Phỏng vấn triết gia chính trị Michael Walzer
Hồi tháng 3 năm 2013 triết gia chính trị Michael Walzer, người Mỹ, đã cho ấn hành bản tiếng Ý tác phẩm ”Dưới bóng của Thiên Chúa: các chính trị gia và Thánh Kinh Do thái”. Tác phẩm bàn về các ý niệm chính trị trong Thánh Kinh Cựu Ước.
Ông Michael Walzer, đã từng là giáo sư triết lý chính trị ”Học viện Nghiên cứu sâu” của đại học Princeton, New Jersey, và là người đồng xuất bản nguyệt san trí thức ”Bất đồng ý kiến”. Giáo sư là tác giả của 27 cuốn sách và 300 bài khảo luận liên quan tới các đề tài: luân lý đạo đức chính trị, các cuộc chiến chính đáng và không chính đáng, chủ thuyết quốc gia, tính cách chủng tộc, công bằng kinh tế, chủ nghĩa phê bình xã hội, chủ nghĩa cấp tiến, sự khoan nhượng và bổn phận chính trị.
Trong số các sách của giáo sư có các cuốn như: ”Cuộc cách mạng của các Thánh: Nghiên cứu nguồn gốc các nhà chính trị cấp tiến” (1965); ”Các bắt buộc: Khảo luận về sự bất phục tùng, chiến tranh và quốc tịch” (1970); ”Chiến tranh chính đáng và không chính đáng” (1977); ”Xuất hành và cách mạng” (1983); ”Các lãnh vực của công lý” (1983); ”Giải thích và khuynh hướng phê bình xã hội” (1987); ”Cộng đồng dân sự và nền dân chủ Mỹ” (1992); ”Hướng tới một xã hội dân sự toàn cầu” (1995); ”Liên quan tới sự khoan nhượng” (1997); ”Các lý lẽ từ Phe Tả” (1997); ”Truyền thống chính trị do thái cuốn I” (2000); ”Truyền thống chính trị do thái cuốn II (2003); ”Các nhà chính trị thời lưu đầy trong Thánh Kinh” (2001); ”Các nhà chính trị và sự đam mê: tiến tới một chủ nghĩa tự do công bằng hơn” (2004); ”Lý luận về chiến tranh” (2004); ”Luật lệ, các nhà chính trị và luân lý trong Do thái giáo” (2006); ”Dưới bóng của Thiên Chúa: các chính trị gia và Thánh Kinh Do thái” (2012).
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn giáo sư Michael Walzer về các ý niệm chính trị trong Thánh Kinh Cựu Ước.
Hỏi: Thưa giáo sư, tại sao các văn bản kinh thánh lại thường chứa đựng các ý tưởng và các ý niệm chính trị như thế?
Đáp: Nhận xét này không thể áp dụng cho tất cả mọi văn bản kinh thánh: tôi nghĩ tới các bút tích thần bí, là các văn bản rõ ràng không có tính cách chính trị. Tuy nhiên, Thánh Kinh là một cuốn sách đặc biệt: đây là một sưu tập các bút tích đã được viết ra dọc dài hơn 800 năm phản ánh lịch sử và nền văn hóa của các người Israel cổ xưa. Các người Israel này đã sống dưới quyền bính của một chủ thể độc lập, hay đúng hơn họ đã sống trong hai đơn vị chính trị độc lập với nhau: đó là vương quốc Israel miền bắc và vương quốc Giuđa miền nam. Vì thế trong Thánh Kinh có khoảng trống rộng rãi cho các tìm tòi và tin tức chính trị liên quan tới hai vương quốc này. Thêm vào đó lại còn có các văn bản luật lệ và bút tích của các ngôn sứ có tính cách tôn giáo, nhưng cũng không kém phần chính trị, trong nghĩa chúng liên quan tới việc thực thi công lý. Trái lại điều thiếu trong Thánh Kinh đó là một ”lý thuyết hay triết lý chính trị” liên quan tới đặc thái của các thể chế chính trị khác nhau, hay các ràng buộc trung thành mà dân chúng phải tuân giữ. Như chúng ta biết, các nhậy cảm này là một sáng chế của người Hy Lạp.
Hỏi: Trong cuốn sách cuối cùng của giáo sư tựa đề: ”Dưới bóng của Thiên Chúa: các chính trị gia và Thánh Kinh Do thái”, giáo sư đã bắt đầu với một chương nói về ”ý tưởng của giao ước”. Đâu là ý nghĩa của nó? Và giao ước đã nắm vai trò nào trong các thời đầu tiên của lịch sử Hoa Kỳ?
