Tuy nhiên, việc tái khám phá tôn giáo có một khía cạnh khác. Ta đã thấy rằng khuynh hướng này tìm kiếm tôn giáo như một trải nghiệm, khía cạnh “huyền nhiệm” của tôn giáo là một phần quan trọng của việc này: tôn giáo phải giúp tôi tiếp xúc với Đấng Tuyệt Đối Khác kia. Trong hoàn cảnh lịch sử của ta, điều này có nghĩa: các tôn giáo huyền nhiệm của Á Châu (một phần của Ấn Giáo và một phần của Phật Giáo) với việc họ bác bỏ các tín điều và rất ít tính định chế, xem ra thích hợp với khối nhân loại được khai sáng (enlightened) hơn là một Kitô Giáo vốn được xác định bằng tín điều và được cấu trúc theo định chế. Tuy nhiên, xét chung, hậu quả là các tôn giáo riêng rẽ bị tương đối hóa; bất chấp các dị biệt và cả các mâu thuẫn nữa giữa các hình thức tín ngưỡng này, điều thực sự đáng kể, xét cho cùng, là cái bên trong của mọi hình thức khác nhau này, tức sự tiếp xúc với thể vô tả, với mầu nhiệm dấu ẩn. Và phần đông, người ta nhất trí với nhau rằng mầu nhiệm này không được biểu thị một cách trọn vẹn dưới bất cứ hình thức mạc khải nào, nghĩa là nó luôn chỉ được thoáng thấy một cách tình cờ và vụn vặt, ấy thế nhưng lại được tìm kiếm như một điều duy nhất và luôn như nhau. Cho rằng ta không thể nào biết chính Thiên Chúa, mọi sự ta nói được hay mô tả được chỉ có thể là một biểu tượng: đây chính là sự chắc chắn nền tảng đối với con người hiện đại, điều họ cũng coi là lòng khiêm nhường đứng trước thể vô cùng. Liên kết với sự tương đối hóa này là ý niệm hoà bình vĩ đại giữa các tôn giáo, biết nhìn nhận nhau như những cách thế phản ánh khác nhau Hữu Thể Trường Cửu Duy Nhất và để tùy mỗi cá nhân tự dò dẫm đường đi mà tìm ra Đấng, dù sao, vẫn kết hợp họ. Qua diễn trình tương đối hóa này, đức tin Kitô Giáo đã thay đổi một cách căn để, nhất là tại hai chỗ nền tảng trong sứ điệp chủ yếu của nó:
1. Khuôn mạo Chúa Kitô được giải thích cách mới hẳn, không những chỉ về phương diện tín điều, mà còn cả về phương diện Tin Mừng nữa, mà nhất là phương diện này. Niềm tin cho rằng Chúa Kitô là Con duy nhất của Thiên Chúa, Thiên Chúa thực sự cư ngụ giữa chúng ta như một con người trong chính Người, và con người Giêsu đời đời vẫn ở trong Thiên Chúa, là chính Thiên Chúa, và do đó, không phải là một hình tượng để Thiên Chúa xuất hiện, mà đúng hơn là Thiên Chúa duy nhất và bất khả thay thế, niềm tin này đã bị loại bỏ. Thay vì là người mà cũng là Thiên Chúa, Chúa Kitô trở thành người cảm nghiệm Thiên Chúa cách đặc biệt. Người là người được giác ngộ và do đó, xét trong căn bản, không còn khác chi với những người được giác ngộ khác, như Bút Đa chẳng hạn. Nhưng trong lối giải thích này, khuôn mạo Chúa Giêsu mất hết tính luận lý nội tại của nó. Nó bị tước hết khung cảnh lịch sử trong đó nó đã được cột chặt và bị buộc phải khép mình vào một khung ảnh sự vật hoàn toàn xa lạ với nó. Bút Đa, và trong phương diện này giống như Sôcrát, đã khuyên môn đệ đừng chú ý tới mình: bản thân ngài không đáng kể, nhưng đáng kể là con đường ngài vạch ra. Ai đã tìm ra con đường ấy thì có thể quên Bút Đa đi. Còn với Chúa Giêsu, điều đáng kể lại là chính con người của Người, là chính Chúa Kitô. Khi Người nói “Ta là Đấng ấy”, ta nghe được âm sắc của lời “Ta là Đấng hằng có” trên núi Hôrép xưa. Đường đi vì thế hệ ở việc bước chân theo Người, vì “Ta là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14:6). Chính Người là đường, và không còn đường nào khác biệt lập khỏi Người, trên đó Người không còn đáng kể nữa. Vì sứ điệp chân thực mà Người mang tới không phải là một học thuyết mà là chính con người của Người, nên lẽ dĩ nhiên ta phải thêm rằng “cái Ta” (I) của Chúa Giêsu này tuyệt đối qui chiếu về “cái Ngài” (Thou) của Chúa Cha, nó không lấy mình làm đủ (self-sufficient), nhưng đúng hơn quả là một “con đường”. “Giáo huấn của Ta không phải của Ta” (Ga 7:16). “Ta không tìm ý Ta, mà là ý Đấng đã sai Ta” (Ga 5:30). “Cái tôi” này rất quan trọng vì nó hoàn toàn lôi kéo ta vào một sứ mệnh năng động, vì nó dẫn ta tới việc vượt quá con người ta và kết hợp với Đấng ta đã được tạo nên vì Người. Nếu khuôn mạo Chúa Giêsu bị lấy ra khỏi chiều kích làm ta bối rối này, nếu nó bị tách biệt khỏi Thiên Tính của Người, thì nó sẽ trở thành mâu thuẫn với chính nó. Lúc ấy chỉ còn lại những sợi chỉ rời rạc khiến ta bối rối hoặc trở thành cái cớ để ta tự khẳng định chính mình.
