KỶ NIỆM 100 NĂM HÀN MẶC TỬ, BÀI 8

Lời bạt : Những Hàn Mặc Tử mới đang xuất hiện

Đây là bài thứ tám và cuối cùng trong loạt 8 bài « Kỷ Niệm 100 năm Hàn Mặc Tử »
1. Lễ cầu cho Hàn Mặc Tử
http://vietcatholic.net/News/Html/97284.htm
2. Giới thiệu Ngày Văn hóa 100 năm Hàn Mặc Tử và Thư viện Giáo xứ
http://vietcatholic.net/News/Html/97337.htm
3. Tình sử « Hàn Mặc Tử »
http://vietcatholic.net/News/Html/97362.htm
4. «Thinh lặng và siêu thoát trong thơ Hàn Mặc Tử »
http://vietcatholic.net/News/Html/97385.htm
5. «Thơ Tin, Cậy, Mến của Hàn Mặc Tử »
http://vietcatholic.net/News/Html/97407.htm
6. « HànMặc Tử người lữ hành dưới trăng »
http://vietcatholic.net/News/Html/97449.htm
7. Giáo sư Đặng Tiến cho cảm tưởng về Ngày Văn hóa Kỷ niệm 100 năm Hàn Mặc Tử
http://vietcatholic.net/News/Html/97550.htm
8. Lời bạt : Những Hàn Mặc Tử mới đang xuất hiện


Ngày Văn Hóa Thư Viện thứ 22, Giáo Xứ Việt Nam PARIS « Kỷ niệm 100 năm Hàn Mặc Tử », đã được thực hiện với một nội dung thật phong phú, do sự đóng góp có uy tín của Đức cha Hoàng Văn Đạt, Giáo sư Đỗ Mạnh Tri, Giáo Sư Lê Đình Thông, Giáo sư Đặng Tiến và của cha Đinh Đồng Thượng Sách và ba cộng tác viên công đầu là Kỹ Sư Trần Anh Dũng, Ca trưởng Nguyễn Kim Tuấn và Ca trưởng Bùi Văn Triển, những người thiết kế chương trình và điều hành thực hiện tổng quát lễ kỷ niệm và buổi văn nghệ.

Khi ghi lại và phổ biến những đóng góp này, tôi liên tưởng đến một đóng góp lớn hơn, ở bình diện cao và rộng hơn. Đó là những đóng góp về khảo cứu nghị luận, về sáng tác văn thơ. Qua những đóng góp ấy, đã hơn một lần tôi nghĩ rằng « Văn Học Công Giáo Việt Nam đang vào thời Trăm Hoa Đua Nở ». Dịp này, ghi lại những suy nghĩ về nhà thơ hàng đầu công giáo dịp « Kỷ Niệm 100 năm Hàn Mặc Tử, 1912-2012 » và liên tưởng đến những bài thơ mà tôi đã có dịp đọc từ dăm, mươi năm nay, tôi tự hỏi phải chăng hiện có « Những Hàn Mặc Tử mới đang xuất hiện » ?

1. VĂN HỌC CÔNG GIÁO VIỆT NAM TRĂM HOA ĐUA NỞ ?

Tiếng súng chiến tranh cuối cùng kết thúc vào năm 1975. Hai mươi lăm năm sau, từ năm 2000, thời thế thanh bình hơn, đời sống yên ổn hơn, kinh tế phát triển hơn, thương mại và thông tin hội nhập với thế giới hơn, sự tin tưởng vào tương lai bảo đảm hơn, tài năng tăng tiến hơn, sáng tác phong phú hơn. Mùa xuân văn học đang trở về với quê hương, trong đó văn học công giáo trăm hoa đua nở.

