Điều Răn Thứ Bốn - Đạo thờ Ông Bà
„Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, như Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã truyền cho ngươi, để được sống lâu, và để được hạnh phúc trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi“ (Đnl. 5,16)
Sau khi ba Điều Răn đầu tiên trong Thập Giới Điều của Thiên Chúa đã nêu lên những bổn phận quan trọng đòi buộc con người nhất thiết phải chu toàn đối với Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa Toàn Năng, thì bảy Điều Răn còn lại đề cập tới những trách nhiệm hổ tương giữa con người với con người trong các tương giao với nhau.
Và bắt đầu là Điều Răn Thứ Bốn, dạy con cái phải hiếu thảo và kính yêu đối với các bậc sinh thành là tổ tiên, ông bà và cha mẹ. Điều này khẳng định tính chất cơ bản và trọng yếu của bổn phận thảo kính mà con cái phải có đối với cha mẹ, khi các ngài còn sống cũng như lúc đã qua đời, của Đạo Thiên Chúa nói chung và của Đạo Công Giáo nói riêng. Đúng vậy, qua Điều Răn Thứ Bốn, Thiên Chúa đòi buộc những người làm con cái nhất thiết phải có trách nhiệm và bổn phận đối cha mẹ mình.
Đồng thời điều đó cũng là một minh chứng hùng hồn phản bác lại những phê bình chỉ trích nông cạn của một số người không hiểu rõ giáo lý Công Giáo nên đã hiểu lầm cho rằng đi theo Đạo Công Giáo là bỏ tổ tiên, bỏ ông bà và cha mẹ. Đúng vậy, ở đây bổn phận phải thảo kính cha mẹ không phải là một truyền thống tốt hay một luật lệ đúng đắn do loài người đặt ra, mà là luật thánh do chính Ông Trời, do chính Thiên Chúa đã thiết đặt và đòi buộc tất cả mọi kẻ làm con phải chu toàn đối với cha mẹ mình. Vì thế, Điều Răn Thứ Bốn này thực sự là luật thánh, và những ai không chu toàn Điều Răn Thứ Bốn, tức không có lòng thảo kính cha mẹ, thì không những mắc tội bất hiếu đối với cha mẹ mà còn mắc tội với Trời, nhưng những ai dám mắc tội, dám xúc phạm đến Trời thì Trời không bao Trời dung tha. Kinh ngiệm trong cuộc sống đời thường cũng đã minh chứng điều đó: những người con sống bất hiếu với cha mẹ hoặc xúc phạm nặng nề đến cha mẹ, như hất hủi, đánh đập, chửi bới cha mẹ, thường đã phải gánh chịu những hậu quả ghê gớm như ác quả nhãn tiền.
Nhưng có lẽ sự hiểu lầm vừa nói trên nơi những người ngoài Công Giáo bắt nguồn từ việc họ quan sát thấy các tín hữu Công Giáo không cúng bái ông bà cha mẹ khi các ngài đã qua đời. Vì theo quan niệm truyền thống của những người Việt Nam không phải là tín hữu Công Giáo, thì vào các ngày lễ, ngày rằm, ngày giỗ, tết đoan ngọ, tết nguyên đán, hay các dịp lễ hội quan trọng khác, để tưởng nhớ và tỏ lòng thảo kính đối với ông bà cha mẹ đã qua đời, người ta thường sửa soạn chu đáo một cỗ cúng hay một mâm cúng, to nhỏ tùy điều kiện kinh tế của gia đình liên hệ, và đặt lên bàn thờ tổ tiên. Trên mâm cúng đó gồm có các thức ăn bình thường của người sống, như: Xôi, các thứ thịt ngon, rượu nồng, các thứ hoa trái tươi tốt và cùng với mâm cúng người ta còn đốt các cây nhang, khói hương tỏa bay thơm ngào ngạt, hòa lẫn với những tiếng khấn bái của đoàn con cái cháu chắt đang trang nghiêm quây quần trước bàn thờ, chấp tay thành kính dâng lên ông bà cha mẹ, mong hồn thiêng các ngài trở về hưởng hương vị của các món ăn dâng trên bàn thờ, chứng dám cho lòng hiếu thảo của con cái cháu chắt và phù hộ cho họ biết thương yêu nhau, được bằng an và làm ăn phát đạt. Sau đó, khi cây nhang đã cháy hết thì con cháu mới được phép bưng mâm cúng xuống và cùng nhau ăn uống vui vẻ, vì họ đinh ninh rằng trong thời gian cây nhang đang cháy thì hồn thiêng các người quá cố trở về và hưởng các hương vị của mâm cúng, còn khi cây nhang đã cháy tàn, thì các hồn thiêng ấy cũng đã hưởng xong các hương vị con cháu dâng cúng cho các ngài và đã quay gót trở lại cõi âm rồi; do đó, con cháu mới được hưởng của dư còn lại.
