn cuồng nộ, hoặc đang thực hiện theo những giáo lý của một tôn giáo đã bị bóp méo trong ngọn lửa của chiến tranh.
Kể từ khi Putin "bình định" được Chechnya, các vụ đánh bom tự sát vẫn xảy ra tại các sân bay, trên các máy bay, tại các nhà ga và trên các chuyến xe lửa, trên đường phố và trên xe buýt, ở những buổi hòa nhạc và các ngôi chợ.
Các cuộc tấn công không đạt được gì, chẳng nhắm vào điều gì ngoài đau khổ và những cái chết.
Putin đã thắt chặt luật lệ và trao quyền nhiều hơn cho các cơ quan an ninh và tình báo của mình. Điệp viên được phân công theo dõi bất cứ thanh niên Hồi giáo nào bị nghi ngờ là những kẻ khủng bố, nhưng điều đó đã khiến hàng chục ngàn thanh niên trẻ chạy trốn khỏi Nga, và đem bạo lực theo với họ. Có những người Chechnya chiến đấu ở Syria. Và có cả hai người tị nạn đánh bom vào cuộc chạy marathon ở Boston, Hoa Kỳ.
Cuộc chiến đấu tràn qua cả các khu vực lân cận của Nga, và các kẻ đeo bom khủng bố hiện nay chủ yếu đến từ nước láng giềng Dagestan, một đất nước đa sắc tộc mà Nga chưa bao giờ nắm được dù đã bơm không biết bao nhiêu tiền vào đấy.
Quân khủng bố từ lâu chẳng còn có một chính nghĩa nào, một đòi hỏi cụ thể nào ngoài trả thù.
Putin yên tâm rằng Thế vận hội Mùa Đông này sẽ diễn ra suôn sẻ đến mức tuần trước ông ta tuyên bố trả tự do cho Khodorkovsky và một nhóm Greenpeace đã từng phản đối việc khai thác dầu mỏ của Nga ở Bắc Cực.
Nhưng giờ đây ông vẫn phải đối mặt với kẻ thù lâu đời nhất của mình - những kẻ cuồng tín giết người bằng bom - và họ đang quyết tâm phá hỏng ngày hội thế giới này của ông.
Ông chỉ biết một phương pháp và đó là ra đòn thẳng tay và tàn bạo. Để đối phó với tình hình ở Volgograd, ông đã ra sắc lệnh phạt ba năm tù cho bất cứ ai tán thành ly khai. Một số đồng minh của ông tại Nga còn đi xa hơn khi đề xuất khôi phục lại hình phạt tử hình, là điều những kẻ ôm bom tự sát kia có lẽ chả coi ra gì.
Ra đòn thẳng tay và tàn bạo đã không “work” như trước đây, và không có lý do gì để tin rằng bây giờ nó sẽ “work”. Với Thế vận hội đang gần kề, Putin không có cả thời gian lẫn ý hướng thay đổi sách lược. Khi cả điện Kremlin lẫn các thành phần khủng bố của nó vẫn tiếp tục mưu cầu hòa bình thông qua các cuộc chiến tranh, có lẽ chúng ta còn phải thấy nhiều ngày đen tối như thế này trong tương lai.
Hôm 21 Tháng 11 năm 2013 là lần đầu tiên trong triều đại giáo hoàng của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc gặp riêng với các nhà lãnh đạo của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương tự trị trong tình hiệp thông trọn vẹn với Rôma.
Đức Thánh Cha đã khích lệ các vị Thượng Phụ và Tổng Giám Mục trưởng của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương hãy gia tăng tình hiệp thông trong các Giáo Hội thuộc quyền và làm sao để chứng tá của mình luôn đáng tin cậy. Dịp này, Đức Thánh Cha cũng nêu bật những suy tư của ngài trước làn sóng khủng bố nhắm vào các tín hữu Kitô tại Trung Đông.
Đức Thánh Cha nói:
“Chúng ta sẽ không cam chịu một Trung Đông không còn tín hữu Kitô”.
“Chúng ta sẽ không cam chịu một Trung Đông không còn tín hữu Kitô” |
Tàn sát, bắt cóc, tra tấn, tù đầy, ngược đãi các tín hữu Kitô đã là chủ trương không chỉ của các nhóm phiến quân thánh chiến Hồi Giáo, hay của một vài thầy giảng Kinh Qur’an lẻ tẻ - thể hiện trên những Fatwa sắt máu của họ, nhưng ngày nay nó còn là chủ trương của các nhà nước Hồi Giáo - được công khai thể hiện nơi những sắc lệnh cấp nhà nước.
Ngày 23 tháng 12, 2013, Bộ Tư Pháp và Tôn Giáo Sự Vụ của Somalia đã thông báo lệnh cấm bất cứ cử hành nào liên quan đến Giáng Sinh ở quốc gia Hồi giáo Sunni này.