Vườn hoa văn học, bản chất là trăm hoa đua nở, vì gồm đủ mọi thể loại khác nhau, từ thơ phú, đến tiểu thuyết, chuyện nhắn, phóng sự, tùy bút, biên khảo,…

Từ 2000, thể Thư Mục Vụ đã được Hội Ðồng Giám Mục sáng tác đều đặn, đa dạng và phong phú : 2000 về “Sống, làm chứng và loan báo tin mừng trong cuộc sống Kitô hữu”. 2001 về “Ðể họ được sống và sống dồi dào”. 2002 về “Thanh hoá gia đình”. 2003 về “Sứ mạng loan báo tin mừng của Hội Thánh Việt Nam hôm nay”. 2004 về “Sống mầu nhiệm Thánh Thể”. 2005 về “Sống lời Chúa”. 2006 về “Sống đạo hôm nay”. 2007 “Giáo dục hôm nay, xã hội và giáo hội ngày mai”. 2008 « Môi trường Giáo dục Gia đình Công giáo ». 2009, Tin tức giáo hội Việt Nam : « Nghĩ về giải pháp cho những xung đột ». 2010 « Thư Hội Đồng Giám Mục Việt Nam gửi Cộng Đồng Dân Chúa ». 2011 « Cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống ».

Cũng từ năm 2000, nhiều tác phẩm nghiên cứu về nhiều đề tài khác nhau đã xuất hiện : về lịch sử giáo hội, các giáo phận, hội đoàn và dòng tu, về mục vụ, về hội nhập văn hóa, về thần học, về giáo hội học, về văn học công giáo… Nhiều sáng tác văn học, đặc biệt là thơ và truyện ngắn đã được phổ biến trên các mạng lưới tin học.

Trên tầm vóc quốc tế, tiếng việt hiện nay được nói và viết trên khắp thế giới. Các sách vở được tái bản, được sáng tác trên khắp năm châu. Đặc biệt trong giới tuổi 60-70, với đời sống vật chất dư giả hơn, với phương tiện sáng tác và sản xuất dễ dàng và hữu hiệu hơn, với thời giờ nhàn rỗi nhiều hơn, đang là những thi sỹ, văn sỹ, ký giả, nhà nghiên cúu,… đầy năng lực và có sức sản xuất phong phú. Thêm vào đó, số các linh mục và tu sĩ được đào tạo vững chắc và cao cấp càng ngày càng đông, có khả năng càng ngày càng vững, có nhiệt tình truyền giáo và sáng tác càng ngày càng tích cực đã là một đội ngũ sáng tác tiên phong. Số bài vở và sáng tác phổ biên trên các mạng lưới tin học tăng theo một tốc độ kỷ lục chưa từng thấy.

Cũng từ năm 2000, các mạng lưới tin học công giáo được khai trương rầm rộ. Khởi đầu với vài ba mạng, như http://vietcatholic.net/News/default.htm và http://www.dunglac.org. Đến khoảng năm 2005, số các mạng lưới tin học công giáo việt nam đã lên tới vài ba trăm. Vào năm 2007, tôi đếm được 302 mạng lưới công giáo, mà Dũng Lạc ghi trên mục Nối Kết Truyền Thông Công Giáo : 13 mạng Báo chí Công Giáo ; 12 mạng Phát thanh, Truyền hình ; 12 mạng Tin tức thế giới ; 24 mạng Chủng viện, Dòng tu ; 23 mạng Giáo phận ; 80 mạng Giáo xứ, Cộng đoàn, Trung tâm : 36 Hoa Kỳ, 3 Canada, 16 Âu châu, 25 Việt nam ; 40 mạng Phong trào, Hội đoàn, Tổ chức ; 44 mạng Ca đoàn, Giới trẻ ; 20 mạng Hội từ thiện ; 49 mạng hữu ích (thư liệu và chuyên môn).

Chính nhờ những mạng tin học này mà các tác giả được mời gọi, khuyến khích sáng tác, mà vì vậy, nhiều tác phẩm đủ mọi lãnh vực, từ văn học, giáo sử, giáo lý, giáo luật, giáo hội, thần học, tín lý, luân lý, triết học, văn hóa, hội nhập văn hóa, mục vụ, tổ chức, quản lý, …

