“Cho nhiều người” khác với “cho mọi người” không?
ROMA - Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Roma.
Hỏi: Là người của thế giới nói tiếng Anh, tôi sẽ cử hành Thánh lễ với bản dịch mới từ Chủ nhật thứ nhất Mùa Vọng năm 2011. Mặc dù tôi đã lớn khôn để đánh giá cao bản dịch mà tôi đã sử dụng kể từ khi được truyền chức Linh mục, tôi sẵn sàng chấp nhận bản dịch mới. Thật ra, đối với những người than phiền, tôi đề nghị chúng ta nên có một bản dịch "mới" cho mọi thế hệ mới, để chúng ta không bao giờ trở nên quá quen thuộc với những từ ngữ đến nỗi chúng ta rơi vào cái bẫy của việc đọc máy móc.
Tuy nhiên, có một từ mà tôi không thể chấp nhận sử dụng theo thời gian. Đó là từ "nhiều" thay cho từ "mọi" trong lời nguyện truyền phép. Tôi đã đọc tất cả các giải thích thần học, nhưng trong khi tôi nghe Đức Giáo Hoàng đọc "per tutti" (cho mọi người) trong tiếng Ý, tại sao tôi lại đọc "per molti" (cho nhiều người)? Tôi có phạm tội không vâng lời chăng, nếu tôi tiếp tục sử dụng từ ngữ "cho mọi người", cho đến khi tôi nhận thấy rằng tất cả các ngôn ngữ khác - và đặc biệt là ĐTC – sử dụng từ ngữ “cho nhiều người"? – Linh mục F.D., Nam Phi
Đáp: Thưa cha, với sự tôn trọng phải phép, tôi nghĩ rằng chắc cha sẽ không nêu câu hỏi nếu cha đã không nghi ngờ câu trả lời.
Nếu cha đi trước với ý tưởng này, thì cha sẽ phạm tội không vâng lời, và có lẽ cũng là một nguồn gốc của vụ vấp phạm, và sự nhầm lẫn về giáo lý cho các tín hữu. Điều quan trọng cho các linh mục chúng ta, là phải nhớ rằng các tín hữu có quyền thiêng liêng là đón nhận từ chúng ta phụng vụ, mà Giáo Hội đề xuất, chứ không phải là ý kiến cá nhân và xu hướng của chúng ta.
Cha cũng nhận thức được rằng sự áp dụng bản dịch phụng vụ là tuỳ theo lãnh thổ. Việc các Giám mục Ý chưa hoàn thành bản dịch mới của họ, hoặc sự thay đổi đã được áp dụng trong tiếng Tây Ban Nha ở nhiều nước châu Mỹ Latinh, nhưng chưa ở Tây Ban Nha, là một vấn đề kỹ thuật. Mỗi ngôn ngữ và mỗi quốc gia sẽ đi theo tốc độ riêng của mình, và chúng ta không thể tự ý quyết định đi ngược lại với Tòa Thánh và Hội đồng Giám mục địa phương, do một sự ùn tắc quan liêu ở một số nước khác.
Tiếng Anh là ở hàng đầu vì nhiều lý do tốt, nhưng ít nhất bản dịch mới bằng tiếng Anh sẽ không là một mô hình trên thực tế cho nhiều quốc gia khác, vốn thiếu các chuyên viên trong phụng vụ Latinh.
Như cha đã đọc các lý luận tín lý ủng hộ sự thay đổi này, chắc chắn cha nhận thức được rằng, sự điều chỉnh ngôn ngữ ủng hộ một bản dịch chính xác hơn từ tiếng Latinh không thay đổi gì trong giáo lý Công giáo liên quan việc Chúa Kitô chết cho tất cả mọi người. Do đó, Đức Giáo Hoàng và bất cứ linh mục nào có thể nói "cho nhiều người" khi cử hành Thánh lễ bằng tiếng Latinh, tiếng Pháp, tiếng Ba Lan, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh sắp tới, trong khi vẫn nói "cho mọi người" trong các ngôn ngữ khác mà bản dịch đang được tiến hành.
Vì vậy, tôi đề nghị, thay vì tạo ra sự nhầm lẫn cách bất hợp lý nơi các tín hữu, và sự xung khắc có thể với các linh mục khác, tốt hơn nên đặt quan điểm cá nhân của cha ra ngoài, và sử dụng sự thay đổi như một cơ hội, để giải thích cho các tín hữu ý nghĩa đằng sau các thay đổi ấy, đặc biệt là các ý tưởng được đề cập trong lá thư của Tòa Thánh ra lệnh sự thay đổi. Đó là:
D. “Cho nhiều người” là chữ dịch trung thành của từ ngữ pro multis, trong khi “cho mọi người" là một lời giải thích của loại hình thuộc về giáo lý.
E. Từ ngữ “cho nhiều người”, trong khi vẫn mở cửa cho sự bao gồm mọi người, phản ảnh sự việc rằng ơn cứu độ không được mang lại một cách máy móc, không có sự sẵn lòng hoặc tham dự của người ta; thay vào đó người tín hữu được mời gọi chấp nhận trong đức tin món quà đang được dâng lên, và tiếp nhận sự sống siêu nhiên, vốn được trao cho các người tham gia trong mầu nhiệm này, sống mầu nhiệm trong cuộc sống của họ, cũng như được kể vào nhóm “nhiều người” mà bản văn nhắc tới. (Zenit.org 8-11-2011)
Nguyễn Trọng Đa
ROMA - Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Roma.
