Ngày 24 tháng Tám vừa qua, lúc 12 giờ trưa, Đức Phanxicô đã tiếp kiến, tại Hội Trường Phaolô VI, các tham dự viên của Tuần Lễ Phụng Vụ Toàn Quốc Ý lần thứ 68. Chủ đề của Tuần Lễ Phụng Vụ năm nay là “Một Phụng Vụ Sống Động cho Một Giáo Hội Sống Động.
Nhân dịp này, Đức Phanxicô tuyên bố một cách long trọng rằng cuộc cải tổ phụng vụ của Vatican II là không thể đảo ngược. Ngài nói: “Chúng ta có thể quả quyết một cách chắc chắn và với thế giá của huấn quyền rằng cuộc cải tổ phụng vụ là đièu không thể đảo ngược được”.
Sau đây là nguyên văn bài diễn văn dựa vào bản tiếng Anh của Hãng Tin Zenit:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Tôi chào mừng tất cả anh chị em và xin cám ơn vị Chủ Tịch, Đức Cha Claudio Maniago, về những lời ngài trình bầy về Tuần Lễ Phụng Vụ Toàn Quốc, kỷ niệm 70 năm ngày ra đời của Trung Tâm Hoạt Động Phụng Vụ.
Khoảng thời gian trên là một thời kỳ, trong đó, trong lịch sử Giáo Hội, và, cách riêng, trong lịch sử phụng vụ, các biến cố chủ yếu chứ không hời hợt đã diễn ra. Công Đồng Vatican II sẽ không thể bị quên lãng thế nào thì cuộc cải tổ phụng vụ cũng sẽ được tưởng nhớ như thế vì nó từ đó mà có.
Công Đồng và cuộc cải tổ là các biến cố trực tiếp liên kết với nhau, các biến cố không bỗng chốc đơm bông mà đã được chuẩn bị từ lâu. Nó đã được chứng nghiệm bởi điều được gọi là phong trào phụng vụ, và các câu giải đáp do Các Vị Giám Mục Tối Cao đưa ra để trả lời các khó khăn được tri cảm trong việc cầu nguyện trong Giáo Hội. Khi một nhu cầu được ghi nhận, dù giải pháp chưa tức thì có đó, vẫn có nhu cầu phải bắt đầu hành động.
Tôi nghĩ tới Đức Piô X, đấng đã truyền lệnh phải sắp xếp lại nền âm nhạc thánh (1) và việc phục hồi cử hành ngày Chúa Nhật (2); ngài còn lập một Ủy Ban để cải tổ tổng quát nền phụng vụ, vì biết rằng nó sẽ có bao hàm một công việc vừa dài vừa ngắn hạn; và do đó, như chính ngài thừa nhận, cần phải nhiều năm qua đi, trước khi tòa nhà phụng vụ này, có thể nói như thế, […] tái hiện sáng chói trong phẩm giá và sự hoà hợp của nó, khi đã được thanh tẩy khỏi mọi vết nhăn của tuổi già” (3).
Đức Piô XII đã tiếp nối dự án cải tổ với Thông Điệp Mediator Dei (4) và lập ra một Ủy Ban Nghiên Cứu (5); ngài cũng đưa ra nhiều quyết định cụ thể liên quan đến sách Thánh Vịnh (6), giảm chay trước khi Rước Lễ, sử dụng sinh ngữ trong Nghi Thức, cải tổ quan trọng Lễ Vọng Phục Sinh và Tuần Thánh (7). Từ thúc đẩy này, theo gương nhiều dân tộc khác, Trung Tâm Hoạt Động Phụng Vụ đã xuất hiện tại Ý, được hướng dẫn bởi các vị giám mục biết lo lắng cho những người đã được ủy thác cho mình và được sinh động hóa nhờ các học giả biết yêu mến Giáo Hội cũng như nền mục vụ phụng vụ.
Rồi Công Đồng Vatican II đã hoàn thiện Hiến Chế về phụng vụ thánh Sacrosanctum Concilium (SC) như hoa trái tốt lành của cây Giáo Hội; các đường hướng cải tổ tổng quát của hiến chế này đáp ứng các nhu cầu có thực và niềm hy vọng cụ thể về một cuộc canh tân: một phụng vụ sống động được mong ước cho một Giáo Hội vốn được lên sinh lực nhờ các mầu nhiệm được cử hành. Đây là việc nói lên một cách mới mẻ sinh lực muôn thuở của Giáo Hội cầu nguyện, Giáo Hội hằng bận tâm lo cho các Kitô hữu “tham dự vào mầu nhiệm đức tin ấy, không như những khách bàng quan, câm lặng, nhưng là những người thấu đáo mầu nhiệm đó nhờ các nghi lễ và kinh nguyện: họ tham dự hoạt động thánh một cách ý thức, thành kính và linh động” (SC, 48). Chân Phúc Phaolô VI đã nhắc lại điều vừa rồi khi giải thích các biện pháp đầu tiên của cuộc cải tổ mới được công bố: "Nên cảnh giác điều này: thích đáng biết bao nếu thẩm quyền của Giáo Hội mong muốn, cổ vũ, đề xướng lối cầu nguyện mới mẻ này, nhờ thế đem lại một sự gia tăng lớn lao hơn cho sứ mệnh thiêng liêng của Giáo Hội […]; và ta không nên do dự trong việc tự làm cho mình trước nhất trở thành các môn đệ và sau đó trở thành các người yểm trợ trường cầu nguyện đang khởi sự bắt đầu này” (8).
Hướng đi do Công Đồng vạch ra đã tìm được hình thức của nó, một hình thức phù hợp với nguyên tắc vừa kính trọng truyền thống lành mạnh vừa kính trọng sự tiến bộ chính đáng; hình thức này được tìm thấy nơi các sách phụng vụ do Chân Phúc Phaolô VI công bố, và được tiếp nhận một cách nồng nhiệt bởi các vị giám mục hiện diện tại Công Đồng, và cho tới nay trong gần 50 năm được sử dụng trong Nghi Lễ Rôma. Việc áp dụng thực tế cho từng quốc gia liên hệ, dưới sự hướng dẫn của các hội đồng giám mục, vẫn thịnh hành, vì để canh tân não trạng, cải cách các sách phụng vụ mà thôi không đủ. Phù hợp với qui phạm trong các sắc lệnh của Công Đồng, các sách cải tổ đã khắc ghi một diễn trình đòi hỏi thì giờ, trung thành tiếp nhận, thực tiễn vâng lời, thi hành việc cử hành khôn ngoan, trước nhất, từ phiá các thừa tác viên thụ phong, nhưng cũng từ phía các thừa tác viên khác, các lĩnh xướng viên (cantor), và tất cả những ai tham dự phụng vụ. Thực vậy, ta biết đấy, việc giáo dục phụng vụ cho các mục tử và tín hữu là một thách đố phải luôn được đề cập lại. Chính Đức Phaolô VI, một năm trước khi qua đời, đã nói với các vị hồng y tụ họp nhau tại cơ mật hội: “Nay đã đến lúc để các chia rẽ nhất định phải thất bại, vì tất cả đều độc hại như nhau, cách này hay cách khác, và áp dụng, một cách toàn diện với đủ mọi tiêu chuẩn công chính và gợi hứng của nó, việc cải tổ đã được Ta chấp thuận để thực thi các quyết định của Công Đồng” (10).