Đáp: Giao ước kinh thánh như được miêu tả trong sách Xuất Hành là một loại thỏa hiệp, mà dân do thái ký kết với Thiên Chúa của mình. Nó là một thỏa hiệp có điều kiện: nếu Israel trung thành với các luật lệ do Thiên Chúa đề ra, thì sẽ được hòa bình và thịnh vượng trong Đất Hứa. Ngoài ra, giao ước là một thỏa hiệp bên trong giữa người Israel với nhau, với mục đích là để sống theo các luật lệ nào đó. Trong trường hợp này giao ước kinh thánh là một thỏa hiệp xã hội, mà các triết gia thuộc thế kỷ thứ XVIII và các người di dân Mỹ đầu tiên đã nói tới.
Trong giải thích của họ, giao ước trở thành một thỏa hiệp đời, được hợp thức hóa với sự đồng ý của các người cầm quyền. Trong trật tự đối với các luật lệ của Thiên Chúa và đối với nhiều khả thể được mở ra cho các người tân tiến để được chấp thuận theo những gì Thánh Kinh miêu tả, đây là một vấn đề mà các triết gia của ”sự đối nghịch xã hội” như Hobbes, Locke, Rousseau, Puffendorf vv... đã tránh không đề cập tới.
Hỏi: Thưa giáo sư, trong Thánh Kinh chúng ta thấy miêu tả một loạt các cuộc chiến vô tận: tại sao chiến tranh lại chiếm nhiều chỗ trong Thánh Kinh như vậy? Từ các văn bản về chiến tranh này nảy sinh ra một vấn nạn do thái và kitô liên quan tới ý niệm về việc ”thánh chiến”, có đúng thế không?
Đáp: Tất cả mọi tôn giáo độc thần: Do thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo đều đã đề ra các giáo thuyết nhằm biện minh cho ”thánh chiến” của Do thái giáo, jihad của Hồi giáo hay các đạo binh thập tự của Kitô giáo. Các giáo thuyết này khẳng định rằng chính Thiên Chúa đồng ý với các cuộc chiến đó, vì thế các người lính chiến đấu hàng đầu phải được coi như các ngôn sứ và các nhà giảng thuyết. Thế rồi ở bên trong ba tôn giáo độc thần này cũng đã nảy sinh ra các phê bình sít sao liên quan tới ý niệm ”thánh chiến”: lý thuyết về ”chiến tranh chính đáng”, dựa trên ý niệm thánh chiến. Chiến tranh chính đáng là một sáng chế của Giáo Hội công giáo, được phát triển bên Tây Ban Nha hối thế kỷ XVI bởi Francisco de Vitoria và Francisco Suarez. Các suy tư này công khai quy chiếu truyền thống giáo phụ và thần học kinh viện, nhằm mục đích phản bác tư tưởng cho rằng có thể gây chiến tranh với các mục đích tôn giáo.
Hỏi: Thế còn vấn đề bạo lực trong các văn bản kinh thánh thì sao thưa giáo sư?
Đáp: Vâng, đó là điều tôi sắp nói tới. Trong văn bản kinh thánh có kể lại nhiều cuộc chiến vì dân Israel là một trong các dân tộc sống trong vùng Trung Đông Cổ. Mà như qúy vị đã học biết trong chương trình trung học tại Italia, là một trong các chương trình giáo dục vẫn được coi là tốt nhất thế giới, Trung Đông Cổ xưa kia là một thế giới đầy bạo lực, trong nghĩa chiến tranh là phương thế bình thường trong việc cai trị. Dĩ nhiên không phải mọi cuộc chiến được miêu tả trong Thánh Kinh đều là ”thánh chiến” trong nghĩa riêng của từ thánh chiến, mà đó là các hành động chính trị có mục đích xâm lăng để bành trướng đế quốc, hay có mục đích tự vệ chống lại quân thù. Các nước lớn muốn thôn tính các nước nhỏ khác, và các nước nhỏ tìm cách liên minh với nhau để chống lại các đạo binh xâm lăng. Hay chiến tranh xảy ra giữa các nước nhỏ láng giềng với nhau vì tham vọng hay các tranh chấp của các vua quan. Tuy nhiên, trong Thánh Kinh chúng ta cũng tìm thấy nhiều trình thuật cử hành tư tưởng hòa bình, chẳng hạn như trong sách ngôn sứ Isaia. Và đề tài hòa bình, thịnh vượng, cuộc sống an lành là một trong các đề tài thần học nổi bật được rất nhiều văn bản của Thánh Kinh Cựu Ước khai triển.