2. Ý niệm Thiên Chúa cũng thay đổi một cách căn để. Vấn đề liệu có nên nghĩ về Thiên Chúa như một ngôi vị hay như không phải là một ngôi vị xem ra nay chỉ còn quan trọng bậc nhì; người ta hết còn ghi nhận sự dị biệt yếu tính giữa các hình thức tôn giáo duy thần hay phi duy thần (theistic and nontheistic). Quan điểm này hiện đang lan tràn hết sức nhanh chóng. Ngay những người Công Giáo có niềm tin và được huấn luyện về thần học, muốn được chia sẻ các trách nhiệm trong đời sống Giáo Hội, cũng đặt câu hỏi (như thể câu trả lời tự hiển nhiên rõ ràng): “Liệu việc ai đó hiểu Thiên Chúa như một ngôi vị hay không như một ngôi vị có thực sự quan trọng đến thế hay không?” Dù sao, ta cũng nên có tinh thần cởi mở, người ta bảo thế, vì mầu nhiệm Thiên Chúa, trong bất cứ trường hợp nào, cũng vượt quá các ý niệm và hình ảnh. Thế nhưng, những nhượng bộ như thế đập vào chính tâm điểm đức tin Thánh Kinh. Kinh shema, tức “Hãy nghe đây, hỡi Israel” trong Đệ Nhị Luật 6:4-9, đã là và vẫn còn là cốt lõi thực sự của căn tính tín hữu, không riêng cho Israel mà cho cả Kitô Giáo nữa. Người tín hữu Do Thái chết trong khi đọc lời tuyên xưng này; người tử đạo của Do Thái Giáo thở hơi thở cuối cùng vẫn tuyên xưng nó, vẫn hiến đời mình cho nó: “Hãy nghe, hỡi Israel. Người là Thiên Chúa chúng ta. Người là duy nhất”. Sự kiện nay Thiên Chúa đã tỏ lộ thánh nhan Người cho ta nơi Chúa Giêsu Kitô (Ga 14:9), một thánh nhan mà Môsê không được phép nhìn (Xh 33:20), vẫn không thay đổi mảy may lời truyên xưng này và không thay đổi được điều gì chủ yếu trong căn tính này. Dĩ nhiên, Thánh Kinh không sử dụng hạn từ “ngôi vị” để nói rằng Thiên Chúa có ngôi vị, nhưng ngôi vị tính của Thiên Chúa vẫn hết sức tỏ tường, giống như Thánh Danh Thiên Chúa vậy. Một Thánh Danh bao hàm khả năng được xưng hô, được nói, được nghe, được trả lời. Điều này là điều chủ yếu đối với Thiên Chúa Thánh Kinh, và nếu nó bị lấy đi, thì đức tin Thánh Kinh sẽ bị bác bỏ. Không ai tranh cãi việc từ trước đến nay vẫn có những cách sai lầm, hời hợt trong cái hiểu Thiên Chúa là Đấng có ngôi vị. Như Công Đồng Latêranô Thứ Tư từng nói về mọi lời lẽ của ta nói về Thiên Chúa, chính lúc ta áp dụng ý niệm ngôi vị vào Thiên Chúa, sự khác nhau giữa ý tưởng ngôi vị của ta và thực tại Thiên Chúa đã luôn luôn cực kỳ lớn lao hơn những gì chúng có chung với nhau rồi. Các áp dụng sai lạc ý niệm ngôi vị chắc chắn sẽ hiện hữu bất cứ lúc nào Thiên Chúa bị độc quyền hóa vì quyền lợi riêng của con người và do đó Thánh Danh Người bị nhuốc nhơ. Thành thử không phải là chuyện tình cờ khi Điều Răn Thứ Hai, là điều răn giả thiết phải bảo vệ Thánh Danh Thiên Chúa, theo ngay sau Điều Răn Thứ Nhất, là điều răn dạy ta thờ lạy Người. Về phương diện này, ta luôn học được một điều gì đó mới mẻ trong cung cách các tôn giáo “huyền nhiệm” nói về Thiên Chúa qua nền thần học hoàn toàn tiêu cực của họ, và về phương diện này nhiều nẻo đường đối thoại đã xuất hiện. Nhưng với việc mất đi điều vốn được hiểu như “Thánh Danh Thiên Chúa” tức bản chất hữu vị của Người, Thánh Danh Người không còn được bảo vệ và tôn kính nữa, mà bị bác bỏ thẳng thừng.
Nhưng thử hỏi Thánh Danh Thiên Chúa, hữu thể hữu vị của Người, thực ra có nghĩa gì? Chính xác, nó có nghĩa này: không những ta cảm nghiệm Người, vượt quá mọi cảm nghiệm (trần thế), mà Người còn tự phát biểu và thông đạt Người ra nữa. Khi Thiên Chúa bị hiểu một cách hoàn toàn phi bản vị, như trong Phật Giáo chẳng hạn, bị hiểu như một chối bỏ hoàn toàn đối với mọi sự xem ra rất thực đối với ta, thì làm gì có mối liên hệ tích cực nào giữa “Thiên Chúa” và thế giới. Lúc đó, thế giới sẽ phải bị khuất phục như là nguồn gây đau khổ, và nó không còn được lên khuôn nữa. Lúc đó, tôn giáo chỉ còn nhiệm vụ chỉ cho ta con đường để khuất phục thế giới, để giải thoát con người khỏi ách nặng của những điều không có thực (seeming) trên thế giới, nhưng không đề xuất bất cứ tiêu chuẩn nào để hướng dẫn ta sống trong đời, không một hình thức trách nhiệm xã hội nào trong đời cả. Với Ấn Độ Giáo, tình thế có khác đôi chút. Điều chủ yếu trong tôn giáo này là cảm nghiệm đồng nhất (experience of identity): xét cho cùng, tôi là một với cơ sở dấu ẩn của chính thực tại, là tat tvam asi (Ngươi là cái đó) của Upanishads. Sự cứu rỗi hệ ở việc giải thoát khỏi cá nhân tính, khỏi việc là-một-ngôi-vị, bằng cách vượt qua sự dị biệt hóa khỏi mọi hữu thể vốn bắt nguồn từ việc là-một-ngôi-vị: sự lừa dối do việc bản ngã tự quan tâm tới chính mình cần phải được dẹp bỏ. Nan đề của quan điểm về hữu thể này thấy rõ hơn cả trong Tân Ấn Độ Giáo, là nơi tính độc đáo của các ngôi vị không còn nữa vì họ cho rằng phẩm giá bất khả vi phạm của từng ngôi vị cá thể không hề có bất cứ nền tảng nào. Để đem lại các cải cách đang được tiến hành (bãi bỏ các luật lệ về đẳng cấp và thiêu sống các quả phụ…), người ta cần đặc biệt thoát ra ngoài cái hiểu có tính nền tảng này và nên du nhập vào hệ thống tư tưởng nói chung của Ấn Độ ý niệm ngôi vị, như đã được khai triển trong đức tin Kitô Giáo nhờ cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa có ngôi vị. Việc tìm kiếm “lý thuyết hành động” đúng, trong trường hợp này, đã khởi sự điều chỉnh lại “lý thuyết”: ta có thể nhận ra phần nào việc niềm tin của Kitô Giáo vào Thiên Chúa có tính “hành động” ra sao, và quả là bất công thế nào khi dẹp bỏ các sự phân biệt còn đang bị tranh cãi nhưng rất quan trọng này, coi chúng như nhiên hậu không còn ăn nhập gì nữa.
