Ngài nói sự Thánh thiện là Chứng từ tốt nhất trong việc lan truyền Tin Mừng
VATICAN 20/10/2002 (Zenit. org). - Đức Gioan Phaolô II tuân giữ ngày Chúa nhật truyền giáo Thế giới bằng cách phong chân phước hai giáo lý viên trẻ Uganda chịu tử đạo vì đức tin mình và 4 nhà truyền giáo.
Cuối buổi cử hành lễ tại Quảng trường thánh Phêrô, Đức giáo Hoàng cám ơn các người nam và nữ truyền giáo vì hiến mình rao giảng Tin Mừng.
"Tôi ở với anh em hằng ngày!" Đức Giáo Hoàng nói. "'Tôi ở với anh em, ' Chúa Giêsu nói với Giáo hội hành hương trong thế giới. Tôi ở với anh em, hỡi những cộng đồng giáo hội trẻ trong những đất truyền giáo. Đừng có sợ dấn thân đối thoại với tất cả mọi người. Hãy đưa sứ điệp cứu rổi tới cho mổi người. Hãy can đảm!"
Đức Thánh Cha nói điều này chính xác là chứng từ để lại do Daudi Okelo và Jildo Irwa, những giáo lý viên bắc Uganda, đã bị giết cách tàn nhẫn vì đức tin ngày 18 Oct. 1918. Những tài liệu lịch sử nói Daudi được 16 và Jildo được 12 tuổi.
Những hình ảnh của hai trẻ Uganda đựoc đặt tại giữa mặt tiền Vương cung Thánh Phêrô, sau khi Đức giáo Hoàng đọc công thức trọng thể phong chân phước.
"Các em được ban cho toàn thể cộng đồng Kitô hữu như những gương thánh thiện và nhơn đức, và như những kểu mẫu và những người cầu bàu cho các giáo lý viên khắp thế giới, cách riêng trong những nơi mà các giáo lý viên còn chịu đau khổ vì đức tin, thỉnh thoảng phải đương đầu với sự loại trừ xã hội và có khi với sự nguy đến tính mạng, " đức Giáo Hoàng nói sau, trong bài giảng.
Đức Thánh Cha giải thích rằng gương các giáo lý viên Uganda có thể linh hứng cuộc sống của "nhiều người nam và nữ--tại Uganda, Phi châu và bất cứ nơi nào khác-- trả lời quảng đai cho tiếng gọi làm giáo lý viên, đem sự hiểu biết về Chúa Kitô cho kẻ khác và tăng cường đức tin của những cộng đồng mới nhận lãnh Tin Mừng cứu rỗi. "
Một điệu múa Phi châu được thực hiện trong nghi lễ. Một phái đoàn rộng lớn từ Uganda dự Thánh lễ phong chân phước, do phó tổng thống Uganda hướng dẫn, ngài Speciosa Wandira Kazibwe. Nhiều người Phi châu mặc bộ đồ truyền thống của mình.
Trong khi cử hành lễ, có những điệu hát bằng tiếng Tamil, để tưởng nhớ một người khác trong số những chân phước mới, Mary sự Thương khó.
Sinh ra là Hélène Marie de Chappolin de Neuville (1839-1904) tại Pháp, bà thành lập Tu hội các Thừa sai Đức Maria tại Ấn độ, năm 1874. Ngày nay tu hội có 8. 000 tu sĩ trong 77 nước.
Cũng được phong chân phước người Ý tên Liduina Maneguzzi (1901-1941), một nhà truyền giáo xứ Ethiopia, người tu sĩ đầu tiên của Dòng Chị Em thánh Phanxicô đệ Salêsiô. Công việc truyền giáo của bà bị cắt ngang tới tuổi 40 do bịnh ung thư.
Người Ý Giacomo Colombo, 52, là người trong số những kẻ dự lễ cử hành hôm nay. Colombo năm 1976 được chữa lành không thể giải thích được khỏi những chấn thương do một tai nạn trầm trọng xe ca, sau khi gia đình ông cầu nguyện xin ơn lành bịnh nhờ lời cầu của Liduina.
Hai vị tân chân phước cuối cùng cũng là người Ý. Andrea Giacinto Longhin (1863-1936) là một tu sĩ Capuchin và, trong 32 năm làm giám mục Treviso, ở đây ngài nổi tiếng nhờ sự khó nghèo và khiêm tốn của ngài. Ngài được biết như "giám mục của sự cần thiết. "
Marcantonio Durando (1801-1880), một linh mục Dòng Truyền Giáo, sáng lập dòng Chị em Nazarene. Như thánh Vincent de Paul, " ngài biết phải thừa nhận trong nhân tính Chúa Kitô sự diễn tả lớn nhất và đồng thời dễ tới nhất và làm nguôi giận, của tình yêu của Chúa đối với mổi người, " đức Giáo Hoàng nói.
Việc phong chân phước sáu Kitô hữu này "nhắc chúng ta rằng việc phục vụ thứ nhất chúng ta có thể cống hiến cho sự truyền giáo là sự tìm kiếm nên thánh cách chân thành và bền bỉ, " Đức Thánh Cha nhấn mạnh. "Chúng ta không thể minh chứng Tin Mừng cách nhất quán nếu trước hết chúng ta không sống Tin mừng cách trung thành. "
Cuối lễ, trước lúc đọc kinh Truyền tin, đức Giáo Hoàng tỏ lòng kính trọng "những người nam và nữ truyền giáo--linh mục, nam nữ tu sĩ, và giáo dân--những kẻ đã tiêu hao sức lực trên trận tuyến đầu để phục vụ Chúa Kitô, có lúc trả giá chứng từ của mình bằng máu. "
Theo Bộ Vatican Phúc Âm hóa các Dân tộc, năm trên có 33 vị truyền giáo Công giáo bị giết tại châu Á, châu Phi và châu America Latinh đang khi làm việc mở lan Tin Mừng.
Đức Gioan Phaolô II đã công bố 1. 303 vị chân phước trong 24 năm triều giáo Hoàng của ngài.