hiểu và sống Mười Điều Răn Thiên Chúa (7)
Điều Răn Thứ Sáu: „Thứ sáu: Chớ làm sự dâm dục“
Điều Răn Thứ Sáu đòi buộc con người phải luôn giữ gìn tư tưởng, lời nói và hành động của mình được đoan trang đứng đắn, phù hợp với luân thường đạo lý ở đời, chứ không được suy tư, ăn nói hay hành động thô tục, dâm đãng. Nghĩa là cấm không được trai gái lăng loàn, nam nữ không được sống đời sống vợ chồng ngoài hôn nhân, không được ăn nói bằng những lời hoa tình tục tĩu hay nhìn ngắm hình ảnh ô uế khiêu dâm. Bởi vì, con người đã được dựng nên giống Thiên Chúa, tức mỗi người, dù nam hay nữ, đều mang trên mình hình ảnh tinh tuyền thánh thiện của Thiên Chúa như Kinh Thánh đã khẳng định: „Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa đã sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ“ (St 1,27). Và thánh Tông đồ Phaolô cũng đã viết trong Thư I gửi các Kitô hữu ở Cô-rin-thô: „Thân xác anh em là phần thân thể của Đức Kitô“ (1Cr 6,15), và: „Thân xác anh em là đền thờ Chúa Thánh Thần đang ngự trị“ (1Cr 6,19). Thánh nhân lại còn bổ túc thêm: „Anh em hãy tránh xa tội gian dâm. Mọi tội khác người ta phạm ngoài thân xác, còn kẻ gian dâm thì phạm đến chính thân xác mình“ (1Cr 6,18).
Dĩ nhiên, như đã nói trên, tội phạm đến Điều Răn Thứ Sáu không chỉ giới hạn trong hành động bên ngoài mà thôi, nhưng cả đến những tư tưởng thầm kín trong lòng nữa, mà kiểu nói phổ thông quen thuộc thường gọi một cách thanh nhã là „lòng động lòng lo“, hay: „tư tưởng về đàng trái“. Chính Chúa Cứu thế đã dạy rõ ràng: „Anh em đã nghe luật dạy rằng „Chớ ngoại tình“, còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn trong lòng, thì đã ngoại tình với người ấy rồi“ (Mt 5,27tt).
Ngoài ra, Điều Răn Thứ Sáu cũng gián tiếp nhằm đề cao và bảo vệ các giá trị gia đình, vì gia đình đã được chính Tạo Hóa xe kết và thiết lập nên ngay từ nguyên thủy, khi Người dựng nên người nam và người nữ (x. St 1,27-28), và do đó, gia đình thực sự là tế bào sống, là nền tảng vững chắc nhất của mọi xã hội. Gia đình còn thì xã hội còn. Gia đình có hạnh phúc đầm ấm, thì xã hội mới an bình thịnh vượng. Trái lại, nếu gia đình tan rã, thì xã hội cũng sẽ bị xáo trộn, cũng sẽ trở nên bất an và hỗn loạn.
Như đã nói trên, Thiên Chúa đã dựng nên con người, gồm có nam và nữ. Nhưng nam hay nữ, đàn ông hay đàn bà, không chỉ dựa theo sự cấu trúc khác nhau của họ về mặt cơ thể bên ngoài. Thiên Chúa đã dựng nên con người là đàn ông hay đàn bà khác nhau trong con người toàn diện – tức bao gồm cả tâm sinh lý – là đàn ông hay đàn bà, chứ không phải là đàn ông hay đàn bà chỉ dựa theo sự khác biệt về thể xác. Nói cách khác, con người là đàn ông hay đàn bà xét cả về hai mặt thể xác và linh hồn, thể lý và tâm lý, là đàn ông hay đàn bà. Hai phái tính dị biệt nhau.
