Con số người nghèo cùng cực trên thế giới đã giảm đáng kể trong 3 thập niên vừa qua, nhưng theo một cuộc phân tích mới đây của Ngân Hàng Thế Giới, vào năm 2010, số người nghèo cùng cực vẫn bao gồm chừng 400 triệu trẻ em. Đây là bản văn đầu tiên phân tích sâu xa khuôn mặt những người nghèo nhất trên thế giới.
Công bố ngày 10 tháng Mười vừa qua, bản phân tích cho hay: số người nghèo nhất thế giới, tức những người có thu nhập hàng ngày dưới 1.25 đôla, đã giảm đi 721 triệu người vào năm 2010 so với con số năm 1981. Nhưng phúc trình cũng đã kết luận rằng con số trẻ em trong số này không cân xứng chút nào. Các em hiện chiếm một phần ba trong số 1.2 tỷ người cùng cực nhất trên thế giới hiện nay. Ở các nước có thu nhập thấp, bách phân này còn tệ hơn nữa: đến nửa số trẻ em phải sống trong cảnh nghèo tận cùng.
Jim Yong Kim, chủ tịch Nhân Hàng Thế Giới cho hay: “Chúng ta từng chứng kiến tận mắt việc chuyển dịch lịch sử số người đông đảo ra khỏi cảnh nghèo trong ba thập niên qua, nhưng con số trẻ em hiện sống trong cảnh nghèo khiến ta biết chắc: vẫn còn nhiều điều cần phải làm. Chúng ta rất có thể đạt được mục tiêu chấm dứt nạn nghèo và thăng tiến thịnh vượng chung, kể cả việc chia sẻ sự thịnh vượng ấy với các thế hệ tương lai, nhưng chỉ với điều kiện phải hành động với nhau một cách khẩn trương. Không nên kết án trẻ em một cách dã man phải sống cuộc sống vô hy vọng, thiếu giáo dục và thiếu chăm sóc y tế xứng đáng. Chúng ta phải làm tốt hơn cho các em”.
Các nhà phân tích của Ngân Hàng Thế Giới cũng thấy rằng trong năm 2010, người nghèo vẫn tệ như năm 1981, ngoại trừ người nghèo tại Ấn Độ và Trung Hoa. Người nghèo “trung bình” tại các nước có thu nhập thấp mỗi ngày chỉ có 78 xu mỹ để sống trong năm 2010 so với 74 xu năm 1981.
William O’Keefe, phó chủ tịch tại Cơ Quan Cứu Trợ Công Giáo, cho rằng phúc trình này “lên tài liệu cho việc thành công trong cuộc chiến đấu toàn cầu chống nghèo đói hiện nay và các thách thức trước mặt”. Vì theo ông, giống như ở Hoa Kỳ, “nạn nghèo trên thế giới mỗi ngày mỗi trỡ thành số phận của trẻ em.
“Cơ Quan Cứu Trợ Công Giáo đang mở rộng một cách thành công và cải tiến các cố gắng canh nông, dinh dưỡng và y tế; các cố gắng này sẽ giúp các trẻ em nghèo hơn tại các nước nghèo đạt được các tiềm năng của chúng. Nhưng một mình chúng tôi, chúng tôi không thể giúp cả 400 triệu trẻ em được.
“Đức Thánh Cha đang kêu gọi người Công Giáo đương đầu với nạn đói hoàn cầu, và điều này một phần có nghĩa: thúc đẩy chính phủ của ta ở đây phải làm nhiều hơn nữa. Nền chính trị đầy ích kỷ của việc đóng cửa các cơ quan nhà nước đã khiến người ta sao lãng việc trợ giúp trẻ em khắp thế giới và tại quê nhà”.
Phân tích của Ngân Hàng Thế Giới cho thấy khó có thể đạt được mục tiêu chấm dứt nạn nghèo cùng cực vào năm 2030. Dù việc giảm nghèo trong mấy năm gần đây đã tiến bộ đáng kể tại các nước có thu nhập bậc trung như Trung Hoa và Ấn Độ, các nước có thu nhập thấp vẫn cho thấy một mức tiến bộ chậm hơn thế. Xét chung, nạn nghèo cùng cực đã xuy giảm, nhưng 35 nước có thu nhập thấp, trong đó 26 nước thuộc Phi Châu, đã ghi nhận sự gia tăng của hơn 100 triệu người nghèo cùng cực nữa so với ba thập niên trước. Năm 2010, 33 phần trăm người nghèo cùng cực sống tại các nước có thu nhập thấp, so với 13 phần trăm vào năm 1981.
Bản phúc trình cũng tính rằng số tiền mỗi năm cần có để kéo hơn một tỷ người ra khỏi nạn nghèo cùng cực là khoảng 169 tỷ đôla, bằng phân nửa phí tổn năm 1981.
Người nghèo cùng cực, thường tập trung tại các khu vực nông thôn, cũng là những người tiếp tục không được hưởng đầy đủ các dịch vụ căn bản khác. Chỉ khoảng 26 phần trăm người nghèo có nước sạch vào năm 2010, so với 56 phần trăm những người có thu nhập trên 1.25 đôla, vốn được dùng chỉ mức nghèo hiện nay.