Trước hết, tâm tình thảo hiếu, thương nhớ và gắn bó với ông bà cha mẹ đã qua đời như thế của người Việt Nam chúng ta quả thực là một đạo lý truyền thống rất đáng trân trọng, cần phải được mọi người bất kể lương giáo bảo tồn và phát huy. Nhất là chính tâm tình thảo hiếu ấy hoàn toàn trùng hợp với giáo huấn của Điều Răn Thứ Bốn, tức đúng với bổn phận thảo kính mà Thiên Chúa đòi hỏi con cái phải chu toàn đối với cha mẹ mình.
Tuy nhiên, cách thức tỏ bày lòng thảo kính đối với những người quá cố như thế, tức việc cúng bái ông bà cha mẹ đã chết với những thức ăn vật chất, thì lại không nhất thiết phải được mọi người cùng chia sẻ và đồng ý. Thật vậy, nói tổng quát, các tín hữu Công Giáo hoàn toàn xác tín một cách chắc chắn rằng sau khi đã qua đời, tức sau khi linh hồn ra khỏi xác, thì xác con người sẽ được chôn sâu và tan hòa vào lòng đất mẹ, chờ được sống lại trong ngày tận thế, còn linh hồn thì phải đến trước tòa Thiên Chúa chí công để lãnh nhận phần trách nhiệm về cuộc sống trần gian vừa qua của mình: có công thì được thưởng, có tội thì phải đền bù. Ai gieo giống gì thì sẽ gặt hái được hoa quả của giống đó (x. Gl 6,7b-8). Luật công bằng của trời đất muôn đời vẫn thế, chứ đừng trách Thiên Chúa khắc nghiệt mà lại thêm tội. Vả lại Thánh hiền cũng đã dạy: „Hoàng thiên vô thân, duy đức thị thụ“: Ông Trời không thân riêng ai cả, chỉ người có đức thì Trời giúp (Kinh Thư).
Do đó, bổn phận con cái phải có đối với cha mẹ mình sau khi các ngài đã qua đời là phải siêng năng cầu nguyện cho linh hồn các ngài, để nếu khi còn sống các ngài đã vì yếu đuối mà sai phạm hay thiếu sót các bổn phận của mình cách này cách kia, thì sớm được Thiên Chúa khoan hồng tha thứ và cho về đoàn tụ với các Thần Thánh, vui hưởng hạnh phúc bất diệt trên Thiên đàng. Trong khi đó, mùi thơm của khói nhang và hương vị của các thức ăn là những thứ thuộc vật chất chóng qua thì chỉ cuộc sống thể xác ở đời này mới cần tới để sinh tồn mà thôi, còn linh hồn con người là giống thiêng liêng, vô hình và bất tử thì chỉ mong đợi được hưởng các ân huệ của Thiên Chúa ban cho qua lời cầu xin khẩn nguyện của những người còn sống, chứ hoàn toàn không thể hưởng, hay nói đúng hơn, không cần tới các hương vị vật chất ấy nữa. Chính lý trí tự nhiên của con người bình thường cũng phải phê nhận điều này.
