Ngày thứ nhất: Giới thiệu đại cương về GHXHCG.
1. ĐGM Phaolô Nguyễn Thái Hợp thuyết trình về “GHXHCG, nguồn gốc và quá trình hình thành”.
Chân phước Gioan Phaolô nói: “GHXHCG không là hệ thống chính trị, kinh tế,…”. GHXHCG loan truyền Tin Mừng, Giáo hội không thay thế nhà nước trong lĩnh vực trần thế. Ngày xưa, Đất Hứa không tập trung cho một số người mà được cấp đồng đều, ai cũng có “sổ đỏ”. Năm Hồng Ân là để giải thoát mọi người. Cựu ước có luật bảo vệ lê dân: Khi gặt lúa thì không được quay lại, phần còn sót lại để cho người nghèo đi mót, chủ nhân không ai được bóc lột người làm thuê,… Giám mục là cha của người nghèo, tòa giám mục là nơi trú ẩn của người nghèo, tòa giám mục không được nuôi chó dữ (vì chó dữ thấy người nghèo rách rưới sẽ cắn họ khi họ tìm đến kêu cứu). Chúa luôn đề cao phẩm giá và quyền lợi của người nghèo. Tông thư Tân Sự (Rerum Novarum) của ĐGH Leo XIII (1891) là kết quả của các thế hệ Công giáo trước đó.
2. LM Giuse Maria Lê Quốc Thăng thuyết trình về “Bản chất GHXHCG ”.
GHXHCG là thần học luân lý, không nặng lý thuyết mà chú trọng thực hành. Gặp người nghèo không thể nói suông mà phải thực tế: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc 2:17 & 26). GHXHCG có 3 cấp độ: Thúc đẩy, hướng dẫn, và quyết định. Chúng ta phải “trở về nguồn” để sống theo Đức Kitô. GHXHCG là phương thế sống Tin Mừng, con người tuy là tội nhân nhưng được Thiên Chúa nâng cao nhân phẩm nê ai cũng được là “con trời” (con của Thiên Chúa). Giáo hội Hàn quốc được xã hội quý mến vì Giáo hội đứng về phía người nghèo, họ có nền “thần học tiện dân”. Phi châu có nền “thần học đen”. Còn Việt Nam chúng ta?
3. Nữ tu Thanh Lương thuyết trình về “Các nguyên tắc GHXHCG”.
4. LM Antôn Nguyễn Ngọc Sơn thuyết trình bài “Hướng đến một nền nhân bản toàn diện và liên đới”.
Nền nhân bản là một hệ thống suy tư và hành động, lấy con người làm gốc, làm nền tảng thay vì lấy vất chất hay thần linh. Nền nhân bản này đặt trên nền tảng trên GHXHCG gồm gồm những nguyên tắc để suy tư, những tiêu chuẩn để phán đoán và những chỉ dẫn đề hành động.
5. LS Nguyễn Văn Phương thuyết trình về “Hướng đến một nền nhân bản toàn diện và liên đới”.
Có nguyên tắc “không luật thì không có tội” và “suy đoán vô tội”. Người kết án phải chứng minh người bị kết án là có tội, người bị kết án không cần chứng minh là mình vô tội. Theo bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên hiệp quốc (10-12-1948), con người có nhiều thứ quyền lợi – tức là nhân quyền, nhưng thường chưa được xã hội tôn trọng đúng mức.
Ngày thứ nhì: Thảo luận các đề tài đã trình bày.
1. Con người Việt Nam trong cấu trúc tâm lý – văn hóa xã hội: UBCLHB sẽ làm gì để điều chỉnh cấu trúc đó? Xây dựng nền nhân bản mới ở Việt Nam như thế nào?
2. Con người Việt Nam trong bối cảnh kinh tế, chính trị xã hội hiện nay: Làm thế nào để sống ổn định và an bình?
3. Thảo luận về quy chế và đường hướng hoạt động của UBCLHB.
17 giờ là thánh lễ bế mạc và chia tay.
Khóa học này có cấp “giấy chứng nhận tốt nghiệp” cho các tham dự viên. Trong tình liên đới yêu thương, mọi người hòa đồng và phấn khởi.