Gẫm sự đời: Khi Cha sở "làm luật"
Thời gian gần đây, thuật ngữ "làm luật" được nhắc đến khá nhiều trên các phương tiện truyền thông. Đây là thuật ngữ nhằm nói lên trong xã hội có một số bộ phận cá nhân lạm dụng chức quyền để kiếm lợi cho chính mình hay tổ chức mà mình thuộc về. Lẽ dĩ nhiên sẽ không có gì để bàn nếu hiện tượng trên chỉ xảy ra trong một xã hội thế tục; điều đáng tiếc là, nó cũng xảy ra ngay trong chính cơ cấu của Giáo hội nữa! Điều gì vậy?
Mới đây, tôi có dịp tham gia cuộc hội ngộ Linh mục toàn Taiwan trong ba ngày diễn ra tại Núi Chân Phúc thuộc giáo phận Cao Hùng, miền Nam Taiwan do Đại Chủng Viện Taiwan và giáo Phận Cao Hùng đăng cai tổ chức. Hội ngộ Linh mục toàn quốc được tổ chức mỗi năm một lần được giáo hội Taiwan khá chú trọng, bởi đây là dịp để các Linh mục "vui vẻ gặp gỡ huynh đệ" sau một năm miệt mài với công việc mục vụ để hội tụ về bên nhau, cùng cầu nguyện, dâng lễ và cùng sẻ chia những "vui buồn xứ đạo", những thao thức trăn trở của kiếp sống linh mục, đồng thời để động viên nhau cố gắng chu toàn trách nhiệm nơi nhiệm sở và hẹn nhau vào năm sau. Những dịp như thế, anh em Linh mục người Việt Nam tham dự khá đông. Và mỗi lần như thế, anh em chúng tôi lại có dịp gặp nhau hàn huyên tâm sự, sẻ chia. Như "lá rụng về cội", anh em Linh mục chúng tôi vẫn không quên hướng về đất Mẹ, về Giáo hội Mẹ với tâm tình tri ân đồng thời cũng chia sẻ những ưu tư và lo lắng. Vẫn biết rằng tâm tình tri ân sẽ không thể tàn phai trong trái tim mang dòng máu Việt; và, những ưu tư lo lắng cho tiền đồ Giáo hội tại quê nhà có chăng cũng không thể trực tiếp làm thay đổi hoặc canh tân, chỉ mong làm ngọn đèn heo hắt thắp sáng một chút thôi rồi chợt tắt nhưng cũng có thể giúp ngư dân tìm về bến an bình hay chỉ mong làm một giọt nước bé tý tẹo rơi vào đại dương bao la rồi tan biến nhưng cũng có thể làm cho đại dương kia bớt mặn, vậy là mãn nguyện rồi. Ưu tư và lo lắng được vắn gọn trong "gẫm sự đời: Khi Cha sở 'làm luật'".
Trong những chia sẻ nổi niềm ưu tư ấy, chúng tôi được nghe tâm sự của vài anh em về một chuyện lạ xảy ra tại một giáo xứ kia (xin không nêu tên). Cha sở có lẽ vì khuyến khich giáo dân sinh sản có kế hoạch chăng nên trong giao xứ của ngài những gia đình nào sinh nhiều con sẽ bị ngài không chỉ la mắng mà còn bị phạt nữa. Không tin có việc này, tôi bèn tìm cho được địa chỉ cũng như số điện thoại của Cha sở và giáo xứ ấy để tìm hiểu thực hư thế nào. Đáng tiếc những cuộc gọi vào số di động của ngài cũng như điện thoại cố định đều không người bắt máy. Vẫn không nản chí, tôi bèn gọi đại vào một số máy điện thoại của người dân vùng ấy, bởi dân vùng này tuyệt đại đa số là giáo dân. Thật may mắn gặp được giáo dân của giáo xứ này. Qua vị giáo dân này, tôi được biết sự việc trên là có thật.
Ông cho biết, từ hai năm nay, Cha sở xứ này làm cho nhiều giáo dân sợ hãi và dần dần xa lánh không dám đến gặp, nhất là những gia nào sinh nhiều con và sinh năm một. Lý do là khi đến gặp Cha sở để đăng ký rửa tội cho con, nhất định sẽ bị ngài "lên lớp" chì chiết. Nào là sinh gì mà lắm thế? Sao không biết kế hoạch? Chưa hết, lại còn bị phạt nữa chứ vì cái "tội" sinh nhiều. Thế là những gia đình nào sinh con từ đứa thứ tư trở lên, nếu muốn đăng ký rửa tội cho con, Cha sở bắt phải đóng mươi lít dầu Diesel khoãng 200,000VNĐ. Nhiều giáo dân bức xúc và bất mãn với sự việc trên nhưng biết làm sao được!
