Ngày 16 tháng Mười Một năm 1965, cách nay 50 năm, chỉ non một tháng trước ngày kết thúc Công Đồng Vatican II (8 tháng Mười Hai, 1965), 40 vị Giám Mục Công Giáo, lúc đó đang tham dự Công Đồng, đã tụ họp nhau cử hành Thánh Lễ tại một vương cung thánh đường nằm sâu dưới đất thuộc Hang Toại Đạo Domitilla, ngoại ô Rôma. Cả nơi chốn, thời gian và phụng vụ hôm đó đã gây nên một âm hưởng sâu sắc: Giáo Hội đánh dấu địa điểm này như là nơi truyền thống vẫn cho rằng hai người lính Rôma bị hành quyết vì đã trở lại Kitô Giáo. Và dưới chân 40 vị giám mục và trải dài hơn 10 dặm đường hầm là các ngôi mộ của hơn 10,000 Kitô hữu thuộc các thế kỷ đầu tiên của Giáo Hội.
Thêm vào đó, Thánh Lễ trên còn được cử hành ngay trước khi kết thúc Công Đồng Vatican II, tức cuộc tụ tập có tính lịch sử toàn thể các giám mục thế giới trong hơn 3 năm nhằm đặt Giáo Hội vào con đường cải tổ và bắt tay vô tiền khoáng hậu với thế giới hiện đại, phát động cuộc đối thoại với các Kitô hữu khác và các tôn giáo khác, ủng hộ tự do tôn giáo và cho phép cử hành Thánh Lễ bằng ngôn ngữ địa phương…
Nhưng một quan tâm khác nữa của rất nhiều vị trong số 2,200 vị giáo phẩm tham dự Vatican II là thực sự làm cho Đạo Công Giáo trở thành một “Giáo Hội của người nghèo” như Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII tuyên bố ngay trước khi triệu tập Công Đồng. Các vị giám mục tụ họp nhau cử hành Thánh Lễ tại hang toại đạo vào buổi chiều ngày 16 tháng Mười Một năm 1965 đã cam kết biến điều này thành sự thật.
Chính vì thế, khi Thánh Lễ kết thúc, dưới ánh đèn mờ ảo của ngôi vương cung thánh đường thế kỷ thứ tư nói trên, mỗi vị giáo phẩm đã tiến lên bàn thờ và ghi tên mình vào một bản tuyên ngôn ngắn nhưng hết sức nhiệt tình, thề quyết “sống theo lối sống tầm thường của người giáo dân về mọi phương diện liên quan tới nhà ở, thực phẩm, phương tiện giao thông, và các vấn đề liên hệ”.
Các vị ký tên thề hứa sẽ từ bỏ mọi của cải riêng, y phục sặc sỡ và “các danh xưng và tước hiệu nhằm nói lên sự trổi vượt và quyền hành của mình”. Các vị thề hứa sẽ biến việc bênh vực người nghèo và người không quyền thế thành tiêu điểm trong thừa tác vụ của các ngài.
Các ngài cam kết “chúng tôi sẽ tìm các người cộng tác trong thừa tác vụ để chúng tôi có thể trở thành người sinh động hóa theo Thần Khí chứ không hẳn người thống trị theo thế gian; chúng tôi sẽ cố gắng làm mình trở nên hiện diện và chào đón đầy tình nhân bản bao nhiêu có thể; và chúng tôi sẽ tự chứng tỏ mình cởi mở với hết mọi người, bất kể tín ngưỡng của họ”.
Văn kiện trên, sau đó, đã được biết dưới tên Thỏa Ước Toại Đạo và các người ký tên hy vọng nó sẽ đánh dấu một khúc rẽ trong lịch sử Giáo Hội. Nhưng thay vào đó, nó đã biến mất, bất chấp mọi ý hướng và mục tiêu. Nó ít được nhắc tới trong nhiều cuốn lịch sử rộng dài viết về Vatican II và dù các bản sao của nó hiện vẫn đang được lưu hành, nhưng không ai biết điều gì đã xẩy tới cho nguyên bản. Thêm vào đó, con số và tên tuổi những vị đầu tiên ký vào đó cũng đang bị tranh luận, dù người ta tin rằng vị sống sót duy nhất hiện còn sống là Luigi Bettazi, nay đã gần 92 tuổi, giám mục hưu trí của giáo phận Ivrea, Ý.
Nguyên Văn Thỏa Ước Toại Đạo: một Giáo Hội nghèo và phục dịch
Chúng tôi, các giám mục tham dự Công Đồng Vatican II, ý thức rõ các thiếu sót trong lối sống của mình đối với đức khó nghèo của Tin Mừng. Được động viên lẫn nhau bởi một sáng kiến trong đó mỗi người chúng tôi cố gắng tránh mọi tham vọng và cao vọng, chúng tôi xin hợp nhất cùng mọi anh em của chúng tôi trong hàng giám mục và trên hết cậy trông vào ơn thánh và sức mạnh của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, và vào lời cầu nguyện của các tín hữu và các linh mục trong các giáo phận liên hệ của chúng tôi. Đặt mình vào suy nghĩ và cầu nguyện trước nhan Chúa Ba Ngôi, trước Giáo Hội của Chúa Kitô, và trước mọi linh mục và tín hữu trong các giáo phận của chúng tôi, với lòng khiêm nhường và biết rõ các yếu đuối của mình, nhưng cũng với sự quyết tâm và mọi sức mạnh mà Thiên Chúa hằng muốn ban cho chúng tôi qua ơn thánh của Người, chúng tôi cam kết những điều sau:
1. Chúng tôi cố gắng sống theo cách tầm thường của giáo dân chúng tôi trong tất cả các điều liên quan tới nhà ở, thực phẩm, phương tiện chuyên chở, và các vấn đề liên hệ. Xem Mátthêu 5:3; 6:33 tt; 8:20.
2. Chúng tôi từ bỏ vĩnh viễn vẻ bề ngoài và thực chất của giầu có, nhất là trong y phục (quần áo sang trọng, mầu mè sặc sỡ) và các biểu hiệu làm bằng qúy kim (các biểu hiệu này chắc chắn phải có tinh thần phúc âm). Xem Máccô 6:9; Mátthêu 10:9-10; Công Vụ 3:6 (không bạc cũng không vàng).
3. Chúng tôi sẽ không sở hữu dưới tên mình bất cứ tài sản hay của cải nào, chúng tôi cũng sẽ không có chương mục ngân hàng nào hay những thứ như thế. Nếu cần phải sở hữu vật chi, chúng tôi sẽ đặt mọi sự dưới tên giáo phận hay tên các công trình xã hội hoặc bác ái. Xem Mátthêu 6:19-21; Luca 12:33-34.
