Những ngày vừa qua, nhiều người biết tin, thương tiếc và cầu nguyện cho Bà Cố Têrêsa qua đời ở Sàigòn. Sau khi đưa tiễn Bà Cố Têrêsa đến “chặng thứ mười bốn” của con đường trần gian, hẳn rằng nhiều người nghĩ nhiều đến hai tiếng “lữ hành”.
Điều đặc biệt hiếm có là Bà Cố có ba người con làm linh mục. Đó là cha Giuse Nguyễn Trí Dũng, Hạt Trưởng Tam kỳ, giáo phận Đà nẵng, cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long, Giám đốc Đại Chủng Viện Xuân Bích Huế và Cha Louis Nguyễn Phúc Kim, hiện quản nhiệm ba giáo xứ ở giáo phận Regina, Canada.
Tôi bỗng nhớ rằng lớp Cha Long khi mãn Tiểu Chủng Viện Thánh Gioan Đà nẵng có in một đặc san tên gọi là “Lữ Hành”. Cuộc đời của Bà Cố cùng với gia đình, trong đó có ba linh mục con Bà Cố đều là những cuộc lữ hành. Những chuyến đi của gia đình từ Bắc vô Trung rồi vào Nam. Những chuyến đi của ba cha, lên núi, về thành phố, đi du học, và đi theo tiếng gọi thừa sai. Tất cả là những chuyến đi đòi phải từ bỏ rất nhiều.
Phải chăng những biến cố trong gia đình của người con mà Chúa vừa gọi về nói lên nhiều điều về cuộc lữ hành của một đoàn dân đông đúc của Thiên Chúa? Đoàn dân ấy theo lời Chúa hứa với Abraham là đông như sao trời, như cát biển. Đoàn dân ấy được sách Khải Huyền mô tả như sau “Họ sẽ được nhìn thấy tôn nhan Người, và thánh danh Người ghi trên trán họ. Sẽ không còn đêm tối nữa, họ sẽ không cần ánh sáng của đèn, cũng chẳng cần ánh sáng mặt trời, vì Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ chiếu sáng trên họ, và họ sẽ hiển trị đến muôn thuở muôn đời.” (Kh.22,4-5)
Đoàn dân đông đúc ấy biết rằng mình sẽ “hiển trị đến muôn thuở muôn đời” nhờ Máu Thánh của Chiên Con. Nhưng đoàn dân ấy cũng ý thức rõ mình đang mang thân phận lưu đày, làm người lữ khách. Thánh Công Đồng Vatican II dạy “Giáo Hội lữ hành mang khuôn mặt chóng qua của đời này, qua các bí tích và định chế là những điều thuộc thời đại này”. (Hiến chế Lumen Gentium 48).
Đọc lại Hiến chế Tín Lý về Giáo Hội (Lumen Gentium), dân Chúa thấy yêu mến Giáo Hội là Mẹ của mình hơn, và thêm tin tưởng vào cuộc lữ hành trần gian, khi dân Chúa được dẫn dắt bởi chính Thánh Thần Thiên Chúa qua các vị mục tử Chúa gửi đến. Thánh Công Đồng dùng lại lời Thánh Augustinô: “"Lữ hành giữa cơn bách hại của thế gian và trong niềm an ủi của Thiên Chúa." (LG 8)
Ngay từ thời Cựu Ước, Dân thánh Chúa đã mang trên mình đặc tính lữ hành. Khi tổ phụ Abraham được Chúa gọi, ngài đã thực hiện một chuyến đi, mà mãi nhiều thế kỷ sau này con cháu ngài cũng phải đi. Di dân rồi về Đất Hứa. Lưu đày rồi về cố hương. Nổi bật là bốn mươi năm Dân thánh đi trong sa mạc với tất cả những khó khăn của phận người lữ thứ.
Trong những khó khăn ấy, dân Chúa cuối cùng vẫn giữ vững niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng tự mạc khải chính mình cho Dân và Đấng sẵn sàng đồng hành với Dân Ngài. Chúa đồng hành với Dân Ngài bằng sự hiện diện vô hình nhưng thẳm sâu, bằng chính Máu Thịt Chúa Giêsu, bằng Lời hằng sống và nơi các mục tử. Chắc chắn không một thể chế trần gian nào có thể cung cấp cho các thành viên của mình sự chăm sóc tuyệt vời đến thế.
Gia đình bà cố cống hiến cho Hội Thánh ba vị mục tử. Các ngài còn góp phần đào tạo các vị mục tử khác nữa. Ngày trước cha Dũng là giáo sư ở Tiểu chủng viện Đà nẵng, ngài cũng có nhiều học trò gồm hai hay ba anh em ruột, nhưng cuối cùng dường như giáo phận Đà nẵng chỉ có một mình gia đình ngài là có ba anh em làm linh mục. Điều này chẳng phải là hồng ân cao quý Chúa ban cho gia đình các ngài sao?
Viết những dòng này, chúng tôi xin được góp thêm tâm tình chia sẻ với gia đình các Cha và thêm lời cầu nguyện cho Bà Cố Têrêsa, mà các linh mục con Bà Cố là những người thầy của chúng tôi và của rất nhiều anh em đồng môn khắp nơi.