Ngày nay, với những xem sét trên, ta đã tới điểm phải bắt đầu cuốn “Dẫn Nhập Vào Kitô Giáo” rồi. Nhưng trước khi khai triển thêm tuyến lý luận tôi vừa gợi ý, thiển nghĩ cần phải nhắc tới tình huống hiện nay của đức tin vào Thiên Chúa và vào Chúa Kitô. Người ta đang sợ sệt trước một “chủ nghĩa đế quốc” Kitô Giáo, họ nuối tiếc tính đa nguyên tôn giáo đầy tốt đẹp cũng như tính phấn khởi và đầy tự do mà người ta coi là khôi nguyên của chúng. Người ta cho rằng chủ nghĩa thực dân cũng liên kết một cách yếu tính với Kitô Giáo lịch sử, là tôn giáo không chịu chấp nhận người khác trong cái tính khác biệt của họ, trái lại luôn cố gắng đặt mọi sự dưới sự bảo hộ của mình. Do đó, theo quan điểm này, các tôn giáo và các nền văn hóa của Nam Mỹ đã bị chà đạp và dẹp bỏ và cả linh hồn người bản xứ cũng bị bạo hành: họ không còn tìm được chính họ trong trật tự mới nữa trong khi trật tự cũ của họ đã bị cưỡng bức lấy đi. (Về phương diện này) hiện đang có những ý kiến nhẹ nhàng hơn mà cũng có những ý kiến gay gắt hơn. Các ý kiến nhẹ nhàng hơn thì cho rằng cuối cùng ta nên dành cho các nền văn hóa bị dẹp bỏ kia quyền được cư ngụ trong đức tin Kitô Giáo và cho phép chúng khai triển cho mình một hình thức Kitô Giáo bản địa. Quan điểm cực đoan hơn thì coi Kitô Giáo trong toàn bộ như một thứ tha hóa (alienation) mà người bản địa cần được giải thoát khỏi. Hiểu một cách đúng đắn thì việc đòi cho có một Kitô Giáo bản địa là điều phải được coi như một trách vụ cực kỳ quan trọng. Mọi nền văn hóa vĩ đại đều cởi mở đối với nhau và đối với sự thật. Tất cả các nền văn hóa này đều có một điều gì đó để góp phần vào “xiêm y lộng lẫy” của Nàng Dâu như Thánh Vịnh 45:14 từng nói tới, một Nàng Dâu được các giáo phụ đồng nhất hóa với Giáo Hội. Điều chắc chắn là nhiều cơ may đã bị lỡ hụt nhưng nhiều cơ may mới cũng đã xuất hiện. Tuy nhiên, ta đừng quên rằng các dân tộc bản địa này phần lớn đã tìm được lối riêng để phát biểu đức tin Kitô Giáo trong các sùng kính bình dân của họ. Việc Thiên Chúa chịu thống khổ và Mẹ từ nhân cách riêng đã trở thành các hình ảnh đức tin chính yếu đối với họ, giúp họ vươn tới Thiên Chúa của Thánh Kinh, cũng đang nói với ta một điều gì đó. Nhưng lẽ dĩ nhiên, vẫn còn nhiều việc cần phải làm.
Bây giờ, ta hãy trở lại với câu hỏi về Thiên Chúa và về Chúa Kitô, coi nó như chủ điểm của việc dẫn nhập vào đức tin Kitô Giáo. Điều đã trở nên hiển nhiên là: chiều kích huyền nhiệm trong ý niệm Thiên Chúa, chiều kích mà các tôn giáo Á Châu mang theo chúng như một thách thức đối với ta, rõ ràng phải có tính quyết định đối với việc suy tư của ta, và đối với cả đức tin của ta nữa. Thiên Chúa đã trở nên cụ thể nơi Chúa Kitô, nhưng qua cách này, mầu nhiệm của Người cũng trở nên vĩ đại hơn. Thiên Chúa luôn vĩ đại khôn cùng hơn hết mọi ý niệm, mọi hình ảnh và danh xưng của ta. Sự kiện hiện ta đang công nhận Người là tam vị không có nghĩa ta đã học biết hết về Người. Trái lại: Người cho ta thấy ta biết ít ỏi xiết bao về Người, ta hiểu được Người hay bắt đầu đo lường được Người ít ỏi xiết bao. Ngày nay, sau các kinh hoàng hãi hùng của các chế độ toàn trị [trong thế kỷ 20] (tôi muốn nhắc độc giả nhớ đến chứng tích tại Auschwitz), vấn đề thần lý học (theodicy, thần học tự nhiên) khẩn thiết và mạnh mẽ đòi tất cả chúng ta phải chú ý; đây là một định mức nữa cho thấy khả năng định nghĩa Thiên Chúa của ta nhỏ nhoi xiết bao, việc đo lường Người lại càng nhỏ nhoi hơn nữa. Dù sao, câu Thiên Chúa trả lời cho ông Gióp cũng chẳng giải thích được chi, nhưng đúng hơn, nó xác định ranh giới cho cơn tham cuồng của ta muốn phán đoán mọi sự và muốn có khả năng “phán” những lời sau hết đối với một chủ đề; nó nhắc ta nhớ tới các hạn chế của ta. Nó nhủ ta nên tín thác vào mầu nhiệm Thiên Chúa trong tính khôn dò của nó.
Nói thế rồi, ta vẫn phải nhấn mạnh tới tính sáng láng của Thiên Chúa cùng lúc với sự tối tăm. Từ lúc có Tự Ngôn của Tin Mừng Gioan, ý niệm logos đã nằm ở tâm điểm đức tin vào Thiên Chúa của Kitô Giáo rồi. Logos nghĩa là lý lẽ, ý nghĩa, và cả “lời” nữa, do đó, là một ý nghĩa vốn là Lời, vốn là tương quan, vốn có tính sáng tạo. Đấng Thiên Chúa logos này bảo đảm tính khả niệm của thế giới, tính khả niệm của hiện sinh ta, khả năng suy luận để biết Thiên Chúa [die GottgemŠssheit der Vernunft] và tính hữu lý (reasonableness) của Thiên Chúa [die VernunftgemŠssheit Gottes]), cho dù sự hiểu biết của Người vượt quá sự hiểu biết của ta vô cùng, vì sự hiểu biết của ta gần như tối tăm. Thế giới phát xuất từ lý trí và lý trí này là một Ngôi Vị, là Tình Yêu, đó là điều đức tin Thánh Kinh dạy ta về Thiên Chúa. Lý trí có khả năng nói về Thiên Chúa, nó cũng phải nói về Người, nếu không nó sẽ tự rút ngắn nó. Bao gồm trong việc này là ý niệm sáng thế. Thế giới không phải chỉ là maya, huyễn tượng, mà sau cùng, ta buộc phải để lại phía sau. Nó không phải chỉ là bánh xe vô tận của khổ đau, mà ta phải luôn cố gắng thoát ra cho bằng được. Nó là một cái gì tích cực. Nó là một điều tốt, bất chấp mọi cái ác trong nó và bất chấp mọi sầu buồn, sống trong nó là một điều tốt đẹp. Thiên Chúa, Đấng Hóa Công và là Đấng tự tuyên bố về mình trong sáng thế, cũng hướng dẫn và tính sổ các hành động của con người. Ngày nay, ta đang sống trong một cuộc khủng hoảng về các giá trị luân lý [Ethos], một cuộc khủng hoảng đến nay không còn chỉ là vấn đề có