Dĩ nhiên, trên bàn thờ tổ tiên, người Công Giáo cũng được phép thắp nhang hay đặt lên đó bình hoa hay các thứ hoa quả như một dấu chỉ của lòng kính nhớ và thương tiếc của mình đối với ông bà cha mẹ, chứ không phải để cho hồn thiêng các ngài về hưởng. Còn các thức ăn mặn như các thứ thịt thà, cơm rượu, v.v… thì tuyệt đối không bao giờ được đặt lên trên bàn thờ dành cho tổ tiên, nếu không, sẽ phạm tội mê tín dị đoan và liều mình xúc phạm đến Điều Răn Thứ Nhất.
Thật vậy, giáo lý Công Giáo dạy con cái nhất thiết phải có lòng thảo kính và báo hiếu đối với cha mẹ một cách thực tiễn. Đó là: Phải thật lòng kính yêu, biết ơn, vâng phục và giúp đỡ cha mẹ, nhất là lúc các ngài phải rơi vào cảnh túng thiếu hay đau ốm bệnh tật. Trong giờ nguy tử thì phải liệu cho các ngài được lãnh nhận các Bí tích cần thiết, nhất Bí tích Hòa Giải, Bí tích Xức Dầu và Rước Lễ. Lòng thảo hiếu đối với cha mẹ còn phải bền chặt kéo dài mãi sang cả bên kia cái chết, nghĩa là một khi cha mẹ đã qua đời, con cái còn phải siêng năng sốt sắng đọc kinh cầu nguyện cho các ngài, nhất là dâng Thánh Lễ Mi-sa, cầu xin Thiên Chúa nhân hậu mau giải thoát linh hồn các ngài và đưa về vui hưởng hạnh phúc bất diệt với các Thần Thánh trên Quê Trời.
Như vậy, vấn đề đã quá rõ ràng, đó là: Bổn phận thảo kính cha mẹ giữa người bên lương và người Công Giáo chỉ khác nhau ở cách thức bày tỏ mà thôi – tức một bên thì cúng bái bằng các thức ãn uống vật chất, còn một bên khác thì đọc kinh và dâng Thánh Lễ để cầu nguyện cho ông bà cha mẹ –, chứ bản chất của bổn phận thảo kính cha mẹ vẫn không có gì khác nhau giữa hai bên. Dĩ nhiên, trong hai cách thức bày tỏ lòng thảo kính đối với cha đã qua đời như trên, cách thức nào đúng, hợp lý và cách thức nào sai, không hợp lý, lại là chuyện khác.
Và tất cả những gì chúng ta vừa trình bày ở trên đây, mới chỉ xét trên phương diện nguyên tắc hay lý thuyết mà thôi, còn trên thực tế hay trong cuộc sống cụ thể, thì một sự thật đáng buồn mà người ta khó có thể phủ nhận được, đó là không phải tất cả mọi người con cái đều biết vuông tròn được đạo hiếu đối cha mẹ mình, nhất là khi họ phải phụng dưỡng và chăm sóc cha mẹ trong lúc các ngài đau yếu hay già nua, mặc dù niềm hy vọng của các bậc làm cha làm mẹ vẫn cụ thể: „Nuôi heo để lấy mỡ, nuôi con để đỡ đần chân tay“. Khi phải nuôi nấng phụng dưỡng cha mẹ, con cái lại thường so đo tính toán rất kỹ, đúng là „cha mẹ nuôi con biển hồ lênh láng, con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày“. Kể cả những gia đình đông anh chị em, việc phụng dưỡng cha mẹ trong tuổi già cũng không thuận thảo dễ dàng hơn, trái lại nhiều khi còn khó khăn, còn phức tạp hơn: anh chị em ganh nạnh và phân bì lẫn nhau, tìm cách thoái thác và trao trút cho kẻ khác việc phụng dưỡng nuôi nấng cha mẹ với hàng trăm hàng ngàn lý do, thế mới có câu „Một mẹ nuôi được trăm con, còn trăm con lại không nuôi được một mẹ“. Thế nhưng một khi cha mẹ vừa nhắm mắt nằm xuống thì ôi thôi: con cái cháu chắt thi nhau kêu khóc, gào thét thảm thiết và tổ chức ma chay cúng quảy linh đình như thể họ là những đứa con hiếu thảo và thương cha mến mẹ nhất trên đời. Nhiều người hay nhiều tang gia, đặc biệt ở các thành phố, còn thuê cả bọn người „khóc mướn“ nhà nghề đến khóc lóc và kể lể lải nhải. Nhưng thái độ thiếu thành thực và buồn cười đó vẫn không che đậy được mắt người đời, nên mới bị mỉa mai: „Khi sống thì chẳng cho ăn, đến lúc thác xuống làm cơm cúng ruồi“ là vậy. Còn trước mặt Thiên Chúa, chắc chắn những đứa con bất hiếu ấy sẽ khó lòng tránh khỏi tội!
