Nói thêm về việc giải quyết bí mật của Ngày cử hành Thánh Lễ Bữa Tiệc Ly
LONDON (Reuters Life!) ngày 18/04/2011 : Thánh Lễ Tiệc Ly đã được long trọng cử hành vào ngày Thứ Tư - Thánh Lễ Bữa Tiệc Ly, theo nghĩa thường tức là Bữa Ăn Tối Cuối Cùng mà Đức Chúa Giêsu KiTô đã dùng với các môn đệ khi Đức Chúa Giêsu KiTô còn ở trên trần thế - đã xảy ra trong ngày Thứ Tư Tuần Thánh - tức là 01 ngày trước so với ngày mà chúng ta đã nghĩ như hiện nay là trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Giờ đây việc cố định ngày cử hành Đại Lễ Chúa Phục Sinh theo lịch pháp là có thể thực hiện được . Đó là kết qủa công trình khảo cứu của một khoa học gia tại Viện Đại Học lừng danh Cambridge của nước Anh. Vị giáo sư này đã cố gắng giải đáp một trong những sự kiện mâu thuẫn dai dẳng nhất trong Kinh Thánh.
(Bức tranh Thánh Lễ Tiệc Ly kèm theo bài này không phải là nguyên bản của nhà đại danh họa Leona Da Vinci. Đây là một phiên bản do họa sĩ Lee Stum thực hiện bằng phấn màu và được trưng bày trong phòng khách của cao ốc Trump Towers tại đô thị New York.)
Người tín hữu Thiên Chúa Giáo (bao gồm Công Giáo La Mã, Đông và Tây Phương, Chính Thống Giáo, Tin Lành, Cải Cách) trong bao nhiêu thế kỷ vừa qua đã ghi nhớ và thực thi lễ kỷ niệm bữa ăn tối cuối cùng của Đức Chúa Giêsu KiTô với các thánh tông đồ trên trần thế trong ngày Thứ Năm. Thế nhưng chúng ta nên cảm ơn khám phá mới đây về một lịch pháp Do Thái cổ xưa do giáo sư Colin Humphreys thực hiện, ông đã đề nghị một cách giải thích khác và trình bày về cách làm lịch (tức là lịch pháp) và thực hành lịch pháp cổ ấy.
" Cá nhân tôi vô cùng sửng sốt bởi những câu chuyện trình thuật về Tuần Lễ cuối cùng của Đức Chúa Giêsu trong Kinh Thánh - trong đó không có một ai đã đề cập hay ám chỉ về ngày Thứ Tư của Tuần Thánh. Ngày đó đã được gọi là ngày mất tích. Nhưng ngay cả ngày thiêng liêng bị cho là đã mất tích và không có dấu vết để lại ấy hình như không có thực. Vì nói cho đến cùng và trên hết mọi sự thì Đức Chúa Giêsu rất bận rộn. Giáo sư Humphreys đã phát biểu với Thông Tấn Xã Reuters như vậy. (Chú thích : điều giáo sư Humphreys ám chỉ là vâng theo thánh ý của Đức Chúa Cha , Đức Chúa Giêsu đã giáng sinh xuống trần gian và hy sinh trên Thập Giá theo chương trình cứu độ thế gian. Mỗi giờ phút trong chương trình trên thế gian là những giờ phút thánh thiêng nhất và được Đức Chúa Cha an bài cho Đức Chúa Con.)
Những điều khám phá của giáo sư Humphreys đã giúp cho việc giải thích một sự không tương hợp - một chuyện không ăn khớp nhau rất nhức đầu - đã xảy ra trong Phúc Âm của các Thánh Sử Mátthêu, Máccô và Luca đã ghi chép - các thánh sử này đã ghi chép lại rằng Bữa Tiệc Ly xảy ra trùng hợp cùng ngày với Lễ Vượt Qua - nhưng Thánh Sử Gioan lại viết rằng Thánh Lễ Tiệc Ly ấy đã xảy ra trước ngày thánh thiêng nhất của người Do Thái, ngày tưởng niệm dân Do Thái xuất hành ra khỏi đất Ai cập.
