THÀNH PHỐ PASIG, Philippines (UCAN) -- Các nhà khoa học xã hội Công giáo địa phương đã thảo luận viễn tượng Kitô giáo về nhân quyền và nạn nghèo đói tại hội nghị đầu tiên trong loạt hội nghị được phát động trong Năm các Vấn đề Xã hội ở Philippines.
Chi nhánh Philippines của Hội các Khoa học gia Xã hội Công giáo đã tập trung khoảng 60 giáo sư, sinh viên, kinh tế gia, giám mục và tu sĩ hôm 15-7 tham dự hội nghị về "Nhân Quyền và Xóa bỏ Nghèo đói" tại Đại học châu Á và Thái Bình Dương (UAP) ở thành phố Pasig, mạn đông Manila.
Khoa Kinh tế Xã hội của Trường Kinh tế thuộc UAP và Chi nhánh Philippines của Hội các Khoa học gia Xã hội Công giáo đồng tài trợ sự kiện này.
Trong bài trình bày "Các nguyên tắc về Giáo huấn Xã hội của Giáo hội và Nghèo đói", cha Fausto Gomez dòng Đa Minh nói: "Người giàu và người nghèo, theo quan điểm của Kitô giáo, có cùng phẩm chất, cùng quyền lợi".
Cha Gomez, giáo sư triết học xã hội và chính trị của UAP đã nghỉ hưu, nhấn mạnh nhân quyền có những bổn phận tương quan với nhau, "công bằng đối với mỗi người". Ngài nói, dính líu đến lừa gạt trong kinh doanh, tham nhũng, trốn thuế, làm bậy, trả lương không công bằng và làm giả ngân phiếu và hóa đơn là tội vì làm như thế là tước đoạt quyền lợi của người khác.
Ngài thừa nhận giáo huấn xã hội của Giáo hội "không đề ra các giải pháp chuyên môn cho các vấn đề xã hội hay các vấn đề thuộc hệ thống kinh tế", nhưng ngài nghĩ nghèo đói về tinh thần, liên quan lối sống giản dị và đoàn kết với người nghèo, là cách thực hành công lý và tình yêu của Đức Kitô.
Ngài khẳng định, người ta không thể trở thành môn đệ của Chúa Kitô nếu không thể chia sẻ do quyến luyến vật chất. Thay vì thế, ngài hỏi một câu đơn giản là làm sao người ta có thể lãng phí tiền của "khi mỗi năm có 40 triệu trẻ em chết đói và suy dinh dưỡng". Cha Gomez nói, đoàn kết mời gọi mọi người "đồng hành với người nghèo trong hành trình đến với tự do và đến với Đức Kitô".
Ngài lưu ý rằng Giáo hội Philippines cam kết, thông qua Chương trình Mục vụ Quốc gia của Giáo hội, "ưu tiên cho người nghèo", "kết hợp với lựa chọn theo Đức Kitô". Tuy nhiên, ngài đã lựa lời nói và khẳng định: "Đây không phải là lựa chọn mà là bắt buộc". Ngài còn đề cập giáo huấn xã hội của Giáo hội khi giải thích nguyên tắc phân phối hàng hóa trên toàn thế giới hiệu quả có nghĩa là "trái đất thuộc về tất cả mọi người".
Trong một bài thuyết trình khác, Emma Roxas, giáo sư triết học và đạo đức xã hội, xem nợ quốc tế là sự nô dịch hóa của các nước nghèo hơn. Bà nói về việc các nước nghèo quay sang nhờ sự giúp đỡ của các tổ chức cho vay như Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sau thập niên 1970. Tuy nhiên, bà Roxas nói điều được dự tính như là một "ơn huệ cứu vớt" lại trở thành một "án tử hình" đối với các quốc gia đang sống chật vật như đã xảy ra khi "áp lực kinh tế tàn khốc", kèm theo điều kiện của chủ nợ, làm cho các nước vay tiền khó mà trả nợ được.
Bà Roxas cho biết Giáo hội quan ngại và can thiệp rõ ràng trong tông huấn "Populorum Progressio (Sự Phát triển các Dân tộc)" của Đức Giáo hoàng Phaolô VI năm 1967 và tông huấn "Solicitudo Rei Socialis (Về các Vấn đề Xã hội) của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II năm 1987. Trong đó Đức Gioan Phaolô nhận thấy: "Công cụ được chọn để góp phần phát triển đã trở thành cơ cấu phản tác dụng".
Bà Roxas giải thích, Giáo hội lo rằng mặc dù trên lý thuyết IMF hỗ trợ các tổ chức dân chủ, nhưng "trên thực tế" các chính sách của nó "phá hoại ngầm quá trình dân chủ". Dù IMF, như tổ chức này quả quyết, "thương lượng" hơn là áp đặt điều kiện nơi người vay tiền, "toàn bộ quyền hành trong các cuộc thương lượng nghiên về một phía -- đó là phía IMF".