Vậy, luật thảo kính cha mẹ đã rõ, nhưng có lẽ cũng sẽ không thiếu người tự hỏi: Tại sao Thiên Chúa lại đòi buộc con cái phải thảo kính cha mẹ?
Câu trả lời chỉ có thể là: Vì cha mẹ là những người sinh thành ra ta, dưỡng dục ta nên người, các ngài là những người thay mặt Thiên Chúa săn sóc lo lắng cho ta cả hai phần hồn xác. Bởi vậy, việc thảo kính cha mẹ cũng thuộc về phạm vi tôn thờ Thiên Chúa, tức làm đẹp lòng Thiên Chúa bằng cách tuân giữ Giới Răn của Người: „Ngươi hãy thờ cha kính mẹ để được sống lâu“ (Xh 20,12). Trái lại, như đã nói trên, khi xúc phạm đến cha mẹ là xúc phạm đến chính Thiên Chúa.
Sau cùng, cũng thuộc về Điều Răn Thứ Bốn này là lòng kính trọng và tuân phục các bậc Bề Trên trong Giáo Hội cũng như trong xã hội, tức hàng Giáo Phẩm, các cấp chính quyền hợp hiến, các thầy cô ở trường học và việc chu toàn các nghĩa vụ đối với xã hội qua việc tuân giữ các luật lệ chính đáng và chu toàn các trách nhiệm của người công dân.
(Trích trong: Lm. Nguyễn Hữu Thy “Hiểu và sống Mười điều Răn Thiên Chúa“, Trier 2010, tr.54-60)
„Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, như Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã truyền cho ngươi, để được sống lâu, và để được hạnh phúc trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi“ (Đnl. 5,16)
Sau khi ba Điều Răn đầu tiên trong Thập Giới Điều của Thiên Chúa đã nêu lên những bổn phận quan trọng đòi buộc con người nhất thiết phải chu toàn đối với Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa Toàn Năng, thì bảy Điều Răn còn lại đề cập tới những trách nhiệm hổ tương giữa con người với con người trong các tương giao với nhau.
Và bắt đầu là Điều Răn Thứ Bốn, dạy con cái phải hiếu thảo và kính yêu đối với các bậc sinh thành là tổ tiên, ông bà và cha mẹ. Điều này khẳng định tính chất cơ bản và trọng yếu của bổn phận thảo kính mà con cái phải có đối với cha mẹ, khi các ngài còn sống cũng như lúc đã qua đời, của Đạo Thiên Chúa nói chung và của Đạo Công Giáo nói riêng. Đúng vậy, qua Điều Răn Thứ Bốn, Thiên Chúa đòi buộc những người làm con cái nhất thiết phải có trách nhiệm và bổn phận đối cha mẹ mình.
Đồng thời điều đó cũng là một minh chứng hùng hồn phản bác lại những phê bình chỉ trích nông cạn của một số người không hiểu rõ giáo lý Công Giáo nên đã hiểu lầm cho rằng đi theo Đạo Công Giáo là bỏ tổ tiên, bỏ ông bà và cha mẹ. Đúng vậy, ở đây bổn phận phải thảo kính cha mẹ không phải là một truyền thống tốt hay một luật lệ đúng đắn do loài người đặt ra, mà là luật thánh do chính Ông Trời, do chính Thiên Chúa đã thiết đặt và đòi buộc tất cả mọi kẻ làm con phải chu toàn đối với cha mẹ mình. Vì thế, Điều Răn Thứ Bốn này thực sự là luật thánh, và những ai không chu toàn Điều Răn Thứ Bốn, tức không có lòng thảo kính cha mẹ, thì không những mắc tội bất hiếu đối với cha mẹ mà còn mắc tội với Trời, nhưng những ai dám mắc tội, dám xúc phạm đến Trời thì Trời không bao Trời dung tha. Kinh ngiệm trong cuộc sống đời thường cũng đã minh chứng điều đó: những người con sống bất hiếu với cha mẹ hoặc xúc phạm nặng nề đến cha mẹ, như hất hủi, đánh đập, chửi bới cha mẹ, thường đã phải gánh chịu những hậu quả ghê gớm như ác quả nhãn tiền.