Hỏi: Vẫn liên quan tới ý niệm về ”chiến tranh chính đáng”, giáo sư là người nổi tiếng vì đã có công thời sự hóa gương mặt của nó, và đưa nó vào trong các nếp gấp của lãnh vực chính trị hiện đại. Thế giáo sư nghĩ gì về ”chiến tranh chính đáng”?
Đáp: Cuốn sách của tôi xuất bản năm 1977 tựa đề ”Chiến tranh chính đáng và không chính đáng”, là một ấn bản đời về ý niệm ”chiến tranh chính đáng” của lý thuyết công giáo. Ở đây trong khuôn khổ cuộc phỏng vấn hạn hẹp này khó mà có thể trình bầy vấn đề một cách rốt ráo. Nói một cách tổng hợp ngắn gọn, cốt lõi luận thuyết của tôi đó là các cuộc chiến tự vệ hay để bảo vệ một dân tộc thứ ba đều là chiến tranh chính đáng, chẳng hạn như trong trường hợp bảo vệ dân tộc Camphuchia hay dân tộc Rwanda khỏi các cuộc diệt chủng. Trên bình diện luân lý đạo đức đây là các cuộc chiến mà người ta có thể, và trong một số trường hợp phải có bổn phận chiến đấu. Thế rồi lý thuyết về ”chiến tranh chính đáng” cũng đưa ra các luật lệ hướng dẫn các cuộc chiến chính đáng này: điều quan trọng hàng đầu đó là phải bảo đảm không được gây thiệt mạng cho thường dân, tức cho những người không phải là các chiến binh. Nói cách khác, chủ ý của tôi không chỉ triệt để là triết lý mà thôi, bởi vì nó nhắm cống hiến cho các công dân của các chế độ dân chủ các dụng cụ phán đoán giúp lượng định sự hợp pháp luân lý đạo đức của các cuộc chiến do các giới lãnh đạo của họ dấn thân lãnh trách nhiệm. (Avvenire 27-3-2013)
Hồi tháng 3 năm 2013 triết gia chính trị Michael Walzer, người Mỹ, đã cho ấn hành bản tiếng Ý tác phẩm ”Dưới bóng của Thiên Chúa: các chính trị gia và Thánh Kinh Do thái”. Tác phẩm bàn về các ý niệm chính trị trong Thánh Kinh Cựu Ước.
Ông Michael Walzer, đã từng là giáo sư triết lý chính trị ”Học viện Nghiên cứu sâu” của đại học Princeton, New Jersey, và là người đồng xuất bản nguyệt san trí thức ”Bất đồng ý kiến”. Giáo sư là tác giả của 27 cuốn sách và 300 bài khảo luận liên quan tới các đề tài: luân lý đạo đức chính trị, các cuộc chiến chính đáng và không chính đáng, chủ thuyết quốc gia, tính cách chủng tộc, công bằng kinh tế, chủ nghĩa phê bình xã hội, chủ nghĩa cấp tiến, sự khoan nhượng và bổn phận chính trị.
Trong số các sách của giáo sư có các cuốn như: ”Cuộc cách mạng của các Thánh: Nghiên cứu nguồn gốc các nhà chính trị cấp tiến” (1965); ”Các bắt buộc: Khảo luận về sự bất phục tùng, chiến tranh và quốc tịch” (1970); ”Chiến tranh chính đáng và không chính đáng” (1977); ”Xuất hành và cách mạng” (1983); ”Các lãnh vực của công lý” (1983); ”Giải thích và khuynh hướng phê bình xã hội” (1987); ”Cộng đồng dân sự và nền dân chủ Mỹ” (1992); ”Hướng tới một xã hội dân sự toàn cầu” (1995); ”Liên quan tới sự khoan nhượng” (1997); ”Các lý lẽ từ Phe Tả” (1997); ”Truyền thống chính trị do thái cuốn I” (2000); ”Truyền thống chính trị do thái cuốn II (2003); ”Các nhà chính trị thời lưu đầy trong Thánh Kinh” (2001); ”Các nhà chính trị và sự đam mê: tiến tới một chủ nghĩa tự do công bằng hơn” (2004); ”Lý luận về chiến tranh” (2004); ”Luật lệ, các nhà chính trị và luân lý trong Do thái giáo” (2006); ”Dưới bóng của Thiên Chúa: các chính trị gia và Thánh Kinh Do thái” (2012).