Theo bà Roxas, các chính sách của IMF "hiếm khi" dành đủ thời gian để thống nhất ý kiến và bàn bạc rộng rãi trong tổ chức chính quyền hay dân sự của quốc gia đi vay mượn. Giáo hội có "bổn phận mục vụ" yêu cầu tiền nợ quốc tế tuân theo các nguyên tắc đoàn kết và công bằng xã hội.
Bà Roxas nhắc lại thông điệp năm 1994 "Tertio Millennio Adveniente (Thiên niên kỷ thứ ba đang đến)", Đức Gioan Phaolô kêu gọi tất cả các quốc gia xóa bỏ toàn bộ hay giảm thật nhiều tiền nợ cho các nước khác. Bà cho biết lời kêu gọi này được Đức Tổng Giám mục Celestino Migliore, quan sát viên thường trực Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc tại một cuộc họp của Hội đồng Kinh tế và Xã hội của tổ chức này hồi tháng hai, lặp lại khi ngài đề nghị cộng đồng quốc tế cải thiện điều kiện kinh doanh, tăng viện trợ gấp đôi cho phát triển và đẩy mạnh xóa nợ.
Bà còn viện dẫn một bản tin gần đây của Đài phát thanh Vatican trong đó Đức Hồng y Tarcisio Bertone của Genoa, Ý, nói rằng nợ nước ngoài vốn làm tổn hại quyền được sống không thể chuyển nhượng trở thành sự cho vay nặng lãi và phải được tuyên bố là bất hợp pháp. Đức Thánh cha Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm Đức Hồng y Bertone, tu sĩ dòng Donbosco, làm bộ trưởng ngoại giao của ngài, có hiệu lực vào ngày 15-9.
Reza Baqir, đại diện thường trực của IMF, giải thích trong bài phát biểu của ông rằng nỗ lực của Giáo hội và IMF trong việc giảm đói nghèo trên khắp thế giới đang "gây tiếng vang mạnh mẽ". Ông Baqir cho biết IMF "hoàn toàn tán thành" giáo huấn của Công giáo là "không nên xem người nghèo như là một vấn đề nhưng là những người có thể trở thành thợ xây chính của một tương lai mới và có tình người hơn cho mọi người".
Hội các Khoa học gia Xã hội Công giáo bắt đầu cách đây 14 năm nhằm cổ vũ các nhà giáo dục và hành nghề khoa học xã hội Công giáo tổ chức nghiên cứu và phân tích giúp Giáo hội Công giáo hoàn thành các nỗ lực tông đồ của mình.
Hội giúp Tòa Thánh đại diện thường trực tại Liên Hiệp Quốc, và 10 trong số 300 hội viên của hội trên khắp thế giới đang ở Philippines.
Hồi tháng giêng, Hội đồng Giám mục Công giáo Philippines tuyên bố năm 2006 là Năm các Vấn đề Xã hội.
Chi nhánh Philippines của Hội các Khoa học gia Xã hội Công giáo đã tập trung khoảng 60 giáo sư, sinh viên, kinh tế gia, giám mục và tu sĩ hôm 15-7 tham dự hội nghị về "Nhân Quyền và Xóa bỏ Nghèo đói" tại Đại học châu Á và Thái Bình Dương (UAP) ở thành phố Pasig, mạn đông Manila.
Khoa Kinh tế Xã hội của Trường Kinh tế thuộc UAP và Chi nhánh Philippines của Hội các Khoa học gia Xã hội Công giáo đồng tài trợ sự kiện này.
Trong bài trình bày "Các nguyên tắc về Giáo huấn Xã hội của Giáo hội và Nghèo đói", cha Fausto Gomez dòng Đa Minh nói: "Người giàu và người nghèo, theo quan điểm của Kitô giáo, có cùng phẩm chất, cùng quyền lợi".
Cha Gomez, giáo sư triết học xã hội và chính trị của UAP đã nghỉ hưu, nhấn mạnh nhân quyền có những bổn phận tương quan với nhau, "công bằng đối với mỗi người". Ngài nói, dính líu đến lừa gạt trong kinh doanh, tham nhũng, trốn thuế, làm bậy, trả lương không công bằng và làm giả ngân phiếu và hóa đơn là tội vì làm như thế là tước đoạt quyền lợi của người khác.
Ngài thừa nhận giáo huấn xã hội của Giáo hội "không đề ra các giải pháp chuyên môn cho các vấn đề xã hội hay các vấn đề thuộc hệ thống kinh tế", nhưng ngài nghĩ nghèo đói về tinh thần, liên quan lối sống giản dị và đoàn kết với người nghèo, là cách thực hành công lý và tình yêu của Đức Kitô.
Ngài khẳng định, người ta không thể trở thành môn đệ của Chúa Kitô nếu không thể chia sẻ do quyến luyến vật chất. Thay vì thế, ngài hỏi một câu đơn giản là làm sao người ta có thể lãng phí tiền của "khi mỗi năm có 40 triệu trẻ em chết đói và suy dinh dưỡng". Cha Gomez nói, đoàn kết mời gọi mọi người "đồng hành với người nghèo trong hành trình đến với tự do và đến với Đức Kitô".