Nhưng có lẽ sự hiểu lầm vừa nói trên nơi những người ngoài Công Giáo bắt nguồn từ việc họ quan sát thấy các tín hữu Công Giáo không cúng bái ông bà cha mẹ khi các ngài đã qua đời. Vì theo quan niệm truyền thống của những người Việt Nam không phải là tín hữu Công Giáo, thì vào các ngày lễ, ngày rằm, ngày giỗ, tết đoan ngọ, tết nguyên đán, hay các dịp lễ hội quan trọng khác, để tưởng nhớ và tỏ lòng thảo kính đối với ông bà cha mẹ đã qua đời, người ta thường sửa soạn chu đáo một cỗ cúng hay một mâm cúng, to nhỏ tùy điều kiện kinh tế của gia đình liên hệ, và đặt lên bàn thờ tổ tiên. Trên mâm cúng đó gồm có các thức ăn bình thường của người sống, như: Xôi, các thứ thịt ngon, rượu nồng, các thứ hoa trái tươi tốt và cùng với mâm cúng người ta còn đốt các cây nhang, khói hương tỏa bay thơm ngào ngạt, hòa lẫn với những tiếng khấn bái của đoàn con cái cháu chắt đang trang nghiêm quây quần trước bàn thờ, chấp tay thành kính dâng lên ông bà cha mẹ, mong hồn thiêng các ngài trở về hưởng hương vị của các món ăn dâng trên bàn thờ, chứng dám cho lòng hiếu thảo của con cái cháu chắt và phù hộ cho họ biết thương yêu nhau, được bằng an và làm ăn phát đạt. Sau đó, khi cây nhang đã cháy hết thì con cháu mới được phép bưng mâm cúng xuống và cùng nhau ăn uống vui vẻ, vì họ đinh ninh rằng trong thời gian cây nhang đang cháy thì hồn thiêng các người quá cố trở về và hưởng các hương vị của mâm cúng, còn khi cây nhang đã cháy tàn, thì các hồn thiêng ấy cũng đã hưởng xong các hương vị con cháu dâng cúng cho các ngài và đã quay gót trở lại cõi âm rồi; do đó, con cháu mới được hưởng của dư còn lại.
Trước hết, tâm tình thảo hiếu, thương nhớ và gắn bó với ông bà cha mẹ đã qua đời như thế của người Việt Nam chúng ta quả thực là một đạo lý truyền thống rất đáng trân trọng, cần phải được mọi người bất kể lương giáo bảo tồn và phát huy. Nhất là chính tâm tình thảo hiếu ấy hoàn toàn trùng hợp với giáo huấn của Điều Răn Thứ Bốn, tức đúng với bổn phận thảo kính mà Thiên Chúa đòi hỏi con cái phải chu toàn đối với cha mẹ mình.
Tuy nhiên, cách thức tỏ bày lòng thảo kính đối với những người quá cố như thế, tức việc cúng bái ông bà cha mẹ đã chết với những thức ăn vật chất, thì lại không nhất thiết phải được mọi người cùng chia sẻ và đồng ý. Thật vậy, nói tổng quát, các tín hữu Công Giáo hoàn toàn xác tín một cách chắc chắn rằng sau khi đã qua đời, tức sau khi linh hồn ra khỏi xác, thì xác con người sẽ được chôn sâu và tan hòa vào lòng đất mẹ, chờ được sống lại trong ngày tận thế, còn linh hồn thì phải đến trước tòa Thiên Chúa chí công để lãnh nhận phần trách nhiệm về cuộc sống trần gian vừa qua của mình: có công thì được thưởng, có tội thì phải đền bù. Ai gieo giống gì thì sẽ gặt hái được hoa quả của giống đó (x. Gl 6,7b-8). Luật công bằng của trời đất muôn đời vẫn thế, chứ đừng trách Thiên Chúa khắc nghiệt mà lại thêm tội. Vả lại Thánh hiền cũng đã dạy: „Hoàng thiên vô thân, duy đức thị thụ“: Ông Trời không thân riêng ai cả, chỉ người có đức thì Trời giúp (Kinh Thư).