(Ghi chú: Chúng ta được dạy: Phúc Âm do 4 Thánh sử ghi chép nói trên là Tin Mừng Nhất Lãm, một sự đồng quy về Tin Mừng Cứu độ thế gian của Thiên Chúa- thế nhưng thời điểm long trọng thánh thiêng vĩ đại nhất: Bữa Tiệc Ly, chính ở trong Thánh Lễ Tiệc Ly này Đức Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể và đã phán dạy các tông đồ: "Các con hãy làm việc này để nhớ đến Thầy " đã không được diễn tả giống y như nhau. Xin phép được lập lại : chỉ có sự đề cập về thời điểm của các ngài là khác nhau. Nội dung và trình thuật Tin Mừng của 4 Thánh sử nêu trên vẫn là Nhất Lãm.)
Khảo cứu của giáo sư Humphreys kiến giải rằng: Đức Chúa Giêsu, và trong trình thuật của các thánh sử Mátthêu, Máccô, và Luca đã dùng Lịch pháp theo thời kỷ Trước thời kỳ Xuất hành (Pre-Exilic Calendar) ; theo lịch pháp này kể từ thuở ông Môisen và tính ngày thứ 1 của tháng mới từ ngày cuối của tháng con trăng đi trước của lịch pháp cổ lấy mặt trăng mà tính (which dated from the time of Moses and counted the first day of the new month from the end of the old lunar cycle). Trong khi đó; thánh sử Gioan lại đề cập và diễn tả cùng trình thuật về Bữa Tiệc Ly theo lịch pháp chính thức pháp định ngay thời bấy giờ của người Do thái (the official Jewish calendar of the day). (Chú thích của người chuyển ý: lịch pháp thời ông Môisen là văn minh nông nghiệp và chăn nuôi du cư, lịch pháp thời Chúa Giêsu Giáng sinh và Hy sinh như đã ghi nhận, là năm thứ 33 sau Thiên Chúa Giáng sinh như sau này; là thời dân Do Thái đang bị đế chế Rôma chiếm đóng đã dùng lịch pháp chính thức khi sau người Do Thái về đến Đất Hứa và sống theo nền văn minh nông nghiệp định cư.)
" Đó là một lỗi lầm thực rất đáng thắc mắc cho những ai liên quan đến- bởi vì đối với người Do Thái, Lễ Vượt Qua đã quả là một Bữa Ăn quan trọng vô cùng, " Humphreys, là người tín hữu KiTô giáo, là một khoa học gia về Nghiên cứu về Các Vật liệu và Luyện Kim học- đã phát biểu .
" Sự mâu thuẫn này đã được biết đến từ lâu rồi - thế nhưng mọi người đã không nói nhiều về điều này. Cá nhân tôi đã nghiên cứu Kinh Thánh và đồng thời ứng dụng khoa học vào để giải quyết nan đề này. Kết qủa cho thấy là Các Phúc Âm thực sự là Tin Mừng Nhất Lãm, cả 4 vị Thánh sử đều trình thuật nội dung và thời điểm Thánh Lễ Tiệc Ly thực sự ăn khớp và đồng ý với nhau, chỉ có việc các thánh sử dùng theo các Lịch pháp khác nhau mà thôi." (chú thích trong nguyên bản: (" .... the Gospels are actually agreeing, just using different calendars.")
Nếu Bữa Ăn Lễ Vượt Qua (Passover meal) và Thánh Lễ - Bữa Tiệc Ly (The Last Supper) đã thực sự xảy ra trong cùng một ngày Thứ Tư Tuần Thánh - thì sẽ giúp chúng ta giải thích được là cách thế và trình thuật rất nhiều các biến cố thánh thiêng đã xảy ra và được ghi chép ở thời điểm giữa Thánh Lễ Bữa Tiệc Ly và Đức Chúa Giêsu KiTô hy sinh trên Thập Giá (Cruxification). (Ghi chú của người chuyển ý: Tính từ lúc Thánh Lễ Bữa Tiệc Ly được cử hành cho đến lúc Đức Chúa Giêsu kêu lớn tiếng: " Lạy Cha, con xin phó thác linh hồn ở trong tay Cha. Nói xong, Người tắt thở (Luca 23, 46).