Hỏi: Là người của thế giới nói tiếng Anh, tôi sẽ cử hành Thánh lễ với bản dịch mới từ Chủ nhật thứ nhất Mùa Vọng năm 2011. Mặc dù tôi đã lớn khôn để đánh giá cao bản dịch mà tôi đã sử dụng kể từ khi được truyền chức Linh mục, tôi sẵn sàng chấp nhận bản dịch mới. Thật ra, đối với những người than phiền, tôi đề nghị chúng ta nên có một bản dịch "mới" cho mọi thế hệ mới, để chúng ta không bao giờ trở nên quá quen thuộc với những từ ngữ đến nỗi chúng ta rơi vào cái bẫy của việc đọc máy móc.
Tuy nhiên, có một từ mà tôi không thể chấp nhận sử dụng theo thời gian. Đó là từ "nhiều" thay cho từ "mọi" trong lời nguyện truyền phép. Tôi đã đọc tất cả các giải thích thần học, nhưng trong khi tôi nghe Đức Giáo Hoàng đọc "per tutti" (cho mọi người) trong tiếng Ý, tại sao tôi lại đọc "per molti" (cho nhiều người)? Tôi có phạm tội không vâng lời chăng, nếu tôi tiếp tục sử dụng từ ngữ "cho mọi người", cho đến khi tôi nhận thấy rằng tất cả các ngôn ngữ khác - và đặc biệt là ĐTC – sử dụng từ ngữ “cho nhiều người"? – Linh mục F.D., Nam Phi
Đáp: Thưa cha, với sự tôn trọng phải phép, tôi nghĩ rằng chắc cha sẽ không nêu câu hỏi nếu cha đã không nghi ngờ câu trả lời.
Nếu cha đi trước với ý tưởng này, thì cha sẽ phạm tội không vâng lời, và có lẽ cũng là một nguồn gốc của vụ vấp phạm, và sự nhầm lẫn về giáo lý cho các tín hữu. Điều quan trọng cho các linh mục chúng ta, là phải nhớ rằng các tín hữu có quyền thiêng liêng là đón nhận từ chúng ta phụng vụ, mà Giáo Hội đề xuất, chứ không phải là ý kiến cá nhân và xu hướng của chúng ta.
Cha cũng nhận thức được rằng sự áp dụng bản dịch phụng vụ là tuỳ theo lãnh thổ. Việc các Giám mục Ý chưa hoàn thành bản dịch mới của họ, hoặc sự thay đổi đã được áp dụng trong tiếng Tây Ban Nha ở nhiều nước châu Mỹ Latinh, nhưng chưa ở Tây Ban Nha, là một vấn đề kỹ thuật. Mỗi ngôn ngữ và mỗi quốc gia sẽ đi theo tốc độ riêng của mình, và chúng ta không thể tự ý quyết định đi ngược lại với Tòa Thánh và Hội đồng Giám mục địa phương, do một sự ùn tắc quan liêu ở một số nước khác.
Tiếng Anh là ở hàng đầu vì nhiều lý do tốt, nhưng ít nhất bản dịch mới bằng tiếng Anh sẽ không là một mô hình trên thực tế cho nhiều quốc gia khác, vốn thiếu các chuyên viên trong phụng vụ Latinh.
Như cha đã đọc các lý luận tín lý ủng hộ sự thay đổi này, chắc chắn cha nhận thức được rằng, sự điều chỉnh ngôn ngữ ủng hộ một bản dịch chính xác hơn từ tiếng Latinh không thay đổi gì trong giáo lý Công giáo liên quan việc Chúa Kitô chết cho tất cả mọi người. Do đó, Đức Giáo Hoàng và bất cứ linh mục nào có thể nói "cho nhiều người" khi cử hành Thánh lễ bằng tiếng Latinh, tiếng Pháp, tiếng Ba Lan, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh sắp tới, trong khi vẫn nói "cho mọi người" trong các ngôn ngữ khác mà bản dịch đang được tiến hành.
Vì vậy, tôi đề nghị, thay vì tạo ra sự nhầm lẫn cách bất hợp lý nơi các tín hữu, và sự xung khắc có thể với các linh mục khác, tốt hơn nên đặt quan điểm cá nhân của cha ra ngoài, và sử dụng sự thay đổi như một cơ hội, để giải thích cho các tín hữu ý nghĩa đằng sau các thay đổi ấy, đặc biệt là các ý tưởng được đề cập trong lá thư của Tòa Thánh ra lệnh sự thay đổi. Đó là:
D. “Cho nhiều người” là chữ dịch trung thành của từ ngữ pro multis, trong khi “cho mọi người" là một lời giải thích của loại hình thuộc về giáo lý.
E. Từ ngữ “cho nhiều người”, trong khi vẫn mở cửa cho sự bao gồm mọi người, phản ảnh sự việc rằng ơn cứu độ không được mang lại một cách máy móc, không có sự sẵn lòng hoặc tham dự của người ta; thay vào đó người tín hữu được mời gọi chấp nhận trong đức tin món quà đang được dâng lên, và tiếp nhận sự sống siêu nhiên, vốn được trao cho các người tham gia trong mầu nhiệm này, sống mầu nhiệm trong cuộc sống của họ, cũng như được kể vào nhóm “nhiều người” mà bản văn nhắc tới. (Zenit.org 8-11-2011)
Nguyễn Trọng Đa