hiểu và sống Mười Điều Răn Thiên Chúa (9)
Điều Răn Thứ Tám: „Thứ tám: Chớ làm chứng dối“
Điều Răn Thứ Tám dạy ta phải tôn trọng sự thật và tôn trọng danh dự cũng như nhân phẩm kẻ khác. Nghĩa là sống đúng với lời Chúa đã dạy: „Có thì phải nói có, không thì phải nói không. Còn thêm bớt điều gì là chuyện của ma quỷ“ (Mt 5,37).
Theo tâm lý tự nhiên thì người ta thường chỉ nhìn thấy điều tiêu cực, sự sai lỗi, cái xấu nơi người khác, nhất là thường có khuynh hướng nói xấu, hạ bệ kẻ khác hầu để người nghe cho mình là tốt lành hơn, là lương thiện hơn. Trong khi đó, điều tích cực, cái hay, cái tốt của họ thì lại không nhìn thấy hay không muốn nhìn thấy và không muốn nói tới. Vì thế, nếu để ý quan sát những trao đổi chuyện trò trong cuộc sống giao tiếp xã hội hằng ngày, người ta sẽ thấy rõ được điều này là có rất ít người biết nhận định khách quan về người khác, biết nhìn thấy được những cái hay, những điều tích cực của người khác. Thường tình, người ta chỉ biết chê bai, hay ít nhất là chê nhiều hơn khen.
Đúng vậy, nếu một người thực thi được trăm ngàn việc thiện, nhưng giả thử người ấy sơ suất phạm phải một lỗi lầm nhỏ nào đó, thì đương nhiên người đời chỉ nhìn thấy được điều sơ suất đó mà thôi. Nếu một người suốt đời sống lương thiện và làm được bao nhiêu điều phúc lợi cho xã hội nhân quần, nhưng nếu chẳng may người ấy lỡ yếu đuối sai sót hay vấp ngã trong một lãnh vực nào đó, dù là chuyện bình thường nhất, thì lập tức liền được miệng này chuyền sang miệng khác hết sức nhanh chóng và không lâu sau đó mọi người trong khắp cả làng cả xã đều hay biết đầy đủ, không thiếu một chi tiết nào. Chẳng những vậy, khi rao truyền tin xấu về người khác như thế, người ta thường còn „thêm mắm thêm muối“, hầu để câu chuyện họ kể nghe hợp lý và để dễ lọt tai người nghe hơn. Nhưng cũng chính sự thêm bớt chủ ý đó nhiều khi đã làm sai lạc hoàn toàn nội dung thật sự của câu chuyện, của vấn đề, và hậu quả tai hại không thể tránh được là người liên hệ và gia đình họ sẽ phải gánh chịu những tổn thất nặng nề về đủ mọi lãnh vực: tâm lý, danh dự, tiếng tốt, sức khỏe và kể cả nghề nghiệp, công ăn việc làm cũng như chính bát cơm manh áo hằng ngày của họ và của gia đình họ.
Nhưng ở đây, người ta tự hỏi: Tại sao lại thế? Tại sao người đời lại dễ nói xấu và rất khó nói tốt cho người đồng loại của mình như vậy?