tính học thuật khoa bảng về nền tảng tối hậu của các lý thuyết đạo đức nữa, mà đúng hơn, là một vấn đề hoàn toàn có tính thực tiễn. Đang có tin tức phổ biết cho rằng các giá trị luân lý không thể có cơ sở ở một điều nào khác, và hậu quả của quan niệm này là điều hiển nhiên. Các công trình đã xuất bản về chủ đề các giá trị luân lý này thì có cả hàng đống và gần như đang tung tóe khắp nơi; các tác phẩm này một đàng cho thấy tính cấp thiết của vấn đề, nhưng đàng khác cũng cho thấy tính gây bối rối trầm trọng của chúng. Kolakowski, trong dòng suy nghĩ của ông, từng nhấn mạnh rằng loại bỏ niềm tin vào Thiên Chúa, dù người ta lúi húi quay quồng ra sao, cuối cùng cũng sẽ tước hết mọi căn bản trong các giá trị luân lý. Nếu thế giới và con người không phát xuất từ một trí hiểu sáng tạo, một trí hiểu chứa trong mình thước đo các thực tại này và vẽ ra đường đi nước bước cho cuộc nhân sinh, thì chỉ còn lại các luật lệ giao thông áp dụng cho tác phong con người, các luật lệ ta có thể vất bỏ hay duy trì tùy theo tính hữu dụng của chúng. Điều cuối cùng còn lại là việc tính toán các hậu quả, điều thường được gọi là nền đạo đức học cứu cánh (teleological ethics) hay chủ nghĩa duy tỷ lệ (proportionalism). Nhưng ai thực sự có khả năng xét đoán quá bên kia các hậu quả của giây phút hiện tại? Lúc ấy, há giai cấp thống trị mới đã không nắm lấy chìa khóa của nhân sinh và trở thành quản trị viên của nhân loại hay sao? Trong cuộc tính toán hậu quả, sự bất khả vi phạm của nhân phẩm không còn nữa, vì không còn gì tự mình là tốt hay là xấu nữa. Ngày nay, người ta lại bàn tán về vấn đề giá trị luân lý, và đây là vấn đề hết sức cấp bách. Đức tin vào Logos, vào Lời mà ngay từ đầu vốn hiểu các giá trị luân lý như trách nhiệm, như lời đáp lại tiếng Logos, và do đó, đem lại cho các giá trị này tính khả niệm của chúng cũng như xu thế chủ yếu của chúng. Cũng liên hệ với điều này là trách vụ phải tìm ra một cái hiểu chung về trách nhiệm, một tìm kiếm đi song hành với mọi nghiên cứu trung thực và thuận lý và các truyền thống tôn giáo vĩ đại. Trong cố gắng này, không những có sự gần gũi nội tại của ba tôn giáo độc thần, mà còn có những đường hội tụ rất có ý nghĩa với các khuynh hướng sùng đạo khác tại Á Châu mà ta gặp thấy nơi Đạo Khổng và Đạo Lão.
Nếu logos, tức Lời từ nguyên thủy, lý trí sáng tạo, và tình yêu, là yếu tố quyết định đối với hình ảnh về Thiên Chúa của Kitô Giáo, và nếu ý niệm logos này đồng thời tạo nên cốt lõi cho Kitô học, cho đức tin vào Chúa Kitô, thì tính bất phân chia của Đức tin vào Thiên Chúa và của đức tin vào Con nhập thể của Người là Chúa Giêsu Kitô chỉ có thể được xác nhận hơn nữa mà thôi. Ta sẽ không hiểu Chúa Giêsu tốt hơn chút nào hay tới gần Người hơn chút nào, nếu ta xem nhẹ đức tin vào thần tính của Người. Ngày nay, niềm lo sợ cho rằng niềm tin vào thần tính Người sẽ làm Người ra xa lạ với ta hiện rất phổ biến. Không hẳn chỉ vì các tôn giáo khác mà một số người muốn càng ít nhấn mạnh đến tín điều này càng hay. Đây là mối lo sợ trước nhất và đầu hết của chính người Tây Phương chúng ta. Tất cả những điều này xem ra không đi đôi với thế giới quan hiện đại của ta. Thế giới quan này cho rằng đây hẳn chỉ là các giải thích thần thoại học, sau đó được tâm thức Hy Lạp biến thành hữu thể học. Nhưng khi ta tách biệt Chúa Kitô và Thiên Chúa, thì đàng sau cố gắng này là mối hoài nghi không biết liệu Thiên Chúa có khả năng gần gũi ta như thế hay không, liệu Người có tự cho phép mình cúi mình sâu đến thế hay không. Sự thật là ta không muốn điều này xuất hiện như là đức khiêm nhường. Nhưng Romano Guardini hoàn toàn đúng khi nhấn mạnh rằng hình thức khiêm nhường cao hơn hệ ở việc Thiên Chúa tự cho mình làm chính điều đối với ta là bất xứng, và cúi mình xuống điều Người làm, chứ không xuống điều ta thiết kế về Người và cho Người. Ý niệm Thiên Chúa ở chốn xa xăm đối với thế giới sở dĩ có đó là vì cái chủ nghĩa duy thực khiêm cung bề ngoài của ta, nhưng chính vì thế, ta mất hẳn ý thức về sự hiện diện của Người. Nếu Thiên Chúa không ở trong Chúa Kitô, thì hẳn Người sẽ rút lui vào một cõi xa xăm tít tắp không thể đo lường được, và nếu Thiên Chúa không còn là một Thiên-Chúa-ở-với-chúng-tôi nữa, thì hẳn nhiên, Người chỉ còn là một Thiên Chúa khiếm diện và chẳng là Thiên Chúa chút nào: một vị thần không có khả năng làm việc không phải là Thiên Chúa. Còn đối với niềm lo sợ cho rằng Chúa Giêsu sẽ đẩy ta đi quá xa nếu ta tin vào tư cách Con Thiên Chúa của Người, thì chính điều ngược lại mới đúng: nếu Người chỉ là một con người, thì hẳn Người đã lui vào một quá khứ không tài nào phản hồi, và cùng lắm người ta chỉ tưởng nhớ xa xôi tới Người một cách ít nhiều rõ ràng mà thôi. Nhưng nếu Thiên Chúa thực sự mang lấy nhân tính và do đó cùng một lúc vừa là người thực sự vừa là Thiên Chúa thực sự nơi Chúa Giêsu, thì Người hẳn tham dự vào sự hiện diện của Thiên Chúa, một hiện diện ôm lấy mọi thời mọi buổi. Lúc đó, và chỉ lúc đó thôi, Người không phải chỉ là một điều gì đó xuất hiện hôm qua, mà còn đang hiện diện giữa ta, là người đồng thời với ta hiện bây giờ. Đây là lý do tại sao tôi xác tín vững vàng rằng việc canh tân Kitô học phải có cái can đảm nhìn thấy Chúa Kitô trong mọi nét cao cả của Người, như Người đã được trình bày trong Bốn Sách Tin Mừng với nhiều nét căng thẳng trong tính hợp nhất của chúng.