Nhưng ở đây, một điểm quan trọng hoàn toàn mang tính chất đặc thù của nó, đó là sự dị biệt giữa hai phái tính, giữa nam và nữ, giữa đàn ông và đàn bà, là một sự dị biệt kỳ diệu do chính Tạo Hóa đã thiết đặt nên. Vì thế, sự dị biệt ấy giữa hai phái tính không hề mâu thuẫn, không hề đối kháng hay phủ nhận lẫn nhau, nhưng trái lại, cả hai cùng cần đến sự dị biệt ấy để có thể bổ túc và tương trợ lẫn nhau. Đúng vậy, cả hai người nam và người nữ đều cần có nhau, đều cần đến nhau, để bù đắp những gì còn thiếu nơi con người nam/nữ của mình, để hoàn thiện con người nam/nữ tự nhiên của mình. Sự bổ túc hỗ tương cần thiết này giữa nam nữ đã được gói ghém đầy đủ trong câu nói rất cụ thể của người Việt Nam chúng ta: „Trai khôn tìm vợ, gái khôn tìm chồng“. Có lẽ ở đây, chúng ta cũng cần ghi nhận thêm điều này là sự quyến luyến và tìm kiếm lẫn nhau giữa hai phái tính nam-nữ là một bản năng tự nhiên đã được chính Tạo Hóa ghi tạc vào trong bản chất của mỗi người nam/nữ, hầu họ hiện thực được mệnh lệnh mà Người đã ban truyền cho họ ngay từ nguyên thủy khi Người dựng nên họ: „Các ngươi hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất“ (St 1,28b). Vì thế, hiện tượng ngược lại, tức hiện tượng hai người cùng phái tính có nhu cầu chỉ muốn „gần gũi“ với nhau, chứ không với người khác phái, nghĩa là nam chỉ yêu thương và tìm kiếm nam, nữ chỉ yêu thương và tìm kiếm nữ, là tình trạng bất bình thường, phản tự nhiên, mà nguyên nhân có thể là do sự bất toàn nơi cấu trúc cơ thể, do bị rối loạn tâm sinh lý một cách bẩm sinh hay do các ảnh hưởng ngoại tại gây nên, như sự giáo dục, môi trường sống: gia đình, xã hội, khí hậu, bệnh tật, v.v…!
Kinh nghiệm về sự dị biệt đặc thù và sự bổ túc hỗ tương giữa hai phái tính nam-nữ này, chắc chắn các nhà tâm lý và nhất là những người sống bậc vợ chồng đã cảm nghiệm được một cách rõ ràng và cụ thể hơn ai hết. Và vì cả hai người nam và nữ, vì cả hai vợ chồng đều cần đến sự bổ túc tâm sinh lý hỗ tương ấy, nên họ đã có thể vượt qua được nhiều thử thách khó khăn và nhiều cạm bẫy nguy hiểm trong đời sống lứa đôi; do đó, người đời mới có câu: „Bỏ thì thương vương thì tội“, hay như câu dân ca miền Hà Tĩnh còn bộc lộ sự tương quan tình cảm vợ chồng một cách tuy đơn sơ nhưng cũng rất sâu sắc: „Anh ơi, xin chớ vội mà bực mình. Em xin kể mà để anh tỏ tường… Giận thì giận mà thương thì thương, giận thì giận mà thương càng thương, (…)“.
Đó quả là một huyền nhiệm cao cả của tình yêu lứa đôi, của tình yêu vợ chồng, nhất là khi tình yêu hôn nhân của họ lại được Thiên Chúa chúc phúc bằng Bí tích Hôn Nhân với sự chứng dám của Giáo Hội, thì đời sống gia đình của họ càng được củng cố và càng trở nên keo sơn bền chặt hơn. Đó cũng là lý do để cắt nghĩa hiện tượng tại sao trong đời sống vợ chồng hằng ngày: dù có bất đồng và xung khắc đến đâu đi nữa, sau đó cả hai vẫn có thể can đảm bỏ qua cho nhau và làm hòa lại với nhau.
Vâng, Kinh Thánh đã dạy: „Cả hai (vợ và chồng) trở nên một xương một thịt“ (St 1,24b). Ở đây, cụm từ „một xương một thịt“ không chỉ được hiểu về chuyện chăn gối hay sự gắn bó về mặt thể xác giữa hai vợ chồng mà thôi, nhưng còn được hiểu về chính chủ thể, về chính con người của hai người. Nghĩa là cả hai vợ chồng trở thành như một người, người này là một nửa của người kia và ngược lại. Điều đó cũng muốn nói rằng cả hai cùng bình đẳng, cùng có chủ quyền trên thể xác và đời sống của nhau, chứ không ai là sở hữu chủ của ai, chứ không còn quan niệm lạc hậu „tam tòng“ hay tình trạng sai trái „chồng vua, vợ tớ“ của thời phong kiến xa xưa nữa, để rồi người chồng muốn quyết định mọi sự trong gia đình ra sao tùy ý; trái lại, cả hai cùng bàn hỏi, cùng quyết định và cùng chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm với nhau và như nhau. Nói tắt, cuộc sống và tất cả mọi sinh hoạt trong gia đình phải được cả hai cùng giải quyết trong tình yêu thương vợ chồng thuận hòa đầm ấm và với đầy đủ ý thức trách nhiệm: trách nhiệm đối với Thiên Chúa, trách nhiệm đối với nhau cũng như trách nhiệm đối với con cái. Đó chính là tôn chỉ và mục đích chân chính và thánh thiện của gia đình Kitô giáo.