Và hiện nay, vẫn còn việc phải làm trong chiều hướng trên, cách riêng, phải tái khám phá các lý do cho quyết định đã được đưa ra đối với việc cải tổ phụng vụ, phải khắc phục các bài đọc thiếu nền tảng và hời hợt, việc tiếp nhận và các thực hành phiến diện khiến phụng vụ ra méo mó. Đây không hẳn là việc phải suy nghĩ lại cuộc cải tổ bằng cách khảo sát lại các quyết định, mà là nhận thức tốt hơn các lý do nằm ở bên dưới, và nhờ các tài liệu lịch sử, biết nội tâm hóa các nguyên tắc linh hứng và tuân giữ các kỷ luật qui định về nó. Sau huấn quyền này, sau cuộc hành trình lâu dài này, ta có thể quả quyết một cách chắc chắn và với thế giá của huấn quyền rằng cuộc cải tổ phụng vụ là điều không thể đảo ngược được.
Nhiệm vụ cổ vũ và bảo vệ phụng vụ đã được bộ giáo luật ủy thác cho Tòa Thánh và các giám mục giáo phận; trách nhiệm và thẩm quyền của những vị này rất đáng kể vào lúc này; các cơ quan quốc gia và giáo phận lo việc mục vụ phụng vụ, các viện huấn luyện và các chủng viện cũng tham gia vào việc này. Ở Ý, nổi bật trong lãnh vực huấn luyện này là Trung Tâm Hoạt Động Phụng Vụ với nhiều sáng kiến của nó như Tuần Lễ Phụng Vụ hàng năm.
Sau khi duyệt lại cuộc hành trình này bằng ký ức, nay tôi muốn đề cập một số khía cạnh dưới chủ đề được anh chị em suy nghĩ trong mấy ngày này, tức là “Một Phụng Vụ Sống Động cho một Giáo Hội Sống Động”.
Phụng vụ “sống động” là nhờ sự hiện diện sống động của Đấng “khi chết đã tiêu diệt sự chết và khi sống lại đã phục hồi sự sống cho chúng con” (Kinh Tiến Tụng Phục Sinh I), không có sự hiện diện thực sự của mầu nhiệm Chúa Kitô, sẽ không có sự sinh động của phụng vụ. Không có nhịp đập của trái tim, sẽ không có sự sống con người thế nào, thì ở đây, không có nhịp đập của Chúa Kitô, sẽ không có hoạt động phụng vụ nào như thế. Thực ra, điều định nghĩa phụng vụ chính là sự thực thi, qua các dấu hiệu thánh thiện, chức linh mục của Chúa Giêsu Kitô, nghĩa là, việc người hiến mạng sống Người đến độ chịu chết giang tay trên thập giá, một chức linh mục được làm cho trở thành hiện diện không ngừng nhờ các nghi thức và lời cầu nguyện, tuyệt hảo nhất trong Mình và Máu Thánh Người, nhưng cũng trong con người của vị linh mục, trong việc công bố Lời Chúa, trong cộng đoàn tụ họp để cầu nguyện nhân danh Người (xem SC, số 7). Trong số các dấu hiệu hữu hình của Mầu Nhiệm vô hình, ta thấy có bàn thờ, dấu chỉ Chúa Kitô là viên đá sống động, bị con người liệng bỏ nhưng đã trở thành viên đá góc của tòa nhà thiêng liêng trong đó việc thờ phượng bằng tinh thần và sự thật được dâng lên Thiên Chúa hằng sống (xem 1Pr 2:4; Ep 2:20). Bởi thế, bàn thờ, trung tâm mà mọi chú ý của ta qui về trong các nhà thờ (11), đã được thánh hiến, được xức dầu thánh, được xông hương, được hôn kính, được tôn kính: cái nhìn của dân cầu nguyện, cả linh mục lẫn giáo dân, đều hướng về bàn thờ, được triệu tập để tụ họp quanh nó (12); được đặt trên bàn thờ là lễ vật của Giáo Hội mà Chúa Thánh Thần đã thánh hiến thành Bí Tích hy sinh của Chúa Kitô; từ bàn thờ, bánh sự sống và chén cứu độ được ban phát “để chúng con trở thành một thân thể và một tinh thần trong Chúa Kitô” (Kinh Nguyện Thánh Thể III).