Nếu ngày nay tôi phải viết lại cuốn Dẫn Nhập Vào Kitô Giáo này, tất cả các kinh nghiệm của 30 năm qua hẳn sẽ được đưa vào bản văn; bản văn này sau đó cũng phải bao gồm ngữ cảnh của các cuộc thảo luận liên tôn ở mức độ cao hơn mức độ lúc ấy được coi là xứng hợp. Nhưng tôi tin rằng tôi không lầm trong phương thức nền tảng, vì trong đó, tôi đã đặt vấn đề Thiên Chúa và vấn đề Chúa Kitô ở chính trung tâm; trung tâm này dẫn ta tới một “Kitô học tường thuật” (narrative Christology) và minh chứng rằng nơi dành cho đức tin chính là ở trong Giáo Hội. Tôi nghĩ xu hướng căn bản này chính xác. Chính vì thế, tôi mạnh dạn đặt cuốn sách này một lần nữa vào tay bạn đọc thời nay.
Hồng Y Joseph Ratzinger
1. Khuôn mạo Chúa Kitô được giải thích cách mới hẳn, không những chỉ về phương diện tín điều, mà còn cả về phương diện Tin Mừng nữa, mà nhất là phương diện này. Niềm tin cho rằng Chúa Kitô là Con duy nhất của Thiên Chúa, Thiên Chúa thực sự cư ngụ giữa chúng ta như một con người trong chính Người, và con người Giêsu đời đời vẫn ở trong Thiên Chúa, là chính Thiên Chúa, và do đó, không phải là một hình tượng để Thiên Chúa xuất hiện, mà đúng hơn là Thiên Chúa duy nhất và bất khả thay thế, niềm tin này đã bị loại bỏ. Thay vì là người mà cũng là Thiên Chúa, Chúa Kitô trở thành người cảm nghiệm Thiên Chúa cách đặc biệt. Người là người được giác ngộ và do đó, xét trong căn bản, không còn khác chi với những người được giác ngộ khác, như Bút Đa chẳng hạn. Nhưng trong lối giải thích này, khuôn mạo Chúa Giêsu mất hết tính luận lý nội tại của nó. Nó bị tước hết khung cảnh lịch sử trong đó nó đã được cột chặt và bị buộc phải khép mình vào một khung ảnh sự vật hoàn toàn xa lạ với nó. Bút Đa, và trong phương diện này giống như Sôcrát, đã khuyên môn đệ đừng chú ý tới mình: bản thân ngài không đáng kể, nhưng đáng kể là con đường ngài vạch ra. Ai đã tìm ra con đường ấy thì có thể quên Bút Đa đi. Còn với Chúa Giêsu, điều đáng kể lại là chính con người của Người, là chính Chúa Kitô. Khi Người nói “Ta là Đấng ấy”, ta nghe được âm sắc của lời “Ta là Đấng hằng có” trên núi Hôrép xưa. Đường đi vì thế hệ ở việc bước chân theo Người, vì “Ta là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14:6). Chính Người là đường, và không còn đường nào khác biệt lập khỏi Người, trên đó Người không còn đáng kể nữa. Vì sứ điệp chân thực mà Người mang tới không phải là một học thuyết mà là chính con người của Người, nên lẽ dĩ nhiên ta phải thêm rằng “cái Ta” (I) của Chúa Giêsu này tuyệt đối qui chiếu về “cái Ngài” (Thou) của Chúa Cha, nó không lấy mình làm đủ (self-sufficient), nhưng đúng hơn quả là một “con đường”. “Giáo huấn của Ta không phải của Ta” (Ga 7:16). “Ta không tìm ý Ta, mà là ý Đấng đã sai Ta” (Ga 5:30). “Cái tôi” này rất quan trọng vì nó hoàn toàn lôi kéo ta vào một sứ mệnh năng động, vì nó dẫn ta tới việc vượt quá con người ta và kết hợp với Đấng ta đã được tạo nên vì Người. Nếu khuôn mạo Chúa Giêsu bị lấy ra khỏi chiều kích làm ta bối rối này, nếu nó bị tách biệt khỏi Thiên Tính của Người, thì nó sẽ trở thành mâu thuẫn với chính nó. Lúc ấy chỉ còn lại những sợi chỉ rời rạc khiến ta bối rối hoặc trở thành cái cớ để ta tự khẳng định chính mình.
2. Ý niệm Thiên Chúa cũng thay đổi một cách căn để. Vấn đề liệu có nên nghĩ về Thiên Chúa như một ngôi vị hay như không phải là một ngôi vị xem ra nay chỉ còn quan trọng bậc nhì; người ta hết còn ghi nhận sự dị biệt yếu tính giữa các hình thức tôn giáo duy thần hay phi duy thần (theistic and nontheistic). Quan điểm này hiện đang lan tràn hết sức nhanh chóng. Ngay những người Công Giáo có niềm tin và được huấn luyện về thần học, muốn được chia sẻ các trách nhiệm trong đời sống Giáo Hội, cũng đặt câu hỏi (như thể câu trả lời tự hiển nhiên rõ ràng): “Liệu việc ai đó hiểu Thiên Chúa như một ngôi vị hay không như một ngôi vị có thực sự quan trọng đến thế hay không?” Dù sao, ta cũng nên có tinh thần cởi mở, người ta bảo thế, vì mầu nhiệm Thiên Chúa, trong bất cứ trường hợp nào, cũng vượt quá các ý niệm và hình ảnh. Thế nhưng, những nhượng bộ như thế đập vào chính tâm điểm đức tin Thánh Kinh. Kinh shema, tức “Hãy nghe đây, hỡi Israel” trong Đệ Nhị Luật 6:4-9, đã là và vẫn còn là cốt lõi thực sự của căn tính tín hữu, không riêng cho Israel mà cho cả Kitô Giáo nữa. Người tín hữu Do Thái chết trong khi đọc lời tuyên xưng này; người tử đạo của Do Thái Giáo thở hơi thở cuối cùng vẫn tuyên xưng nó, vẫn hiến đời mình cho nó: “Hãy nghe, hỡi Israel. Người là Thiên Chúa chúng ta. Người là duy nhất”. Sự kiện nay Thiên Chúa đã tỏ lộ thánh nhan Người cho ta nơi Chúa Giêsu Kitô (Ga 14:9), một thánh nhan mà Môsê không được phép nhìn (Xh 33:20), vẫn không thay đổi mảy may lời truyên xưng này và không thay đổi được điều gì chủ yếu trong căn tính này. Dĩ nhiên, Thánh Kinh không sử dụng hạn từ “ngôi vị” để nói rằng Thiên Chúa có ngôi vị, nhưng ngôi vị tính của Thiên Chúa vẫn hết sức tỏ tường, giống như Thánh Danh Thiên Chúa vậy. Một Thánh Danh bao hàm khả năng được xưng hô, được nói, được nghe, được trả lời. Điều này là điều chủ yếu đối với Thiên Chúa Thánh Kinh, và nếu nó bị lấy đi, thì đức tin Thánh Kinh sẽ bị bác bỏ. Không ai tranh cãi việc từ trước đến nay vẫn có những cách sai lầm, hời hợt trong cái hiểu Thiên Chúa là Đấng có ngôi vị. Như Công Đồng Latêranô Thứ Tư từng nói về mọi lời lẽ của ta nói về Thiên Chúa, chính lúc ta áp dụng ý niệm ngôi vị vào Thiên Chúa, sự khác nhau giữa ý tưởng ngôi vị của ta và thực tại Thiên Chúa đã luôn luôn cực kỳ lớn lao hơn những gì chúng có chung với nhau rồi. Các áp dụng sai lạc ý niệm ngôi vị chắc chắn sẽ hiện hữu bất cứ lúc nào Thiên Chúa bị độc quyền hóa vì quyền lợi riêng của con người và do đó Thánh Danh Người bị nhuốc nhơ. Thành thử không phải là chuyện tình cờ khi Điều Răn Thứ Hai, là điều răn giả thiết phải bảo vệ Thánh Danh Thiên Chúa, theo ngay sau Điều Răn Thứ Nhất, là điều răn dạy ta thờ lạy Người. Về phương diện này, ta luôn học được một điều gì đó mới mẻ trong cung cách các tôn giáo “huyền nhiệm” nói về Thiên Chúa qua nền thần học hoàn toàn tiêu cực của họ, và về phương diện này nhiều nẻo đường đối thoại đã xuất hiện. Nhưng với việc mất đi điều vốn được hiểu như “Thánh Danh Thiên Chúa” tức bản chất hữu vị của Người, Thánh Danh Người không còn được bảo vệ và tôn kính nữa, mà bị bác bỏ thẳng thừng.
