WARSAW, Poland: Cách đây 26 năm, khi Linh Mục người Ba Lan, Cha Jerzy Popieluszko, can đảm mạnh dạn bênh vực cho công lý và nhân quyền, bị công an cộng sản bắt cóc và bị giết, được tìm thấy xác nổi trên mặt hồ ở sông Vistula vào ngày 30 tháng 10 năm 1984, nay được tôn vinh lên hàng Chân Phước trong Thánh Lễ đại trào tại Ba Lan trước sự hiện diện của hơn 140,000 tín hữu Công Giáo Ba Lan tại Warsaw.

Trong Thánh Lễ phong Chân Phước cho Linh Mục Popieluszko tử đạo tại thủ phủ của Ba Lan, Cha đã được khen ngợi là người dám đứng lên chống lại những sự cưỡng bách bóc lột của Cộng Sản, khi Ngài mạnh dạn bênh vực cho nhân quyền qua các bài giảng của Ngài.

Tại Quãng Trường Pilsudski, tín hữu Công Giáo đã lắng nghe Tổng Giám Mục Angelo Amato, Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh nhắc lại “Cha đã không dựa vào những cám dỗ để gây thuận lợi cho Ngài trong trại tù tử thần này” dưới thời Cộng Sản.

“Cha Jerzy.. chỉ được nâng đỡ bằng những phương tiện tâm linh, như sự thật, công lý và tình yêu, đòi hỏi sự tự do nố lương tâm cho công dân và linh mục”. Đức Tổng Giám Mục Amato đã nhắc đến vị linh mục chịu tử đạo 37 tuổi đã có liên hệ đến Công Đoàn Đoàn Kết và lực lương mật vụ công an bắt cóc và thủ tiêu. “Thế nhưng ý thức hệ (Marxist) hư ảo không thể chấp nhận ánh sáng sự thật và công lý”.

“Chính vì thế vị linh mục không có khả năng tự vệ này đã bị theo dõi, cưỡng bách, bị bắt, tra tấn và rồi bị giết một cách dã man, tuy dù vẫn còn sống thoi thóp thì đã bị quăng xuống nước bởi những tên tội phạm coi thường mạng sống con người, đã để Ngài vật vã cho tới chết”

Trong Thánh Lễ tấn phong Chân Phước, với sự hiện diện của hơn 3000 linh mục và 95 vị Hồng Y và Giám Mục. Trong số đó có Đức Hồng Y William J. Levada, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, nhiều vị lãnh đạo Giáo Hội từ các nước láng giềng Lithuania, Belarus, Ukraine và Nước Cộng Hòa Czech, và cựu Tổng Tống Lech Walesa, ông cũng là vị lãnh đạo Công Đoàn Đoàn Kết thời bấy giờ.

Bà Cố Marianna Popieluszko


Bà Cố của Cha Popieluszko, bà Marianna Popieluszko, vừa mừng sinh nhật đúng 100 tuổi vào ngày 1 tháng 6 vừa qua, đã xướng đọc kinh Mân Côi cùng với tất cả các tín hữu tham dự trước khi đi vào buổi lễ Phong Chân Phước cho người con của mình.

Thi thể của Cha Popieluszko đã được tìm thấy nổi trên mặt hồ ở Sông Vistula gần Wloclawek vào ngày 30 tháng 10 năm 1984, sau 11 ngày mất tích khi Cha trên đường về vào ban đêm sau khi cử hành Thánh Lễ chiều tại Bydgoszcz.

Tổng Giáo Phận Warsaw đã khởi động tiến trình hồ sơ phong Thánh vào năm 1977 và đã gởi hồ sơ tài liệu 1157 trang tới Bộ Phong Thánh Roma vào năm 2001. Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16 đã ban sắc lệnh chứng nhận là vị tử đạo vào ngày 19 tháng 12 năm 2009.

Trong một thông điệp của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, gởi tới buổi lễ phong Chân Phước, trong khi Đức Thánh Cha đang tông du Cyprus, Đức Thánh Cha nói “sự hy sinh phục vụ và chịu tử đạo” của vị linh mục là một “dấu đặc biệt cho sự chiến thắng của sự thiện trên sự ác” và cống hiến một mẫu gương cho hàng giáo phẩm và giáo dân Công Giáo khắp mọi nơi.