Phụng vụ là sự sống dành cho toàn bộ dân của Giáo Hội (13). Quả thế, từ bản chất, phụng vụ vốn là của “người dân” (popupar) chứ không phải của hàng giáo sĩ, là hành động vì dân và của dân, như chính từ nguyên đã chứng tỏ. Như rất nhiều lời cầu nguyện phụng vụ đã nhắc nhớ, nó là hành động mà Thiên Chúa đã thi hành vì dân của Người, nhưng cũng là hành động dân lắng nghe lời của Thiên Chúa nói, và họ đáp ứng bằng cách ca ngợi Người, cầu khẩn Người, lãnh nhận nguồn bất tận của sự sống và lòng thương xót tuôn ra từ các dấu hiệu thánh thiện. Giáo Hội cầu nguyện qui tụ tất cả những ai có một tâm hồn biết lắng nghe Tin Mừng, chứ không hề loại bỏ ai; được triệu mời là người hèn mọn và người cao cả, người giầu có và người nghèo khổ, trẻ em và người cao niên, người khỏe mạnh và người ốm đau, người công chính và người tội lỗi. Phù hợp với hình ảnh “đám đông mênh mông” cử hành phụng vụ tại đền thánh Thiên Quốc (Xem Kh 7:9), cộng đồng phụng vụ, trong Chúa Kitô, vượt lên trên mọi giới hạn tuổi tác, chủng tộc, ngôn ngữ và quốc gia. Tầm mức “người dân” của phụng vụ nhắc ta nhớ rằng nó có tính bao gồm (inclusive) chứ không loại trừ (exclusive), cổ vũ sự hiệp thông, tuy nhiên không đánh đồng (homologizing), vì nó kêu gọi từng người đóng góp vào việc xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô, tùy theo ơn gọi và tính độc đáo của mình: “Thánh Thể không phải là một bí tích ‘dành cho tôi’ mà thôi, nó là bí tích của nhiều người lập thành một thân thể là dân thánh tín thành của Thiên Chúa” (14). Do đó, chúng ta không nên quên rằng trước nhất nó là nền phụng vụ nói lên lòng sùng đạo (pietas) của toàn bộ dân Chúa, rồi được kéo dài nhờ việc thi hành và lòng sùng kính mà chúng ta vốn biết dưới danh xưng lòng đạo bình dân, một lòng đạo đức cần được đánh giá và khuyến khích trong sự hòa hợp với phụng vụ (15). Phụng vụ là sự sống chứ không phải một ý niệm để hiểu xuông mà thôi. Thực vậy, nó dẫn tới việc sống kinh nghiệm khởi đầu, vốn có tính biến đổi lối suy nghĩ và cư xử, chứ không làm phong phú một mớ ý niệm về Thiên Chúa. Việc thờ phượng của phụng vụ “trước hết không phải là một học lý để hiểu xuông hay một nghi thức để cử hành; dĩ nhiên nó cũng là một nghi thức nhưng xét cách khác, nó khác hẳn: nó là một nguồn sống và soi sáng hành trình đức tin của ta” (16).
Suy gẫm thiêng liêng là một điều khác với phụng vụ, vì phụng vụ “thực sự là bước vào mầu nhiệm Thiên Chúa; để mình được dẫn vào mầu nhiệm và hiện hữu trong mầu nhiệm” (17). Có một sự khác nhau lớn giữa việc nói rằng Thiên Chúa hiện hữu và việc cảm thấy Thiên Chúa yêu thương chúng ta, trong con người thực của chúng ta, ngay lúc này và tại đây. Trong lời cầu nguyện của phụng vụ, chúng ta cảm nghiệm sự hiệp thông được tượng trưng không phải bằng các ý niệm trừu tượng nhưng bằng một hành động mà Thiên Chúa và chúng ta, mà Chúa Kitô và Giáo Hội, là các tác nhân (18). Do đó, các nghi thức và lời cầu nguyện (xem SC, số 48), từ bản chất của chúng chứ không do các giải thích của chúng ta, đã trở thành một trường học dạy lối sống Kitô Giáo, mở ra cho mọi người có lỗ tai rộng mở, có mắt có tim để học hỏi ơn gọi và sứ mệnh của môn đệ Chúa Giêsu. Điều này phù hợp với nền huấn giáo nhiệm tính (mystagogic catechesis) vốn được các giáo phụ thực hành và cũng đã được Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo tiếp nhận; Sách này nói về phụng vụ, Phép Thánh Thể và các bí tích khác dưới ánh sáng các bản văn và nghi thức trong các sách phụng vụ ngày nay.
Nhờ kết hợp thành một hiện hữu sống động với Chúa Kitô mà trở thành người cưu mang sự sống, trở thành mẹ, thành nhà truyền giáo, nhưng Giáo Hội chỉ thực sự sống động nếu dám đi ra ngoài gặp gỡ người lân cận, lo lắng phục vụ mà không chạy theo các thế lực trần gian chỉ khiến Giáo Hội ra hiếm muộn. Do đó, việc cử hành các mầu nhiệm thánh nhắc chúng ta nhớ tới Đức Mẹ, Trinh Nữ của Kinh Ngợi Khen, chiêm ngưỡng nơi ngài “mọi điều ngài ước mong và hy vọng, như trong một hình ảnh tinh ròng nhất” (SC 103).
Cuối cùng, chúng ta không thể quên được rằng sự phong phú của Giáo Hội cầu nguyện, vì là “công giáo”, nên phải vượt quá Nghi Lễ Rôma, là nghi lễ, mặc dù sâu rộng nhất, nhưng không duy nhất. Sự hòa hợp của các truyền thống nghi lễ khác nhau của cả Đông Phương lẫn Tây Phương, từ hơi thở của cùng một Thần Khí, đem lại tiếng nói cho Giáo Hội cầu nguyện duy nhất vì Chúa Kitô, với Chúa Kitô và trong Chúa Kitô, vì vinh danh Chúa Cha và sự cứu rỗi thế giới.
Anh chị em thân mến, tôi cám ơn anh chị em đã tới viếng thăm và tôi khuyến khích những ai có trách nhiệm đối với Trung Tâm Hoạt Động Phụng Vụ tiếp tục có lòng tin vào sự gợi hứng lúc ban đầu, là phục vụ việc cầu nguyện của dân thánh Thiên Chúa. Thực vậy, Trung Tâm Hoạt Động Phụng Vụ luôn luôn nổi bật vì sự quan tâm đối với nền mục vụ phụng vụ, trung thành với các chỉ dẫn của Tòa Thánh cũng như của các giám mục và hưởng được sự hỗ trợ của các ngài. Kinh nghiệm lâu dài của Tuần Lễ Phụng Vụ, được tổ chức tại nhiều giáo phận của Ý, cùng với tập san “Phụng Vụ”, đã rất hữu ích trong việc cổ vũ cuộc canh tân phụng vụ trong đời sống các giáo xứ, các chủng viện và các cộng đồng tu trì. Cực nhọc là điều không thiếu, nhưng niềm vui cũng luôn có đó! Hôm nay, một lần nữa, tôi yêu cầu sự cam kết này nơi anh chị em: để giúp các thừa tác viên thụ phong, cũng như các thừa tác viên khác, các lĩnh xướng viên, các nghệ sĩ, các nhạc sĩ biết hợp tác với nhau để phụng vụ thực sự là “nguồn suối và đỉnh cao của sinh lực trong Giáo Hội” (xem SC,10). Tôi xin anh chị em vui lòng cầu nguyện cho tôi và tôi xin ban cho anh chị em Phép Lành Tông Truyền từ đáy lòng tôi.