Nhưng thử hỏi Thánh Danh Thiên Chúa, hữu thể hữu vị của Người, thực ra có nghĩa gì? Chính xác, nó có nghĩa này: không những ta cảm nghiệm Người, vượt quá mọi cảm nghiệm (trần thế), mà Người còn tự phát biểu và thông đạt Người ra nữa. Khi Thiên Chúa bị hiểu một cách hoàn toàn phi bản vị, như trong Phật Giáo chẳng hạn, bị hiểu như một chối bỏ hoàn toàn đối với mọi sự xem ra rất thực đối với ta, thì làm gì có mối liên hệ tích cực nào giữa “Thiên Chúa” và thế giới. Lúc đó, thế giới sẽ phải bị khuất phục như là nguồn gây đau khổ, và nó không còn được lên khuôn nữa. Lúc đó, tôn giáo chỉ còn nhiệm vụ chỉ cho ta con đường để khuất phục thế giới, để giải thoát con người khỏi ách nặng của những điều không có thực (seeming) trên thế giới, nhưng không đề xuất bất cứ tiêu chuẩn nào để hướng dẫn ta sống trong đời, không một hình thức trách nhiệm xã hội nào trong đời cả. Với Ấn Độ Giáo, tình thế có khác đôi chút. Điều chủ yếu trong tôn giáo này là cảm nghiệm đồng nhất (experience of identity): xét cho cùng, tôi là một với cơ sở dấu ẩn của chính thực tại, là tat tvam asi (Ngươi là cái đó) của Upanishads. Sự cứu rỗi hệ ở việc giải thoát khỏi cá nhân tính, khỏi việc là-một-ngôi-vị, bằng cách vượt qua sự dị biệt hóa khỏi mọi hữu thể vốn bắt nguồn từ việc là-một-ngôi-vị: sự lừa dối do việc bản ngã tự quan tâm tới chính mình cần phải được dẹp bỏ. Nan đề của quan điểm về hữu thể này thấy rõ hơn cả trong Tân Ấn Độ Giáo, là nơi tính độc đáo của các ngôi vị không còn nữa vì họ cho rằng phẩm giá bất khả vi phạm của từng ngôi vị cá thể không hề có bất cứ nền tảng nào. Để đem lại các cải cách đang được tiến hành (bãi bỏ các luật lệ về đẳng cấp và thiêu sống các quả phụ…), người ta cần đặc biệt thoát ra ngoài cái hiểu có tính nền tảng này và nên du nhập vào hệ thống tư tưởng nói chung của Ấn Độ ý niệm ngôi vị, như đã được khai triển trong đức tin Kitô Giáo nhờ cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa có ngôi vị. Việc tìm kiếm “lý thuyết hành động” đúng, trong trường hợp này, đã khởi sự điều chỉnh lại “lý thuyết”: ta có thể nhận ra phần nào việc niềm tin của Kitô Giáo vào Thiên Chúa có tính “hành động” ra sao, và quả là bất công thế nào khi dẹp bỏ các sự phân biệt còn đang bị tranh cãi nhưng rất quan trọng này, coi chúng như nhiên hậu không còn ăn nhập gì nữa.
Ngày nay, với những xem sét trên, ta đã tới điểm phải bắt đầu cuốn “Dẫn Nhập Vào Kitô Giáo” rồi. Nhưng trước khi khai triển thêm tuyến lý luận tôi vừa gợi ý, thiển nghĩ cần phải nhắc tới tình huống hiện nay của đức tin vào Thiên Chúa và vào Chúa Kitô. Người ta đang sợ sệt trước một “chủ nghĩa đế quốc” Kitô Giáo, họ nuối tiếc tính đa nguyên tôn giáo đầy tốt đẹp cũng như tính phấn khởi và đầy tự do mà người ta coi là khôi nguyên của chúng. Người ta cho rằng chủ nghĩa thực dân cũng liên kết một cách yếu tính với Kitô Giáo lịch sử, là tôn giáo không chịu chấp nhận người khác trong cái tính khác biệt của họ, trái lại luôn cố gắng đặt mọi sự dưới sự bảo hộ của mình. Do đó, theo quan điểm này, các tôn giáo và các nền văn hóa của Nam Mỹ đã bị chà đạp và dẹp bỏ và cả linh hồn người bản xứ cũng bị bạo hành: họ không còn tìm được chính họ trong trật tự mới nữa trong khi trật tự cũ của họ đã bị cưỡng bức lấy đi. (Về phương diện này) hiện đang có những ý kiến nhẹ nhàng hơn mà cũng có những ý kiến gay gắt hơn. Các ý kiến nhẹ nhàng hơn thì cho rằng cuối cùng ta nên dành cho các nền văn hóa bị dẹp bỏ kia quyền được cư ngụ trong đức tin Kitô Giáo và cho phép chúng khai triển cho mình một hình thức Kitô Giáo bản địa. Quan điểm cực đoan hơn thì coi Kitô Giáo trong toàn bộ như một thứ tha hóa (alienation) mà người bản địa cần được giải thoát khỏi. Hiểu một cách đúng đắn thì việc đòi cho có một Kitô Giáo bản địa là điều phải được coi như một trách vụ cực kỳ quan trọng. Mọi nền văn hóa vĩ đại đều cởi mở đối với nhau và đối với sự thật. Tất cả các nền văn hóa này đều có một điều gì đó để góp phần vào “xiêm y lộng lẫy” của Nàng Dâu như Thánh Vịnh 45:14 từng nói tới, một Nàng Dâu được các giáo phụ đồng nhất hóa với Giáo Hội. Điều chắc chắn là nhiều cơ may đã bị lỡ hụt nhưng nhiều cơ may mới cũng đã xuất hiện. Tuy nhiên, ta đừng quên rằng các dân tộc bản địa này phần lớn đã tìm được lối riêng để phát biểu đức tin Kitô Giáo trong các sùng kính bình dân của họ. Việc Thiên Chúa chịu thống khổ và Mẹ từ nhân cách riêng đã trở thành các hình ảnh đức tin chính yếu đối với họ, giúp họ vươn tới Thiên Chúa của Thánh Kinh, cũng đang nói với ta một điều gì đó. Nhưng lẽ dĩ nhiên, vẫn còn nhiều việc cần phải làm.
