VATICAN – Hơn 100 năm, nền giáo huấn xã hội Công Giáo đã giúp đỡ con người đối diện với xã hội loài người, những thử thách kinh tế và chính trị với sức mạnh của Tin Mừng.

ĐGH Biển Đức XVI đã công bố ngày 29 tháng Sáu rằng Ngài đã ký kết sự đóng góp quan trọng đầu tiên vào danh sách những thư tông huấn giáo hoàng về những đề tài xã hội và đó là đề tài Caritate in Veritate (Bác Ái trong Chân Lý). Mặc dù được đề ngày 29 tháng Sáu nhưng dự kiến sẽ được tiết lộ sau một tuần lễ nữa.

ĐGH nói là thư của Ngài nhằm vào những vấn đề hiện đại trong lĩnh vực đẩy mạnh sự phát triển, và Ngài kêu gọi cầu nguyện cho “sự đóng góp mới nhất này mà giáo hội cống hiến nhân loại trong sự thăng tiến bền vững cùa nó với sự hoàn toàn tôn trọng nhân phẩm và những nhu cầu thực yế cho toàn thể.”

Thay về chú trọng đến những sự tin tưởng thần học, những tông thư giáo hoàng thuộc vấn đề xã hội được viết bởi những giáo hoàng trong thời kỳ hiện đại nhất đã cố gắng để hình thành đường lối Ki-tô hữu và tất cả mọi người lương thiện sẽ có thể phục vụ tốt hơn cho mục đích chung. Mỗi tông huấn xã hội của giáo hoàng là sự hiệp nhất mà trong đó tìm cách trả lời những thực tế xã hội tập trung vào thời điểm đó.

Một cách căn bản những vấn đề phức tạp mới gây ra bởi thời kỳ công nghệ hiện đại đã thúc đẩy ĐGH Leo XIII công bố tông huấn xã hội đột phá của giáo hội vào năm 1891. Đó là lần đầu tiên giáo hội lên tiếng với tư cách chính thức và bao hàm toàn diện về những vấn đề liên quan xã hội, và nó đã mở ra một kỷ nguyên giáo huấn xã hội Công Giáo.

Tài liệu, Rerum Novarum (Cùa cải Tích lũy và Lao động), đã nêu bật những điều kiện của giai cấp công nhân và đòi hỏi rằng sự thăng tiến phải bao gồm tiến bộ xã hội cũng như phát triển kinh tế. ĐGH Leo đã bảo hộ quyền lợi của giới thợ thuyền đối với những tổ chức để mưu cầu mức lương cao hơn và nhiệm vụ quản lý và lao động; và phản đối khái niệm chủ nghĩa Marx về việc bãi bỏ quyền tư hữu.

Tông huấn xã hội của ĐGH Pi-ô XI Quadragesimo Anno (xây dựng lại trật tự xã hội) được công bố năm 1931, lễ kỷ niệm lần thứ 40 tông huấn của ĐGH Leo. “Suy thoái trầm trọng” rơi vào mức độ giao động cao nhất lúc bấy giờ, gây ra nhiều câu hỏi về lợi ích của chủ nghĩa tư bàn đang trị vì và những hệ thống kinh tế cộng sản.

ĐGH Pi-ô quả quyết rằng xã hội chủ nghĩa đích thực là “xa lạ hoàn toàn đối với chân lý Ki-tô giáo” từ khi khái niệm đời sống của nó là vật chất vượt lên trên ý thức tinh thần. Tuy nhiên, Ngài cũng cảnh báo rằng chủ nghĩa tư bản buông lỏng đang sản ra “chủ nghĩa đế quốc kinh tế” bằng cách tập trung sự giàu có và sức mạnh kinh tế trong một số ít thành phần.

Kỷ niệm lần thứ 70 của Rerum Novarum, ĐGH Gio-an XXIII đã đưa ra đề tài Mater et Magistra (Mẹ và Thầy), được mô tả giáo hội như người mẹ, người thầy về những vấn đề xã hội. Được dành riêng cho Ki-tô giáo và sự tiến bộ xã hội, lá thư năm 1961đã nói đến trách nhiệm để đem công bằng xã hội đến thế giới không phải là trách nhiệm của những cá nhân đơn lẻ mà rằng nhà nước có ngĩa vụ chia sẻ vấn đề này.

ĐGH Gio-an XXIII tin rằng “sai quả và bền vững” hòa bình là một điều không thể xảy ra nếu khoảng cách giữa những điều kiện sống con người quá lớn, và Ngài kêu gọi sự hợp tác quốc tế khoáng đạt giúp đỡ những quốc gia kém phát triển thoát khỏi “tình trạng nghèo đói hiện thời, cùng khổ hoặc đói rách.”

Tông huấn thứ hai của ĐGH Gio-an, Hòa bình trên Trái Đất (Pacem in Ferris) đã ban hành năm 1963 vào thời kỳ đỉnh cao của Chiến Tranh Lạnh. Tiếng vang một chủ đề về tài liệu xã hội đầu tiên của Ngài, Ngài đã nhấn mạnh sự cần thiết phải có những cơ cấu quốc tế hiệu quả và đầy đủ để giúp đỡ những quốc gia tiến dần đến công lý và hòa bình trong môt thế giới phụ thuộc lẫn nhau phát triển nhanh hơn.