2. NHỮNG HÀN MẶC TỬ MỚI ĐANG XUẤT HIỆN ?

Một Ưu Tư :Tối Thứ Ba, 16-5-2006, đêm thơ “Trăng Thập Tự - Thơ và Nguồn Đạo” được tổ chức tại Dòng Chúa Cứu Thế, 38 Kỳ Đồng, Q. 3, Sài Gòn, linh mục Trăng Thập Tự đã chia sẻ những ưu tư về thực tại « sáng tác quá ít, quá yếu, bị đứt quãng,.. » của Văn Học Công Giáo Việt Nam. Ông cũng nêu ra một sự kiện rằng : « Đầu năm 2002, phát biểu nhân lễ giỗ 100 ngày thi sĩ Nguyễn Xuân Văn, tác giả Sứ Điệp Tình Thương, Đức Cha Đặc Trách Văn Hoá đã gợi ý thực hiện một giải văn học nghệ thuật Công Giáo, nhưng đã hơn bốn năm rồi chúng ta vẫn chưa thực hiện được (BTDL, số ra mát, 01/01/2008, tr. 23)… ». Và mỗi lần có dịp, linh mục Trăng Thập Tự không ngừng lập lại một lời kêu gọi mời các thi sỹ,văn sỹ, nghệ sỹ sản xuất nhiều hơn, cộng tác với nhau nhiều hon, rao truyền Lời Chúa nhiều hơn.

Một luồng gió Thánh Linh mới : Có lẽ những chia sẻ trên đã lay động ý thức của nhiều tín hữu và của nhiều bậc hữu trách trong Giáo Hội. Trong lãnh vực THƠ, TRUYỆN NGẮN, một luồng gió mới đã được Chúa Thánh Thần thổi đến với 5 biến cố rất tích cực:

1- Ngày họp mặt Đồng Xanh Thơ ở Phan Thiết, 20/01/2008

2- Đêm Thơ KinhTrong Sương ở TP/HCM, 28/03/2008

3- Ngày phát hành sách "Ở thượng nguồn thi ca công giáo Việt Nam”, 04/10/2009.

4- Lễ trao giải thưởng "Sen giữa lầy" ngày 29/07/2010

5- Lễ trao giải thưởng Cuộc thi « Nhánh Huệ Nước Trời », ngày 30-6-2011 cho các tác giả giáo tỉnh Sài Gòn ; ngày 15-7-2011, cho các tác giả giáo tỉnh Huế ; và ngày 19-7-2011, cho các tác giả giáo tỉnh Hà Nội.

Một kết quả đang đến : 100 Nhà Thơ Công Giáo Mới : Và cái gì phải đến, đã đến. Ngày 08 tháng 05 năm 2011 vừa qua, Lm Trăng Thập Tự đã công bố kết quả của một dự án to lớn về Văn Học Công Giáo Việt Nam, đã được chuẩn bị từ trên 20 năm nay và sẽ kết thúc ra mắt vào dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Hàn Mặc Tử, ngày 22-9-2012, tròn 100 năm ngày sinh HÀN MẠC TỬ. Đó là Dự Án “100 Năm Ngày Sinh Hàn Mạc Tử - 100 Nhà Thơ Công Giáo Mới”(http://vietcatholic.net/News/Html/91852.htm).

Chúng ta hãy nghe Lm Trăng Thập Tự :

Dự án “100 nhà thơ Công giáo sau Hàn Mạc Tử” nhằm giới thiệu hiện tại và xây dựng tương lai. Phần sưu tập của chúng tôi tập trung vào các tác giả thơ Công giáo Việt Nam từ sau Hàn Mạc Tử. Chúng tôi dự tính thực hiện 4 tập:

- tập đầu gồm Hàn Mạc Tử và 10 tác giả bắt đầu từ vần A.

- 3 tập tiếp theo, mỗi tập 30 tác giả, lần lượt xếp theo vần cho đến vần Y.

Tổng cộng là 100 tác giả nối gót Hàn Mạc Tử. Tuy nhiên vì cuộc tưởng niệm này có ý hướng về tương lai, nếu thực tế khả quan hơn dự tính, chúng tôi sẽ giới thiệu nhiều hơn 100 vị.

Sau hai mươi năm liên lạc thư từ với một số tác giả trong chương trình Góp Nhặt Thơ và sau hơn bốn năm quy tụ các tác giả trên chuyên san Đồng Xanh Thơ, cùng với hai cuộc thi viết Sen Giữa Lầy và Nhánh Huệ Nước Trời, hiện chúng tôi đã có được những kết quả như sau.