4. Chúng tôi sẽ ủy thác bao xa có thể việc quản trị tài chánh và vật tư của giáo phận chúng tôi cho một ủy ban gồm các giáo dân có khả năng, những người hiểu rõ vai trò tông đồ của họ, để chúng tôi bớt là những nhà quản trị và thêm là các mục tử và tông đồ nhiều hơn. Xem Mátthêu 10:8; Công Vụ 6:1-7.
5. Chúng tôi không muốn thưa bằng lời và bằng chữ với những danh xưng và tước hiệu nói lên sự trổi vượt và quyền hành (Như đức này đức nọ). Chúng tôi thích được gọi bằng danh xưng hợp Tin Mừng là “cha” hơn. Xem Mátthêu 20:25-28; 23:6-11; Gioan 13:12-15.
6. Trong các liên hệ truyền thông và xã hội của mình, chúng tôi sẽ tránh mọi điều xem ra như là nhượng bộ đối với đặc quyền, lỗi lạc, hay ngay cả ưu tiên đối với người giầu có và người quyền thế (thí dụ, trong các buổi lễ tôn giáo hay các mời mọc tiệc tùng). Xem Luca 13:12-14; 1Cor 9:14-19.
7. Cũng thế, chúng tôi sẽ tránh biệt đãi hay cổ vũ tính khoe khoang của bất cứ ai lúc tìm tòi hay cám ơn sự giúp đỡ hay vì bất cứ lý do nào khác. Chúng tôi sẽ mời các tín hữu của mình coi các dâng cúng của họ như cách tham dự thông thường vào việc thờ phượng, làm việc tông đồ, và làm việc xã hội. Xem Mátthêu 6:2-4; Luca 15:9-13; 2Cor 12:4.
8. Chúng tôi sẽ dành bất cứ điều gì cần về thì giờ, suy tư, trái tim, phương tiện của chúng tôi v.v… cho việc phục vụ tông đồ và mục vụ các công nhân và các nhóm lao công và những người yếu và kém thế về kinh tế, mà không cho phép việc này làm chúng tôi sao lãng phúc lợi của những người và những nhóm khác trong giáo phận. Chúng tôi sẽ hỗ trợ các giáo dân, các tu sĩ, phó tế, và linh mục, những người được Chúa kêu gọi truyền giảng tin mừng cho người nghèo và các công nhân bằng cách chia sẻ đời sống và lao công của mình. Xem Luca 4:18-19; Máccô 6:4; Mátthêu 11:4-5; Công Vụ 18:3-4; 20:33-35; 1Cor 4:12; 9:1-27.
9. Ý thức được các đòi hỏi công lý và bác ái và sự hỗ tương liên hệ của chúng với nhau, chúng tôi sẽ tìm cách biến đổi các công trình phúc lợi của chúng tôi thành các công trình xã hội đặt căn bản trên bác ái và công lý, để chúng lưu ý tới mọi người, như là một việc phục vụ khiêm tốn đối với các cơ quan công cộng có trách nhiệm. Xem Mátthêu 25:31-46; Luca 13:12-14; 13:33-34.
10. Chúng tôi sẽ làm mọi điều có thể làm được để những người có trách nhiệm đối với các chính phủ và các cơ quan công cộng của chúng tôi có thể thiết lập và chấp hành các luật lệ, các cơ cấu xã hội, và các định chế cần thiết cho công lý, bình đẳng, và phát triển toàn diện và nhịp nhàng toàn bộ con người và mọi người, và nhờ thế, cho việc xuất hiện một trật tự xã hội mới, xứng đáng với con cái Thiên Chúa. Xem Công Vụ 2:44-45; 4:32-35; 5:4; 2Cor 8 và 9; 1Timôtê 5:16.
11. Vì tình hợp đoàn giám mục tìm được sự thể hiện tối cao của nó hợp với Tin Mừng trong việc cùng nhau phục vụ 2 phần 3 nhân loại đang sống trong cảnh khốn cùng về thể lý, văn hóa, và tinh thần, nên chúng tôi cam kết: a)sẽ hỗ trợ bao xa có thể các dự án khẩn trương nhất của các tòa giám mục các nước nghèo; và b) trên bình diện các tổ chức quốc tế, sẽ cùng nhau yêu cầu việc đưa ra các cơ cấu kinh tế và văn hóa, thay vì tạo ra các nước nghèo ngay trong thế giới vốn giầu hơn, thì làm cho đa số các nước nghèo có khả năng tự giải phóng khỏi cảnh cùng cực của họ. Chúng tôi sẽ làm tất cả những điều này ngay trong tư cách chứng tá của Tin Mừng, theo gương Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tại Liên Hiệp Quốc.
12. Chúng tôi cam kết chia sẻ đời sống chúng tôi trong tình bác ái mục vụ với các anh chị em của chúng tôi trong Chúa Kitô, các linh mục, các tu sĩ, và giáo dân, để thừa tác vụ của chúng tôi tạo ra việc phục vụ chân thực. Do đó, chúng tôi sẽ cố gắng “xem xét lại đời sống mình” với họ; chúng tôi sẽ tìm các cộng sự viên cho thừa tác vụ để chúng tôi trở thành những người sinh động hóa theo Thần Khí hơn là những người thống trị theo thế gian; chúng tôi sẽ cố gắng làm cho mình hiện diện và chào đón một cách đầy tình người bao nhiêu có thể; và sẽ biểu hiện mình một cách cởi mở với mọi người, bất chấp tín ngưỡng của họ. Xem Máccô 8:34-35; Công Vụ 6:1-7; 1Timôtê 3:8-10.
13. Khi trở về giáo phận, chúng tôi sẽ làm cho các cam kết này được các linh mục giáo phận biết đến và yêu cầu họ trợ giúp chúng tôi bằng sự hiểu biết, hợp tác, và cầu nguyện của họ.
Xin Thiên Chúa giúp chúng tôi trung thành.
Một bí mật được bật mí
Như trên đã thưa, Thỏa Ước trên ít được nhắc tới trong các sách sử viết về Công Đồng Vatican II. Gần cùng thời với việc nó ra đời, nó chỉ được một tác giả duy nhất nhắc tới đó là Boaventura Kloppenburg, với bài "Thoả Ước Giáo Hội Phục Dịch và Nghèo” trong Concilio Vaticano II, Petropolis: Vozes, 1966 các trang 526-527.
Nó gần như trở thành một thứ thâm cung bí sử của Vatican, một thứ dã sử tỉnh nhỏ đối với những người nghe nói về nó, cùng lắm như một thứ phụ chú trong các sách giáo sử hơn là một trang mới trong các sách này.