Năm 1967, ĐGH Phao-lô VI đã viết tông huấn xã hội đầu tiên và cũng là duy nhất của Ngài. Đó là lúc thế giới hoàn toàn bị chia thành hai khối, Đông và Tây. Những căng thẳng của Chiến Tranh Lạnh lên cao, và những cuộc chiến đang bùng phát ở Trung đông và Việt Nam.

Tuy nhiên, trong Populorum Progressio (Sự phát triển của các dân tộc), ĐGH Phao-lô không chú trọng đến sự đối đầu giữa Hoa Kỳ và Soviet mà đối với các dân tộc trên thế giới, những người đã trở thành chia ra làm hai giữa những người được hưởng tiêu chuẩn cuộc sống cao và những người phải chiến đấu với đói nghèo và kém phát triển.

Sự phát triển xác thực là chìa khóa để đạt được nền hòa bình chân chính, và nó phải bao gồm sự phát triển cho tất cả mọi người và toàn nhân loại. Cả hai, một cách tự nhiên và trong trạng thái quan hệ với Thiên Chúa, Ngài nói.

Được bầu vào năm 1978, ĐGH Phao-lô II đã lặp đi lặp lại những kháng cáo trong suốt nhiệm kỳ của mình về công bằng kinh tế và xã hội, khuyến cáo về những nguy hiểm của toàn cầu hóa. Tông huấn xã hội của Ngài đã được chắt lọc trong ba tông huấn chính. Thứ nhất Lao Động Con Người (Laborem Exercens) được ban hành năm 1981và đã chỉ trích sự lạm dụng của một thứ “chủ nghĩa tư bản cứng nhắc,” đặt lợi nhuận lên trên sự phát đạt của người lao động. Nhưng sau khi sống dưới chế độ cộng sản Ba Lan, ĐGH Gio-an Phao-lô đã nói giai cấp của chủ nghĩa Marx chiền đấu không phải là câu trả lời.

Trong tông huấn thứ hai cuả Ngài, về những liên quan xã hội (Sollicitudo Rei Socialis), được xuất bản năm 1987, kỷ niệm lần thứ 20 Populorum Progressio của ĐGH Phao-lô. Một lần nữa ĐGH đã gay gắt phê bình chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản buông lỏng. Ngài cảnh báo về khoảng cách xã hội xa rời chưa từng thấy giữa các quốc gia giàu và nghèo và đã trích dẫn nợ nước ngoài chồng chất của những quốc gia đang phát triển, như là một đóng góp lớn cho vấn đề này.

Trong tông huấn được coi là một tài liệu đột phá về sinh thái cũng như ngôn ngữ hóc búa của nó về sự cần thiết để bảo vệ môi trường. ĐGH đã nói quyền tối cao đã công nhận những con người trên thế giới tự nhiên có những giới hạn đạo đức và sinh học mà không được vi phạm trên danh nghĩa phát triển.

Năm 1991, kỷ niệm lần thứ 100 của Rerum Novarum, ĐGH Gio-an Phao-lô đã công bố tài liệu thứ ba về những vấn đề xã hội, Centesimus Annus (Năm thứ Một Trăm). Tài liệu này đã phân tích hoàn cảnh xã hội trong ánh sáng sụp đổ tan tành của chủ nghĩa cộng sản và kêu gọi cải cách hệ thống thị trường tự do. Trong khi điều quan trọng và có giá trị cho một nền kinh tế thịnh vượng, thị trường tự do không thể chi phối mọi nhu cầu con người căn bản, và nó phải được đặt vào một khung pháp lý và đạo đức, ĐGH Gio-an Phao-lô đã nói.

Tông huấn năm 1995 của Ngài, Evangelium Vitea (Tin Mừng của Sự Sống), đã toàn tâm chú ý đến sự thiêng liêng, bất khả xâm đối với tất cả sự sống con người, được coi như một tông huấn xã hội bởi nhiều người vì lẽ nó bao hàm những phát biểu hùng hồn về sự cần thiết cho thế giới chính trị để thực hiện chức năng của nó trong việc bảo vệ sự sống loài người. Tông thư này đã bác bỏ những lý luận mà các chính trị gia Công Giáo đã tách rời lương tâm cá nhân họ ra khỏi tư cách đạo đức phổ quát. Và tông thư đã nhấn mạnh rằng những điều luật cho phép phá thai và an tử không ràng buộc về phương diện đạo đức và đòi hỏi “sự phản đối có lương tâm” bởi tính trung thực.

Dự đoán tông huấn đầu tiên của mình, ĐGH Biển Đức đã nói nó sẽ cung cấp “một phản ứng mỹ miều” trước những thực tế mới và những thay đổi từ Centesimus Annus đã được ban hành cách đây 18 năm.

ĐGH Biển Đức cũng nói rằng ấn phẩm của tài liệu đã bị trì hoãn bởi sự gián đoạn một trong những khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu. Ngài nói Ngài muốn cập nhật những gì mà Ngài đã soạn thảo tài liệu như vậy sẽ giải quyết một cách tỉ mỉ cuộc khủng hoảng hiện nay và cung cấp “một sự đáp ứng thỏa đáng hơn” trước những tai họa tài chính thế giới.