Trong khi đó, ít hơn một nửa, chính xác là 49 phần trăm, những người nghèo nhất có điện dùng mà thôi. Và trong khi 61 phần trăm những người sống trên mức nghèo 1.25 đôla được hưởng các hệ thống vệ sinh căn bản, thì chỉ có 20 phần trăm những người nghèo cùng cực được hưởng các dịch vụ tương tự mà thôi.
Công bố ngày 10 tháng Mười vừa qua, bản phân tích cho hay: số người nghèo nhất thế giới, tức những người có thu nhập hàng ngày dưới 1.25 đôla, đã giảm đi 721 triệu người vào năm 2010 so với con số năm 1981. Nhưng phúc trình cũng đã kết luận rằng con số trẻ em trong số này không cân xứng chút nào. Các em hiện chiếm một phần ba trong số 1.2 tỷ người cùng cực nhất trên thế giới hiện nay. Ở các nước có thu nhập thấp, bách phân này còn tệ hơn nữa: đến nửa số trẻ em phải sống trong cảnh nghèo tận cùng.
Jim Yong Kim, chủ tịch Nhân Hàng Thế Giới cho hay: “Chúng ta từng chứng kiến tận mắt việc chuyển dịch lịch sử số người đông đảo ra khỏi cảnh nghèo trong ba thập niên qua, nhưng con số trẻ em hiện sống trong cảnh nghèo khiến ta biết chắc: vẫn còn nhiều điều cần phải làm. Chúng ta rất có thể đạt được mục tiêu chấm dứt nạn nghèo và thăng tiến thịnh vượng chung, kể cả việc chia sẻ sự thịnh vượng ấy với các thế hệ tương lai, nhưng chỉ với điều kiện phải hành động với nhau một cách khẩn trương. Không nên kết án trẻ em một cách dã man phải sống cuộc sống vô hy vọng, thiếu giáo dục và thiếu chăm sóc y tế xứng đáng. Chúng ta phải làm tốt hơn cho các em”.
Các nhà phân tích của Ngân Hàng Thế Giới cũng thấy rằng trong năm 2010, người nghèo vẫn tệ như năm 1981, ngoại trừ người nghèo tại Ấn Độ và Trung Hoa. Người nghèo “trung bình” tại các nước có thu nhập thấp mỗi ngày chỉ có 78 xu mỹ để sống trong năm 2010 so với 74 xu năm 1981.
William O’Keefe, phó chủ tịch tại Cơ Quan Cứu Trợ Công Giáo, cho rằng phúc trình này “lên tài liệu cho việc thành công trong cuộc chiến đấu toàn cầu chống nghèo đói hiện nay và các thách thức trước mặt”. Vì theo ông, giống như ở Hoa Kỳ, “nạn nghèo trên thế giới mỗi ngày mỗi trỡ thành số phận của trẻ em.
“Cơ Quan Cứu Trợ Công Giáo đang mở rộng một cách thành công và cải tiến các cố gắng canh nông, dinh dưỡng và y tế; các cố gắng này sẽ giúp các trẻ em nghèo hơn tại các nước nghèo đạt được các tiềm năng của chúng. Nhưng một mình chúng tôi, chúng tôi không thể giúp cả 400 triệu trẻ em được.
“Đức Thánh Cha đang kêu gọi người Công Giáo đương đầu với nạn đói hoàn cầu, và điều này một phần có nghĩa: thúc đẩy chính phủ của ta ở đây phải làm nhiều hơn nữa. Nền chính trị đầy ích kỷ của việc đóng cửa các cơ quan nhà nước đã khiến người ta sao lãng việc trợ giúp trẻ em khắp thế giới và tại quê nhà”.
Phân tích của Ngân Hàng Thế Giới cho thấy khó có thể đạt được mục tiêu chấm dứt nạn nghèo cùng cực vào năm 2030. Dù việc giảm nghèo trong mấy năm gần đây đã tiến bộ đáng kể tại các nước có thu nhập bậc trung như Trung Hoa và Ấn Độ, các nước có thu nhập thấp vẫn cho thấy một mức tiến bộ chậm hơn thế. Xét chung, nạn nghèo cùng cực đã xuy giảm, nhưng 35 nước có thu nhập thấp, trong đó 26 nước thuộc Phi Châu, đã ghi nhận sự gia tăng của hơn 100 triệu người nghèo cùng cực nữa so với ba thập niên trước. Năm 2010, 33 phần trăm người nghèo cùng cực sống tại các nước có thu nhập thấp, so với 13 phần trăm vào năm 1981.
Bản phúc trình cũng tính rằng số tiền mỗi năm cần có để kéo hơn một tỷ người ra khỏi nạn nghèo cùng cực là khoảng 169 tỷ đôla, bằng phân nửa phí tổn năm 1981.
Người nghèo cùng cực, thường tập trung tại các khu vực nông thôn, cũng là những người tiếp tục không được hưởng đầy đủ các dịch vụ căn bản khác. Chỉ khoảng 26 phần trăm người nghèo có nước sạch vào năm 2010, so với 56 phần trăm những người có thu nhập trên 1.25 đôla, vốn được dùng chỉ mức nghèo hiện nay.
Trong khi đó, ít hơn một nửa, chính xác là 49 phần trăm, những người nghèo nhất có điện dùng mà thôi. Và trong khi 61 phần trăm những người sống trên mức nghèo 1.25 đôla được hưởng các hệ thống vệ sinh căn bản, thì chỉ có 20 phần trăm những người nghèo cùng cực được hưởng các dịch vụ tương tự mà thôi.