Bây giờ, ta hãy trở lại với câu hỏi về Thiên Chúa và về Chúa Kitô, coi nó như chủ điểm của việc dẫn nhập vào đức tin Kitô Giáo. Điều đã trở nên hiển nhiên là: chiều kích huyền nhiệm trong ý niệm Thiên Chúa, chiều kích mà các tôn giáo Á Châu mang theo chúng như một thách thức đối với ta, rõ ràng phải có tính quyết định đối với việc suy tư của ta, và đối với cả đức tin của ta nữa. Thiên Chúa đã trở nên cụ thể nơi Chúa Kitô, nhưng qua cách này, mầu nhiệm của Người cũng trở nên vĩ đại hơn. Thiên Chúa luôn vĩ đại khôn cùng hơn hết mọi ý niệm, mọi hình ảnh và danh xưng của ta. Sự kiện hiện ta đang công nhận Người là tam vị không có nghĩa ta đã học biết hết về Người. Trái lại: Người cho ta thấy ta biết ít ỏi xiết bao về Người, ta hiểu được Người hay bắt đầu đo lường được Người ít ỏi xiết bao. Ngày nay, sau các kinh hoàng hãi hùng của các chế độ toàn trị [trong thế kỷ 20] (tôi muốn nhắc độc giả nhớ đến chứng tích tại Auschwitz), vấn đề thần lý học (theodicy, thần học tự nhiên) khẩn thiết và mạnh mẽ đòi tất cả chúng ta phải chú ý; đây là một định mức nữa cho thấy khả năng định nghĩa Thiên Chúa của ta nhỏ nhoi xiết bao, việc đo lường Người lại càng nhỏ nhoi hơn nữa. Dù sao, câu Thiên Chúa trả lời cho ông Gióp cũng chẳng giải thích được chi, nhưng đúng hơn, nó xác định ranh giới cho cơn tham cuồng của ta muốn phán đoán mọi sự và muốn có khả năng “phán” những lời sau hết đối với một chủ đề; nó nhắc ta nhớ tới các hạn chế của ta. Nó nhủ ta nên tín thác vào mầu nhiệm Thiên Chúa trong tính khôn dò của nó.
Nói thế rồi, ta vẫn phải nhấn mạnh tới tính sáng láng của Thiên Chúa cùng lúc với sự tối tăm. Từ lúc có Tự Ngôn của Tin Mừng Gioan, ý niệm logos đã nằm ở tâm điểm đức tin vào Thiên Chúa của Kitô Giáo rồi. Logos nghĩa là lý lẽ, ý nghĩa, và cả “lời” nữa, do đó, là một ý nghĩa vốn là Lời, vốn là tương quan, vốn có tính sáng tạo. Đấng Thiên Chúa logos này bảo đảm tính khả niệm của thế giới, tính khả niệm của hiện sinh ta, khả năng suy luận để biết Thiên Chúa [die GottgemŠssheit der Vernunft] và tính hữu lý (reasonableness) của Thiên Chúa [die VernunftgemŠssheit Gottes]), cho dù sự hiểu biết của Người vượt quá sự hiểu biết của ta vô cùng, vì sự hiểu biết của ta gần như tối tăm. Thế giới phát xuất từ lý trí và lý trí này là một Ngôi Vị, là Tình Yêu, đó là điều đức tin Thánh Kinh dạy ta về Thiên Chúa. Lý trí có khả năng nói về Thiên Chúa, nó cũng phải nói về Người, nếu không nó sẽ tự rút ngắn nó. Bao gồm trong việc này là ý niệm sáng thế. Thế giới không phải chỉ là maya, huyễn tượng, mà sau cùng, ta buộc phải để lại phía sau. Nó không phải chỉ là bánh xe vô tận của khổ đau, mà ta phải luôn cố gắng thoát ra cho bằng được. Nó là một cái gì tích cực. Nó là một điều tốt, bất chấp mọi cái ác trong nó và bất chấp mọi sầu buồn, sống trong nó là một điều tốt đẹp. Thiên Chúa, Đấng Hóa Công và là Đấng tự tuyên bố về mình trong sáng thế, cũng hướng dẫn và tính sổ các hành động của con người. Ngày nay, ta đang sống trong một cuộc khủng hoảng về các giá trị luân lý [Ethos], một cuộc khủng hoảng đến nay không còn chỉ là vấn đề có tính học thuật khoa bảng về nền tảng tối hậu của các lý thuyết đạo đức nữa, mà đúng hơn, là một vấn đề hoàn toàn có tính thực tiễn. Đang có tin tức phổ biết cho rằng các giá trị luân lý không thể có cơ sở ở một điều nào khác, và hậu quả của quan niệm này là điều hiển nhiên. Các công trình đã xuất bản về chủ đề các giá trị luân lý này thì có cả hàng đống và gần như đang tung tóe khắp nơi; các tác phẩm này một đàng cho thấy tính cấp thiết của vấn đề, nhưng đàng khác cũng cho thấy tính gây bối rối trầm trọng của chúng. Kolakowski, trong dòng suy nghĩ của ông, từng nhấn mạnh rằng loại bỏ niềm tin vào Thiên Chúa, dù người ta lúi húi quay quồng ra sao, cuối cùng cũng sẽ tước hết mọi căn bản trong các giá trị luân lý. Nếu thế giới và con người không phát xuất từ một trí hiểu sáng tạo, một trí hiểu chứa trong mình thước đo các thực tại này và vẽ ra đường đi nước bước cho cuộc nhân sinh, thì chỉ còn lại các luật lệ giao thông áp dụng cho tác phong con người, các luật lệ ta có thể vất bỏ hay duy trì tùy theo tính hữu dụng của chúng. Điều cuối cùng còn lại là việc tính toán các hậu quả, điều thường được gọi là nền đạo đức học cứu cánh (teleological ethics) hay chủ nghĩa duy tỷ lệ (proportionalism). Nhưng ai thực sự có khả năng xét đoán quá bên kia các hậu quả của giây phút hiện tại? Lúc ấy, há giai cấp thống trị mới đã không nắm lấy chìa khóa của nhân sinh và trở thành quản trị viên của nhân loại hay sao? Trong cuộc tính toán hậu quả, sự bất khả vi phạm của nhân phẩm không còn nữa, vì không còn gì tự mình là tốt hay là xấu nữa. Ngày nay, người ta lại bàn tán về vấn đề giá trị luân lý, và đây là vấn đề hết sức cấp bách. Đức tin vào Logos, vào Lời mà ngay từ đầu vốn hiểu các giá trị luân lý như trách nhiệm, như lời đáp lại tiếng Logos, và do đó, đem lại cho các giá trị này tính khả niệm của chúng cũng như xu thế chủ yếu của chúng. Cũng liên hệ với điều này là trách vụ phải tìm ra một cái hiểu chung về trách nhiệm, một tìm kiếm đi song hành với mọi nghiên cứu trung thực và thuận lý và các truyền thống tôn giáo vĩ đại. Trong cố gắng này, không những có sự gần gũi nội tại của ba tôn giáo độc thần, mà còn có những đường hội tụ rất có ý nghĩa với các khuynh hướng sùng đạo khác tại Á Châu mà ta gặp thấy nơi Đạo Khổng và Đạo Lão.