___________________________________________________________________________________________________________
Chú thích
[1] Xem Tự Sắc Tra le sollecitudini, ngày 22 tháng Mười Một, 1903: ASS 36 (1904), 329-339.
[2] Xem Tông Hiến Divino afflatu, ngày 1 tháng Mười Một, 1911: AAS 3 (1911), 633-638.
[3] Tự Sắc Abhinc duos annos, ngày 23 tháng Mười, 1913: AAS 5 (1913) 449-450).
[4] 20 tháng Mười Một, 1947: AAS 39 (1947) 521-600.
[5] Xem Thánh Bộ Nghi Lễ, phần lịch sử, số 71. “Memoria sulla riform liturgica” (1946).
[6] Xem Piô XII, Tự Sắc In cotidianis precibus, ngày 24 tháng Ba, 1945: AAS 37 (1945) 65-67.
[7] Xem Thánh Bộ Nghi Lễ, Sắc Lệnh Dominicae Resurrectionis, ngày 9 tháng 2, 1951: AAS 43 (1951) 128-129; Id., Sắc Lệnh Maxima Redemptionis, ngày 16 tháng Mười Một, 1955: AAS 47 (1955) 838-841).
[8] Yết Kiến Chung, ngày 13 tháng Giêng , 1965.
[9] “Việc cải tổ các nghi thức và các sách phụng vụ đã được thực hiện gần như ngay sau khi công bố Hiến Chế Sacrosanctum Concilium và được thi hành một ít năm sau nhờ việc làm đáng kể và vô tư của rất đông các nhà chuyên môn và mục tử khắp thế giới (Xem Sacrosanctum Concilium, 25). Công việc này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của nguyên tắc công đồng: trung thành với Truyền Thống và cởi mở với tiến bộ hợp pháp (xem Đã dẫn, 23); do đó, có thể nói rằng việc cải tổ phụng vụ hoàn toàn hợp truyền thống “ad normam Sanctorum Patrum” (quy phạm Giáo Phụ) (xem Đã dẫn, số 50; Insitutio generalis Missalis Romani, Prooemium, 6)” (Đức Gioan Phaolô II, Tông Thư Vicesimus quintus annus, 4).
[10] “Ngày nay, một điểm đặc thù trong đời sống Giáo Hội, một lần nữa, lôi cuốn sự chú ý của Đức Giáo Hoàng: đó là các hoa trái có ích không thể bác bỏ được của việc cải tổ phụng vụ. Kể tứ lúc công bố Hiến Chế Công Đồng Sacrosanctum Concilium, nhiều tiến bộ vĩ đại đã được thực hiện, đáp ứng được các tiền đề do phong trào phụng vụ của cuối thế kỷ 19 đề xuất và đã thực hiện trọn vẹn các khát vọng sâu xa, mà rất nhiều người trong Giáo Hội cũng như các học giả từng cố gắng và cầu nguyện cho. Nghi Thức Thánh Lễ mới, do Ta công bố sau một chuẩn bị lâu dài, đầy trách nhiệm của nhiều cơ quan, và đã đưa nhiều bài tán dương (eulogies) khác vào Qui Điển Rôma, là qui điển cho đến nay chủ yếu vẫn không thay đổi, đã mang lại nhiều hoa trái tốt lành: tham dự nhiều hơn vào hành động phụng vụ; ý thức hành động thánh một cách đứng đắn hơn; nhận thức nhiều hơn và rộng rãi hơn các kho tàng bất tận của Thánh Kinh; gia tăng ý nghĩa cộng đoàn của Giáo Hội. Diễn biến trong các năm qua cho thấy chúng ta đang đi đúng đường. Tuy nhiên, bất hạnh thay, đã có những lạm dụng và tự sáng chế trong lúc thi hành. Nay đã đến lúc để các chia rẽ nhất định phải thất bại, vì tất cả đều độc hại như nhau, cách này hay cách khác, và áp dụng, một cách toàn diện với đủ mọi tiêu chuẩn công chính và gợi hứng của nó,việc cải tổ đã được Ta chấp thuận để thực thi các quyết định của Công Đồng” (Bài nói chuyện Gratias ex animo, ngày 27 tháng Sáu, 1977: Insegnamenti di Paolo VI, XV [1977], 655-656, bằng tiếng Ý 662-663).
[11] Xem Ordinamento generale del Messale Romano, n 299; Rito della dedicazione di un altare, Premesse, nn. 155, 159.
[12] “Quanh bàn thờ này, chúng con được nuôi dưỡng bằng Mình và Máu Con Cha để tạo thành Giáo Hội duy nhất và thánh thiện của Cha” (Nghi thức thánh hiến bàn thờ, số 213, Kinh Tiền Tụng).
[13] “Các hành động phụng vụ không phải là các hành động tư riêng mà là các cử hành của Giáo Hội; mà Giáo hội thì vốn là ‘bí trích của hợp nhất’ nghĩa là, dân thánh tụ họp và được sắp xếp dưới sự hướng dẫn của các giám mục. Do đó, các hành động này thuộc toàn bộ cơ thể Giáo Hội, chúng biểu lộ Giáo Hội một cách minh nhiên và tiềm ẩn” (SC, số 26).
[14] Bài giảng lễ trọng Mình và Máu Cực Thánh Chúa Kitô, ngày 18 tháng Sáu, 2017: L’Osservatore Romano, các ngày 19-20 tháng Sáu, 2017, trang 8.
[15] Xem SC, 13; Tông Huấn Evangelii gaudium, ngày 24 tháng Mười Một, 2013, 122-126: AAS 105 (2013), 1071-1073.
[16] Bài giảng Thánh Lễ Chúa Nhật III Mùa Chay, Giáo Xứ Ognissanti thuộc Giáo Phận Rôma, ngày 7 tháng Ba, 2015.
[17] Bài giảng Thánh Lễ tại Nhà Thánh Marta, ngày 10 tháng Hai, 2014.
[18] “Hãy xem xem tại sao việc tưởng niệm Thánh Thể lại đem lại cho ta nhiều ơn phúc đến thế: đây không phải là một ký ức trừu tượng, lạnh lùng, chỉ có tính ý niệm, mà là ký ức sống động và đầy an ủi về tình yêu Thiên Chúa. […] Trong Thánh Thể, có mọi mùi của lời và cử chỉ của Chúa Giêsu, mọi vị Phục Sinh của Người, mọi hương thơm của Thần Trí Người. Được khắc ghi trong trái tim tiếp nhận nó của chúng ta là sự chắc chắn được Người yêu thương” (Bài giảng lễ trọng Mình và Máu Cực Thánh Chúa Kitô, ngày 18 tháng Sáu, 2017: L’Osservatore Romano, các ngày 19-20 tháng Sáu, 2017, trang 8).