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn giáo sư Michael Walzer về các ý niệm chính trị trong Thánh Kinh Cựu Ước.
Hỏi: Thưa giáo sư, tại sao các văn bản kinh thánh lại thường chứa đựng các ý tưởng và các ý niệm chính trị như thế?
Đáp: Nhận xét này không thể áp dụng cho tất cả mọi văn bản kinh thánh: tôi nghĩ tới các bút tích thần bí, là các văn bản rõ ràng không có tính cách chính trị. Tuy nhiên, Thánh Kinh là một cuốn sách đặc biệt: đây là một sưu tập các bút tích đã được viết ra dọc dài hơn 800 năm phản ánh lịch sử và nền văn hóa của các người Israel cổ xưa. Các người Israel này đã sống dưới quyền bính của một chủ thể độc lập, hay đúng hơn họ đã sống trong hai đơn vị chính trị độc lập với nhau: đó là vương quốc Israel miền bắc và vương quốc Giuđa miền nam. Vì thế trong Thánh Kinh có khoảng trống rộng rãi cho các tìm tòi và tin tức chính trị liên quan tới hai vương quốc này. Thêm vào đó lại còn có các văn bản luật lệ và bút tích của các ngôn sứ có tính cách tôn giáo, nhưng cũng không kém phần chính trị, trong nghĩa chúng liên quan tới việc thực thi công lý. Trái lại điều thiếu trong Thánh Kinh đó là một ”lý thuyết hay triết lý chính trị” liên quan tới đặc thái của các thể chế chính trị khác nhau, hay các ràng buộc trung thành mà dân chúng phải tuân giữ. Như chúng ta biết, các nhậy cảm này là một sáng chế của người Hy Lạp.
Hỏi: Trong cuốn sách cuối cùng của giáo sư tựa đề: ”Dưới bóng của Thiên Chúa: các chính trị gia và Thánh Kinh Do thái”, giáo sư đã bắt đầu với một chương nói về ”ý tưởng của giao ước”. Đâu là ý nghĩa của nó? Và giao ước đã nắm vai trò nào trong các thời đầu tiên của lịch sử Hoa Kỳ?
Đáp: Giao ước kinh thánh như được miêu tả trong sách Xuất Hành là một loại thỏa hiệp, mà dân do thái ký kết với Thiên Chúa của mình. Nó là một thỏa hiệp có điều kiện: nếu Israel trung thành với các luật lệ do Thiên Chúa đề ra, thì sẽ được hòa bình và thịnh vượng trong Đất Hứa. Ngoài ra, giao ước là một thỏa hiệp bên trong giữa người Israel với nhau, với mục đích là để sống theo các luật lệ nào đó. Trong trường hợp này giao ước kinh thánh là một thỏa hiệp xã hội, mà các triết gia thuộc thế kỷ thứ XVIII và các người di dân Mỹ đầu tiên đã nói tới.
Trong giải thích của họ, giao ước trở thành một thỏa hiệp đời, được hợp thức hóa với sự đồng ý của các người cầm quyền. Trong trật tự đối với các luật lệ của Thiên Chúa và đối với nhiều khả thể được mở ra cho các người tân tiến để được chấp thuận theo những gì Thánh Kinh miêu tả, đây là một vấn đề mà các triết gia của ”sự đối nghịch xã hội” như Hobbes, Locke, Rousseau, Puffendorf vv... đã tránh không đề cập tới.
Hỏi: Thưa giáo sư, trong Thánh Kinh chúng ta thấy miêu tả một loạt các cuộc chiến vô tận: tại sao chiến tranh lại chiếm nhiều chỗ trong Thánh Kinh như vậy? Từ các văn bản về chiến tranh này nảy sinh ra một vấn nạn do thái và kitô liên quan tới ý niệm về việc ”thánh chiến”, có đúng thế không?