Tổng giám đốc thông tin của Bộ này cho biết rằng "tất cả các cơ quan an ninh và các lực lượng thực thi pháp luật đã được hướng dẫn để phản ứng mạnh chống lại bất kỳ cử hành nào liên quan đến Lễ Giáng Sinh", Đài Truyền Hình Kenya Broadcasting Corporation cho biết như trên.
Đứng trước bạo lực kinh hoàng của những thành phần Hồi Giáo cực đoan, Giáo Hội qua các triều Giáo Hoàng đều theo đuổi một đường lối chung là đối thoại và cổ vũ sự hiểu biết lẫn nhau giữa các tín hữu Hồi Giáo và các tín hữu Kitô.
Trước khi Mỹ xua quân vào Iraq ngày 19 tháng Ba năm 2003, nước này có 1,5 triệu Kitô hữu. Ngày nay, chúng ta chỉ còn 200, 000 tín hữu Kitô tại đây và làn sóng di cư ra nước ngoài vẫn tiếp diễn trước những cuộc đặt bom, ném lựu đạn vào nhà thờ, bắt cóc, tra tấn.. Trước thực trạng là tình hình của các tín hữu Kitô ở toàn vùng Trung Đông rõ ràng là càng ngày càng xấu đi nhanh chóng như thế, không ít người tự hỏi liệu con đường đối thoại có “work” không?
Trả lời câu hỏi trên chắc chắn là không dễ dàng gì.
Bài học của Putin
Nhà ga trung ương Volgograd bị tấn công |
Xe bus bị tấn công |
Công dân bị khám xét bất ngờ |
Chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau, lúc 8h10 sáng thứ Hai 30 tháng 12, giữa giờ cao điểm, đường xá tập nập người và xe, một người đàn ông cho nổ một quả bom khác trên xe bus. Cuộc tấn công giết chết 10 người và làm 15 người khác bị thương.
Thế giới đã quá quen với các vụ tấn công đồng loạt ở nhiều nơi và không cần biết nạn nhân là ai, chỉ cốt gây được tiếng vang. Tuy thế, sự khủng khiếp của hai cuộc tấn công liên tiếp trong vòng chưa đến 24 giờ tại thành phố Volgograd vẫn gây sốc vì chúng có tổ chức, tàn nhẫn và vì sự tự tin lạnh lùng của những kẻ khủng bố.
Những cuộc tấn công khủng bố ở Volgograd có thể so sánh với những vụ khủng bố trong suốt hơn một tuần hồi Tháng Chín năm 1999 phá hủy các tòa nhà ở Mạc Tư Khoa và thành phố Volgodonsk, giết chết hàng trăm người. Dưới mắt dân chúng thời đó, các quan chức Nga đã tỏ ra bất lực và thường hoảng sợ.
Thủ tướng Nga lúc bấy giờ là Vladimir Putin, một quan chức tình báo của KGB ít được biết đến dưới thời chiến tranh lạnh, lập tức đổ lỗi cho Chechnya - mặc cho Chechnya chối bai bải - và lập tức gửi quân đội sang đánh. Nghiền nát quân đội của một nhà nước mong manh tự tuyên bố độc lập là trận đầu tiên trong một chiến dịch lâu dài của Putin nhằm khôi phục lại uy thế thê thảm của Nga sau sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết, được ghi dấu cụ thể nhất bằng thất bại nhục nhã của Boris Yeltsin trong cuộc chiến với người Hồi giáo ly khai Chechnya.
Putin đã trở thành tổng thống trong vòng một năm và đã không bỏ lỡ cơ hội nào để áp dụng chủ trương ra đòn thẳng tay và tàn bạo trong sách lược đối phó với khủng bố Hồi Giáo. Pháo binh của ông ta san bằng Grozny để ngăn chặn phiến quân sử dụng nó như một thành trì. Tòa án Âu Châu về Nhân Quyền liên tục tố cáo Nga về những tội ác họ gây ra với những phiến quân bị bắt. Không cần tòa án xét xử, đàn ông thì bị tra tấn, bị giết; phụ nữ thì bị hãm hiếp trong khi pháo binh cầy nát sườn núi Caucasus.
Đánh tàn bạo, không ngưng nghỉ và đánh toàn diện là đặc điểm trong sách lược đối phó với khủng bố Hồi Giáo. Không chỉ đánh trên chiến trường, ông ta bỏ tù những người giàu nhất bị nghi là tài trợ cho phiến quân - Mikhail Khodorkovsky là một thí dụ. Ông ta đã bị giam cầm và Putin đã cướp đi công ty dầu của ông này. Trò này dằn mặt được khá nhiều những người khác.