Với sự giúp sức của một nhà khoa học thiên văn, giáo sư Humphreys đã tái dựng lại lịch pháp thời kỳ Trước lúc Xuất Hành và Lễ Vượt Qua trong năm thứ 33 sau Thiên Chúa Giáng Sinh, đã được mọi người chấp nhận chung là năm Đức Chúa Giêsu KiTô chịu Khổ Nạn và Hy sinh trên Thập Giá, đã xảy ra vào ngày Thứ Tư- mùng Một Tháng Tư (on Wednesday April 1) tức là theo ngày đầu tháng Tư dương lịch của lịch pháp hiện nay.
Điều đó có nghĩa là; nếu các tín hữu KiTô hiện đại đã muốn ấn định một ngày cố định để kính mừng Đại Lễ Chúa Phục Sinh - căn cứ theo cách tính lịch pháp của giáo sư Humphreys thì ngày Đại Lễ Chúa Phục Sinh sẽ rơi vào Chúa Nhật đầu tiên của tháng Tư hàng năm. Giáo sư Humphreys đã băn khoăn suy tư và tận tụy nghiên cứu từ năm 1983 cho đến nay mới tìm được phương cách lý giải sự kiện về thơì điểm lịch pháp sử dụng khác nhau trình thuật về Thánh Lễ Bữa Tiệc Ly.
Ôi nhiệm mầu thay Lòng Đức Chúa Cha Thương Xót người trần thế, qua chương trình cứu độ thế gian, ngày Đức Chúa Con Giáng sinh đã thay đổi dòng chảy lịch sử của người thế gian B. C. (Before Christ: Kỷ nguyên trước Thiên Chúa Giáng sinh ) và A. D. (Kỷ nguyên Thiên Chúa) ; và vâng theo thánh ý Đức Chúa Cha, Ngày Đức Chúa Con Hy Sinh Trên Thập Giá để cứu độ thế gian đã thay đổi tâm thức lòng trí và cuộc sống con người phàm nhân.
Trong Tuần Thánh này, việc đọc và suy gẫm lại các đoạn Tin Mừng kính đề nghị dưới đây có ý nghĩa rất trọng đại và làm sáng tỏ những điều đã trình bày và chuyển ý nói trên;
Phúc Âm theo Thánh Gioan đoạn (13, 16)
Phúc Âm theo Thánh Mátthêu đoạn (26 : 17-29)
Phúc Âm theo Thánh Luca đoạn (22: 14-20)
Phúc Âm theo Thánh Máccô đoạn (14: 22-25); và
Sách Tông Đồ Công Vụ 1- Cr.11: 23-25 (Thư của Thánh Phao-Lô Tông đồ gởi Tín hữu Côrintô)
Courtesy of Reuters Life and Steve Addition
Dominic David Trần
(Bức tranh Thánh Lễ Tiệc Ly kèm theo bài này không phải là nguyên bản của nhà đại danh họa Leona Da Vinci. Đây là một phiên bản do họa sĩ Lee Stum thực hiện bằng phấn màu và được trưng bày trong phòng khách của cao ốc Trump Towers tại đô thị New York.)
Người tín hữu Thiên Chúa Giáo (bao gồm Công Giáo La Mã, Đông và Tây Phương, Chính Thống Giáo, Tin Lành, Cải Cách) trong bao nhiêu thế kỷ vừa qua đã ghi nhớ và thực thi lễ kỷ niệm bữa ăn tối cuối cùng của Đức Chúa Giêsu KiTô với các thánh tông đồ trên trần thế trong ngày Thứ Năm. Thế nhưng chúng ta nên cảm ơn khám phá mới đây về một lịch pháp Do Thái cổ xưa do giáo sư Colin Humphreys thực hiện, ông đã đề nghị một cách giải thích khác và trình bày về cách làm lịch (tức là lịch pháp) và thực hành lịch pháp cổ ấy.