Bởi vậy, nguồn gốc chính khiến con người không muốn tuân giữ Điều Răn Thứ Sáu và chối bỏ các giá trị nền tảng của gia đình là tội vô đạo, tội vô thần, tức tội phủ nhận Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa Toàn Năng; vì một khi con người không chấp nhận Thiên Chúa, thì hậu quả tất yếu là con người cũng sẽ coi thường và chối bỏ các Giới Luật và các luân thường đạo lý mà Người đã cho ghi tạc vào lương tri của mỗi người để mưu cầu hạnh phúc chân thực cho họ. Vâng, một khi con người phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa, thì tất nhiên họ cũng chối bỏ các cơ cấu và các giá trị nền tảng mà Người đã thiết lập cho xã hội nhân loại, trong đó có đời sống luân lý gia đình và các giá trị cơ bản của nó.
Đó cũng là lý do tại sao Đảng Cộng Sản vô thần ở Nga Sô liền sau khi cướp được chính quyền từ tay Nga Hoàng vào năm 1917 đã lập tức cho thi hành một cách cực đoan và bằng bạo lực chính sách „tam vô“ của họ: vô tôn giáo, vô gia đình, vô tổ quốc. Nghĩa là họ chủ trương rằng không có Thiên Chúa và bắt buộc mọi đảng viên cũng như những người sống dưới ách thống trị của họ cũng phải chối bỏ tôn giáo, chối bỏ Thiên Chúa. Do đó, họ đã ra tay triệt hạ bình địa hàng ngàn hàng vạn các Giáo đường cổ kính tại Nga và tại Đông Âu, là những gia sản văn hóa quý báu của cả nhân loại; và họ đã đối xử một cách bất công và tàn bạo đối với các tín hữu Kitô giáo nói chung và các tín hữu Công Giáo nói riêng. Bằng chứng cụ thể, rõ ràng và mới mẻ nhất là những vụ hành hung đánh đập các Kitô hữu một cách vô cùng man rợ và vô nhân đạo vừa qua tại ngay trên quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta, như: ở Tam Tòa (Quảng Bình), ở Loan Lý (Huế), ở Thái Hà và ở Đồng Chiêm (Hà Nội), v.v… Nhiều người trong số các Kitô hữu, nạn nhân của bọn người vô thần vừa nhắc tới ở trên, mãi cho tới nay vẫn còn nằm điều trị ở các bệnh viện, bị nằm liệt giường hay đã trở nên tàn phế suốt đời. Đây hẳn là một vết đen đã hằn sâu lên trang sử dân tộc Việt Nam mà những kẻ gây nên vết đen đó sẽ khó tránh khỏi sự kết án của lịch sử.
Và hành động tiếp theo mà họ sẽ đương nhiên thực thi, đó là việc phá bỏ cơ cấu gia đình và mọi giá trị đạo đức luân lý gia đình của thế giới văn minh, để trở lại tình trạng sống bán khai của người thời tiền sử, vào thời mà con người còn ăn lông ở lỗ, còn chui rúc trong các hang động như thú vật, chưa biết suy nghĩ hợp lý, chưa có tiếng nói, chưa có ý niệm luân lý, chưa có ý niệm gia đình, và chỉ biết sống một cách thực vật tương tự như loài vật: đói ăn, khát uống, khi các nhu cầu sinh lý tự nhiên đòi hỏi thì tự tiện tìm cách thỏa mãn ở bất cứ đâu và vào bất cứ lúc nào, hoàn toàn tương tự như loài vật, v́à chẳng những không c̣òn luật lệ hay ý thức đạo đức luân lý nào ngăn cản họ nữa, nhưng chính cách sống vô luân đó là chủ trương của bộ máy chính quyền vô thần tại Nga vào lúc bấy giờ. Nhưng tình trạng sống phóng túng theo thú tính, vô luân, vô gia đình ấy đã phải vội chấm dứt, vì những hậu quả đã xảy ra liền sau đó thật vô cùng khủng khiếp: Con người mất hết tính người, sống và hành động hoàn toàn tương tự như những con vật: vô lý trí, vô kỷ luật, vô luân lý, vô trách nhiệm, chém giết nhau là chuyện bình thường, vì thế, đã khiến đất nước Nga vào lúc bấy giờ chực rơi xuống vực thẳm sự hỗn loạn và sự tiêu diệt.