Đứng về phương diện tâm lý học, chúng ta có thể trả lời rằng nguyên nhân sâu xa của thái độ và cách cư xử ấy vốn nằm sâu trong „bản năng tự tồn“ tự nhiên của tất cả mọi thảo-động vật nói chung và của con người nói riêng. Nghĩa là trong bản năng tự nhiên của mỗi người cũng như của mỗi loài thảo, động vật đều ẩn chứa khuynh hướng tranh đấu cho sự sống còn, sự tồn tại, sự phát huy và sự vươn lên của mình. Nói cách khác, bản năng tìm cách bảo toàn sự tồn tại hay sự sống còn tự nhiên đó nơi tất cả mọi loài thảo vật cũng như động, trong đó có con người, là bản năng tìm đất sống, tìm an ninh cho sự tồn tại của mình, càng bảo đảm chắc chắn được bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
Bởi vậy, trong bản năng tự tồn ấy lại bao gồm cả bản năng loại trừ các đồng loại và các đối thủ khác như là điều kiện cần thiết, vì trong diễn tiến tìm cách bảo đảm sự sống còn, sự tự tồn và sự phát triển của mình, các đồng loại khác tất nhiên là những đối thủ cạnh tranh nguy hiểm. Nói cách khác, sự thành đạt của người khác có nghĩa tôi bị thua thiệt mất mát đi ít nhiều; sự tồn tại và sự phát triển của kẻ khác cũng có nghĩa là không gian sống của tôi bị giảm thiểu và bị thu hẹp lại. Bởi vì, luật đào thải hay luật cạnh tranh tự nhiên của vạn vật tuy diễn tiến âm thầm, nhịp nhàng, nhưng lại rất gay gắt và khốc liệt, đó là: „Mạnh sống, yếu chết“.
Tiếp đến, nguyên nhân gần của thái độ nói xấu, chê bai hay hạ bệ người khác là sự ích kỷ, ganh tị, háo thắng và lòng tham lam những lợi ích vật chất thiển cận trước mắt: địa vị, danh vọng, tiền bạc. Chính sự ích kỷ nhỏ nhoi và lòng tham lam của cải vật chất vô đáy đã biến đổi con người hoàn toàn trở nên mù quáng, thiển cận, hẹp hòi, đến nỗi làm lu mờ cả lý trí, che lấp cả tiếng nói của lương tri, của lẽ phải và khiến con người làm bất cứ điều gì, miễn là thỏa mãn được lòng tham của mình, kể cả hành động phạm tội ác chống lại đồng loại.
Tuy nhiên, trước hết đối với con người, diễn tiến của bản năng tự tồn không được phép xảy ra một cách máy móc, tương tự như nơi các loài thảo-động vật khác với nguyên tắc bất khoan dung: „một mất một còn“ hay: „mạnh sống, yếu chết“ được. Tiếp đến, với nhu cầu sống của thể xác đời này đòi hỏi, làm người mà ai lại không ham thích của cải vật chất, ai lại không muốn có nhiều của cải vật chất, hầu không những để tồn tại, mà còn để tồn tại hay để sống một cách đầy đủ, an nhàn và hạnh phúc. Nhưng mọi suy tư, mọi lời nói và mọi hành động của con người luôn luôn cần phải có giới hạn hợp lý và cần phải được thực hiện trong khuôn khổ được phép, nghĩa là phù hợp với đạo lý của trời đất, tức Giới Luật tự nhiên của Tạo Hóa đã được khắc ghi trong tận lương tri mỗi người, đó là „làm lành lánh dữ“.
Bởi vì, con người tuy là một thành phần của thiên nhiên, nhưng con người lại có một vị thế hoàn toàn riêng biệt mà Thiên Chúa Tạo Hóa đã dành cho. Vâng, con người là một tạo vật duy nhất có lý trí, có lương tâm, có linh hồn thiêng liêng bất tử và vì thế nên giống Thiên Chúa, nghĩa là mỗi người đều mang trên mình hình ảnh Thiên Chúa. Chính trí năng và lý trí giúp con người nhận thức được vị thế riêng biệt hay những phẩm chất hoàn toàn đặc thù ấy của mình, và nhờ vậy, biết cân nhắc được điều hay lẽ phải, biết phân biệt được sai-trái, hay-dở, thật-hư, và nhất là biết ý thức được trách nhiệm của hành động mình làm, tức sống và hành động với ý thức trách nhiệm, chứ không phải hành động một cách máy móc và thụ động theo bản năng tự nhiên như các loài thụ tạo khác. Đó chính là điểm khác biệt cơ bản giữa con người và loài vật.
