hiểu và sống Mười Điều Răn Thiên Chúa (8)
Điều Răn Thứ Bảy: „Thứ bảy: Chớ lấy của người“
Nguồn gốc tội phạm đức công bằng dưới các hình thức khác nhau, tức tội lấy của cải người khác mà không có sự đồng ý rõ ràng của họ, tức tội trộm cắp tiền bạc của cải của kẻ khác, là lòng tham lam của cải vật chất quá độ của con người. Vì một khi lòng tham lam trở nên quá độ, bất tự chủ, thì tất nhiên nó sẽ điều khiển con người toàn diện, từ tư tưởng, lời nói cho đến hành động, nó sẽ làm cho con người đâm ra ích kỷ một cách thiển cận, mù quáng, thiên lệch và nhất là vô hiệu hóa tiếng nói của lý trí, tiếng nói của lương tri. Từ chỗ đó, con người mất hết lòng nhân ái, sự tự trọng, tư cách của mình và cả chính sự ngăn cản của tiếng lương tâm, và bấy giờ con người chỉ còn là một kẻ nô lệ thuần thục của lòng tham lam vật chất, không từ nan làm bất cứ điều gì, kể cả phạm tội ác chống lại đồng loại, miễn sao chiếm hữu được của cải vật chất càng nhiều càng tốt. Quả thật, người đời đã nói rất chí lý: „Tham thì thâm, thâm thì si“ là thế.
Vì thế, Điều Răn Thứ Bảy dạy ta phải tôn trọng đức công bằng, phải tôn trọng tài sản, của cải và quyền sở hữu chủ của người khác. Cấm không được chiếm giữ hay làm hư hại của cải của người khác một cách trái phép.
Các tội phạm đến Điều Răn Thứ Bảy là:
* Trộm cắp, cướp giật tiền bạc, của cải của kẻ khác bằng cách này hay cách kia.
* Lừa đảo, gian lận khi buôn bán, chẳng hạn: như sửa cân hay các dụng cụ đo lường để đánh lừa và che mắt khách hàng hầu kiếm lợi lộc cho mình một cách bất chính. Bởi vì, khi buôn bán, người ta có quyền đặt giá món hàng cao hợp lý và nếu khách hàng thấy vừa ý thì mua, chứ hành động tráo trở lừa đảo khách hàng như vừa nói là một hình thức cướp giật trái phép; do đó, số tiền thu được từ việc bán món hàng hoàn toàn là tiền bất chính và bó buộc phải bồi trả lại cho chủ nhân của chúng.
* Cho vay nặng lãi quá mức, nhất là nhẫn tâm “siết cổ“ những người đang trong cơn cùng quẫn và bó buộc phải khẩn khoản vay mượn tiền bạc của ta.
* Tội hối lộ; thâm thủng của công để mưu ích riêng tư cá nhân hay gia đình.
* Tội chiếm đoạt của thánh, tức tiền bạc, các của cải hay các báu vật của Giáo Hội, do lừa đảo, lấy trộm, oa trữ hay thông đồng mua bán trái phép.
* Chiếm giữ của cải của kẻ khác một cách bất công, tức:
- khi mắc nợ người ta mà không chịu trả vốn và lãi như đã thỏa thuận;
- khi lượm nhặt được của cải của kẻ khác bị thất lạc mà không chịu hoàn trả lại cho sở hữu chủ;
- không trả tiền công tương xứng cho người làm thuê;
- trốn thuế hay oa trữ các của cải gian phi.
Để đền bù tội lấy trộm hay chiếm giữ của cải của người khác, thì dù dưới hình thức nào hay bằng cách nào, luôn luôn bó buộc phải trả lại cho chủ của chúng một cách sớm nhất có thể, nếu không, phải trả thêm tiền lời để bù đắp sự thiệt hại đã gây ra cho chủ. Còn trường hợp làm thiệt hại hay làm mất mát của cải và đồ dùng của người khác, thì cũng bó buộc phải bồi thường lại một cách tương xứng.
