Có khi nào bạn chụp một tấm hình, mà khi xem lại thì thấy đối tượng đã bị mờ?

Và có trường hợp khi đã có ảnh rồi bạn bỗng ước mong có thể coi rõ thêm chi tiết của một đối thượng lu mờ ở đằng xa?

Những thất vọng như vậy là chuyện thường xảy ra, dù là với giới chuyên nghiệp hay với người tài tử. Có vẻ như một tấm hình rõ nét 'đúng chỗ theo ý muốn' là một vấn đề không đơn giản trong thực tế sinh động.

Những vấn đề như thế đã được nghiên cứu từ lâu và đã từng được biết tới với một tên là kỹ thuật "plenoptics" (quang hội phẳng.)

Các máy ảnh Plenoptic sử dụng nhiều ống kính, mỗi ống kính tập trung vào một tâm điểm để có thể bao gồm mọi ánh sáng từ mọi góc độ của một cảnh. Một máy ảnh như thế có thể có hàng trăm hoặc trong trường hợp của máy có tên là Raytrix R11 có 40.000 ống kính.

Vì tất cả các tia sáng của một cảnh đã được ghi nhận, cho nên nhiếp ảnh gia có khả năng thay đổi bố cục của bức hình sau khi chụp. Người chụp ảnh không cần phải lo tìm tâm điểm và chỉnh cho rõ nét trước khi nháy máy. Hình ảnh sẽ hòan tòan rõ nét ở bất kỳ vị trí nào, mãi mãi trong tương lai.

Khi coi hình, người ta sử dụng software chạy trên máy super computer để điều chỉnh tâm điểm (focus) theo ý muốn. Mỗi khi chỉnh lại focus, người xem có thể phát hiện ra những chi tiết bất ngờ và phong phú mới và làm mờ đi những chi tiết muốn lọai bỏ, và như thế có thể trình bày bố cục của tấm hình với một ý nghĩa hòan tòan mới. Một hình như thế còn có nhiều khả năng sử dụng cho kỹ thuật Ba Chiều (3D.)

Người ta đặt tên những hình như thế là ' ảnh sống' (living pictures, living photos.)

Nhưng một máy Raytrix R11 có một giá tiền không thân thiện là $30,000.00. Để cho kỹ thuật này trở thành thông dụng, người ta cần có một mặt hàng với giá bình dân hơn. Một giải pháp là giảm bớt số ống kính xuống, vừa đủ để 'focus' tất cả những 'nền' thông dụng.

Lytro, một hãng mới thành lập ở Mountain View, California đã tuyên bố sẽ giải quyết vấn đề với một kỹ thuật mới gọi là Light Field technology (Ánh Sáng Nền.)

Kỹ thuật này là lãnh vực nghiên cứu của một thanh niên trẻ 31 tuổi người Đài Loan gốc Quảng Đông, mang quốc tịch Úc và có học vị tiến sĩ tại Đại học Stanford tên là Ren Ng (Ngô Ren.)

Danh từ Light Field được định nghĩa là tất cả các ánh sáng ở mọi hướng của một cảnh, từ nền phía trước tới nền phía sau và tất cả mọi thứ ở giữa.

Ren Ngô đã nghiên cứu lãnh vực công nghệ ánh sáng từ năm 2004, luận án tiến sĩ năm 2006 của ông đạt giải danh dự là luận án hay nhất trong lãnh vực khoa học vi tính và kỹ thuật. (http://graphics.stanford.edu/papers/lfcamera/lfcamera-150dpi.pdf)

Các máy thử (prototype) của hãng Lytro trao cho một số nhỏ chuyên viên điện ảnh vẫn còn được giấu kín, tuy nhiên vài nguồn tin hé lộ cho biết những máy đợt đầu sẽ là một lọai bỏ túi và bộ ống kính là một hợp quần của khỏang 100 kính li ti, phỏng theo mô hình mà nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Ren Ngô đã dùng trước đây.

Giá cả của máy và software chỉ có vài trăm đô la, bán trên Mạng qua hệ thống bán lẻ trực tuyến như Amazon.com và website của Lytro.

Trong tương lai gần, sẽ có thêm ứng dụng để dùng trong những cộng đồng Mạng như Facebook.

Kỹ thuật Light Field nếu thành công và thông dụng thì có thể làm cho các máy ảnh đang được sử dụng trở thành lỗi thời mau chóng.

Bạn có thể vào Website sau đây để thí nghiêm một vài ảnh sống: http://www.lytro.com/picture_gallery