Còn ngày nay, chế độ Cộng Sản vô thần đã tan rã và giải thể tại Liên Sô và tại các nước thuộc khối Đông Âu, nhưng ảnh hưởng tai hại của nó cũng như ảnh hưởng tiêu cực của các trào lưu duy vật, duy xác thịt và phóng đãng, v.v… vẫn còn đó, vẫn còn bám rễ sâu trong quan niệm sống của con người, kể cả nơi một số không nhỏ các Kitô hữu. Họ cho rằng việc xây dựng gia đình hay không và xây dựng gia đình như thế nào: theo đúng luật Chúa và luân thường đạo lý ở đời hay chỉ hai người nam-nữ sống chung với nhau, để „thích ở, dở thì bỏ đi“, v.v… hoàn toàn là vấn đề tư riêng của họ, chứ họ không cần tham khảo luật Chúa, luật Giáo Hội hay các thuần phong mỹ tục của xã hội nhân quần. Nguyên tắc để họ chọn lựa người bạn đời và xây dựng gia đình của họ hoàn toàn được đặt cơ sở trên xác thịt và trên những yếu tố thuần túy vật chất, còn Thiên Chúa, Giáo Hội và các yếu tố luân lý đạo đức tuyệt đối không có chỗ trong hôn nhân và gia đình của những người ấy.
Đó là lý do chính để cắt nghĩa tại sao hiện tượng đổ vỡ và tan rã quá dễ dàng của các gia đình ngày nay và đưa tới những hậu qua vô cùng đau thương về tinh thần và vật chất cho chính các đương sự, cho các con cái của họ và cho toàn thể xã hội. Ví dụ ở Bắc Mỹ và Tây Âu: trong một trăm gia đình thì có từ ba mươi đến bốn mươi gia đình ly dị nhau, còn ở Bắc Âu: trong một trăm gia đình thì đã có tới sáu mươi gia đình tan vỡ. Bởi vậy, thánh Phaolô đã từng cảnh cáo một cách chí lý: Ai gieo gì thì sẽ gặt được hoa quả của thứ đó; ai gieo trong xác thịt thì sẽ gặt được hoa quả của xác thịt là sự chết và sự bất hạnh, còn ai gieo trong Thánh Thần thì sẽ gặt được hoa quả của Thánh Thần là sự sống và sự hạnh phúc (x. Gl 5,19-24).
Vậy, để khả dĩ chu toàn được Điều Răn Thứ Sáu, chúng ta cần phải sử dụng các phương pháp cần thiết thích hợp, chẳng hạn:
1) Các phương pháp tiêu cực:
* tránh lười biếng ở nhưng, tránh cảnh ăn không ngồi rồi;
* tránh giao du với bạn bè xấu, với những người vô tín ngưỡng;
* tránh xem những phim ảnh hay báo chí dâm dật, đồi trụy;
* tránh các dịp trai gái thân giao quá tự do, mất nết và phóng đãng, mà nhiều khi người ta đã khéo che đậy dưới lớp sơn hấp dẫn „văn hóa“, „nghệ thuật“, v.v…
* tránh ăn uống, chè chén say sưa quá độ và mất hết tự chủ.
2) Các phương pháp tích cực:
* luôn có lòng đạo đức, biết kính sợ Thiên Chúa;
* luôn biết siêng năng sốt sắng cầu nguyện;
* luôn có lòng bác ái thương người,
* luôn biết giúp đỡ người nghèo khổ, già yếu, neo đơn;
* luôn biết can đảm xa tránh các dịp tội.