Nếu logos, tức Lời từ nguyên thủy, lý trí sáng tạo, và tình yêu, là yếu tố quyết định đối với hình ảnh về Thiên Chúa của Kitô Giáo, và nếu ý niệm logos này đồng thời tạo nên cốt lõi cho Kitô học, cho đức tin vào Chúa Kitô, thì tính bất phân chia của Đức tin vào Thiên Chúa và của đức tin vào Con nhập thể của Người là Chúa Giêsu Kitô chỉ có thể được xác nhận hơn nữa mà thôi. Ta sẽ không hiểu Chúa Giêsu tốt hơn chút nào hay tới gần Người hơn chút nào, nếu ta xem nhẹ đức tin vào thần tính của Người. Ngày nay, niềm lo sợ cho rằng niềm tin vào thần tính Người sẽ làm Người ra xa lạ với ta hiện rất phổ biến. Không hẳn chỉ vì các tôn giáo khác mà một số người muốn càng ít nhấn mạnh đến tín điều này càng hay. Đây là mối lo sợ trước nhất và đầu hết của chính người Tây Phương chúng ta. Tất cả những điều này xem ra không đi đôi với thế giới quan hiện đại của ta. Thế giới quan này cho rằng đây hẳn chỉ là các giải thích thần thoại học, sau đó được tâm thức Hy Lạp biến thành hữu thể học. Nhưng khi ta tách biệt Chúa Kitô và Thiên Chúa, thì đàng sau cố gắng này là mối hoài nghi không biết liệu Thiên Chúa có khả năng gần gũi ta như thế hay không, liệu Người có tự cho phép mình cúi mình sâu đến thế hay không. Sự thật là ta không muốn điều này xuất hiện như là đức khiêm nhường. Nhưng Romano Guardini hoàn toàn đúng khi nhấn mạnh rằng hình thức khiêm nhường cao hơn hệ ở việc Thiên Chúa tự cho mình làm chính điều đối với ta là bất xứng, và cúi mình xuống điều Người làm, chứ không xuống điều ta thiết kế về Người và cho Người. Ý niệm Thiên Chúa ở chốn xa xăm đối với thế giới sở dĩ có đó là vì cái chủ nghĩa duy thực khiêm cung bề ngoài của ta, nhưng chính vì thế, ta mất hẳn ý thức về sự hiện diện của Người. Nếu Thiên Chúa không ở trong Chúa Kitô, thì hẳn Người sẽ rút lui vào một cõi xa xăm tít tắp không thể đo lường được, và nếu Thiên Chúa không còn là một Thiên-Chúa-ở-với-chúng-tôi nữa, thì hẳn nhiên, Người chỉ còn là một Thiên Chúa khiếm diện và chẳng là Thiên Chúa chút nào: một vị thần không có khả năng làm việc không phải là Thiên Chúa. Còn đối với niềm lo sợ cho rằng Chúa Giêsu sẽ đẩy ta đi quá xa nếu ta tin vào tư cách Con Thiên Chúa của Người, thì chính điều ngược lại mới đúng: nếu Người chỉ là một con người, thì hẳn Người đã lui vào một quá khứ không tài nào phản hồi, và cùng lắm người ta chỉ tưởng nhớ xa xôi tới Người một cách ít nhiều rõ ràng mà thôi. Nhưng nếu Thiên Chúa thực sự mang lấy nhân tính và do đó cùng một lúc vừa là người thực sự vừa là Thiên Chúa thực sự nơi Chúa Giêsu, thì Người hẳn tham dự vào sự hiện diện của Thiên Chúa, một hiện diện ôm lấy mọi thời mọi buổi. Lúc đó, và chỉ lúc đó thôi, Người không phải chỉ là một điều gì đó xuất hiện hôm qua, mà còn đang hiện diện giữa ta, là người đồng thời với ta hiện bây giờ. Đây là lý do tại sao tôi xác tín vững vàng rằng việc canh tân Kitô học phải có cái can đảm nhìn thấy Chúa Kitô trong mọi nét cao cả của Người, như Người đã được trình bày trong Bốn Sách Tin Mừng với nhiều nét căng thẳng trong tính hợp nhất của chúng.
Nếu ngày nay tôi phải viết lại cuốn Dẫn Nhập Vào Kitô Giáo này, tất cả các kinh nghiệm của 30 năm qua hẳn sẽ được đưa vào bản văn; bản văn này sau đó cũng phải bao gồm ngữ cảnh của các cuộc thảo luận liên tôn ở mức độ cao hơn mức độ lúc ấy được coi là xứng hợp. Nhưng tôi tin rằng tôi không lầm trong phương thức nền tảng, vì trong đó, tôi đã đặt vấn đề Thiên Chúa và vấn đề Chúa Kitô ở chính trung tâm; trung tâm này dẫn ta tới một “Kitô học tường thuật” (narrative Christology) và minh chứng rằng nơi dành cho đức tin chính là ở trong Giáo Hội. Tôi nghĩ xu hướng căn bản này chính xác. Chính vì thế, tôi mạnh dạn đặt cuốn sách này một lần nữa vào tay bạn đọc thời nay.
Hồng Y Joseph Ratzinger