Hơn nữa, các tài sản và của cải của kẻ khác, nhất là tài sản, tiền bạc và của cải thuộc Giáo Hội, mà ta chiếm giữ một cách bất chính và không chịu trả lại cho họ ở đời này, thì ở đời sau càng phải trả nặng gấp bội. Đó là điều hoàn toàn hợp lý, phù hợp với luật công bằng tự nhiên, vì trong „số tiền“ ta phải trả ở đời sau đó dĩ nhiên gồm có tiền vốn, tiền lãi và tiền phạt. Chỉ khác ở chỗ: nếu ta trả lại của cải mà ta có một cách bất chính cho chủ của chúng ở đời này, thì ta chỉ phải trả lại chính những của cải chóng qua ấy, còn khi chờ cho tới đời sau, tức sau khi bước sang thế giới bên kia, mới trả thì ta phải trả lại bằng các của cải trường cửu, vô cùng quý báu, tức sự vinh quang bất diệt và sự hạnh phúc vô giá trong Nước Trời.
Sau cùng, còn hai điểm quan trọng khác ta cũng cần phải lưu tâm, đó là:
1) Thiên Chúa không luôn luôn gia hạn hay cho ta sự tự do muốn trả nợ lúc nào tùy ý, hoặc đời này hoặc đời sau như vừa nói trên, nhưng nhiều khi chính Người „đích thân“ đòi lại các của cái ấy một cách nhãn tiền ngay ở đời này dưới một hình thức nào đó, mà dân gian thường hay nói là: „Của gian phi có chân nó đi“, hay: „của thánh có cánh nó bay“.
2) Nhưng một khi Thiên Chúa „đích thân“ đòi lại các của cải bất chính lại như thế, thì thực tế là ta bị mất đi các của cải đó và đồng thời tội phạm Điều Răn Thứ Bảy ta vẫn phải mang, chứ không được tha, vì chính ta đã không tự ý hoàn trả lại chúng.
Nguyên tắc của Điều Răn Thứ Bảy là mỗi người phải tự kiếm ăn sinh sống bằng đồng tiền lương thiện do trí óc, do sức lao động và do chính đôi tay của mình làm ra, chứ không được sống bám vào hay cướp giựt sức lao động của người khác một cách bất công. Thánh Phaolô đã cảnh cáo những kẻ lười biếng và chỉ biết sống bám vào sức lao động của kẻ khác với những lời rõ ràng thẳng thắn: „Ai không chịu làm việc thì cũng đừng ăn“ (2Tx 3,10b).
(Còn tiếp
Điều Răn Thứ Bảy: „Thứ bảy: Chớ lấy của người“
Nguồn gốc tội phạm đức công bằng dưới các hình thức khác nhau, tức tội lấy của cải người khác mà không có sự đồng ý rõ ràng của họ, tức tội trộm cắp tiền bạc của cải của kẻ khác, là lòng tham lam của cải vật chất quá độ của con người. Vì một khi lòng tham lam trở nên quá độ, bất tự chủ, thì tất nhiên nó sẽ điều khiển con người toàn diện, từ tư tưởng, lời nói cho đến hành động, nó sẽ làm cho con người đâm ra ích kỷ một cách thiển cận, mù quáng, thiên lệch và nhất là vô hiệu hóa tiếng nói của lý trí, tiếng nói của lương tri. Từ chỗ đó, con người mất hết lòng nhân ái, sự tự trọng, tư cách của mình và cả chính sự ngăn cản của tiếng lương tâm, và bấy giờ con người chỉ còn là một kẻ nô lệ thuần thục của lòng tham lam vật chất, không từ nan làm bất cứ điều gì, kể cả phạm tội ác chống lại đồng loại, miễn sao chiếm hữu được của cải vật chất càng nhiều càng tốt. Quả thật, người đời đã nói rất chí lý: „Tham thì thâm, thâm thì si“ là thế.
Vì thế, Điều Răn Thứ Bảy dạy ta phải tôn trọng đức công bằng, phải tôn trọng tài sản, của cải và quyền sở hữu chủ của người khác. Cấm không được chiếm giữ hay làm hư hại của cải của người khác một cách trái phép.
Các tội phạm đến Điều Răn Thứ Bảy là:
* Trộm cắp, cướp giật tiền bạc, của cải của kẻ khác bằng cách này hay cách kia.
* Lừa đảo, gian lận khi buôn bán, chẳng hạn: như sửa cân hay các dụng cụ đo lường để đánh lừa và che mắt khách hàng hầu kiếm lợi lộc cho mình một cách bất chính. Bởi vì, khi buôn bán, người ta có quyền đặt giá món hàng cao hợp lý và nếu khách hàng thấy vừa ý thì mua, chứ hành động tráo trở lừa đảo khách hàng như vừa nói là một hình thức cướp giật trái phép; do đó, số tiền thu được từ việc bán món hàng hoàn toàn là tiền bất chính và bó buộc phải bồi trả lại cho chủ nhân của chúng.