Năm 2009, 2 năm sau khi bị Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin phê phán về khuynh hướng Thần Học Giải Phóng của mình, linh mục Jon Sobrino, Dòng Tên, mới lại nhắc đến nó trong bài: Khẩn Trương Phải Trở Về Làm Giáo Hội Của Người Nghèo, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đức Cha Helder Camara, một trong những vị đã ký tên vào Thỏa Ước.
Cha Sobrino cho rằng ý tưởng “Giáo Hội nghèo và vô quyền” ngay đối với Vatican II cũng không phải là bận tâm hàng đầu. Tuy nhiên, luôn có một số giám mục muốn trung thành với gợi hứng của Đức Gioan XXIII, trong số này phần lớn là người Mỹ Châu La Tinh. Họ thường đều đặn và âm thầm gặp nhau tại Domus Mariae để thảo luận về chủ đề “Giáo Hội nghèo”. Và chính vì thế, ngày 16 tháng Mười Một năm 1965, họ đã họp nhau tại Hang Toại Đạo Domitilla để long trọng ký kết Thỏa Ước nói trên, mà những người ký đầu tiên chủ yếu là người Ba Tây và Mỹ Châu La Tinh, trong đó có Dom Helder Camara.
Và chính vì thế, hội nghị các Giám Mục Mỹ La Tinh tại Medellín (1968) đã làm chủ đề Giáo Hội nghèo trở thành chủ đề then chốt. Hội nghị sau đó tại Publea (1979) cũng đã nhấn mạnh tới nó, dù bị chống đối dữ dằn. Ba thập niên sau đó, Giáo Hội hoàn toàn im lặng về nó. Dù hội nghị Aparecida năm 2007, mà người soạn văn kiện cuối cùng không là ai khác mà chính là Đức Hồng Y Jorge Bergoglio, tức Đức Đương Kim Giáo Hoàng Phanxicô, có hãm đà xuống dốc của nó chút đỉnh, nhưng vẫn chẳng xoay chuyển Giáo Hội được bao nhiêu. Nhất là sau cái chết của Đức Tổng Giám Mục Romero, sự xói mòn đối với nó đã quá rõ ràng.
Vị Tổng Giám Mục trên không phải là một trong những vị đầu tiên ký vào bản Thỏa Ước, nhưng tại Hội Nghị Puebla, nhờ gặp các vị đã ký vào bản này tại Medellín, nên cũng đã ký thự văn kiện hàng đầu này. Và ngài đã dùng chính mạng sống mình làm chứng cho nó không những chỉ đối với thế giới Kitô Giáo mà còn đối với cả thế giới loài người nữa.
Không phải chỉ một số giám mục Mỹ Châu La Tinh tại các hội nghị Medellín và Puebla ký vào bản thoả ước, theo David Gibson của Religion News Service, con số các vị ký vào văn kiện này hiện nay lên tới 500 vị. Trong số này, có nguồn tin cho hay Đức Hồng Y Roger Etchegaray, lúc làm chủ tịch danh dự của Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình, cũng đã ký vào bản Thỏa Ước.
Vai trò của Đức Phanxicô
Tuy nhiên, biến cố bầu cử giáo hoàng năm 2013, với Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio chiếm đa số phiếu, là khúc quanh dứt khoát đem Thỏa Ước Toại Đạo không những ra ánh sáng mà còn là thứ ánh sáng rực rỡ nữa, không những chỉ bằng lời nói mà còn bằng chứng tá cuộc sống.
Thực thế, tuy ngài chưa bao giờ trưng dẫn Thỏa Ước Toại Đạo, nhưng Đức Phanxicô đã gợi lại ngôn từ và các nguyên tắc của bản thỏa ước này, khi nói với các ký giả sau mấy ngày được bầu làm giáo hoàng rằng ngài muốn có một “Giáo Hội nghèo, cho người nghèo”. Vả lại, ngay từ đầu, ngài đã khước từ mọi thứ lụa là gấm vóc, vàng bạc qúy kim thường đi đôi với ngôi vị giáo hoàng, thích sống trong nhà trọ của Vatican hơn là trong cung điện giáo hoàng. Ngài nhấn mạnh rằng mọi giám mục phải sống đơn giản và khiêm nhường, phải “có mùi của chiên”, sống gần gũi những người cần tới mình và luôn chào đón và bao gồm mọi người.
Đầu năm nay, trong một cuộc phỏng vấn báo chí, Đức Hồng Y Walter Kasper đã nhìn thấy sự liên hệ mặc nhiên trên khi ngài nhận định: “Chương trình của ngài [Đức Phanxicô] phản ảnh cao điều Thỏa Ước Toại Đạo nói tới”.
Trong một cuốn sách gần đây của ngài nói tới tư tưởng và nền thần học của Đức Phanxicô, Đức Hồng Y Kasper viết rằng: "Thỏa Ước Toại Đạo đã bị lãng quên. Nhưng nay, ngài [Đức Phanxicô] đã phục hồi nó”.
Trong khi ấy có tin cho rằng nhân dịp kỷ niệm Thỏa Ước này, Đức Phanxicô sẽ thân hành tới Hang Toại Đạo Domitilla. Nói rằng điều này khó xẩy ra, Đức Hồng Y Kasper cho hay: “Hiện nay, Thỏa Ước Toại Đạo đang được thảo luận khắp nơi”.
Massimo Faggioli, một giáo sư giáo sử tại Đại Học St. Thomas ở St.Paul, Minnesota, cũng đồng ý như thế, ông nói: “Với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, bạn không thể quên được Thỏa Ước Toại Đạo. Nó là chiếc chìa khóa để hiểu về ngài, nên không có gì lạ khi nó trở lại với chúng ta ngày nay”.
Nhưng tại sao trước đây nó đã gần như bị mất dạng? Có thể do các bất ổn xã hội của năm 1968, cộng với bi hài kịch của cuộc chiến tranh lạnh chống chủ nghĩa Cộng Sản và việc xuất hiện của Thần Học Giải Phóng, một nền thần học nhấn mạnh tới ưu tiên của Tin Mừng đối với người nghèo, nhưng bị coi là quá gần gũi thân thiết với chủ nghĩa Mácxít. Tất cả những điều này khiến người ta nghi ngại đối với Thỏa Ước Toại Đạo.
Thầy Uwe Heisterhoff, thuộc Dòng Ngôi Lời Thiên Chúa, một cộng đoàn truyền giáo phụ trách Hang Toại Đạo Domitilla, nhận định rằng “Nó có mùi Cộng Sản”. Ngay ở Châu Mỹ La Tinh, Thỏa Ước cũng không được phổ biến rộng rãi, sợ rằng vì thế có thể gây hại tới các cố gắng cổ vũ công lý cho người nghèo. Thầy Heisterhoff cho rằng thầy từng làm việc với các sắc dân bản địa của Bolivia suốt 15 năm nhưng chỉ nghe nói tới Thỏa Ước Toại Đạo khi tới Rôma để trông coi Hang Toại Đạo Domitilla cách nay 4 năm.