Kỹ thuật đánh toàn diện được nới rộng cả sang các nghệ sĩ biểu diễn, là những người tham gia vào cuộc biểu tình phản đối cuộc chiến tại Chechnya tại nhà thờ chánh tòa Mạc Tư Khoa, cả trên những nhà đấu tranh bảo vệ môi trường.
Nhờ Putin, nước Nga đã biến đổi từ một gã đàn ông bệnh hoạn của châu Âu, thành một nhân vật sáng giá trên chính trường quốc tế, khệnh khạng trong các cuộc thương thuyết khó khăn như thể đang chuẩn bị điều mà một số người gọi là cuộc chiến tranh lạnh mới.
Ông ta đã rất chắc chắn về sự tiến bộ của Nga dưới sự lãnh đạo của mình đến mức năm 2007, ông đã cố gắng vận động cho Thế vận hội Mùa Đông, và đã giành được quyền tổ chức ngày hội trọng đại này của thế giới tại khu nghỉ mát Biển Đen Sochi vào năm 2014. Còn cách nào tốt hơn để cho thế giới thấy nước Nga đã trở lại oai hùng như thời Liên Sô?
Nhưng trên những dãy núi ở Sochi, mọi sự không diễn ra như lòng mong muốn. Putin có thể đã giết chết nhà lãnh đạo của phiến quân, nhưng quân nổi dậy vẫn còn. Một nhà nước Hồi Giáo độc lập là ngoài tầm với của họ, do đó, những thanh niên Hồi giáo đã ngừng chiến đấu cho lý tưởng đó, hoặc cho bất cứ điều gì cụ thể. Họ chiến đấu cho sự trả thù, thông qua những cơn cuồng nộ, hoặc đang thực hiện theo những giáo lý của một tôn giáo đã bị bóp méo trong ngọn lửa của chiến tranh.
Kể từ khi Putin "bình định" được Chechnya, các vụ đánh bom tự sát vẫn xảy ra tại các sân bay, trên các máy bay, tại các nhà ga và trên các chuyến xe lửa, trên đường phố và trên xe buýt, ở những buổi hòa nhạc và các ngôi chợ.
Các cuộc tấn công không đạt được gì, chẳng nhắm vào điều gì ngoài đau khổ và những cái chết.
Putin đã thắt chặt luật lệ và trao quyền nhiều hơn cho các cơ quan an ninh và tình báo của mình. Điệp viên được phân công theo dõi bất cứ thanh niên Hồi giáo nào bị nghi ngờ là những kẻ khủng bố, nhưng điều đó đã khiến hàng chục ngàn thanh niên trẻ chạy trốn khỏi Nga, và đem bạo lực theo với họ. Có những người Chechnya chiến đấu ở Syria. Và có cả hai người tị nạn đánh bom vào cuộc chạy marathon ở Boston, Hoa Kỳ.
Cuộc chiến đấu tràn qua cả các khu vực lân cận của Nga, và các kẻ đeo bom khủng bố hiện nay chủ yếu đến từ nước láng giềng Dagestan, một đất nước đa sắc tộc mà Nga chưa bao giờ nắm được dù đã bơm không biết bao nhiêu tiền vào đấy.
Quân khủng bố từ lâu chẳng còn có một chính nghĩa nào, một đòi hỏi cụ thể nào ngoài trả thù.
Putin yên tâm rằng Thế vận hội Mùa Đông này sẽ diễn ra suôn sẻ đến mức tuần trước ông ta tuyên bố trả tự do cho Khodorkovsky và một nhóm Greenpeace đã từng phản đối việc khai thác dầu mỏ của Nga ở Bắc Cực.
Nhưng giờ đây ông vẫn phải đối mặt với kẻ thù lâu đời nhất của mình - những kẻ cuồng tín giết người bằng bom - và họ đang quyết tâm phá hỏng ngày hội thế giới này của ông.
Ông chỉ biết một phương pháp và đó là ra đòn thẳng tay và tàn bạo. Để đối phó với tình hình ở Volgograd, ông đã ra sắc lệnh phạt ba năm tù cho bất cứ ai tán thành ly khai. Một số đồng minh của ông tại Nga còn đi xa hơn khi đề xuất khôi phục lại hình phạt tử hình, là điều những kẻ ôm bom tự sát kia có lẽ chả coi ra gì.
Ra đòn thẳng tay và tàn bạo đã không “work” như trước đây, và không có lý do gì để tin rằng bây giờ nó sẽ “work”. Với Thế vận hội đang gần kề, Putin không có cả thời gian lẫn ý hướng thay đổi sách lược. Khi cả điện Kremlin lẫn các thành phần khủng bố của nó vẫn tiếp tục mưu cầu hòa bình thông qua các cuộc chiến tranh, có lẽ chúng ta còn phải thấy nhiều ngày đen tối như thế này trong tương lai.