Cuộc lữ hành trần gian của Bà Cố đã kết thúc, xin Chúa đưa Bà Cố đi vào Vương Quốc Thiên Chúa, để Bà Cố cùng với Mẹ Maria hát lên lời kinh Magnificat: “Chúa đã làm cho tôi những điều cao trọng. Ngài quyền năng và Danh Ngài là Thánh.”
Điều đặc biệt hiếm có là Bà Cố có ba người con làm linh mục. Đó là cha Giuse Nguyễn Trí Dũng, Hạt Trưởng Tam kỳ, giáo phận Đà nẵng, cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long, Giám đốc Đại Chủng Viện Xuân Bích Huế và Cha Louis Nguyễn Phúc Kim, hiện quản nhiệm ba giáo xứ ở giáo phận Regina, Canada.
Tôi bỗng nhớ rằng lớp Cha Long khi mãn Tiểu Chủng Viện Thánh Gioan Đà nẵng có in một đặc san tên gọi là “Lữ Hành”. Cuộc đời của Bà Cố cùng với gia đình, trong đó có ba linh mục con Bà Cố đều là những cuộc lữ hành. Những chuyến đi của gia đình từ Bắc vô Trung rồi vào Nam. Những chuyến đi của ba cha, lên núi, về thành phố, đi du học, và đi theo tiếng gọi thừa sai. Tất cả là những chuyến đi đòi phải từ bỏ rất nhiều.
Phải chăng những biến cố trong gia đình của người con mà Chúa vừa gọi về nói lên nhiều điều về cuộc lữ hành của một đoàn dân đông đúc của Thiên Chúa? Đoàn dân ấy theo lời Chúa hứa với Abraham là đông như sao trời, như cát biển. Đoàn dân ấy được sách Khải Huyền mô tả như sau “Họ sẽ được nhìn thấy tôn nhan Người, và thánh danh Người ghi trên trán họ. Sẽ không còn đêm tối nữa, họ sẽ không cần ánh sáng của đèn, cũng chẳng cần ánh sáng mặt trời, vì Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ chiếu sáng trên họ, và họ sẽ hiển trị đến muôn thuở muôn đời.” (Kh.22,4-5)
Đoàn dân đông đúc ấy biết rằng mình sẽ “hiển trị đến muôn thuở muôn đời” nhờ Máu Thánh của Chiên Con. Nhưng đoàn dân ấy cũng ý thức rõ mình đang mang thân phận lưu đày, làm người lữ khách. Thánh Công Đồng Vatican II dạy “Giáo Hội lữ hành mang khuôn mặt chóng qua của đời này, qua các bí tích và định chế là những điều thuộc thời đại này”. (Hiến chế Lumen Gentium 48).
Đọc lại Hiến chế Tín Lý về Giáo Hội (Lumen Gentium), dân Chúa thấy yêu mến Giáo Hội là Mẹ của mình hơn, và thêm tin tưởng vào cuộc lữ hành trần gian, khi dân Chúa được dẫn dắt bởi chính Thánh Thần Thiên Chúa qua các vị mục tử Chúa gửi đến. Thánh Công Đồng dùng lại lời Thánh Augustinô: “"Lữ hành giữa cơn bách hại của thế gian và trong niềm an ủi của Thiên Chúa." (LG 8)
Ngay từ thời Cựu Ước, Dân thánh Chúa đã mang trên mình đặc tính lữ hành. Khi tổ phụ Abraham được Chúa gọi, ngài đã thực hiện một chuyến đi, mà mãi nhiều thế kỷ sau này con cháu ngài cũng phải đi. Di dân rồi về Đất Hứa. Lưu đày rồi về cố hương. Nổi bật là bốn mươi năm Dân thánh đi trong sa mạc với tất cả những khó khăn của phận người lữ thứ.
Trong những khó khăn ấy, dân Chúa cuối cùng vẫn giữ vững niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng tự mạc khải chính mình cho Dân và Đấng sẵn sàng đồng hành với Dân Ngài. Chúa đồng hành với Dân Ngài bằng sự hiện diện vô hình nhưng thẳm sâu, bằng chính Máu Thịt Chúa Giêsu, bằng Lời hằng sống và nơi các mục tử. Chắc chắn không một thể chế trần gian nào có thể cung cấp cho các thành viên của mình sự chăm sóc tuyệt vời đến thế.
Gia đình bà cố cống hiến cho Hội Thánh ba vị mục tử. Các ngài còn góp phần đào tạo các vị mục tử khác nữa. Ngày trước cha Dũng là giáo sư ở Tiểu chủng viện Đà nẵng, ngài cũng có nhiều học trò gồm hai hay ba anh em ruột, nhưng cuối cùng dường như giáo phận Đà nẵng chỉ có một mình gia đình ngài là có ba anh em làm linh mục. Điều này chẳng phải là hồng ân cao quý Chúa ban cho gia đình các ngài sao?
Viết những dòng này, chúng tôi xin được góp thêm tâm tình chia sẻ với gia đình các Cha và thêm lời cầu nguyện cho Bà Cố Têrêsa, mà các linh mục con Bà Cố là những người thầy của chúng tôi và của rất nhiều anh em đồng môn khắp nơi.
Cuộc lữ hành trần gian của Bà Cố đã kết thúc, xin Chúa đưa Bà Cố đi vào Vương Quốc Thiên Chúa, để Bà Cố cùng với Mẹ Maria hát lên lời kinh Magnificat: “Chúa đã làm cho tôi những điều cao trọng. Ngài quyền năng và Danh Ngài là Thánh.”