* Cho vay nặng lãi quá mức, nhất là nhẫn tâm “siết cổ“ những người đang trong cơn cùng quẫn và bó buộc phải khẩn khoản vay mượn tiền bạc của ta.
* Tội hối lộ; thâm thủng của công để mưu ích riêng tư cá nhân hay gia đình.
* Tội chiếm đoạt của thánh, tức tiền bạc, các của cải hay các báu vật của Giáo Hội, do lừa đảo, lấy trộm, oa trữ hay thông đồng mua bán trái phép.
* Chiếm giữ của cải của kẻ khác một cách bất công, tức:
- khi mắc nợ người ta mà không chịu trả vốn và lãi như đã thỏa thuận;
- khi lượm nhặt được của cải của kẻ khác bị thất lạc mà không chịu hoàn trả lại cho sở hữu chủ;
- không trả tiền công tương xứng cho người làm thuê;
- trốn thuế hay oa trữ các của cải gian phi.
Để đền bù tội lấy trộm hay chiếm giữ của cải của người khác, thì dù dưới hình thức nào hay bằng cách nào, luôn luôn bó buộc phải trả lại cho chủ của chúng một cách sớm nhất có thể, nếu không, phải trả thêm tiền lời để bù đắp sự thiệt hại đã gây ra cho chủ. Còn trường hợp làm thiệt hại hay làm mất mát của cải và đồ dùng của người khác, thì cũng bó buộc phải bồi thường lại một cách tương xứng.
Hơn nữa, các tài sản và của cải của kẻ khác, nhất là tài sản, tiền bạc và của cải thuộc Giáo Hội, mà ta chiếm giữ một cách bất chính và không chịu trả lại cho họ ở đời này, thì ở đời sau càng phải trả nặng gấp bội. Đó là điều hoàn toàn hợp lý, phù hợp với luật công bằng tự nhiên, vì trong „số tiền“ ta phải trả ở đời sau đó dĩ nhiên gồm có tiền vốn, tiền lãi và tiền phạt. Chỉ khác ở chỗ: nếu ta trả lại của cải mà ta có một cách bất chính cho chủ của chúng ở đời này, thì ta chỉ phải trả lại chính những của cải chóng qua ấy, còn khi chờ cho tới đời sau, tức sau khi bước sang thế giới bên kia, mới trả thì ta phải trả lại bằng các của cải trường cửu, vô cùng quý báu, tức sự vinh quang bất diệt và sự hạnh phúc vô giá trong Nước Trời.
Sau cùng, còn hai điểm quan trọng khác ta cũng cần phải lưu tâm, đó là:
1) Thiên Chúa không luôn luôn gia hạn hay cho ta sự tự do muốn trả nợ lúc nào tùy ý, hoặc đời này hoặc đời sau như vừa nói trên, nhưng nhiều khi chính Người „đích thân“ đòi lại các của cái ấy một cách nhãn tiền ngay ở đời này dưới một hình thức nào đó, mà dân gian thường hay nói là: „Của gian phi có chân nó đi“, hay: „của thánh có cánh nó bay“.
2) Nhưng một khi Thiên Chúa „đích thân“ đòi lại các của cải bất chính lại như thế, thì thực tế là ta bị mất đi các của cải đó và đồng thời tội phạm Điều Răn Thứ Bảy ta vẫn phải mang, chứ không được tha, vì chính ta đã không tự ý hoàn trả lại chúng.
Nguyên tắc của Điều Răn Thứ Bảy là mỗi người phải tự kiếm ăn sinh sống bằng đồng tiền lương thiện do trí óc, do sức lao động và do chính đôi tay của mình làm ra, chứ không được sống bám vào hay cướp giựt sức lao động của người khác một cách bất công. Thánh Phaolô đã cảnh cáo những kẻ lười biếng và chỉ biết sống bám vào sức lao động của kẻ khác với những lời rõ ràng thẳng thắn: „Ai không chịu làm việc thì cũng đừng ăn“ (2Tx 3,10b).
(Còn tiếp