Do đó, bổn phận con cái phải có đối với cha mẹ mình sau khi các ngài đã qua đời là phải siêng năng cầu nguyện cho linh hồn các ngài, để nếu khi còn sống các ngài đã vì yếu đuối mà sai phạm hay thiếu sót các bổn phận của mình cách này cách kia, thì sớm được Thiên Chúa khoan hồng tha thứ và cho về đoàn tụ với các Thần Thánh, vui hưởng hạnh phúc bất diệt trên Thiên đàng. Trong khi đó, mùi thơm của khói nhang và hương vị của các thức ăn là những thứ thuộc vật chất chóng qua thì chỉ cuộc sống thể xác ở đời này mới cần tới để sinh tồn mà thôi, còn linh hồn con người là giống thiêng liêng, vô hình và bất tử thì chỉ mong đợi được hưởng các ân huệ của Thiên Chúa ban cho qua lời cầu xin khẩn nguyện của những người còn sống, chứ hoàn toàn không thể hưởng, hay nói đúng hơn, không cần tới các hương vị vật chất ấy nữa. Chính lý trí tự nhiên của con người bình thường cũng phải phê nhận điều này.
Dĩ nhiên, trên bàn thờ tổ tiên, người Công Giáo cũng được phép thắp nhang hay đặt lên đó bình hoa hay các thứ hoa quả như một dấu chỉ của lòng kính nhớ và thương tiếc của mình đối với ông bà cha mẹ, chứ không phải để cho hồn thiêng các ngài về hưởng. Còn các thức ăn mặn như các thứ thịt thà, cơm rượu, v.v… thì tuyệt đối không bao giờ được đặt lên trên bàn thờ dành cho tổ tiên, nếu không, sẽ phạm tội mê tín dị đoan và liều mình xúc phạm đến Điều Răn Thứ Nhất.
Thật vậy, giáo lý Công Giáo dạy con cái nhất thiết phải có lòng thảo kính và báo hiếu đối với cha mẹ một cách thực tiễn. Đó là: Phải thật lòng kính yêu, biết ơn, vâng phục và giúp đỡ cha mẹ, nhất là lúc các ngài phải rơi vào cảnh túng thiếu hay đau ốm bệnh tật. Trong giờ nguy tử thì phải liệu cho các ngài được lãnh nhận các Bí tích cần thiết, nhất Bí tích Hòa Giải, Bí tích Xức Dầu và Rước Lễ. Lòng thảo hiếu đối với cha mẹ còn phải bền chặt kéo dài mãi sang cả bên kia cái chết, nghĩa là một khi cha mẹ đã qua đời, con cái còn phải siêng năng sốt sắng đọc kinh cầu nguyện cho các ngài, nhất là dâng Thánh Lễ Mi-sa, cầu xin Thiên Chúa nhân hậu mau giải thoát linh hồn các ngài và đưa về vui hưởng hạnh phúc bất diệt với các Thần Thánh trên Quê Trời.
Như vậy, vấn đề đã quá rõ ràng, đó là: Bổn phận thảo kính cha mẹ giữa người bên lương và người Công Giáo chỉ khác nhau ở cách thức bày tỏ mà thôi – tức một bên thì cúng bái bằng các thức ãn uống vật chất, còn một bên khác thì đọc kinh và dâng Thánh Lễ để cầu nguyện cho ông bà cha mẹ –, chứ bản chất của bổn phận thảo kính cha mẹ vẫn không có gì khác nhau giữa hai bên. Dĩ nhiên, trong hai cách thức bày tỏ lòng thảo kính đối với cha đã qua đời như trên, cách thức nào đúng, hợp lý và cách thức nào sai, không hợp lý, lại là chuyện khác.