Theo Faggioli, “chuyện này khá nguy hiểm cho tới khi Đức Phanxicô xuất hiện”. Như ai cũng biết, khi còn là một linh mục Dòng Tên và sau đó là một giám mục ở Á Căn Đình trong các thập niên 1970 và 1980 đầy sóng gío, Đức Phanxicô càng ngày càng hiến thân cho chính nghĩa người nghèo. Không lạ gì, ngài đã đẩy mạnh việc phong á thánh cho Đức Tổng Giám Mục Romero, một việc bị đình trệ lâu nay; mới tuần rồi, ngài còn dùng những lời lẽ đanh thép để phê phán những người “nói hành” Chân Phúc Romero.
Đức Phanxicô cũng rất kính mến Đức Cha Enrique Angelelli, người đồng hương Á Căn Đình, cũng là vị đã ký vào Thỏa Ước Toại Đạo, và bị giết năm 1976 bởi độc tài quân phiết lúc ấy, vì đã tranh đấu cho người nghèo. Chính Đức Phanxicô đã chấp thuận diễn trình phong á thánh cho vị giám mục này.
Một lý do nữa có thể đã làm lu mờ Thỏa Ước Toại Đạo trong một thời gian dài là vì những người thai nghén ra nó và dưỡng nuôi nó phần lớn xuất thân từ những vùng được Đức Phanxicô gọi là “ngoại vi”, “ở tận cùng thế giới” văn minh! Người lưu giữ nó lại cho sử sách cũng là người, tuy là chuyên viên của Vatican II, nhưng xuất thân từ Mỹ Châu La Tinh. Carlos Boaventura Kloppenburg (2/11/1919 – 8/5/2009) là người sinh ở Đức nhưng lại là một Giám Mục Ba Tây. Tại Công Đồng Vatican II, ngài là chuyên viên cho các giám mục Ba Tây. Nhờ thế, đã ghi lại các sự việc của Công Đồng trong bộ Concilio Vaticano II, trong đó, có ghi lại Thỏa Ước Toại Đạo, như trên đã nói.
Người chịu nhắc nhớ Thỏa Ước này năm 2009 cũng lại là một người Mỹ Châu La Tinh, đó là Cha Jon Sobrino, Dòng Tên, người Tây Ban Nha, nhưng sinh sống tại El Salvador từ rất lâu, nổi tiếng vì các đóng góp cho Thần Học Giải Phóng và năm 2007, bị Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin ra thông báo (note) cho biết các lý thuyết của ngài “lầm lẫn hay nguy hiểm và rất có thể gây hại cho tín hữu”. Nhưng cuộc tranh đấu cho người nghèo thì cha không bao giờ từ bỏ. Chính vì cuộc tranh đấu này, ngày 16 tháng Mười Một năm 1989, cha là đích nhắm của vụ sát hại 6 học giả Dòng Tên của Đại Học Trung Mỹ (UCA), một đại học ngài hợp tác thành lập, do Tiểu Đoàn Atlacatl, một đơn vị ưu tú của Lục Quân El Salvador, chủ mưu. Ngài thoát chết vì hôm đó, không có mặt ở Đại Học.
Khỏi nói, người vui mừng trước tin Đức Hồng Y Bergoglio được bầu làm giáo hoàng chính là Cha Jon Sobrino. Trong cuộc phỏng vấn ngày 17 tháng Ba, năm 2013, 4 ngày sau khi Đức Phanxicô đảm nhận thừa tác vụ giáo hoàng, dù Cha Sobrino cho hay khung cảnh của Vatican vẫn chưa nói lên khía cạnh nghèo mà Giáo Hội nên có, tất cả dường như vẫn là không khí văn hóa dân gian. Tuy nhiên, theo cha, không phải điều gì cũng văn hóa dân gian cả, như “y phục đơn giản của vị giáo hoàng, chiếc thánh giá nhỏ trên ngực không phải bằng vàng hay bằng bạc, hay kim loại bóng nhoáng, lối cầu nguyện của ngài trong đó, vừa cúi đầu, vừa xin tín hữu trước khi ban phép lành cho họ. Đây là các dấu hiệu tuy nhỏ mà thật rõ ràng. Tôi hy vọng chúng sẽ phát triển thành những dấu hiệu đại thể luôn đồng hành với sứ mệnh của ngài. Sự đơn giản và đức khiêm nhường của ngài quả hiển hiện”.
Và sau đó, dù có nhiều dè dặt với người mang tên Bergoglio lúc làm bề trên tỉnh Dòng Tên Á Căn Đình, nghĩa là lúc có nền độc tài quân phiệt ở đấy, nhưng từ lúc ngài là Tổng Giám Mục Buenos Aires, cha không tiếc lời ca tụng người cùng dòng của mình: “bằng nhiều cách, ngài đã đồng hành với khu vực bị đối xử tệ bạc của thành phố vĩ đại này, và bằng những việc làm cụ thể… Đôi khi bằng lời lẽ tiên tri, ngài lên án các tội ác nghiền nát da thịt con người… Đối với một số người, sức mạnh chính đẩy mạnh thừa tác vụ của ngài là việc ngài cởi mở đối thoại với những người bị đẩy qua bên lề”.
Nhân dịp này, cha nhắc tới Thỏa Ước Toại Đạo và hy vọng tân giáo hoàng sẽ biến “ảo tưởng” của Đức Gioan XXIII thành sự thực: “Giáo Hội phải là Giáo Hội của người nghèo”.
Cha Jon Sobrino cũng là người trí chí nhất trong việc quảng bá Thoả Ước Toại Đạo. Cha là một trong những người chủ đạo của cuộc hội thảo vào ngày 14 tháng Mười Một này tại Đại Sảnh Đại Học Urbaniana, Rôma, trường mẹ của Cha Chủ Nhiệm Vietcatholic, với chủ đề Một Giáo Hội Nghèo Phục Dịch Người Nghèo, 50 năm 1965-2015 Thỏa Ước Toại Đạo. Bích chương cuộc hội thảo có ghi tên hai nhân vật: Giáo Sư Tiến Sĩ Alberto Melloni, nói về Bối Cảnh Lịch Sử của Thỏa Ước, và Giáo Sư Tiến Sĩ Jon Sobrino SJ, nói về Tác Động của Thỏa Hiệp Đối Với Ngày Nay. Trong mục Chia Sẻ và các Chứng Từ, người ta thấy có sự tham gia của Đức Hồng Y Roger Etchegaray.