Đàng khác, lời Chúa dạy còn luôn vang vọng trong tâm khảm mỗi người: „Thầy là sự thật“ (Ga 14,6), hay: „Tôi đến thế gian là để làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi“ (Ga 18,37). Nếu thế, là những Kitô hữu, là những người con của Chúa, chúng ta không có cách sống, cách suy nghĩ, cách nói năng và cách hành động nào khác hơn là sống, suy nghĩ, nói năng và hành động đúng với sự thật.
Bởi vậy:
* Đừng bao giờ sống giả dối, lừa lọc, gian manh, kiểu „khẩu Phật tâm xà“, miệng thì ăn nói thật thà đạo đức như Phật, nhưng lòng lại gian ngoa độc ác như rắn độc. Vì „xảo ngôn loạn đức“, vì ăn nói gian dối xảo quyệt thì làm thiệt hại đến cái đức hạnh con người.
* Đừng vu khống, đổ vạ và cáo gian người khác khi không có đủ bằng chứng rõ ràng, xác thực và cụ thể.
* Đừng nói hành, nói xấu người khác để rồi gây thiệt hại cho họ về danh dự, tiếng tốt cũng như của cải của họ.
Những ai nói xấu, đổ vạ, vu khống, cáo gian người khác, thì xúc phạm đến Điều Răn Thứ Tám của Thiên Chúa. Nếu lời cáo gian, đổ vạ và vu khống ấy gây nên thiệt hại cho người trong cuộc về danh dự, tiếng tốt, địa vị, v.v…, thì bó buộc phải bồi thường lại cho người đó một cách tương xứng, vì danh dự, tiếng tốt của con người là một thứ của cải còn quý báu hơn cả các thứ của cải vật chất.
Ở đây, nguyên tắc hướng dẫn cơ bản là chính lời Chúa: „Có thì phải nói có, không thì phải nói không. Còn thêm bớt điều gì là chuyện của ma quỷ“.
(Còn tiếp)
Điều Răn Thứ Tám: „Thứ tám: Chớ làm chứng dối“
Điều Răn Thứ Tám dạy ta phải tôn trọng sự thật và tôn trọng danh dự cũng như nhân phẩm kẻ khác. Nghĩa là sống đúng với lời Chúa đã dạy: „Có thì phải nói có, không thì phải nói không. Còn thêm bớt điều gì là chuyện của ma quỷ“ (Mt 5,37).
Theo tâm lý tự nhiên thì người ta thường chỉ nhìn thấy điều tiêu cực, sự sai lỗi, cái xấu nơi người khác, nhất là thường có khuynh hướng nói xấu, hạ bệ kẻ khác hầu để người nghe cho mình là tốt lành hơn, là lương thiện hơn. Trong khi đó, điều tích cực, cái hay, cái tốt của họ thì lại không nhìn thấy hay không muốn nhìn thấy và không muốn nói tới. Vì thế, nếu để ý quan sát những trao đổi chuyện trò trong cuộc sống giao tiếp xã hội hằng ngày, người ta sẽ thấy rõ được điều này là có rất ít người biết nhận định khách quan về người khác, biết nhìn thấy được những cái hay, những điều tích cực của người khác. Thường tình, người ta chỉ biết chê bai, hay ít nhất là chê nhiều hơn khen.