Đáp: Tất cả mọi tôn giáo độc thần: Do thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo đều đã đề ra các giáo thuyết nhằm biện minh cho ”thánh chiến” của Do thái giáo, jihad của Hồi giáo hay các đạo binh thập tự của Kitô giáo. Các giáo thuyết này khẳng định rằng chính Thiên Chúa đồng ý với các cuộc chiến đó, vì thế các người lính chiến đấu hàng đầu phải được coi như các ngôn sứ và các nhà giảng thuyết. Thế rồi ở bên trong ba tôn giáo độc thần này cũng đã nảy sinh ra các phê bình sít sao liên quan tới ý niệm ”thánh chiến”: lý thuyết về ”chiến tranh chính đáng”, dựa trên ý niệm thánh chiến. Chiến tranh chính đáng là một sáng chế của Giáo Hội công giáo, được phát triển bên Tây Ban Nha hối thế kỷ XVI bởi Francisco de Vitoria và Francisco Suarez. Các suy tư này công khai quy chiếu truyền thống giáo phụ và thần học kinh viện, nhằm mục đích phản bác tư tưởng cho rằng có thể gây chiến tranh với các mục đích tôn giáo.
Hỏi: Thế còn vấn đề bạo lực trong các văn bản kinh thánh thì sao thưa giáo sư?
Đáp: Vâng, đó là điều tôi sắp nói tới. Trong văn bản kinh thánh có kể lại nhiều cuộc chiến vì dân Israel là một trong các dân tộc sống trong vùng Trung Đông Cổ. Mà như qúy vị đã học biết trong chương trình trung học tại Italia, là một trong các chương trình giáo dục vẫn được coi là tốt nhất thế giới, Trung Đông Cổ xưa kia là một thế giới đầy bạo lực, trong nghĩa chiến tranh là phương thế bình thường trong việc cai trị. Dĩ nhiên không phải mọi cuộc chiến được miêu tả trong Thánh Kinh đều là ”thánh chiến” trong nghĩa riêng của từ thánh chiến, mà đó là các hành động chính trị có mục đích xâm lăng để bành trướng đế quốc, hay có mục đích tự vệ chống lại quân thù. Các nước lớn muốn thôn tính các nước nhỏ khác, và các nước nhỏ tìm cách liên minh với nhau để chống lại các đạo binh xâm lăng. Hay chiến tranh xảy ra giữa các nước nhỏ láng giềng với nhau vì tham vọng hay các tranh chấp của các vua quan. Tuy nhiên, trong Thánh Kinh chúng ta cũng tìm thấy nhiều trình thuật cử hành tư tưởng hòa bình, chẳng hạn như trong sách ngôn sứ Isaia. Và đề tài hòa bình, thịnh vượng, cuộc sống an lành là một trong các đề tài thần học nổi bật được rất nhiều văn bản của Thánh Kinh Cựu Ước khai triển.
Hỏi: Vẫn liên quan tới ý niệm về ”chiến tranh chính đáng”, giáo sư là người nổi tiếng vì đã có công thời sự hóa gương mặt của nó, và đưa nó vào trong các nếp gấp của lãnh vực chính trị hiện đại. Thế giáo sư nghĩ gì về ”chiến tranh chính đáng”?
Đáp: Cuốn sách của tôi xuất bản năm 1977 tựa đề ”Chiến tranh chính đáng và không chính đáng”, là một ấn bản đời về ý niệm ”chiến tranh chính đáng” của lý thuyết công giáo. Ở đây trong khuôn khổ cuộc phỏng vấn hạn hẹp này khó mà có thể trình bầy vấn đề một cách rốt ráo. Nói một cách tổng hợp ngắn gọn, cốt lõi luận thuyết của tôi đó là các cuộc chiến tự vệ hay để bảo vệ một dân tộc thứ ba đều là chiến tranh chính đáng, chẳng hạn như trong trường hợp bảo vệ dân tộc Camphuchia hay dân tộc Rwanda khỏi các cuộc diệt chủng. Trên bình diện luân lý đạo đức đây là các cuộc chiến mà người ta có thể, và trong một số trường hợp phải có bổn phận chiến đấu. Thế rồi lý thuyết về ”chiến tranh chính đáng” cũng đưa ra các luật lệ hướng dẫn các cuộc chiến chính đáng này: điều quan trọng hàng đầu đó là phải bảo đảm không được gây thiệt mạng cho thường dân, tức cho những người không phải là các chiến binh. Nói cách khác, chủ ý của tôi không chỉ triệt để là triết lý mà thôi, bởi vì nó nhắm cống hiến cho các công dân của các chế độ dân chủ các dụng cụ phán đoán giúp lượng định sự hợp pháp luân lý đạo đức của các cuộc chiến do các giới lãnh đạo của họ dấn thân lãnh trách nhiệm. (Avvenire 27-3-2013)