Quả là một cuộc hội thảo có ý nghĩa trước lúc kỷ niệm 50 năm ngày kết thúc Công Đồng Vatican II và gần kề 50 năm ngày 40 vị giáo phẩm đầu tiên ký vào Thỏa Ước Toại Đạo trong ánh sáng huyền nhiệm tại nơi an nghỉ của hơn 10,000 Kitô hữu tiên khởi. Và biến cố này có lẽ chỉ có thể được tổ chức dưới thời một vị Giáo Hoàng công khai kêu gọi một Giáo Hội nghèo vì người nghèo và là người đích thân sống lời kêu gọi này.
Thêm vào đó, Thánh Lễ trên còn được cử hành ngay trước khi kết thúc Công Đồng Vatican II, tức cuộc tụ tập có tính lịch sử toàn thể các giám mục thế giới trong hơn 3 năm nhằm đặt Giáo Hội vào con đường cải tổ và bắt tay vô tiền khoáng hậu với thế giới hiện đại, phát động cuộc đối thoại với các Kitô hữu khác và các tôn giáo khác, ủng hộ tự do tôn giáo và cho phép cử hành Thánh Lễ bằng ngôn ngữ địa phương…
Nhưng một quan tâm khác nữa của rất nhiều vị trong số 2,200 vị giáo phẩm tham dự Vatican II là thực sự làm cho Đạo Công Giáo trở thành một “Giáo Hội của người nghèo” như Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII tuyên bố ngay trước khi triệu tập Công Đồng. Các vị giám mục tụ họp nhau cử hành Thánh Lễ tại hang toại đạo vào buổi chiều ngày 16 tháng Mười Một năm 1965 đã cam kết biến điều này thành sự thật.
Chính vì thế, khi Thánh Lễ kết thúc, dưới ánh đèn mờ ảo của ngôi vương cung thánh đường thế kỷ thứ tư nói trên, mỗi vị giáo phẩm đã tiến lên bàn thờ và ghi tên mình vào một bản tuyên ngôn ngắn nhưng hết sức nhiệt tình, thề quyết “sống theo lối sống tầm thường của người giáo dân về mọi phương diện liên quan tới nhà ở, thực phẩm, phương tiện giao thông, và các vấn đề liên hệ”.
Các vị ký tên thề hứa sẽ từ bỏ mọi của cải riêng, y phục sặc sỡ và “các danh xưng và tước hiệu nhằm nói lên sự trổi vượt và quyền hành của mình”. Các vị thề hứa sẽ biến việc bênh vực người nghèo và người không quyền thế thành tiêu điểm trong thừa tác vụ của các ngài.
Các ngài cam kết “chúng tôi sẽ tìm các người cộng tác trong thừa tác vụ để chúng tôi có thể trở thành người sinh động hóa theo Thần Khí chứ không hẳn người thống trị theo thế gian; chúng tôi sẽ cố gắng làm mình trở nên hiện diện và chào đón đầy tình nhân bản bao nhiêu có thể; và chúng tôi sẽ tự chứng tỏ mình cởi mở với hết mọi người, bất kể tín ngưỡng của họ”.
Văn kiện trên, sau đó, đã được biết dưới tên Thỏa Ước Toại Đạo và các người ký tên hy vọng nó sẽ đánh dấu một khúc rẽ trong lịch sử Giáo Hội. Nhưng thay vào đó, nó đã biến mất, bất chấp mọi ý hướng và mục tiêu. Nó ít được nhắc tới trong nhiều cuốn lịch sử rộng dài viết về Vatican II và dù các bản sao của nó hiện vẫn đang được lưu hành, nhưng không ai biết điều gì đã xẩy tới cho nguyên bản. Thêm vào đó, con số và tên tuổi những vị đầu tiên ký vào đó cũng đang bị tranh luận, dù người ta tin rằng vị sống sót duy nhất hiện còn sống là Luigi Bettazi, nay đã gần 92 tuổi, giám mục hưu trí của giáo phận Ivrea, Ý.
Nguyên Văn Thỏa Ước Toại Đạo: một Giáo Hội nghèo và phục dịch
Chúng tôi, các giám mục tham dự Công Đồng Vatican II, ý thức rõ các thiếu sót trong lối sống của mình đối với đức khó nghèo của Tin Mừng. Được động viên lẫn nhau bởi một sáng kiến trong đó mỗi người chúng tôi cố gắng tránh mọi tham vọng và cao vọng, chúng tôi xin hợp nhất cùng mọi anh em của chúng tôi trong hàng giám mục và trên hết cậy trông vào ơn thánh và sức mạnh của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, và vào lời cầu nguyện của các tín hữu và các linh mục trong các giáo phận liên hệ của chúng tôi. Đặt mình vào suy nghĩ và cầu nguyện trước nhan Chúa Ba Ngôi, trước Giáo Hội của Chúa Kitô, và trước mọi linh mục và tín hữu trong các giáo phận của chúng tôi, với lòng khiêm nhường và biết rõ các yếu đuối của mình, nhưng cũng với sự quyết tâm và mọi sức mạnh mà Thiên Chúa hằng muốn ban cho chúng tôi qua ơn thánh của Người, chúng tôi cam kết những điều sau:
1. Chúng tôi cố gắng sống theo cách tầm thường của giáo dân chúng tôi trong tất cả các điều liên quan tới nhà ở, thực phẩm, phương tiện chuyên chở, và các vấn đề liên hệ. Xem Mátthêu 5:3; 6:33 tt; 8:20.
2. Chúng tôi từ bỏ vĩnh viễn vẻ bề ngoài và thực chất của giầu có, nhất là trong y phục (quần áo sang trọng, mầu mè sặc sỡ) và các biểu hiệu làm bằng qúy kim (các biểu hiệu này chắc chắn phải có tinh thần phúc âm). Xem Máccô 6:9; Mátthêu 10:9-10; Công Vụ 3:6 (không bạc cũng không vàng).
3. Chúng tôi sẽ không sở hữu dưới tên mình bất cứ tài sản hay của cải nào, chúng tôi cũng sẽ không có chương mục ngân hàng nào hay những thứ như thế. Nếu cần phải sở hữu vật chi, chúng tôi sẽ đặt mọi sự dưới tên giáo phận hay tên các công trình xã hội hoặc bác ái. Xem Mátthêu 6:19-21; Luca 12:33-34.
4. Chúng tôi sẽ ủy thác bao xa có thể việc quản trị tài chánh và vật tư của giáo phận chúng tôi cho một ủy ban gồm các giáo dân có khả năng, những người hiểu rõ vai trò tông đồ của họ, để chúng tôi bớt là những nhà quản trị và thêm là các mục tử và tông đồ nhiều hơn. Xem Mátthêu 10:8; Công Vụ 6:1-7.