" Cá nhân tôi vô cùng sửng sốt bởi những câu chuyện trình thuật về Tuần Lễ cuối cùng của Đức Chúa Giêsu trong Kinh Thánh - trong đó không có một ai đã đề cập hay ám chỉ về ngày Thứ Tư của Tuần Thánh. Ngày đó đã được gọi là ngày mất tích. Nhưng ngay cả ngày thiêng liêng bị cho là đã mất tích và không có dấu vết để lại ấy hình như không có thực. Vì nói cho đến cùng và trên hết mọi sự thì Đức Chúa Giêsu rất bận rộn. Giáo sư Humphreys đã phát biểu với Thông Tấn Xã Reuters như vậy. (Chú thích : điều giáo sư Humphreys ám chỉ là vâng theo thánh ý của Đức Chúa Cha , Đức Chúa Giêsu đã giáng sinh xuống trần gian và hy sinh trên Thập Giá theo chương trình cứu độ thế gian. Mỗi giờ phút trong chương trình trên thế gian là những giờ phút thánh thiêng nhất và được Đức Chúa Cha an bài cho Đức Chúa Con.)
Những điều khám phá của giáo sư Humphreys đã giúp cho việc giải thích một sự không tương hợp - một chuyện không ăn khớp nhau rất nhức đầu - đã xảy ra trong Phúc Âm của các Thánh Sử Mátthêu, Máccô và Luca đã ghi chép - các thánh sử này đã ghi chép lại rằng Bữa Tiệc Ly xảy ra trùng hợp cùng ngày với Lễ Vượt Qua - nhưng Thánh Sử Gioan lại viết rằng Thánh Lễ Tiệc Ly ấy đã xảy ra trước ngày thánh thiêng nhất của người Do Thái, ngày tưởng niệm dân Do Thái xuất hành ra khỏi đất Ai cập.
(Ghi chú: Chúng ta được dạy: Phúc Âm do 4 Thánh sử ghi chép nói trên là Tin Mừng Nhất Lãm, một sự đồng quy về Tin Mừng Cứu độ thế gian của Thiên Chúa- thế nhưng thời điểm long trọng thánh thiêng vĩ đại nhất: Bữa Tiệc Ly, chính ở trong Thánh Lễ Tiệc Ly này Đức Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể và đã phán dạy các tông đồ: "Các con hãy làm việc này để nhớ đến Thầy " đã không được diễn tả giống y như nhau. Xin phép được lập lại : chỉ có sự đề cập về thời điểm của các ngài là khác nhau. Nội dung và trình thuật Tin Mừng của 4 Thánh sử nêu trên vẫn là Nhất Lãm.)
Khảo cứu của giáo sư Humphreys kiến giải rằng: Đức Chúa Giêsu, và trong trình thuật của các thánh sử Mátthêu, Máccô, và Luca đã dùng Lịch pháp theo thời kỷ Trước thời kỳ Xuất hành (Pre-Exilic Calendar) ; theo lịch pháp này kể từ thuở ông Môisen và tính ngày thứ 1 của tháng mới từ ngày cuối của tháng con trăng đi trước của lịch pháp cổ lấy mặt trăng mà tính (which dated from the time of Moses and counted the first day of the new month from the end of the old lunar cycle). Trong khi đó; thánh sử Gioan lại đề cập và diễn tả cùng trình thuật về Bữa Tiệc Ly theo lịch pháp chính thức pháp định ngay thời bấy giờ của người Do thái (the official Jewish calendar of the day). (Chú thích của người chuyển ý: lịch pháp thời ông Môisen là văn minh nông nghiệp và chăn nuôi du cư, lịch pháp thời Chúa Giêsu Giáng sinh và Hy sinh như đã ghi nhận, là năm thứ 33 sau Thiên Chúa Giáng sinh như sau này; là thời dân Do Thái đang bị đế chế Rôma chiếm đóng đã dùng lịch pháp chính thức khi sau người Do Thái về đến Đất Hứa và sống theo nền văn minh nông nghiệp định cư.)
" Đó là một lỗi lầm thực rất đáng thắc mắc cho những ai liên quan đến- bởi vì đối với người Do Thái, Lễ Vượt Qua đã quả là một Bữa Ăn quan trọng vô cùng, " Humphreys, là người tín hữu KiTô giáo, là một khoa học gia về Nghiên cứu về Các Vật liệu và Luyện Kim học- đã phát biểu .