Vì lời thánh Phaolô cảnh cáo các tín hữu xưa tại Ê-phê-sô vẫn còn thời sự và sống động hơn bao giờ hết: „Anh em hãy biết rõ điều này: không một kẻ gian dâm ô uế hay tham lam nào được thừa hưởng cơ nghiệp trong Nước của Đức Kitô và của Thiên Chúa“ (Ep 5,5)
(Còn tiếp)
Điều Răn Thứ Sáu: „Thứ sáu: Chớ làm sự dâm dục“
Điều Răn Thứ Sáu đòi buộc con người phải luôn giữ gìn tư tưởng, lời nói và hành động của mình được đoan trang đứng đắn, phù hợp với luân thường đạo lý ở đời, chứ không được suy tư, ăn nói hay hành động thô tục, dâm đãng. Nghĩa là cấm không được trai gái lăng loàn, nam nữ không được sống đời sống vợ chồng ngoài hôn nhân, không được ăn nói bằng những lời hoa tình tục tĩu hay nhìn ngắm hình ảnh ô uế khiêu dâm. Bởi vì, con người đã được dựng nên giống Thiên Chúa, tức mỗi người, dù nam hay nữ, đều mang trên mình hình ảnh tinh tuyền thánh thiện của Thiên Chúa như Kinh Thánh đã khẳng định: „Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa đã sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ“ (St 1,27). Và thánh Tông đồ Phaolô cũng đã viết trong Thư I gửi các Kitô hữu ở Cô-rin-thô: „Thân xác anh em là phần thân thể của Đức Kitô“ (1Cr 6,15), và: „Thân xác anh em là đền thờ Chúa Thánh Thần đang ngự trị“ (1Cr 6,19). Thánh nhân lại còn bổ túc thêm: „Anh em hãy tránh xa tội gian dâm. Mọi tội khác người ta phạm ngoài thân xác, còn kẻ gian dâm thì phạm đến chính thân xác mình“ (1Cr 6,18).
Dĩ nhiên, như đã nói trên, tội phạm đến Điều Răn Thứ Sáu không chỉ giới hạn trong hành động bên ngoài mà thôi, nhưng cả đến những tư tưởng thầm kín trong lòng nữa, mà kiểu nói phổ thông quen thuộc thường gọi một cách thanh nhã là „lòng động lòng lo“, hay: „tư tưởng về đàng trái“. Chính Chúa Cứu thế đã dạy rõ ràng: „Anh em đã nghe luật dạy rằng „Chớ ngoại tình“, còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn trong lòng, thì đã ngoại tình với người ấy rồi“ (Mt 5,27tt).
Ngoài ra, Điều Răn Thứ Sáu cũng gián tiếp nhằm đề cao và bảo vệ các giá trị gia đình, vì gia đình đã được chính Tạo Hóa xe kết và thiết lập nên ngay từ nguyên thủy, khi Người dựng nên người nam và người nữ (x. St 1,27-28), và do đó, gia đình thực sự là tế bào sống, là nền tảng vững chắc nhất của mọi xã hội. Gia đình còn thì xã hội còn. Gia đình có hạnh phúc đầm ấm, thì xã hội mới an bình thịnh vượng. Trái lại, nếu gia đình tan rã, thì xã hội cũng sẽ bị xáo trộn, cũng sẽ trở nên bất an và hỗn loạn.
Như đã nói trên, Thiên Chúa đã dựng nên con người, gồm có nam và nữ. Nhưng nam hay nữ, đàn ông hay đàn bà, không chỉ dựa theo sự cấu trúc khác nhau của họ về mặt cơ thể bên ngoài. Thiên Chúa đã dựng nên con người là đàn ông hay đàn bà khác nhau trong con người toàn diện – tức bao gồm cả tâm sinh lý – là đàn ông hay đàn bà, chứ không phải là đàn ông hay đàn bà chỉ dựa theo sự khác biệt về thể xác. Nói cách khác, con người là đàn ông hay đàn bà xét cả về hai mặt thể xác và linh hồn, thể lý và tâm lý, là đàn ông hay đàn bà. Hai phái tính dị biệt nhau.