5. Chúng tôi không muốn thưa bằng lời và bằng chữ với những danh xưng và tước hiệu nói lên sự trổi vượt và quyền hành (Như đức này đức nọ). Chúng tôi thích được gọi bằng danh xưng hợp Tin Mừng là “cha” hơn. Xem Mátthêu 20:25-28; 23:6-11; Gioan 13:12-15.
6. Trong các liên hệ truyền thông và xã hội của mình, chúng tôi sẽ tránh mọi điều xem ra như là nhượng bộ đối với đặc quyền, lỗi lạc, hay ngay cả ưu tiên đối với người giầu có và người quyền thế (thí dụ, trong các buổi lễ tôn giáo hay các mời mọc tiệc tùng). Xem Luca 13:12-14; 1Cor 9:14-19.
7. Cũng thế, chúng tôi sẽ tránh biệt đãi hay cổ vũ tính khoe khoang của bất cứ ai lúc tìm tòi hay cám ơn sự giúp đỡ hay vì bất cứ lý do nào khác. Chúng tôi sẽ mời các tín hữu của mình coi các dâng cúng của họ như cách tham dự thông thường vào việc thờ phượng, làm việc tông đồ, và làm việc xã hội. Xem Mátthêu 6:2-4; Luca 15:9-13; 2Cor 12:4.
8. Chúng tôi sẽ dành bất cứ điều gì cần về thì giờ, suy tư, trái tim, phương tiện của chúng tôi v.v… cho việc phục vụ tông đồ và mục vụ các công nhân và các nhóm lao công và những người yếu và kém thế về kinh tế, mà không cho phép việc này làm chúng tôi sao lãng phúc lợi của những người và những nhóm khác trong giáo phận. Chúng tôi sẽ hỗ trợ các giáo dân, các tu sĩ, phó tế, và linh mục, những người được Chúa kêu gọi truyền giảng tin mừng cho người nghèo và các công nhân bằng cách chia sẻ đời sống và lao công của mình. Xem Luca 4:18-19; Máccô 6:4; Mátthêu 11:4-5; Công Vụ 18:3-4; 20:33-35; 1Cor 4:12; 9:1-27.
9. Ý thức được các đòi hỏi công lý và bác ái và sự hỗ tương liên hệ của chúng với nhau, chúng tôi sẽ tìm cách biến đổi các công trình phúc lợi của chúng tôi thành các công trình xã hội đặt căn bản trên bác ái và công lý, để chúng lưu ý tới mọi người, như là một việc phục vụ khiêm tốn đối với các cơ quan công cộng có trách nhiệm. Xem Mátthêu 25:31-46; Luca 13:12-14; 13:33-34.
10. Chúng tôi sẽ làm mọi điều có thể làm được để những người có trách nhiệm đối với các chính phủ và các cơ quan công cộng của chúng tôi có thể thiết lập và chấp hành các luật lệ, các cơ cấu xã hội, và các định chế cần thiết cho công lý, bình đẳng, và phát triển toàn diện và nhịp nhàng toàn bộ con người và mọi người, và nhờ thế, cho việc xuất hiện một trật tự xã hội mới, xứng đáng với con cái Thiên Chúa. Xem Công Vụ 2:44-45; 4:32-35; 5:4; 2Cor 8 và 9; 1Timôtê 5:16.
11. Vì tình hợp đoàn giám mục tìm được sự thể hiện tối cao của nó hợp với Tin Mừng trong việc cùng nhau phục vụ 2 phần 3 nhân loại đang sống trong cảnh khốn cùng về thể lý, văn hóa, và tinh thần, nên chúng tôi cam kết: a)sẽ hỗ trợ bao xa có thể các dự án khẩn trương nhất của các tòa giám mục các nước nghèo; và b) trên bình diện các tổ chức quốc tế, sẽ cùng nhau yêu cầu việc đưa ra các cơ cấu kinh tế và văn hóa, thay vì tạo ra các nước nghèo ngay trong thế giới vốn giầu hơn, thì làm cho đa số các nước nghèo có khả năng tự giải phóng khỏi cảnh cùng cực của họ. Chúng tôi sẽ làm tất cả những điều này ngay trong tư cách chứng tá của Tin Mừng, theo gương Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tại Liên Hiệp Quốc.
12. Chúng tôi cam kết chia sẻ đời sống chúng tôi trong tình bác ái mục vụ với các anh chị em của chúng tôi trong Chúa Kitô, các linh mục, các tu sĩ, và giáo dân, để thừa tác vụ của chúng tôi tạo ra việc phục vụ chân thực. Do đó, chúng tôi sẽ cố gắng “xem xét lại đời sống mình” với họ; chúng tôi sẽ tìm các cộng sự viên cho thừa tác vụ để chúng tôi trở thành những người sinh động hóa theo Thần Khí hơn là những người thống trị theo thế gian; chúng tôi sẽ cố gắng làm cho mình hiện diện và chào đón một cách đầy tình người bao nhiêu có thể; và sẽ biểu hiện mình một cách cởi mở với mọi người, bất chấp tín ngưỡng của họ. Xem Máccô 8:34-35; Công Vụ 6:1-7; 1Timôtê 3:8-10.
13. Khi trở về giáo phận, chúng tôi sẽ làm cho các cam kết này được các linh mục giáo phận biết đến và yêu cầu họ trợ giúp chúng tôi bằng sự hiểu biết, hợp tác, và cầu nguyện của họ.
Xin Thiên Chúa giúp chúng tôi trung thành.
Một bí mật được bật mí
Như trên đã thưa, Thỏa Ước trên ít được nhắc tới trong các sách sử viết về Công Đồng Vatican II. Gần cùng thời với việc nó ra đời, nó chỉ được một tác giả duy nhất nhắc tới đó là Boaventura Kloppenburg, với bài "Thoả Ước Giáo Hội Phục Dịch và Nghèo” trong Concilio Vaticano II, Petropolis: Vozes, 1966 các trang 526-527.
Nó gần như trở thành một thứ thâm cung bí sử của Vatican, một thứ dã sử tỉnh nhỏ đối với những người nghe nói về nó, cùng lắm như một thứ phụ chú trong các sách giáo sử hơn là một trang mới trong các sách này.
Năm 2009, 2 năm sau khi bị Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin phê phán về khuynh hướng Thần Học Giải Phóng của mình, linh mục Jon Sobrino, Dòng Tên, mới lại nhắc đến nó trong bài: Khẩn Trương Phải Trở Về Làm Giáo Hội Của Người Nghèo, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đức Cha Helder Camara, một trong những vị đã ký tên vào Thỏa Ước.