Giáo luật điều 528 quy định rất rõ về nhiệm vụ của Cha sở là "lo giảng dạy giáo dân về các chân lý Đức tin" và "phải canh chừng đừng để xảy ra những lạm dụng". Thế nhưng sao vẫn xảy ra những lạm dụng đáng tiếc như thế? Tôi muốn đứng về phía Cha sở để biện hộ cho ngài, nhưng những lý do đưa ra đều không ổn. Nào là chắc ngài muốn nhân cơ hội này để giáo dân đóng góp tý quỹ cho giáo xứ. Nhưng liền bị ông giáo dân trên "bộp" lại liền. Giáo xứ vẫn kêu gọi giáo dân đóng góp để xây dựng và thực tế là giáo dân đã đóng góp rất nhiều cho việc xây dựng giáo xứ. Chỉ còn một lý do duy nhất là Cha sở muốn hạn chế việc sinh sản của giáo dân. Và với hình phạt này, giáo dân sẽ sợ mà không.... sinh con nữa!
Nhiều nước trên thế giới, chính phủ ra sức khuyến khích công dân nước họ sinh con có thưởng. Riêng tại Taiwan này, vì giới trẻ không muốn kết hôn và sinh con nên làm đau đầu không ít các nhà lãnh đạo đạo cũng như đời. Các vị lãnh đạo từ Tổng Thống đến Tổng Giám mục, Giám mục, Hoà thượng đi đến đâu giảng thuyết cũng đều kêu gọi dân chúng và tín hữu sinh con. Chính phủ Taiwan còn khích lệ công dân sinh con để có thưởng. Cụ thể là mỗi một baby chào đời, bố mẹ sẽ được thưởng từ 25,000 đến 30,000 NT tương đương 1,000usd và từ 1 đến 5 tuổi đi học hay ốm đau đều hoàn toàn miễn phí. Ấy vậy mà tại quê hương dấu yêu của tôi, người dân sinh con lại bị... phạt!
Tôi muốn lấy lời của vị giáo dân trên để kết luận bài viết này với mong muốn sự việc trên sẽ được các vị có trách nhiệm lưu tâm và giải quyết, nếu không không biết lòng tin của Giáo dân vào Thiên Chúa cũng như vào các đấng bậc trong Giáo hội sẽ đi về đâu. Đây là lời tâm sự của vị giáo dân trên: "Chúng con nếu không sinh nhiều con thì Giáo hội làm gì có ơn gọi làm Linh mục và tu sỹ hả Cha? Còn nếu sinh nhiều thì...!?"...
Thời gian gần đây, thuật ngữ "làm luật" được nhắc đến khá nhiều trên các phương tiện truyền thông. Đây là thuật ngữ nhằm nói lên trong xã hội có một số bộ phận cá nhân lạm dụng chức quyền để kiếm lợi cho chính mình hay tổ chức mà mình thuộc về. Lẽ dĩ nhiên sẽ không có gì để bàn nếu hiện tượng trên chỉ xảy ra trong một xã hội thế tục; điều đáng tiếc là, nó cũng xảy ra ngay trong chính cơ cấu của Giáo hội nữa! Điều gì vậy?
Mới đây, tôi có dịp tham gia cuộc hội ngộ Linh mục toàn Taiwan trong ba ngày diễn ra tại Núi Chân Phúc thuộc giáo phận Cao Hùng, miền Nam Taiwan do Đại Chủng Viện Taiwan và giáo Phận Cao Hùng đăng cai tổ chức. Hội ngộ Linh mục toàn quốc được tổ chức mỗi năm một lần được giáo hội Taiwan khá chú trọng, bởi đây là dịp để các Linh mục "vui vẻ gặp gỡ huynh đệ" sau một năm miệt mài với công việc mục vụ để hội tụ về bên nhau, cùng cầu nguyện, dâng lễ và cùng sẻ chia những "vui buồn xứ đạo", những thao thức trăn trở của kiếp sống linh mục, đồng thời để động viên nhau cố gắng chu toàn trách nhiệm nơi nhiệm sở và hẹn nhau vào năm sau. Những dịp như thế, anh em Linh mục người Việt Nam tham dự khá đông. Và mỗi lần như thế, anh em chúng tôi lại có dịp gặp nhau hàn huyên tâm sự, sẻ chia. Như "lá rụng về cội", anh em Linh mục chúng tôi vẫn không quên hướng về đất Mẹ, về Giáo hội Mẹ với tâm tình tri ân đồng thời cũng chia sẻ những ưu tư và lo lắng. Vẫn biết rằng tâm tình tri ân sẽ không thể tàn phai trong trái tim mang dòng máu Việt; và, những ưu tư lo lắng cho tiền đồ Giáo hội tại quê nhà có chăng cũng không thể trực tiếp làm thay đổi hoặc canh tân, chỉ mong làm ngọn đèn heo hắt thắp sáng một chút thôi rồi chợt tắt nhưng cũng có thể giúp ngư dân tìm về bến an bình hay chỉ mong làm một giọt nước bé tý tẹo rơi vào đại dương bao la rồi tan biến nhưng cũng có thể làm cho đại dương kia bớt mặn, vậy là mãn nguyện rồi. Ưu tư và lo lắng được vắn gọn trong "gẫm sự đời: Khi Cha sở 'làm luật'".