Và tất cả những gì chúng ta vừa trình bày ở trên đây, mới chỉ xét trên phương diện nguyên tắc hay lý thuyết mà thôi, còn trên thực tế hay trong cuộc sống cụ thể, thì một sự thật đáng buồn mà người ta khó có thể phủ nhận được, đó là không phải tất cả mọi người con cái đều biết vuông tròn được đạo hiếu đối cha mẹ mình, nhất là khi họ phải phụng dưỡng và chăm sóc cha mẹ trong lúc các ngài đau yếu hay già nua, mặc dù niềm hy vọng của các bậc làm cha làm mẹ vẫn cụ thể: „Nuôi heo để lấy mỡ, nuôi con để đỡ đần chân tay“. Khi phải nuôi nấng phụng dưỡng cha mẹ, con cái lại thường so đo tính toán rất kỹ, đúng là „cha mẹ nuôi con biển hồ lênh láng, con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày“. Kể cả những gia đình đông anh chị em, việc phụng dưỡng cha mẹ trong tuổi già cũng không thuận thảo dễ dàng hơn, trái lại nhiều khi còn khó khăn, còn phức tạp hơn: anh chị em ganh nạnh và phân bì lẫn nhau, tìm cách thoái thác và trao trút cho kẻ khác việc phụng dưỡng nuôi nấng cha mẹ với hàng trăm hàng ngàn lý do, thế mới có câu „Một mẹ nuôi được trăm con, còn trăm con lại không nuôi được một mẹ“. Thế nhưng một khi cha mẹ vừa nhắm mắt nằm xuống thì ôi thôi: con cái cháu chắt thi nhau kêu khóc, gào thét thảm thiết và tổ chức ma chay cúng quảy linh đình như thể họ là những đứa con hiếu thảo và thương cha mến mẹ nhất trên đời. Nhiều người hay nhiều tang gia, đặc biệt ở các thành phố, còn thuê cả bọn người „khóc mướn“ nhà nghề đến khóc lóc và kể lể lải nhải. Nhưng thái độ thiếu thành thực và buồn cười đó vẫn không che đậy được mắt người đời, nên mới bị mỉa mai: „Khi sống thì chẳng cho ăn, đến lúc thác xuống làm cơm cúng ruồi“ là vậy. Còn trước mặt Thiên Chúa, chắc chắn những đứa con bất hiếu ấy sẽ khó lòng tránh khỏi tội!
Vậy, luật thảo kính cha mẹ đã rõ, nhưng có lẽ cũng sẽ không thiếu người tự hỏi: Tại sao Thiên Chúa lại đòi buộc con cái phải thảo kính cha mẹ?
Câu trả lời chỉ có thể là: Vì cha mẹ là những người sinh thành ra ta, dưỡng dục ta nên người, các ngài là những người thay mặt Thiên Chúa săn sóc lo lắng cho ta cả hai phần hồn xác. Bởi vậy, việc thảo kính cha mẹ cũng thuộc về phạm vi tôn thờ Thiên Chúa, tức làm đẹp lòng Thiên Chúa bằng cách tuân giữ Giới Răn của Người: „Ngươi hãy thờ cha kính mẹ để được sống lâu“ (Xh 20,12). Trái lại, như đã nói trên, khi xúc phạm đến cha mẹ là xúc phạm đến chính Thiên Chúa.
Sau cùng, cũng thuộc về Điều Răn Thứ Bốn này là lòng kính trọng và tuân phục các bậc Bề Trên trong Giáo Hội cũng như trong xã hội, tức hàng Giáo Phẩm, các cấp chính quyền hợp hiến, các thầy cô ở trường học và việc chu toàn các nghĩa vụ đối với xã hội qua việc tuân giữ các luật lệ chính đáng và chu toàn các trách nhiệm của người công dân.
(Trích trong: Lm. Nguyễn Hữu Thy “Hiểu và sống Mười điều Răn Thiên Chúa“, Trier 2010, tr.54-60)