Nhưng ở đây, một điểm quan trọng hoàn toàn mang tính chất đặc thù của nó, đó là sự dị biệt giữa hai phái tính, giữa nam và nữ, giữa đàn ông và đàn bà, là một sự dị biệt kỳ diệu do chính Tạo Hóa đã thiết đặt nên. Vì thế, sự dị biệt ấy giữa hai phái tính không hề mâu thuẫn, không hề đối kháng hay phủ nhận lẫn nhau, nhưng trái lại, cả hai cùng cần đến sự dị biệt ấy để có thể bổ túc và tương trợ lẫn nhau. Đúng vậy, cả hai người nam và người nữ đều cần có nhau, đều cần đến nhau, để bù đắp những gì còn thiếu nơi con người nam/nữ của mình, để hoàn thiện con người nam/nữ tự nhiên của mình. Sự bổ túc hỗ tương cần thiết này giữa nam nữ đã được gói ghém đầy đủ trong câu nói rất cụ thể của người Việt Nam chúng ta: „Trai khôn tìm vợ, gái khôn tìm chồng“. Có lẽ ở đây, chúng ta cũng cần ghi nhận thêm điều này là sự quyến luyến và tìm kiếm lẫn nhau giữa hai phái tính nam-nữ là một bản năng tự nhiên đã được chính Tạo Hóa ghi tạc vào trong bản chất của mỗi người nam/nữ, hầu họ hiện thực được mệnh lệnh mà Người đã ban truyền cho họ ngay từ nguyên thủy khi Người dựng nên họ: „Các ngươi hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất“ (St 1,28b). Vì thế, hiện tượng ngược lại, tức hiện tượng hai người cùng phái tính có nhu cầu chỉ muốn „gần gũi“ với nhau, chứ không với người khác phái, nghĩa là nam chỉ yêu thương và tìm kiếm nam, nữ chỉ yêu thương và tìm kiếm nữ, là tình trạng bất bình thường, phản tự nhiên, mà nguyên nhân có thể là do sự bất toàn nơi cấu trúc cơ thể, do bị rối loạn tâm sinh lý một cách bẩm sinh hay do các ảnh hưởng ngoại tại gây nên, như sự giáo dục, môi trường sống: gia đình, xã hội, khí hậu, bệnh tật, v.v…!
Kinh nghiệm về sự dị biệt đặc thù và sự bổ túc hỗ tương giữa hai phái tính nam-nữ này, chắc chắn các nhà tâm lý và nhất là những người sống bậc vợ chồng đã cảm nghiệm được một cách rõ ràng và cụ thể hơn ai hết. Và vì cả hai người nam và nữ, vì cả hai vợ chồng đều cần đến sự bổ túc tâm sinh lý hỗ tương ấy, nên họ đã có thể vượt qua được nhiều thử thách khó khăn và nhiều cạm bẫy nguy hiểm trong đời sống lứa đôi; do đó, người đời mới có câu: „Bỏ thì thương vương thì tội“, hay như câu dân ca miền Hà Tĩnh còn bộc lộ sự tương quan tình cảm vợ chồng một cách tuy đơn sơ nhưng cũng rất sâu sắc: „Anh ơi, xin chớ vội mà bực mình. Em xin kể mà để anh tỏ tường… Giận thì giận mà thương thì thương, giận thì giận mà thương càng thương, (…)“.
Đó quả là một huyền nhiệm cao cả của tình yêu lứa đôi, của tình yêu vợ chồng, nhất là khi tình yêu hôn nhân của họ lại được Thiên Chúa chúc phúc bằng Bí tích Hôn Nhân với sự chứng dám của Giáo Hội, thì đời sống gia đình của họ càng được củng cố và càng trở nên keo sơn bền chặt hơn. Đó cũng là lý do để cắt nghĩa hiện tượng tại sao trong đời sống vợ chồng hằng ngày: dù có bất đồng và xung khắc đến đâu đi nữa, sau đó cả hai vẫn có thể can đảm bỏ qua cho nhau và làm hòa lại với nhau.
Vâng, Kinh Thánh đã dạy: „Cả hai (vợ và chồng) trở nên một xương một thịt“ (St 1,24b). Ở đây, cụm từ „một xương một thịt“ không chỉ được hiểu về chuyện chăn gối hay sự gắn bó về mặt thể xác giữa hai vợ chồng mà thôi, nhưng còn được hiểu về chính chủ thể, về chính con người của hai người. Nghĩa là cả hai vợ chồng trở thành như một người, người này là một nửa của người kia và ngược lại. Điều đó cũng muốn nói rằng cả hai cùng bình đẳng, cùng có chủ quyền trên thể xác và đời sống của nhau, chứ không ai là sở hữu chủ của ai, chứ không còn quan niệm lạc hậu „tam tòng“ hay tình trạng sai trái „chồng vua, vợ tớ“ của thời phong kiến xa xưa nữa, để rồi người chồng muốn quyết định mọi sự trong gia đình ra sao tùy ý; trái lại, cả hai cùng bàn hỏi, cùng quyết định và cùng chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm với nhau và như nhau. Nói tắt, cuộc sống và tất cả mọi sinh hoạt trong gia đình phải được cả hai cùng giải quyết trong tình yêu thương vợ chồng thuận hòa đầm ấm và với đầy đủ ý thức trách nhiệm: trách nhiệm đối với Thiên Chúa, trách nhiệm đối với nhau cũng như trách nhiệm đối với con cái. Đó chính là tôn chỉ và mục đích chân chính và thánh thiện của gia đình Kitô giáo.