Ngay phần đầu buổi lễ, Đức Tổng Giám Mục Kazimierz Nycz tại Warsaw đã nói Cha Popieluszko, vì lý do tôn giáo đã chịu đựng “một sự ngược đãi gay go” trong khi phục vụ trong quân đội, rồi bị theo dõi khi Cha nhận bài sai về Giáo Xứ Stanislaus Kostka tại Warsaw vào năm 1980.

Đức Tổng Giám Mục Nycz thêm rằng ngài đã bị liệt vào hạng “nguy hiểm đối với chế độ cộng sản” vì bênh vực nhân phẩm và tự do lương tâm, và ngài đã kêu gọi đến “sự hòa giải và hòa bình”, và Cha cũng đã biết những nguy hiểm đang đối diện trước mặt ngài.

Trong bài giảng, Đức Tổng Giám Mục Amato, Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh nói rằng Ngài đã rơi lệ trong nhiều chuyến viếng thăm hầm mộ bảo tàng của nhà thờ, nơi Cha Popieluszko được chôn cất với một cỗ sâu chuỗi mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã để lại trong lúc Đức Thánh Cha cầu nguyện tại phần mộ trong chuyến tông du Ba Lan vào tháng 6 năm 1987.

Đức Tổng cũng thêm rằng hình ảnh của khuôn mặt của Ngài “đã biến đổi một cách quái dị” nhắc lại đến hình ảnh Đức Kitô bị treo trên thập giá, khi mà “nhan sắc và nhân phẩm” đã bị tướt đoạt.

Đức Tổng Giám Mục Amato đã hỏi cộng đồng tín hữu hiện diện “Lý do cho tội lỗi kinh hoàng này là gì? Phải chăng Cha Jerzy là một tội phạm, một kẻ giết người hay một tên khủng bố?”

“Chẳng những không phải là một trong những điều trên, Cha Popieluszko chỉ là một linh mục Công Giáo trung thành, là người giữ vững nhân phẩm của mình với tư cách là một tôi tớ của Đức Kitô và Giáo Hội và cho sự tự do cho những ai giống ngài, là những nạn nhân và đã bị xúc phạm. Thế nhưng tôn giáo, Tin Mừng, nhân phẩm, và sự tự do đó không phải là khái niệm thích hợp với chủ nghĩa Mác. Đây là lý do tại sao sự hận thù hủy diệt của kẻ thù và nói dối nhất đối với Thiên Chúa đã gây ra chống lại Ngài”.

Vụ tàn sát Linh Mục Phopieluszko đã gây thêm nhiều uy tín cho việc lật đổ chính quyền và đưa đến thời cánh chung vào năm 1989 của chủ nghĩa cộng sản, vốn đã lộnh hành qua 4 thập niên tại Ba Lan.

Ký giả của Đài Phát Thánh Ba Lan, Malgorzata Glabisz-Pniewska tham dự Thánh Lễ Phong Chân Phước đã cho Thông Tấn Xã Công Giáo Hoa Kỳ biết rằng, lễ Phong Chân Phước Cha Phopieluszko đã mang một ý nghĩa đặc biệt tới những người đã sống dưới chế độ cộng sản và những người đã từng nghe được những bài giảng của Ngài, thế nhưng giới trẻ Ba Lan thì “kém hiểu biết hơn” vì họ chưa từng nếm mùi bóc lột của Cộng Sản, và buổi lễ cũng gây khó chịu tới những viên chức từng làm việc cho cộng sản và những giáo sĩ đã từng bắt tay với cộng sản.

Ngược lại một ký giả Công Giáo Hoa Kỳ, cô Judith Kelly đã tới tham dự Thánh Lễ và cô muốn so sánh đến Cha Popieluszko và mục sư Martin Luther King Jr, người ta từng tranh đấu cho quyền bình đẳng cho người Mỹ đen. Cô tin rằng câu chuyện về vị Linh Mục Popieluszko đã “được nhiều người biết đến” đối với những nhà tranh đấu Phương Tây cho Công Lý và Hòa Bình.

Hộp đựng một phần di hài của Cha Popieluszko được cải táng vào hồi Tháng Tư, đã được kiệu trên con đường kéo dài 7 dặm (11 cây số) cho tới Đền Thánh Quốc Gia Chúa Thương Xót chưa được hoàn tất tại Wilanow ở ngoại ô Warsaw để được chôn cất tại hầm mộ được gọi là Đền Thờ các Danh Nhân Balan.