Trong những chia sẻ nổi niềm ưu tư ấy, chúng tôi được nghe tâm sự của vài anh em về một chuyện lạ xảy ra tại một giáo xứ kia (xin không nêu tên). Cha sở có lẽ vì khuyến khich giáo dân sinh sản có kế hoạch chăng nên trong giao xứ của ngài những gia đình nào sinh nhiều con sẽ bị ngài không chỉ la mắng mà còn bị phạt nữa. Không tin có việc này, tôi bèn tìm cho được địa chỉ cũng như số điện thoại của Cha sở và giáo xứ ấy để tìm hiểu thực hư thế nào. Đáng tiếc những cuộc gọi vào số di động của ngài cũng như điện thoại cố định đều không người bắt máy. Vẫn không nản chí, tôi bèn gọi đại vào một số máy điện thoại của người dân vùng ấy, bởi dân vùng này tuyệt đại đa số là giáo dân. Thật may mắn gặp được giáo dân của giáo xứ này. Qua vị giáo dân này, tôi được biết sự việc trên là có thật.
Ông cho biết, từ hai năm nay, Cha sở xứ này làm cho nhiều giáo dân sợ hãi và dần dần xa lánh không dám đến gặp, nhất là những gia nào sinh nhiều con và sinh năm một. Lý do là khi đến gặp Cha sở để đăng ký rửa tội cho con, nhất định sẽ bị ngài "lên lớp" chì chiết. Nào là sinh gì mà lắm thế? Sao không biết kế hoạch? Chưa hết, lại còn bị phạt nữa chứ vì cái "tội" sinh nhiều. Thế là những gia đình nào sinh con từ đứa thứ tư trở lên, nếu muốn đăng ký rửa tội cho con, Cha sở bắt phải đóng mươi lít dầu Diesel khoãng 200,000VNĐ. Nhiều giáo dân bức xúc và bất mãn với sự việc trên nhưng biết làm sao được!
Giáo luật điều 528 quy định rất rõ về nhiệm vụ của Cha sở là "lo giảng dạy giáo dân về các chân lý Đức tin" và "phải canh chừng đừng để xảy ra những lạm dụng". Thế nhưng sao vẫn xảy ra những lạm dụng đáng tiếc như thế? Tôi muốn đứng về phía Cha sở để biện hộ cho ngài, nhưng những lý do đưa ra đều không ổn. Nào là chắc ngài muốn nhân cơ hội này để giáo dân đóng góp tý quỹ cho giáo xứ. Nhưng liền bị ông giáo dân trên "bộp" lại liền. Giáo xứ vẫn kêu gọi giáo dân đóng góp để xây dựng và thực tế là giáo dân đã đóng góp rất nhiều cho việc xây dựng giáo xứ. Chỉ còn một lý do duy nhất là Cha sở muốn hạn chế việc sinh sản của giáo dân. Và với hình phạt này, giáo dân sẽ sợ mà không.... sinh con nữa!
Nhiều nước trên thế giới, chính phủ ra sức khuyến khích công dân nước họ sinh con có thưởng. Riêng tại Taiwan này, vì giới trẻ không muốn kết hôn và sinh con nên làm đau đầu không ít các nhà lãnh đạo đạo cũng như đời. Các vị lãnh đạo từ Tổng Thống đến Tổng Giám mục, Giám mục, Hoà thượng đi đến đâu giảng thuyết cũng đều kêu gọi dân chúng và tín hữu sinh con. Chính phủ Taiwan còn khích lệ công dân sinh con để có thưởng. Cụ thể là mỗi một baby chào đời, bố mẹ sẽ được thưởng từ 25,000 đến 30,000 NT tương đương 1,000usd và từ 1 đến 5 tuổi đi học hay ốm đau đều hoàn toàn miễn phí. Ấy vậy mà tại quê hương dấu yêu của tôi, người dân sinh con lại bị... phạt!
Tôi muốn lấy lời của vị giáo dân trên để kết luận bài viết này với mong muốn sự việc trên sẽ được các vị có trách nhiệm lưu tâm và giải quyết, nếu không không biết lòng tin của Giáo dân vào Thiên Chúa cũng như vào các đấng bậc trong Giáo hội sẽ đi về đâu. Đây là lời tâm sự của vị giáo dân trên: "Chúng con nếu không sinh nhiều con thì Giáo hội làm gì có ơn gọi làm Linh mục và tu sỹ hả Cha? Còn nếu sinh nhiều thì...!?"...