Cha Sobrino cho rằng ý tưởng “Giáo Hội nghèo và vô quyền” ngay đối với Vatican II cũng không phải là bận tâm hàng đầu. Tuy nhiên, luôn có một số giám mục muốn trung thành với gợi hứng của Đức Gioan XXIII, trong số này phần lớn là người Mỹ Châu La Tinh. Họ thường đều đặn và âm thầm gặp nhau tại Domus Mariae để thảo luận về chủ đề “Giáo Hội nghèo”. Và chính vì thế, ngày 16 tháng Mười Một năm 1965, họ đã họp nhau tại Hang Toại Đạo Domitilla để long trọng ký kết Thỏa Ước nói trên, mà những người ký đầu tiên chủ yếu là người Ba Tây và Mỹ Châu La Tinh, trong đó có Dom Helder Camara.
Và chính vì thế, hội nghị các Giám Mục Mỹ La Tinh tại Medellín (1968) đã làm chủ đề Giáo Hội nghèo trở thành chủ đề then chốt. Hội nghị sau đó tại Publea (1979) cũng đã nhấn mạnh tới nó, dù bị chống đối dữ dằn. Ba thập niên sau đó, Giáo Hội hoàn toàn im lặng về nó. Dù hội nghị Aparecida năm 2007, mà người soạn văn kiện cuối cùng không là ai khác mà chính là Đức Hồng Y Jorge Bergoglio, tức Đức Đương Kim Giáo Hoàng Phanxicô, có hãm đà xuống dốc của nó chút đỉnh, nhưng vẫn chẳng xoay chuyển Giáo Hội được bao nhiêu. Nhất là sau cái chết của Đức Tổng Giám Mục Romero, sự xói mòn đối với nó đã quá rõ ràng.
Vị Tổng Giám Mục trên không phải là một trong những vị đầu tiên ký vào bản Thỏa Ước, nhưng tại Hội Nghị Puebla, nhờ gặp các vị đã ký vào bản này tại Medellín, nên cũng đã ký thự văn kiện hàng đầu này. Và ngài đã dùng chính mạng sống mình làm chứng cho nó không những chỉ đối với thế giới Kitô Giáo mà còn đối với cả thế giới loài người nữa.
Không phải chỉ một số giám mục Mỹ Châu La Tinh tại các hội nghị Medellín và Puebla ký vào bản thoả ước, theo David Gibson của Religion News Service, con số các vị ký vào văn kiện này hiện nay lên tới 500 vị. Trong số này, có nguồn tin cho hay Đức Hồng Y Roger Etchegaray, lúc làm chủ tịch danh dự của Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình, cũng đã ký vào bản Thỏa Ước.
Vai trò của Đức Phanxicô
Tuy nhiên, biến cố bầu cử giáo hoàng năm 2013, với Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio chiếm đa số phiếu, là khúc quanh dứt khoát đem Thỏa Ước Toại Đạo không những ra ánh sáng mà còn là thứ ánh sáng rực rỡ nữa, không những chỉ bằng lời nói mà còn bằng chứng tá cuộc sống.
Thực thế, tuy ngài chưa bao giờ trưng dẫn Thỏa Ước Toại Đạo, nhưng Đức Phanxicô đã gợi lại ngôn từ và các nguyên tắc của bản thỏa ước này, khi nói với các ký giả sau mấy ngày được bầu làm giáo hoàng rằng ngài muốn có một “Giáo Hội nghèo, cho người nghèo”. Vả lại, ngay từ đầu, ngài đã khước từ mọi thứ lụa là gấm vóc, vàng bạc qúy kim thường đi đôi với ngôi vị giáo hoàng, thích sống trong nhà trọ của Vatican hơn là trong cung điện giáo hoàng. Ngài nhấn mạnh rằng mọi giám mục phải sống đơn giản và khiêm nhường, phải “có mùi của chiên”, sống gần gũi những người cần tới mình và luôn chào đón và bao gồm mọi người.
Đầu năm nay, trong một cuộc phỏng vấn báo chí, Đức Hồng Y Walter Kasper đã nhìn thấy sự liên hệ mặc nhiên trên khi ngài nhận định: “Chương trình của ngài [Đức Phanxicô] phản ảnh cao điều Thỏa Ước Toại Đạo nói tới”.
Trong một cuốn sách gần đây của ngài nói tới tư tưởng và nền thần học của Đức Phanxicô, Đức Hồng Y Kasper viết rằng: "Thỏa Ước Toại Đạo đã bị lãng quên. Nhưng nay, ngài [Đức Phanxicô] đã phục hồi nó”.
Trong khi ấy có tin cho rằng nhân dịp kỷ niệm Thỏa Ước này, Đức Phanxicô sẽ thân hành tới Hang Toại Đạo Domitilla. Nói rằng điều này khó xẩy ra, Đức Hồng Y Kasper cho hay: “Hiện nay, Thỏa Ước Toại Đạo đang được thảo luận khắp nơi”.
Massimo Faggioli, một giáo sư giáo sử tại Đại Học St. Thomas ở St.Paul, Minnesota, cũng đồng ý như thế, ông nói: “Với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, bạn không thể quên được Thỏa Ước Toại Đạo. Nó là chiếc chìa khóa để hiểu về ngài, nên không có gì lạ khi nó trở lại với chúng ta ngày nay”.
Nhưng tại sao trước đây nó đã gần như bị mất dạng? Có thể do các bất ổn xã hội của năm 1968, cộng với bi hài kịch của cuộc chiến tranh lạnh chống chủ nghĩa Cộng Sản và việc xuất hiện của Thần Học Giải Phóng, một nền thần học nhấn mạnh tới ưu tiên của Tin Mừng đối với người nghèo, nhưng bị coi là quá gần gũi thân thiết với chủ nghĩa Mácxít. Tất cả những điều này khiến người ta nghi ngại đối với Thỏa Ước Toại Đạo.
Thầy Uwe Heisterhoff, thuộc Dòng Ngôi Lời Thiên Chúa, một cộng đoàn truyền giáo phụ trách Hang Toại Đạo Domitilla, nhận định rằng “Nó có mùi Cộng Sản”. Ngay ở Châu Mỹ La Tinh, Thỏa Ước cũng không được phổ biến rộng rãi, sợ rằng vì thế có thể gây hại tới các cố gắng cổ vũ công lý cho người nghèo. Thầy Heisterhoff cho rằng thầy từng làm việc với các sắc dân bản địa của Bolivia suốt 15 năm nhưng chỉ nghe nói tới Thỏa Ước Toại Đạo khi tới Rôma để trông coi Hang Toại Đạo Domitilla cách nay 4 năm.