Nhân dịp này, Đức Phanxicô tuyên bố một cách long trọng rằng cuộc cải tổ phụng vụ của Vatican II là không thể đảo ngược. Ngài nói: “Chúng ta có thể quả quyết một cách chắc chắn và với thế giá của huấn quyền rằng cuộc cải tổ phụng vụ là đièu không thể đảo ngược được”.
Sau đây là nguyên văn bài diễn văn dựa vào bản tiếng Anh của Hãng Tin Zenit:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Tôi chào mừng tất cả anh chị em và xin cám ơn vị Chủ Tịch, Đức Cha Claudio Maniago, về những lời ngài trình bầy về Tuần Lễ Phụng Vụ Toàn Quốc, kỷ niệm 70 năm ngày ra đời của Trung Tâm Hoạt Động Phụng Vụ.
Khoảng thời gian trên là một thời kỳ, trong đó, trong lịch sử Giáo Hội, và, cách riêng, trong lịch sử phụng vụ, các biến cố chủ yếu chứ không hời hợt đã diễn ra. Công Đồng Vatican II sẽ không thể bị quên lãng thế nào thì cuộc cải tổ phụng vụ cũng sẽ được tưởng nhớ như thế vì nó từ đó mà có.
Công Đồng và cuộc cải tổ là các biến cố trực tiếp liên kết với nhau, các biến cố không bỗng chốc đơm bông mà đã được chuẩn bị từ lâu. Nó đã được chứng nghiệm bởi điều được gọi là phong trào phụng vụ, và các câu giải đáp do Các Vị Giám Mục Tối Cao đưa ra để trả lời các khó khăn được tri cảm trong việc cầu nguyện trong Giáo Hội. Khi một nhu cầu được ghi nhận, dù giải pháp chưa tức thì có đó, vẫn có nhu cầu phải bắt đầu hành động.
Tôi nghĩ tới Đức Piô X, đấng đã truyền lệnh phải sắp xếp lại nền âm nhạc thánh (1) và việc phục hồi cử hành ngày Chúa Nhật (2); ngài còn lập một Ủy Ban để cải tổ tổng quát nền phụng vụ, vì biết rằng nó sẽ có bao hàm một công việc vừa dài vừa ngắn hạn; và do đó, như chính ngài thừa nhận, cần phải nhiều năm qua đi, trước khi tòa nhà phụng vụ này, có thể nói như thế, […] tái hiện sáng chói trong phẩm giá và sự hoà hợp của nó, khi đã được thanh tẩy khỏi mọi vết nhăn của tuổi già” (3).
Đức Piô XII đã tiếp nối dự án cải tổ với Thông Điệp Mediator Dei (4) và lập ra một Ủy Ban Nghiên Cứu (5); ngài cũng đưa ra nhiều quyết định cụ thể liên quan đến sách Thánh Vịnh (6), giảm chay trước khi Rước Lễ, sử dụng sinh ngữ trong Nghi Thức, cải tổ quan trọng Lễ Vọng Phục Sinh và Tuần Thánh (7). Từ thúc đẩy này, theo gương nhiều dân tộc khác, Trung Tâm Hoạt Động Phụng Vụ đã xuất hiện tại Ý, được hướng dẫn bởi các vị giám mục biết lo lắng cho những người đã được ủy thác cho mình và được sinh động hóa nhờ các học giả biết yêu mến Giáo Hội cũng như nền mục vụ phụng vụ.
Rồi Công Đồng Vatican II đã hoàn thiện Hiến Chế về phụng vụ thánh Sacrosanctum Concilium (SC) như hoa trái tốt lành của cây Giáo Hội; các đường hướng cải tổ tổng quát của hiến chế này đáp ứng các nhu cầu có thực và niềm hy vọng cụ thể về một cuộc canh tân: một phụng vụ sống động được mong ước cho một Giáo Hội vốn được lên sinh lực nhờ các mầu nhiệm được cử hành. Đây là việc nói lên một cách mới mẻ sinh lực muôn thuở của Giáo Hội cầu nguyện, Giáo Hội hằng bận tâm lo cho các Kitô hữu “tham dự vào mầu nhiệm đức tin ấy, không như những khách bàng quan, câm lặng, nhưng là những người thấu đáo mầu nhiệm đó nhờ các nghi lễ và kinh nguyện: họ tham dự hoạt động thánh một cách ý thức, thành kính và linh động” (SC, 48). Chân Phúc Phaolô VI đã nhắc lại điều vừa rồi khi giải thích các biện pháp đầu tiên của cuộc cải tổ mới được công bố: "Nên cảnh giác điều này: thích đáng biết bao nếu thẩm quyền của Giáo Hội mong muốn, cổ vũ, đề xướng lối cầu nguyện mới mẻ này, nhờ thế đem lại một sự gia tăng lớn lao hơn cho sứ mệnh thiêng liêng của Giáo Hội […]; và ta không nên do dự trong việc tự làm cho mình trước nhất trở thành các môn đệ và sau đó trở thành các người yểm trợ trường cầu nguyện đang khởi sự bắt đầu này” (8).
Hướng đi do Công Đồng vạch ra đã tìm được hình thức của nó, một hình thức phù hợp với nguyên tắc vừa kính trọng truyền thống lành mạnh vừa kính trọng sự tiến bộ chính đáng; hình thức này được tìm thấy nơi các sách phụng vụ do Chân Phúc Phaolô VI công bố, và được tiếp nhận một cách nồng nhiệt bởi các vị giám mục hiện diện tại Công Đồng, và cho tới nay trong gần 50 năm được sử dụng trong Nghi Lễ Rôma. Việc áp dụng thực tế cho từng quốc gia liên hệ, dưới sự hướng dẫn của các hội đồng giám mục, vẫn thịnh hành, vì để canh tân não trạng, cải cách các sách phụng vụ mà thôi không đủ. Phù hợp với qui phạm trong các sắc lệnh của Công Đồng, các sách cải tổ đã khắc ghi một diễn trình đòi hỏi thì giờ, trung thành tiếp nhận, thực tiễn vâng lời, thi hành việc cử hành khôn ngoan, trước nhất, từ phiá các thừa tác viên thụ phong, nhưng cũng từ phía các thừa tác viên khác, các lĩnh xướng viên (cantor), và tất cả những ai tham dự phụng vụ. Thực vậy, ta biết đấy, việc giáo dục phụng vụ cho các mục tử và tín hữu là một thách đố phải luôn được đề cập lại. Chính Đức Phaolô VI, một năm trước khi qua đời, đã nói với các vị hồng y tụ họp nhau tại cơ mật hội: “Nay đã đến lúc để các chia rẽ nhất định phải thất bại, vì tất cả đều độc hại như nhau, cách này hay cách khác, và áp dụng, một cách toàn diện với đủ mọi tiêu chuẩn công chính và gợi hứng của nó, việc cải tổ đã được Ta chấp thuận để thực thi các quyết định của Công Đồng” (10).