" Sự mâu thuẫn này đã được biết đến từ lâu rồi - thế nhưng mọi người đã không nói nhiều về điều này. Cá nhân tôi đã nghiên cứu Kinh Thánh và đồng thời ứng dụng khoa học vào để giải quyết nan đề này. Kết qủa cho thấy là Các Phúc Âm thực sự là Tin Mừng Nhất Lãm, cả 4 vị Thánh sử đều trình thuật nội dung và thời điểm Thánh Lễ Tiệc Ly thực sự ăn khớp và đồng ý với nhau, chỉ có việc các thánh sử dùng theo các Lịch pháp khác nhau mà thôi." (chú thích trong nguyên bản: (" .... the Gospels are actually agreeing, just using different calendars.")
Nếu Bữa Ăn Lễ Vượt Qua (Passover meal) và Thánh Lễ - Bữa Tiệc Ly (The Last Supper) đã thực sự xảy ra trong cùng một ngày Thứ Tư Tuần Thánh - thì sẽ giúp chúng ta giải thích được là cách thế và trình thuật rất nhiều các biến cố thánh thiêng đã xảy ra và được ghi chép ở thời điểm giữa Thánh Lễ Bữa Tiệc Ly và Đức Chúa Giêsu KiTô hy sinh trên Thập Giá (Cruxification). (Ghi chú của người chuyển ý: Tính từ lúc Thánh Lễ Bữa Tiệc Ly được cử hành cho đến lúc Đức Chúa Giêsu kêu lớn tiếng: " Lạy Cha, con xin phó thác linh hồn ở trong tay Cha. Nói xong, Người tắt thở (Luca 23, 46).
Với sự giúp sức của một nhà khoa học thiên văn, giáo sư Humphreys đã tái dựng lại lịch pháp thời kỳ Trước lúc Xuất Hành và Lễ Vượt Qua trong năm thứ 33 sau Thiên Chúa Giáng Sinh, đã được mọi người chấp nhận chung là năm Đức Chúa Giêsu KiTô chịu Khổ Nạn và Hy sinh trên Thập Giá, đã xảy ra vào ngày Thứ Tư- mùng Một Tháng Tư (on Wednesday April 1) tức là theo ngày đầu tháng Tư dương lịch của lịch pháp hiện nay.
Điều đó có nghĩa là; nếu các tín hữu KiTô hiện đại đã muốn ấn định một ngày cố định để kính mừng Đại Lễ Chúa Phục Sinh - căn cứ theo cách tính lịch pháp của giáo sư Humphreys thì ngày Đại Lễ Chúa Phục Sinh sẽ rơi vào Chúa Nhật đầu tiên của tháng Tư hàng năm. Giáo sư Humphreys đã băn khoăn suy tư và tận tụy nghiên cứu từ năm 1983 cho đến nay mới tìm được phương cách lý giải sự kiện về thơì điểm lịch pháp sử dụng khác nhau trình thuật về Thánh Lễ Bữa Tiệc Ly.
Ôi nhiệm mầu thay Lòng Đức Chúa Cha Thương Xót người trần thế, qua chương trình cứu độ thế gian, ngày Đức Chúa Con Giáng sinh đã thay đổi dòng chảy lịch sử của người thế gian B. C. (Before Christ: Kỷ nguyên trước Thiên Chúa Giáng sinh ) và A. D. (Kỷ nguyên Thiên Chúa) ; và vâng theo thánh ý Đức Chúa Cha, Ngày Đức Chúa Con Hy Sinh Trên Thập Giá để cứu độ thế gian đã thay đổi tâm thức lòng trí và cuộc sống con người phàm nhân.
Trong Tuần Thánh này, việc đọc và suy gẫm lại các đoạn Tin Mừng kính đề nghị dưới đây có ý nghĩa rất trọng đại và làm sáng tỏ những điều đã trình bày và chuyển ý nói trên;
Phúc Âm theo Thánh Gioan đoạn (13, 16)
Phúc Âm theo Thánh Mátthêu đoạn (26 : 17-29)
Phúc Âm theo Thánh Luca đoạn (22: 14-20)
Phúc Âm theo Thánh Máccô đoạn (14: 22-25); và
Sách Tông Đồ Công Vụ 1- Cr.11: 23-25 (Thư của Thánh Phao-Lô Tông đồ gởi Tín hữu Côrintô)
Courtesy of Reuters Life and Steve Addition
Dominic David Trần