Theo Faggioli, “chuyện này khá nguy hiểm cho tới khi Đức Phanxicô xuất hiện”. Như ai cũng biết, khi còn là một linh mục Dòng Tên và sau đó là một giám mục ở Á Căn Đình trong các thập niên 1970 và 1980 đầy sóng gío, Đức Phanxicô càng ngày càng hiến thân cho chính nghĩa người nghèo. Không lạ gì, ngài đã đẩy mạnh việc phong á thánh cho Đức Tổng Giám Mục Romero, một việc bị đình trệ lâu nay; mới tuần rồi, ngài còn dùng những lời lẽ đanh thép để phê phán những người “nói hành” Chân Phúc Romero.
Đức Phanxicô cũng rất kính mến Đức Cha Enrique Angelelli, người đồng hương Á Căn Đình, cũng là vị đã ký vào Thỏa Ước Toại Đạo, và bị giết năm 1976 bởi độc tài quân phiết lúc ấy, vì đã tranh đấu cho người nghèo. Chính Đức Phanxicô đã chấp thuận diễn trình phong á thánh cho vị giám mục này.
Một lý do nữa có thể đã làm lu mờ Thỏa Ước Toại Đạo trong một thời gian dài là vì những người thai nghén ra nó và dưỡng nuôi nó phần lớn xuất thân từ những vùng được Đức Phanxicô gọi là “ngoại vi”, “ở tận cùng thế giới” văn minh! Người lưu giữ nó lại cho sử sách cũng là người, tuy là chuyên viên của Vatican II, nhưng xuất thân từ Mỹ Châu La Tinh. Carlos Boaventura Kloppenburg (2/11/1919 – 8/5/2009) là người sinh ở Đức nhưng lại là một Giám Mục Ba Tây. Tại Công Đồng Vatican II, ngài là chuyên viên cho các giám mục Ba Tây. Nhờ thế, đã ghi lại các sự việc của Công Đồng trong bộ Concilio Vaticano II, trong đó, có ghi lại Thỏa Ước Toại Đạo, như trên đã nói.
Người chịu nhắc nhớ Thỏa Ước này năm 2009 cũng lại là một người Mỹ Châu La Tinh, đó là Cha Jon Sobrino, Dòng Tên, người Tây Ban Nha, nhưng sinh sống tại El Salvador từ rất lâu, nổi tiếng vì các đóng góp cho Thần Học Giải Phóng và năm 2007, bị Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin ra thông báo (note) cho biết các lý thuyết của ngài “lầm lẫn hay nguy hiểm và rất có thể gây hại cho tín hữu”. Nhưng cuộc tranh đấu cho người nghèo thì cha không bao giờ từ bỏ. Chính vì cuộc tranh đấu này, ngày 16 tháng Mười Một năm 1989, cha là đích nhắm của vụ sát hại 6 học giả Dòng Tên của Đại Học Trung Mỹ (UCA), một đại học ngài hợp tác thành lập, do Tiểu Đoàn Atlacatl, một đơn vị ưu tú của Lục Quân El Salvador, chủ mưu. Ngài thoát chết vì hôm đó, không có mặt ở Đại Học.
Khỏi nói, người vui mừng trước tin Đức Hồng Y Bergoglio được bầu làm giáo hoàng chính là Cha Jon Sobrino. Trong cuộc phỏng vấn ngày 17 tháng Ba, năm 2013, 4 ngày sau khi Đức Phanxicô đảm nhận thừa tác vụ giáo hoàng, dù Cha Sobrino cho hay khung cảnh của Vatican vẫn chưa nói lên khía cạnh nghèo mà Giáo Hội nên có, tất cả dường như vẫn là không khí văn hóa dân gian. Tuy nhiên, theo cha, không phải điều gì cũng văn hóa dân gian cả, như “y phục đơn giản của vị giáo hoàng, chiếc thánh giá nhỏ trên ngực không phải bằng vàng hay bằng bạc, hay kim loại bóng nhoáng, lối cầu nguyện của ngài trong đó, vừa cúi đầu, vừa xin tín hữu trước khi ban phép lành cho họ. Đây là các dấu hiệu tuy nhỏ mà thật rõ ràng. Tôi hy vọng chúng sẽ phát triển thành những dấu hiệu đại thể luôn đồng hành với sứ mệnh của ngài. Sự đơn giản và đức khiêm nhường của ngài quả hiển hiện”.
Và sau đó, dù có nhiều dè dặt với người mang tên Bergoglio lúc làm bề trên tỉnh Dòng Tên Á Căn Đình, nghĩa là lúc có nền độc tài quân phiệt ở đấy, nhưng từ lúc ngài là Tổng Giám Mục Buenos Aires, cha không tiếc lời ca tụng người cùng dòng của mình: “bằng nhiều cách, ngài đã đồng hành với khu vực bị đối xử tệ bạc của thành phố vĩ đại này, và bằng những việc làm cụ thể… Đôi khi bằng lời lẽ tiên tri, ngài lên án các tội ác nghiền nát da thịt con người… Đối với một số người, sức mạnh chính đẩy mạnh thừa tác vụ của ngài là việc ngài cởi mở đối thoại với những người bị đẩy qua bên lề”.
Nhân dịp này, cha nhắc tới Thỏa Ước Toại Đạo và hy vọng tân giáo hoàng sẽ biến “ảo tưởng” của Đức Gioan XXIII thành sự thực: “Giáo Hội phải là Giáo Hội của người nghèo”.
Cha Jon Sobrino cũng là người trí chí nhất trong việc quảng bá Thoả Ước Toại Đạo. Cha là một trong những người chủ đạo của cuộc hội thảo vào ngày 14 tháng Mười Một này tại Đại Sảnh Đại Học Urbaniana, Rôma, trường mẹ của Cha Chủ Nhiệm Vietcatholic, với chủ đề Một Giáo Hội Nghèo Phục Dịch Người Nghèo, 50 năm 1965-2015 Thỏa Ước Toại Đạo. Bích chương cuộc hội thảo có ghi tên hai nhân vật: Giáo Sư Tiến Sĩ Alberto Melloni, nói về Bối Cảnh Lịch Sử của Thỏa Ước, và Giáo Sư Tiến Sĩ Jon Sobrino SJ, nói về Tác Động của Thỏa Hiệp Đối Với Ngày Nay. Trong mục Chia Sẻ và các Chứng Từ, người ta thấy có sự tham gia của Đức Hồng Y Roger Etchegaray.
Quả là một cuộc hội thảo có ý nghĩa trước lúc kỷ niệm 50 năm ngày kết thúc Công Đồng Vatican II và gần kề 50 năm ngày 40 vị giáo phẩm đầu tiên ký vào Thỏa Ước Toại Đạo trong ánh sáng huyền nhiệm tại nơi an nghỉ của hơn 10,000 Kitô hữu tiên khởi. Và biến cố này có lẽ chỉ có thể được tổ chức dưới thời một vị Giáo Hoàng công khai kêu gọi một Giáo Hội nghèo vì người nghèo và là người đích thân sống lời kêu gọi này.