Và hiện nay, vẫn còn việc phải làm trong chiều hướng trên, cách riêng, phải tái khám phá các lý do cho quyết định đã được đưa ra đối với việc cải tổ phụng vụ, phải khắc phục các bài đọc thiếu nền tảng và hời hợt, việc tiếp nhận và các thực hành phiến diện khiến phụng vụ ra méo mó. Đây không hẳn là việc phải suy nghĩ lại cuộc cải tổ bằng cách khảo sát lại các quyết định, mà là nhận thức tốt hơn các lý do nằm ở bên dưới, và nhờ các tài liệu lịch sử, biết nội tâm hóa các nguyên tắc linh hứng và tuân giữ các kỷ luật qui định về nó. Sau huấn quyền này, sau cuộc hành trình lâu dài này, ta có thể quả quyết một cách chắc chắn và với thế giá của huấn quyền rằng cuộc cải tổ phụng vụ là điều không thể đảo ngược được.
Nhiệm vụ cổ vũ và bảo vệ phụng vụ đã được bộ giáo luật ủy thác cho Tòa Thánh và các giám mục giáo phận; trách nhiệm và thẩm quyền của những vị này rất đáng kể vào lúc này; các cơ quan quốc gia và giáo phận lo việc mục vụ phụng vụ, các viện huấn luyện và các chủng viện cũng tham gia vào việc này. Ở Ý, nổi bật trong lãnh vực huấn luyện này là Trung Tâm Hoạt Động Phụng Vụ với nhiều sáng kiến của nó như Tuần Lễ Phụng Vụ hàng năm.
Sau khi duyệt lại cuộc hành trình này bằng ký ức, nay tôi muốn đề cập một số khía cạnh dưới chủ đề được anh chị em suy nghĩ trong mấy ngày này, tức là “Một Phụng Vụ Sống Động cho một Giáo Hội Sống Động”.
Phụng vụ “sống động” là nhờ sự hiện diện sống động của Đấng “khi chết đã tiêu diệt sự chết và khi sống lại đã phục hồi sự sống cho chúng con” (Kinh Tiến Tụng Phục Sinh I), không có sự hiện diện thực sự của mầu nhiệm Chúa Kitô, sẽ không có sự sinh động của phụng vụ. Không có nhịp đập của trái tim, sẽ không có sự sống con người thế nào, thì ở đây, không có nhịp đập của Chúa Kitô, sẽ không có hoạt động phụng vụ nào như thế. Thực ra, điều định nghĩa phụng vụ chính là sự thực thi, qua các dấu hiệu thánh thiện, chức linh mục của Chúa Giêsu Kitô, nghĩa là, việc người hiến mạng sống Người đến độ chịu chết giang tay trên thập giá, một chức linh mục được làm cho trở thành hiện diện không ngừng nhờ các nghi thức và lời cầu nguyện, tuyệt hảo nhất trong Mình và Máu Thánh Người, nhưng cũng trong con người của vị linh mục, trong việc công bố Lời Chúa, trong cộng đoàn tụ họp để cầu nguyện nhân danh Người (xem SC, số 7). Trong số các dấu hiệu hữu hình của Mầu Nhiệm vô hình, ta thấy có bàn thờ, dấu chỉ Chúa Kitô là viên đá sống động, bị con người liệng bỏ nhưng đã trở thành viên đá góc của tòa nhà thiêng liêng trong đó việc thờ phượng bằng tinh thần và sự thật được dâng lên Thiên Chúa hằng sống (xem 1Pr 2:4; Ep 2:20). Bởi thế, bàn thờ, trung tâm mà mọi chú ý của ta qui về trong các nhà thờ (11), đã được thánh hiến, được xức dầu thánh, được xông hương, được hôn kính, được tôn kính: cái nhìn của dân cầu nguyện, cả linh mục lẫn giáo dân, đều hướng về bàn thờ, được triệu tập để tụ họp quanh nó (12); được đặt trên bàn thờ là lễ vật của Giáo Hội mà Chúa Thánh Thần đã thánh hiến thành Bí Tích hy sinh của Chúa Kitô; từ bàn thờ, bánh sự sống và chén cứu độ được ban phát “để chúng con trở thành một thân thể và một tinh thần trong Chúa Kitô” (Kinh Nguyện Thánh Thể III).