Đúng vậy, nếu một người thực thi được trăm ngàn việc thiện, nhưng giả thử người ấy sơ suất phạm phải một lỗi lầm nhỏ nào đó, thì đương nhiên người đời chỉ nhìn thấy được điều sơ suất đó mà thôi. Nếu một người suốt đời sống lương thiện và làm được bao nhiêu điều phúc lợi cho xã hội nhân quần, nhưng nếu chẳng may người ấy lỡ yếu đuối sai sót hay vấp ngã trong một lãnh vực nào đó, dù là chuyện bình thường nhất, thì lập tức liền được miệng này chuyền sang miệng khác hết sức nhanh chóng và không lâu sau đó mọi người trong khắp cả làng cả xã đều hay biết đầy đủ, không thiếu một chi tiết nào. Chẳng những vậy, khi rao truyền tin xấu về người khác như thế, người ta thường còn „thêm mắm thêm muối“, hầu để câu chuyện họ kể nghe hợp lý và để dễ lọt tai người nghe hơn. Nhưng cũng chính sự thêm bớt chủ ý đó nhiều khi đã làm sai lạc hoàn toàn nội dung thật sự của câu chuyện, của vấn đề, và hậu quả tai hại không thể tránh được là người liên hệ và gia đình họ sẽ phải gánh chịu những tổn thất nặng nề về đủ mọi lãnh vực: tâm lý, danh dự, tiếng tốt, sức khỏe và kể cả nghề nghiệp, công ăn việc làm cũng như chính bát cơm manh áo hằng ngày của họ và của gia đình họ.
Nhưng ở đây, người ta tự hỏi: Tại sao lại thế? Tại sao người đời lại dễ nói xấu và rất khó nói tốt cho người đồng loại của mình như vậy?
Đứng về phương diện tâm lý học, chúng ta có thể trả lời rằng nguyên nhân sâu xa của thái độ và cách cư xử ấy vốn nằm sâu trong „bản năng tự tồn“ tự nhiên của tất cả mọi thảo-động vật nói chung và của con người nói riêng. Nghĩa là trong bản năng tự nhiên của mỗi người cũng như của mỗi loài thảo, động vật đều ẩn chứa khuynh hướng tranh đấu cho sự sống còn, sự tồn tại, sự phát huy và sự vươn lên của mình. Nói cách khác, bản năng tìm cách bảo toàn sự tồn tại hay sự sống còn tự nhiên đó nơi tất cả mọi loài thảo vật cũng như động, trong đó có con người, là bản năng tìm đất sống, tìm an ninh cho sự tồn tại của mình, càng bảo đảm chắc chắn được bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
Bởi vậy, trong bản năng tự tồn ấy lại bao gồm cả bản năng loại trừ các đồng loại và các đối thủ khác như là điều kiện cần thiết, vì trong diễn tiến tìm cách bảo đảm sự sống còn, sự tự tồn và sự phát triển của mình, các đồng loại khác tất nhiên là những đối thủ cạnh tranh nguy hiểm. Nói cách khác, sự thành đạt của người khác có nghĩa tôi bị thua thiệt mất mát đi ít nhiều; sự tồn tại và sự phát triển của kẻ khác cũng có nghĩa là không gian sống của tôi bị giảm thiểu và bị thu hẹp lại. Bởi vì, luật đào thải hay luật cạnh tranh tự nhiên của vạn vật tuy diễn tiến âm thầm, nhịp nhàng, nhưng lại rất gay gắt và khốc liệt, đó là: „Mạnh sống, yếu chết“.
Tiếp đến, nguyên nhân gần của thái độ nói xấu, chê bai hay hạ bệ người khác là sự ích kỷ, ganh tị, háo thắng và lòng tham lam những lợi ích vật chất thiển cận trước mắt: địa vị, danh vọng, tiền bạc. Chính sự ích kỷ nhỏ nhoi và lòng tham lam của cải vật chất vô đáy đã biến đổi con người hoàn toàn trở nên mù quáng, thiển cận, hẹp hòi, đến nỗi làm lu mờ cả lý trí, che lấp cả tiếng nói của lương tri, của lẽ phải và khiến con người làm bất cứ điều gì, miễn là thỏa mãn được lòng tham của mình, kể cả hành động phạm tội ác chống lại đồng loại.
