CHA SỞ CỦA NHÀ (1) TÔI

“Nhập gia tùy tục” là câu nói chúng ta dùng để hình dung một người dễ gần gủi và dễ hòa hợp với hoàn cảnh, nhưng chúng ta rất ít khi nghiên cứu câu “nhập gia tùy tục” này nguyên do là gì ? có lẽ từ trước đến nay chúng ta không nghĩ đến, dù rằng bây giờ muốn nghĩ đến thì cũng không nghĩ ra nguyên do của nó là gì, bởi vì chúng ta thường luôn có thói quen ăn theo (dùng lối cũ).

Một hôm, cha sở hỏi tôi: “Chúng ta thường nói: người này có “khuyết điểm毛病”, cô có biết tại sao người ta dùng “khuyết điểm” để nói một người có “thói xấu” không ?” Hay là, “Tại sao chúng ta nói mua “đông tây東西” mà không nói là mua “nam bắc南北”? Lại còn “Có một loại thuốc bắc gọi là “đương quy”, tại sao gọi nó là “đương quy當歸”...??? Một chuỗi câu hỏi liên tục, những câu hỏi trong đầu- tôi không trả lời được câu nào; đương nhiên, qua nhiều lần khẩn khoản xin câu giải thích chính đáng, cuối cùng, tôi là người Đài Loan chính cống mà phải qua miệng của một linh mục ngoại quốc -mà không giống linh mục ngoại quốc- mới hiểu được câu trả lời. Thật là rất có ý nghĩa, nếu các bạn muốn biết câu giải thích chính xác, thì xin mời lên mạng (2) hoặc mở email hỏi ngài.

Cha sở của nhà tôi rất chú trọng đến phụng vụ thánh lễ và giáo lý, ngài vẫn cứ năm lần bảy lượt khuyên bảo chúng tôi: muốn hiểu ý nghĩa thật của thánh lễ Mi-sa thì nhất định phải hiểu giáo lý và phụng vụ, cho nên cứ mỗi tuần vào ngày thứ bảy lúc ba giờ chiều đều có lớp giáo lý và chủ nhật lúc mười giờ sáng có lớp Thánh Kinh cho giáo dân chúng tôi.

Cha sở của nhà tôi rất lý thú... đối với anh chị em trong Chúa thì vẫn kiến giải nói: trong Chúa Ki-tô chúng ta nhất định phải học tập phục vụ lẫn nhau. Mỗi chủ nhật sau khi thánh lễ xong thì ngài đứng trên hành lang dài nói lớn: “Xin mời, xin mời mọi người đến ăn thức ăn tôi nấu, ngon lắm...” (thật ra, ngài chỉ biết nấu mì gói mà thôi, khà khà...).

Cha sở nhà tôi thật kỳ lạ, ngài là người Việt Nam nhưng lại rất thích văn học Trung Quốc, nào là Tây du ký, tam quốc diễn nghĩa.v.v...lại còn sách lịch sử văn học của các thời đại Trung Quốc, nếu người không có một chút văn học thường thức (Trung Quốc) thì không phải là đối thủ của ngài.

Cha sở của nhà tôi hay lắm, sau khi ngài thay áo dòng trắng (áo su-tan trắng) thì giống như ông vua của trẻ con, các trẻ em trong nhà thờ gọi ngài là “linh mục mì gói” và cũng gọi ngài là “linh mục chuối”, nhưng ngài lại không để bụng, té ra, ngài rất thích ăn mì gói và thích ăn chuối.

Một linh mục rất thích lịch sử văn học các thời đại Trung Quốc và đối với văn học Trung Quốc thì rất hứng thú, nhưng ngài lại là người ngoại quốc chính cống ! Phương cách ngài lãnh đạo chúng tôi rất có ý sáng tạo, ngoài việc bài giảng dùng tâm dùng lực ra, thì thậm chí cứ mỗi chủ nhật ngài đều cung cấp suy tư từ trong một câu chuyện của văn học Trung Quốc để chia sẻ với chúng tôi, khiến chúng tôi có thể nhờ những câu chuyện vui rất thú vị ấy mà đi vào thế giới tâm linh tu đức, ngài không phải là linh mục bản quốc, nhưng “cày sâu bừa kỹ” đất địa phương để dẫn dắt các linh hồn, ngài chính là linh mục của nhà tôi: cha sở giáo xứ Hsinwu Thánh Tâm và giáo xứ Fukang thánh Giu-se (giáo phận Tân Trúc-Taiwan)- Linh mục Giuse Maria Nhân Tài.

A, giáo xứ Thánh Tâm của Shinwu và giáo xứ thánh Giu-se của Fukang, thật là nơi được Chúa chúc lành nhiều ơn đặc biệt. Cảm tạ Thiên Chúa, cám ơn cha sở ! Amen.

Tiểu Dương
(Minh Ngọc chuyển ngữ từ tiếng Hoa)

(1) Ý nói là giáo xứ. (chú thích của người dịch)
(2) Đã dịch ra tiếng Việt trên vietcatholic.net mục “Mỗi ngày một câu chuyện”. (chú thích của người dịch)