Phụng vụ là sự sống dành cho toàn bộ dân của Giáo Hội (13). Quả thế, từ bản chất, phụng vụ vốn là của “người dân” (popupar) chứ không phải của hàng giáo sĩ, là hành động vì dân và của dân, như chính từ nguyên đã chứng tỏ. Như rất nhiều lời cầu nguyện phụng vụ đã nhắc nhớ, nó là hành động mà Thiên Chúa đã thi hành vì dân của Người, nhưng cũng là hành động dân lắng nghe lời của Thiên Chúa nói, và họ đáp ứng bằng cách ca ngợi Người, cầu khẩn Người, lãnh nhận nguồn bất tận của sự sống và lòng thương xót tuôn ra từ các dấu hiệu thánh thiện. Giáo Hội cầu nguyện qui tụ tất cả những ai có một tâm hồn biết lắng nghe Tin Mừng, chứ không hề loại bỏ ai; được triệu mời là người hèn mọn và người cao cả, người giầu có và người nghèo khổ, trẻ em và người cao niên, người khỏe mạnh và người ốm đau, người công chính và người tội lỗi. Phù hợp với hình ảnh “đám đông mênh mông” cử hành phụng vụ tại đền thánh Thiên Quốc (Xem Kh 7:9), cộng đồng phụng vụ, trong Chúa Kitô, vượt lên trên mọi giới hạn tuổi tác, chủng tộc, ngôn ngữ và quốc gia. Tầm mức “người dân” của phụng vụ nhắc ta nhớ rằng nó có tính bao gồm (inclusive) chứ không loại trừ (exclusive), cổ vũ sự hiệp thông, tuy nhiên không đánh đồng (homologizing), vì nó kêu gọi từng người đóng góp vào việc xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô, tùy theo ơn gọi và tính độc đáo của mình: “Thánh Thể không phải là một bí tích ‘dành cho tôi’ mà thôi, nó là bí tích của nhiều người lập thành một thân thể là dân thánh tín thành của Thiên Chúa” (14). Do đó, chúng ta không nên quên rằng trước nhất nó là nền phụng vụ nói lên lòng sùng đạo (pietas) của toàn bộ dân Chúa, rồi được kéo dài nhờ việc thi hành và lòng sùng kính mà chúng ta vốn biết dưới danh xưng lòng đạo bình dân, một lòng đạo đức cần được đánh giá và khuyến khích trong sự hòa hợp với phụng vụ (15). Phụng vụ là sự sống chứ không phải một ý niệm để hiểu xuông mà thôi. Thực vậy, nó dẫn tới việc sống kinh nghiệm khởi đầu, vốn có tính biến đổi lối suy nghĩ và cư xử, chứ không làm phong phú một mớ ý niệm về Thiên Chúa. Việc thờ phượng của phụng vụ “trước hết không phải là một học lý để hiểu xuông hay một nghi thức để cử hành; dĩ nhiên nó cũng là một nghi thức nhưng xét cách khác, nó khác hẳn: nó là một nguồn sống và soi sáng hành trình đức tin của ta” (16).
Suy gẫm thiêng liêng là một điều khác với phụng vụ, vì phụng vụ “thực sự là bước vào mầu nhiệm Thiên Chúa; để mình được dẫn vào mầu nhiệm và hiện hữu trong mầu nhiệm” (17). Có một sự khác nhau lớn giữa việc nói rằng Thiên Chúa hiện hữu và việc cảm thấy Thiên Chúa yêu thương chúng ta, trong con người thực của chúng ta, ngay lúc này và tại đây. Trong lời cầu nguyện của phụng vụ, chúng ta cảm nghiệm sự hiệp thông được tượng trưng không phải bằng các ý niệm trừu tượng nhưng bằng một hành động mà Thiên Chúa và chúng ta, mà Chúa Kitô và Giáo Hội, là các tác nhân (18). Do đó, các nghi thức và lời cầu nguyện (xem SC, số 48), từ bản chất của chúng chứ không do các giải thích của chúng ta, đã trở thành một trường học dạy lối sống Kitô Giáo, mở ra cho mọi người có lỗ tai rộng mở, có mắt có tim để học hỏi ơn gọi và sứ mệnh của môn đệ Chúa Giêsu. Điều này phù hợp với nền huấn giáo nhiệm tính (mystagogic catechesis) vốn được các giáo phụ thực hành và cũng đã được Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo tiếp nhận; Sách này nói về phụng vụ, Phép Thánh Thể và các bí tích khác dưới ánh sáng các bản văn và nghi thức trong các sách phụng vụ ngày nay.
Nhờ kết hợp thành một hiện hữu sống động với Chúa Kitô mà trở thành người cưu mang sự sống, trở thành mẹ, thành nhà truyền giáo, nhưng Giáo Hội chỉ thực sự sống động nếu dám đi ra ngoài gặp gỡ người lân cận, lo lắng phục vụ mà không chạy theo các thế lực trần gian chỉ khiến Giáo Hội ra hiếm muộn. Do đó, việc cử hành các mầu nhiệm thánh nhắc chúng ta nhớ tới Đức Mẹ, Trinh Nữ của Kinh Ngợi Khen, chiêm ngưỡng nơi ngài “mọi điều ngài ước mong và hy vọng, như trong một hình ảnh tinh ròng nhất” (SC 103).
Cuối cùng, chúng ta không thể quên được rằng sự phong phú của Giáo Hội cầu nguyện, vì là “công giáo”, nên phải vượt quá Nghi Lễ Rôma, là nghi lễ, mặc dù sâu rộng nhất, nhưng không duy nhất. Sự hòa hợp của các truyền thống nghi lễ khác nhau của cả Đông Phương lẫn Tây Phương, từ hơi thở của cùng một Thần Khí, đem lại tiếng nói cho Giáo Hội cầu nguyện duy nhất vì Chúa Kitô, với Chúa Kitô và trong Chúa Kitô, vì vinh danh Chúa Cha và sự cứu rỗi thế giới.
Anh chị em thân mến, tôi cám ơn anh chị em đã tới viếng thăm và tôi khuyến khích những ai có trách nhiệm đối với Trung Tâm Hoạt Động Phụng Vụ tiếp tục có lòng tin vào sự gợi hứng lúc ban đầu, là phục vụ việc cầu nguyện của dân thánh Thiên Chúa. Thực vậy, Trung Tâm Hoạt Động Phụng Vụ luôn luôn nổi bật vì sự quan tâm đối với nền mục vụ phụng vụ, trung thành với các chỉ dẫn của Tòa Thánh cũng như của các giám mục và hưởng được sự hỗ trợ của các ngài. Kinh nghiệm lâu dài của Tuần Lễ Phụng Vụ, được tổ chức tại nhiều giáo phận của Ý, cùng với tập san “Phụng Vụ”, đã rất hữu ích trong việc cổ vũ cuộc canh tân phụng vụ trong đời sống các giáo xứ, các chủng viện và các cộng đồng tu trì. Cực nhọc là điều không thiếu, nhưng niềm vui cũng luôn có đó! Hôm nay, một lần nữa, tôi yêu cầu sự cam kết này nơi anh chị em: để giúp các thừa tác viên thụ phong, cũng như các thừa tác viên khác, các lĩnh xướng viên, các nghệ sĩ, các nhạc sĩ biết hợp tác với nhau để phụng vụ thực sự là “nguồn suối và đỉnh cao của sinh lực trong Giáo Hội” (xem SC,10). Tôi xin anh chị em vui lòng cầu nguyện cho tôi và tôi xin ban cho anh chị em Phép Lành Tông Truyền từ đáy lòng tôi.
___________________________________________________________________________________________________________
Chú thích
[1] Xem Tự Sắc Tra le sollecitudini, ngày 22 tháng Mười Một, 1903: ASS 36 (1904), 329-339.
[2] Xem Tông Hiến Divino afflatu, ngày 1 tháng Mười Một, 1911: AAS 3 (1911), 633-638.