31 tác giả đã được chọn bài, đã có được ảnh chân dung, tiểu sử, địa chỉ liên lạc và bài chia sẻ cảm nghiệm đức tin : Cao Danh Viện, Diệu Hương, Đình Quang, Đỗ Thảo Anh, Đoàn Xuân Dũng, Đơn Phương, Đông Khê, H. C. N., H. T. S., Hàn Lệ Thu, Hương Kinh, Hương Vĩnh, Lê Quang Hận, Lê Quốc Hán, Lê Quý Long, Minh Tâm, Nghinh Nguyên, Nguyên Mai, Nguyễn Xuân Văn, Phạm Thái Sơn, Phanxicô, Thái An, Thanh Quân, Thế Nhân, Trầm Tĩnh Nguyện, Trần Mộng Tú, Trần Nguyễn Trang Đài, Trần Phương Nhã, Trần Quang Chu, Vũ Thủy, Xuân Ly Băng.

52 tác giả đã được chọn bài nhưng chưa có được các thông tin khác: An Trinh, Bạch Lạp, Bàng Sỹ Nguyên, Cao Huy Hoàng, Dzuy Sơn Tuyền, Đặng Thị Vân Khanh, Điệp Lan Đình, Đình Chẩn, Đình Hòe, Hàn Khê (+), Hoàng Sĩ Quý, Hoàng Vũ Đan Thanh, Jos. Trần Đức Xuân, Kim Chi, Kim Lệ, Lê Minh Bình Dương (+), Lê Đình Bảng, Liễu Giang, Lưu Minh Gian, Mai Đức Tây, Martinô Nguyễn Văn Tường, Mặc Lệ Tuyền (+), Mặc Trầm Cung, Mây Trắng, Nguyên Thông (+), Nguyễn Hải, Nguyễn Hồng Đức, Nguyễn Hồng Phúc, Nguyễn Ngọc Hạnh (+), Nguyễn Quốc Lâm, Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Tầm Thường, Nguyễn Tiến Lợi (+),Phạm Thị Thái Quý, Phạm Văn Thân, Phan Ngộ, Sa Mạc Hồng, Thanh Hương, Thiên Giang, Trần Đình Ngọc, Trần Phong Vũ, Trần Thị Gấm, Trần Thị Hồng Nhung, Trần Vạn Giã, Trần Vũ, Trịnh Tây Ninh, Tường Trâm, Vân Uyên Nguyễn Văn Ái, Võ Long Tê, Võ Thanh Tâm, Vũ Phan Long (+), Xuân Thanh.

Chúng tôi đặc biệt quan tâm tới những mầm non giàu triển vọng. Ước mong sẽ giới thiệu được trên 10 tác giả dưới 28 tuổi, tuổi của Hàn Mạc Tử. Hiện đã có được 4 tác giả dưới 25 tuổi.

Hiện chúng tôi còn nhận được tác phẩm của hơn 50 tác giả nữa nhưng số được chọn không nhiều, có những tác giả số bài còn quá ít chưa đủ để chọn, có những tác giả nhiều bài thơ hay nhưng chưa nổi rõ chất thơ đạo, có những tác giả viết nhiều nhưng quá vội, chỉ theo cảm tính riêng chứ chưa lưu ý những chuẩn mực khách quan. Khi chọn bài vào tuyển tập chúng tôi phải lưu ý đến giá trị khách quan của tác phẩm.

Trong số những nhà thơ đã và sẽ được chọn lựa vào sổ « 100 Năm Ngày Sinh Hàn Mạc Tử - 100 Nhà Thơ Công Giáo Mới », Văn Học Công Giáo Việt Nam, hay đúng hơn, Văn Học Việt Nam sẽ có quyền hy vọng tìm được những Hàn Mặc Tử Mới chăng ?

Với Ngày Văn Hóa « Kỷ niệm 100 năm Hàn Mặc Tử, 1912-2012 » ở Giáo Xứ Việt Nam Paris ngày 15 tháng 05 năm 2012 vừa qua, người Việt Nam Paris yêu thơ không khỏi không liên tưởng đến hai thi sĩ tài ba, qua hai nguồn hứng đậm đặc Tin Mừng Kytô : Huyền nhiệm tình yêu phu thê công giáo với thi sĩ Vân Uyên, Bs Nguyễn Văn Ái ; Đại Dương Tin Cậy Mến, ca tụng Thiên Chúa nhân ái, Thánh Mẫu Maria đầy ân đức, Các Thánh Tử Đạo Việt Nam trung kiên,…của thi sĩ Cung Chi, Lm Đinh Đồng Thượng Sách.

Paris, ngày 30 tháng 04 năm 2012

Trần Văn Cảnh