Bởi vậy, nguồn gốc chính khiến con người không muốn tuân giữ Điều Răn Thứ Sáu và chối bỏ các giá trị nền tảng của gia đình là tội vô đạo, tội vô thần, tức tội phủ nhận Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa Toàn Năng; vì một khi con người không chấp nhận Thiên Chúa, thì hậu quả tất yếu là con người cũng sẽ coi thường và chối bỏ các Giới Luật và các luân thường đạo lý mà Người đã cho ghi tạc vào lương tri của mỗi người để mưu cầu hạnh phúc chân thực cho họ. Vâng, một khi con người phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa, thì tất nhiên họ cũng chối bỏ các cơ cấu và các giá trị nền tảng mà Người đã thiết lập cho xã hội nhân loại, trong đó có đời sống luân lý gia đình và các giá trị cơ bản của nó.
Đó cũng là lý do tại sao Đảng Cộng Sản vô thần ở Nga Sô liền sau khi cướp được chính quyền từ tay Nga Hoàng vào năm 1917 đã lập tức cho thi hành một cách cực đoan và bằng bạo lực chính sách „tam vô“ của họ: vô tôn giáo, vô gia đình, vô tổ quốc. Nghĩa là họ chủ trương rằng không có Thiên Chúa và bắt buộc mọi đảng viên cũng như những người sống dưới ách thống trị của họ cũng phải chối bỏ tôn giáo, chối bỏ Thiên Chúa. Do đó, họ đã ra tay triệt hạ bình địa hàng ngàn hàng vạn các Giáo đường cổ kính tại Nga và tại Đông Âu, là những gia sản văn hóa quý báu của cả nhân loại; và họ đã đối xử một cách bất công và tàn bạo đối với các tín hữu Kitô giáo nói chung và các tín hữu Công Giáo nói riêng. Bằng chứng cụ thể, rõ ràng và mới mẻ nhất là những vụ hành hung đánh đập các Kitô hữu một cách vô cùng man rợ và vô nhân đạo vừa qua tại ngay trên quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta, như: ở Tam Tòa (Quảng Bình), ở Loan Lý (Huế), ở Thái Hà và ở Đồng Chiêm (Hà Nội), v.v… Nhiều người trong số các Kitô hữu, nạn nhân của bọn người vô thần vừa nhắc tới ở trên, mãi cho tới nay vẫn còn nằm điều trị ở các bệnh viện, bị nằm liệt giường hay đã trở nên tàn phế suốt đời. Đây hẳn là một vết đen đã hằn sâu lên trang sử dân tộc Việt Nam mà những kẻ gây nên vết đen đó sẽ khó tránh khỏi sự kết án của lịch sử.
Và hành động tiếp theo mà họ sẽ đương nhiên thực thi, đó là việc phá bỏ cơ cấu gia đình và mọi giá trị đạo đức luân lý gia đình của thế giới văn minh, để trở lại tình trạng sống bán khai của người thời tiền sử, vào thời mà con người còn ăn lông ở lỗ, còn chui rúc trong các hang động như thú vật, chưa biết suy nghĩ hợp lý, chưa có tiếng nói, chưa có ý niệm luân lý, chưa có ý niệm gia đình, và chỉ biết sống một cách thực vật tương tự như loài vật: đói ăn, khát uống, khi các nhu cầu sinh lý tự nhiên đòi hỏi thì tự tiện tìm cách thỏa mãn ở bất cứ đâu và vào bất cứ lúc nào, hoàn toàn tương tự như loài vật, v́à chẳng những không c̣òn luật lệ hay ý thức đạo đức luân lý nào ngăn cản họ nữa, nhưng chính cách sống vô luân đó là chủ trương của bộ máy chính quyền vô thần tại Nga vào lúc bấy giờ. Nhưng tình trạng sống phóng túng theo thú tính, vô luân, vô gia đình ấy đã phải vội chấm dứt, vì những hậu quả đã xảy ra liền sau đó thật vô cùng khủng khiếp: Con người mất hết tính người, sống và hành động hoàn toàn tương tự như những con vật: vô lý trí, vô kỷ luật, vô luân lý, vô trách nhiệm, chém giết nhau là chuyện bình thường, vì thế, đã khiến đất nước Nga vào lúc bấy giờ chực rơi xuống vực thẳm sự hỗn loạn và sự tiêu diệt.