[3] Tự Sắc Abhinc duos annos, ngày 23 tháng Mười, 1913: AAS 5 (1913) 449-450).
[4] 20 tháng Mười Một, 1947: AAS 39 (1947) 521-600.
[5] Xem Thánh Bộ Nghi Lễ, phần lịch sử, số 71. “Memoria sulla riform liturgica” (1946).
[6] Xem Piô XII, Tự Sắc In cotidianis precibus, ngày 24 tháng Ba, 1945: AAS 37 (1945) 65-67.
[7] Xem Thánh Bộ Nghi Lễ, Sắc Lệnh Dominicae Resurrectionis, ngày 9 tháng 2, 1951: AAS 43 (1951) 128-129; Id., Sắc Lệnh Maxima Redemptionis, ngày 16 tháng Mười Một, 1955: AAS 47 (1955) 838-841).
[8] Yết Kiến Chung, ngày 13 tháng Giêng , 1965.
[9] “Việc cải tổ các nghi thức và các sách phụng vụ đã được thực hiện gần như ngay sau khi công bố Hiến Chế Sacrosanctum Concilium và được thi hành một ít năm sau nhờ việc làm đáng kể và vô tư của rất đông các nhà chuyên môn và mục tử khắp thế giới (Xem Sacrosanctum Concilium, 25). Công việc này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của nguyên tắc công đồng: trung thành với Truyền Thống và cởi mở với tiến bộ hợp pháp (xem Đã dẫn, 23); do đó, có thể nói rằng việc cải tổ phụng vụ hoàn toàn hợp truyền thống “ad normam Sanctorum Patrum” (quy phạm Giáo Phụ) (xem Đã dẫn, số 50; Insitutio generalis Missalis Romani, Prooemium, 6)” (Đức Gioan Phaolô II, Tông Thư Vicesimus quintus annus, 4).
[10] “Ngày nay, một điểm đặc thù trong đời sống Giáo Hội, một lần nữa, lôi cuốn sự chú ý của Đức Giáo Hoàng: đó là các hoa trái có ích không thể bác bỏ được của việc cải tổ phụng vụ. Kể tứ lúc công bố Hiến Chế Công Đồng Sacrosanctum Concilium, nhiều tiến bộ vĩ đại đã được thực hiện, đáp ứng được các tiền đề do phong trào phụng vụ của cuối thế kỷ 19 đề xuất và đã thực hiện trọn vẹn các khát vọng sâu xa, mà rất nhiều người trong Giáo Hội cũng như các học giả từng cố gắng và cầu nguyện cho. Nghi Thức Thánh Lễ mới, do Ta công bố sau một chuẩn bị lâu dài, đầy trách nhiệm của nhiều cơ quan, và đã đưa nhiều bài tán dương (eulogies) khác vào Qui Điển Rôma, là qui điển cho đến nay chủ yếu vẫn không thay đổi, đã mang lại nhiều hoa trái tốt lành: tham dự nhiều hơn vào hành động phụng vụ; ý thức hành động thánh một cách đứng đắn hơn; nhận thức nhiều hơn và rộng rãi hơn các kho tàng bất tận của Thánh Kinh; gia tăng ý nghĩa cộng đoàn của Giáo Hội. Diễn biến trong các năm qua cho thấy chúng ta đang đi đúng đường. Tuy nhiên, bất hạnh thay, đã có những lạm dụng và tự sáng chế trong lúc thi hành. Nay đã đến lúc để các chia rẽ nhất định phải thất bại, vì tất cả đều độc hại như nhau, cách này hay cách khác, và áp dụng, một cách toàn diện với đủ mọi tiêu chuẩn công chính và gợi hứng của nó,việc cải tổ đã được Ta chấp thuận để thực thi các quyết định của Công Đồng” (Bài nói chuyện Gratias ex animo, ngày 27 tháng Sáu, 1977: Insegnamenti di Paolo VI, XV [1977], 655-656, bằng tiếng Ý 662-663).
[11] Xem Ordinamento generale del Messale Romano, n 299; Rito della dedicazione di un altare, Premesse, nn. 155, 159.
[12] “Quanh bàn thờ này, chúng con được nuôi dưỡng bằng Mình và Máu Con Cha để tạo thành Giáo Hội duy nhất và thánh thiện của Cha” (Nghi thức thánh hiến bàn thờ, số 213, Kinh Tiền Tụng).
[13] “Các hành động phụng vụ không phải là các hành động tư riêng mà là các cử hành của Giáo Hội; mà Giáo hội thì vốn là ‘bí trích của hợp nhất’ nghĩa là, dân thánh tụ họp và được sắp xếp dưới sự hướng dẫn của các giám mục. Do đó, các hành động này thuộc toàn bộ cơ thể Giáo Hội, chúng biểu lộ Giáo Hội một cách minh nhiên và tiềm ẩn” (SC, số 26).
[14] Bài giảng lễ trọng Mình và Máu Cực Thánh Chúa Kitô, ngày 18 tháng Sáu, 2017: L’Osservatore Romano, các ngày 19-20 tháng Sáu, 2017, trang 8.
[15] Xem SC, 13; Tông Huấn Evangelii gaudium, ngày 24 tháng Mười Một, 2013, 122-126: AAS 105 (2013), 1071-1073.
[16] Bài giảng Thánh Lễ Chúa Nhật III Mùa Chay, Giáo Xứ Ognissanti thuộc Giáo Phận Rôma, ngày 7 tháng Ba, 2015.
[17] Bài giảng Thánh Lễ tại Nhà Thánh Marta, ngày 10 tháng Hai, 2014.
[18] “Hãy xem xem tại sao việc tưởng niệm Thánh Thể lại đem lại cho ta nhiều ơn phúc đến thế: đây không phải là một ký ức trừu tượng, lạnh lùng, chỉ có tính ý niệm, mà là ký ức sống động và đầy an ủi về tình yêu Thiên Chúa. […] Trong Thánh Thể, có mọi mùi của lời và cử chỉ của Chúa Giêsu, mọi vị Phục Sinh của Người, mọi hương thơm của Thần Trí Người. Được khắc ghi trong trái tim tiếp nhận nó của chúng ta là sự chắc chắn được Người yêu thương” (Bài giảng lễ trọng Mình và Máu Cực Thánh Chúa Kitô, ngày 18 tháng Sáu, 2017: L’Osservatore Romano, các ngày 19-20 tháng Sáu, 2017, trang 8).