Ngài lưu ý rằng Giáo hội Philippines cam kết, thông qua Chương trình Mục vụ Quốc gia của Giáo hội, "ưu tiên cho người nghèo", "kết hợp với lựa chọn theo Đức Kitô". Tuy nhiên, ngài đã lựa lời nói và khẳng định: "Đây không phải là lựa chọn mà là bắt buộc". Ngài còn đề cập giáo huấn xã hội của Giáo hội khi giải thích nguyên tắc phân phối hàng hóa trên toàn thế giới hiệu quả có nghĩa là "trái đất thuộc về tất cả mọi người".
Trong một bài thuyết trình khác, Emma Roxas, giáo sư triết học và đạo đức xã hội, xem nợ quốc tế là sự nô dịch hóa của các nước nghèo hơn. Bà nói về việc các nước nghèo quay sang nhờ sự giúp đỡ của các tổ chức cho vay như Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sau thập niên 1970. Tuy nhiên, bà Roxas nói điều được dự tính như là một "ơn huệ cứu vớt" lại trở thành một "án tử hình" đối với các quốc gia đang sống chật vật như đã xảy ra khi "áp lực kinh tế tàn khốc", kèm theo điều kiện của chủ nợ, làm cho các nước vay tiền khó mà trả nợ được.
Bà Roxas cho biết Giáo hội quan ngại và can thiệp rõ ràng trong tông huấn "Populorum Progressio (Sự Phát triển các Dân tộc)" của Đức Giáo hoàng Phaolô VI năm 1967 và tông huấn "Solicitudo Rei Socialis (Về các Vấn đề Xã hội) của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II năm 1987. Trong đó Đức Gioan Phaolô nhận thấy: "Công cụ được chọn để góp phần phát triển đã trở thành cơ cấu phản tác dụng".
Bà Roxas giải thích, Giáo hội lo rằng mặc dù trên lý thuyết IMF hỗ trợ các tổ chức dân chủ, nhưng "trên thực tế" các chính sách của nó "phá hoại ngầm quá trình dân chủ". Dù IMF, như tổ chức này quả quyết, "thương lượng" hơn là áp đặt điều kiện nơi người vay tiền, "toàn bộ quyền hành trong các cuộc thương lượng nghiên về một phía -- đó là phía IMF".
Theo bà Roxas, các chính sách của IMF "hiếm khi" dành đủ thời gian để thống nhất ý kiến và bàn bạc rộng rãi trong tổ chức chính quyền hay dân sự của quốc gia đi vay mượn. Giáo hội có "bổn phận mục vụ" yêu cầu tiền nợ quốc tế tuân theo các nguyên tắc đoàn kết và công bằng xã hội.
Bà Roxas nhắc lại thông điệp năm 1994 "Tertio Millennio Adveniente (Thiên niên kỷ thứ ba đang đến)", Đức Gioan Phaolô kêu gọi tất cả các quốc gia xóa bỏ toàn bộ hay giảm thật nhiều tiền nợ cho các nước khác. Bà cho biết lời kêu gọi này được Đức Tổng Giám mục Celestino Migliore, quan sát viên thường trực Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc tại một cuộc họp của Hội đồng Kinh tế và Xã hội của tổ chức này hồi tháng hai, lặp lại khi ngài đề nghị cộng đồng quốc tế cải thiện điều kiện kinh doanh, tăng viện trợ gấp đôi cho phát triển và đẩy mạnh xóa nợ.
Bà còn viện dẫn một bản tin gần đây của Đài phát thanh Vatican trong đó Đức Hồng y Tarcisio Bertone của Genoa, Ý, nói rằng nợ nước ngoài vốn làm tổn hại quyền được sống không thể chuyển nhượng trở thành sự cho vay nặng lãi và phải được tuyên bố là bất hợp pháp. Đức Thánh cha Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm Đức Hồng y Bertone, tu sĩ dòng Donbosco, làm bộ trưởng ngoại giao của ngài, có hiệu lực vào ngày 15-9.
Reza Baqir, đại diện thường trực của IMF, giải thích trong bài phát biểu của ông rằng nỗ lực của Giáo hội và IMF trong việc giảm đói nghèo trên khắp thế giới đang "gây tiếng vang mạnh mẽ". Ông Baqir cho biết IMF "hoàn toàn tán thành" giáo huấn của Công giáo là "không nên xem người nghèo như là một vấn đề nhưng là những người có thể trở thành thợ xây chính của một tương lai mới và có tình người hơn cho mọi người".
Hội các Khoa học gia Xã hội Công giáo bắt đầu cách đây 14 năm nhằm cổ vũ các nhà giáo dục và hành nghề khoa học xã hội Công giáo tổ chức nghiên cứu và phân tích giúp Giáo hội Công giáo hoàn thành các nỗ lực tông đồ của mình.
Hội giúp Tòa Thánh đại diện thường trực tại Liên Hiệp Quốc, và 10 trong số 300 hội viên của hội trên khắp thế giới đang ở Philippines.
Hồi tháng giêng, Hội đồng Giám mục Công giáo Philippines tuyên bố năm 2006 là Năm các Vấn đề Xã hội.