Hôm thứ bảy 30/08/2003, đức hồng y Crescenzio Sepe, tổng trưởng bộ truyền giáo, đã thánh hiến nhà thờ chính tòa Ulan Bator. Hiện diện trong nghi lễ có đức cha Wenceslaw Padilla, giám quản tông tòa đầu tiên của giáo phận Ulan Bator, vừa được đức hồng y Sepe tấn phong giám mục ngày hôm trước. Ngoài ra, người ta còn thấy có đức tổng giám mục Giovanni Battista Morandini, sứ thần tòa thánh tại Mongolia.
Trong bài giảng Thánh Lễ, đức hồng y Sepe đã ôn lại lịch sử của kitô giáo tại Mongolia vào thế kỷ thứ 13 và 14, khi những nhà truyền giáo đầu tiên đặt chân đến vùng đất này. Ðức hồng y tổng trưởng bộ truyền giáo đã đặc biệt nhắc đến tên tuổi của đại đế Khan Quilai là người rất có cảm tình với kitô giáo. Chính ông đã đích thân xin Ðức giáo hoàng Clementê IV dạy đạo và khoa học cho dân tộc của ông. Và Marco Polo cũng đã từng phục vụ trong triều đình của ông trong 17 năm.
Ðức hồng y Sepe nói rằng các đại đế của Mongolia đã có một tinh thần khoan nhượng rất cao đối với tất cả mọi tôn giáo và có lẽ chính gia sản kitô lịch sử này đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo của một Mongolia dân chủ ngày nay thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh.
Từ ba nhà truyền giáo đầu tiên tại Mongolia cách đây 11 năm, nay cộng đồng công giáo tại đây được 200 tín hữu. Tổng số tín hữu kitô tại đây là 34,000 người, trên một dân số là 2.7 triệu. 40 phần trăm dân số Mongolia không thuộc tôn giáo nào. 22 phần trăm theo phật giáo và 4.8 phần trăm theo hồi giáo.
Trong bài giảng Thánh Lễ, đức hồng y Sepe đã ôn lại lịch sử của kitô giáo tại Mongolia vào thế kỷ thứ 13 và 14, khi những nhà truyền giáo đầu tiên đặt chân đến vùng đất này. Ðức hồng y tổng trưởng bộ truyền giáo đã đặc biệt nhắc đến tên tuổi của đại đế Khan Quilai là người rất có cảm tình với kitô giáo. Chính ông đã đích thân xin Ðức giáo hoàng Clementê IV dạy đạo và khoa học cho dân tộc của ông. Và Marco Polo cũng đã từng phục vụ trong triều đình của ông trong 17 năm.
Ðức hồng y Sepe nói rằng các đại đế của Mongolia đã có một tinh thần khoan nhượng rất cao đối với tất cả mọi tôn giáo và có lẽ chính gia sản kitô lịch sử này đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo của một Mongolia dân chủ ngày nay thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh.
Từ ba nhà truyền giáo đầu tiên tại Mongolia cách đây 11 năm, nay cộng đồng công giáo tại đây được 200 tín hữu. Tổng số tín hữu kitô tại đây là 34,000 người, trên một dân số là 2.7 triệu. 40 phần trăm dân số Mongolia không thuộc tôn giáo nào. 22 phần trăm theo phật giáo và 4.8 phần trăm theo hồi giáo.