Còn ngày nay, chế độ Cộng Sản vô thần đã tan rã và giải thể tại Liên Sô và tại các nước thuộc khối Đông Âu, nhưng ảnh hưởng tai hại của nó cũng như ảnh hưởng tiêu cực của các trào lưu duy vật, duy xác thịt và phóng đãng, v.v… vẫn còn đó, vẫn còn bám rễ sâu trong quan niệm sống của con người, kể cả nơi một số không nhỏ các Kitô hữu. Họ cho rằng việc xây dựng gia đình hay không và xây dựng gia đình như thế nào: theo đúng luật Chúa và luân thường đạo lý ở đời hay chỉ hai người nam-nữ sống chung với nhau, để „thích ở, dở thì bỏ đi“, v.v… hoàn toàn là vấn đề tư riêng của họ, chứ họ không cần tham khảo luật Chúa, luật Giáo Hội hay các thuần phong mỹ tục của xã hội nhân quần. Nguyên tắc để họ chọn lựa người bạn đời và xây dựng gia đình của họ hoàn toàn được đặt cơ sở trên xác thịt và trên những yếu tố thuần túy vật chất, còn Thiên Chúa, Giáo Hội và các yếu tố luân lý đạo đức tuyệt đối không có chỗ trong hôn nhân và gia đình của những người ấy.
Đó là lý do chính để cắt nghĩa tại sao hiện tượng đổ vỡ và tan rã quá dễ dàng của các gia đình ngày nay và đưa tới những hậu qua vô cùng đau thương về tinh thần và vật chất cho chính các đương sự, cho các con cái của họ và cho toàn thể xã hội. Ví dụ ở Bắc Mỹ và Tây Âu: trong một trăm gia đình thì có từ ba mươi đến bốn mươi gia đình ly dị nhau, còn ở Bắc Âu: trong một trăm gia đình thì đã có tới sáu mươi gia đình tan vỡ. Bởi vậy, thánh Phaolô đã từng cảnh cáo một cách chí lý: Ai gieo gì thì sẽ gặt được hoa quả của thứ đó; ai gieo trong xác thịt thì sẽ gặt được hoa quả của xác thịt là sự chết và sự bất hạnh, còn ai gieo trong Thánh Thần thì sẽ gặt được hoa quả của Thánh Thần là sự sống và sự hạnh phúc (x. Gl 5,19-24).
Vậy, để khả dĩ chu toàn được Điều Răn Thứ Sáu, chúng ta cần phải sử dụng các phương pháp cần thiết thích hợp, chẳng hạn:
1) Các phương pháp tiêu cực:
* tránh lười biếng ở nhưng, tránh cảnh ăn không ngồi rồi;
* tránh giao du với bạn bè xấu, với những người vô tín ngưỡng;
* tránh xem những phim ảnh hay báo chí dâm dật, đồi trụy;
* tránh các dịp trai gái thân giao quá tự do, mất nết và phóng đãng, mà nhiều khi người ta đã khéo che đậy dưới lớp sơn hấp dẫn „văn hóa“, „nghệ thuật“, v.v…
* tránh ăn uống, chè chén say sưa quá độ và mất hết tự chủ.
2) Các phương pháp tích cực:
* luôn có lòng đạo đức, biết kính sợ Thiên Chúa;
* luôn biết siêng năng sốt sắng cầu nguyện;
* luôn có lòng bác ái thương người,
* luôn biết giúp đỡ người nghèo khổ, già yếu, neo đơn;
* luôn biết can đảm xa tránh các dịp tội.
Vì lời thánh Phaolô cảnh cáo các tín hữu xưa tại Ê-phê-sô vẫn còn thời sự và sống động hơn bao giờ hết: „Anh em hãy biết rõ điều này: không một kẻ gian dâm ô uế hay tham lam nào được thừa hưởng cơ nghiệp trong Nước của Đức Kitô và của Thiên Chúa“ (Ep 5,5)
(Còn tiếp)