Tuy nhiên, trước hết đối với con người, diễn tiến của bản năng tự tồn không được phép xảy ra một cách máy móc, tương tự như nơi các loài thảo-động vật khác với nguyên tắc bất khoan dung: „một mất một còn“ hay: „mạnh sống, yếu chết“ được. Tiếp đến, với nhu cầu sống của thể xác đời này đòi hỏi, làm người mà ai lại không ham thích của cải vật chất, ai lại không muốn có nhiều của cải vật chất, hầu không những để tồn tại, mà còn để tồn tại hay để sống một cách đầy đủ, an nhàn và hạnh phúc. Nhưng mọi suy tư, mọi lời nói và mọi hành động của con người luôn luôn cần phải có giới hạn hợp lý và cần phải được thực hiện trong khuôn khổ được phép, nghĩa là phù hợp với đạo lý của trời đất, tức Giới Luật tự nhiên của Tạo Hóa đã được khắc ghi trong tận lương tri mỗi người, đó là „làm lành lánh dữ“.
Bởi vì, con người tuy là một thành phần của thiên nhiên, nhưng con người lại có một vị thế hoàn toàn riêng biệt mà Thiên Chúa Tạo Hóa đã dành cho. Vâng, con người là một tạo vật duy nhất có lý trí, có lương tâm, có linh hồn thiêng liêng bất tử và vì thế nên giống Thiên Chúa, nghĩa là mỗi người đều mang trên mình hình ảnh Thiên Chúa. Chính trí năng và lý trí giúp con người nhận thức được vị thế riêng biệt hay những phẩm chất hoàn toàn đặc thù ấy của mình, và nhờ vậy, biết cân nhắc được điều hay lẽ phải, biết phân biệt được sai-trái, hay-dở, thật-hư, và nhất là biết ý thức được trách nhiệm của hành động mình làm, tức sống và hành động với ý thức trách nhiệm, chứ không phải hành động một cách máy móc và thụ động theo bản năng tự nhiên như các loài thụ tạo khác. Đó chính là điểm khác biệt cơ bản giữa con người và loài vật.
Đàng khác, lời Chúa dạy còn luôn vang vọng trong tâm khảm mỗi người: „Thầy là sự thật“ (Ga 14,6), hay: „Tôi đến thế gian là để làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi“ (Ga 18,37). Nếu thế, là những Kitô hữu, là những người con của Chúa, chúng ta không có cách sống, cách suy nghĩ, cách nói năng và cách hành động nào khác hơn là sống, suy nghĩ, nói năng và hành động đúng với sự thật.
Bởi vậy:
* Đừng bao giờ sống giả dối, lừa lọc, gian manh, kiểu „khẩu Phật tâm xà“, miệng thì ăn nói thật thà đạo đức như Phật, nhưng lòng lại gian ngoa độc ác như rắn độc. Vì „xảo ngôn loạn đức“, vì ăn nói gian dối xảo quyệt thì làm thiệt hại đến cái đức hạnh con người.
* Đừng vu khống, đổ vạ và cáo gian người khác khi không có đủ bằng chứng rõ ràng, xác thực và cụ thể.
* Đừng nói hành, nói xấu người khác để rồi gây thiệt hại cho họ về danh dự, tiếng tốt cũng như của cải của họ.
Những ai nói xấu, đổ vạ, vu khống, cáo gian người khác, thì xúc phạm đến Điều Răn Thứ Tám của Thiên Chúa. Nếu lời cáo gian, đổ vạ và vu khống ấy gây nên thiệt hại cho người trong cuộc về danh dự, tiếng tốt, địa vị, v.v…, thì bó buộc phải bồi thường lại cho người đó một cách tương xứng, vì danh dự, tiếng tốt của con người là một thứ của cải còn quý báu hơn cả các thứ của cải vật chất.
Ở đây, nguyên tắc hướng dẫn cơ bản là chính lời Chúa: „Có thì phải nói có, không thì phải nói không. Còn thêm bớt điều gì là chuyện của ma quỷ“.
(Còn tiếp)