Niên Đại

Mỗi năm đều có một con số. Để nói về niên đại (dates) của một sự việc xảy ra, chúng ta đưa ra con số của năm đó. Chẳng hạn khi chúng ta nói rằng Kha Luân Bố đã tìm ra Mỹ châu năm 1492.

Các năm đã được tính số từ năm được giả định là năm mà Chúa Giê-su giáng sinh. Để tính những niên đại xảy ra trước đó, chúng ta đếm ngược lại từ năm thứ nhất. Đoạn chúng ta đặt chữ B.C sau số chỉ năm. “B.C” có nghĩa là “trước Chúa Giê-su/ before Christ”. Những ngày tháng xảy ra sau sinh nhật Chúa Giê-su đôi khi có chữ A.D (sau Chúa giáng sinh / anno Domini) trước con số đó.

Năm thứ nhất sau Chúa giáng sinh thật ra không phải là năm Chúa Giê-su được sinh ra. Một sự nhầm lẫn đã xảy ra. Chúa Giê-su sinh ra trước đó ít nhất là bốn năm. Nhưng khi sai lầm này được phát hiện, nó đã quá muộn cho việc thay đổi lịch. Cách tính năm mãi đến vài trăm năm sau cuộc tử nạn của Chúa Giê-su mới được bắt đầu. Trước đó có những cách khác để tính năm tháng.

Những người La Mã đã tính năm của họ từ ngày sáng lập thành Rome. Những người Hy Lạp tính năm của họ từ ngày Đại hội thể thao Olympic lần thứ nhất.

Vào thời kỳ xa xưa hơn nữa, những năm thường được đặt tên thay vì đánh số. Một phương án nữa là cách tính năm theo triều đại của người trị vì. Trong Kinh Thánh, một niên đại là “vào năm thứ nhất của Cyrus, Vua Ba Tư.” “Vào năm thứ tư của triều đại Salomon xứ Israel” cũng là một niên đại Kinh Thánh. Làm thế nào chúng ta có thể biết một cách tường tận những danh sách của những nhà cai trị nếu chúng ta giờ đây có những niên đại như thế này!

Ngày và Đêm

Từ “ngày/ day” có hai nghĩa. Khi chúng ta nói về số ngày trong một năm chúng ta dùng “ngày/ day” với nghĩa 24 giờ. Nhưng khi chúng ta nó về ngày đêm chúng ta dùng “ngày/ day” với nghĩa thời gian giữa lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn – tức thời gian khi mà mặt trời ở phía trên chân trời.

Vì trái đất có hình dáng như một quả bóng, nên mặt trời chỉ có thể chiếu sáng cùng lúc trên một nửa của nó. Luôn luôn một nửa của trái đất là ngày (day) và môt nửa là đêm (night). Một nơi được chuyển từ ngày sang đêm và từ đêm tới ngày lặp đi lặp lại do sự quay tròn của trái đất.

Tại vùng xích đạo, ngày và đêm luôn dài bằng nhau. Chúng kéo dài 12 giờ cho ban ngày và ban đêm. Mặt trời mọc vào lúc 6 giờ sáng và lặn vào lúc 6 giờ chiều.

Vào hai ngày hàng năm – khoảng 20 tháng Ba và 23 tháng Chín – trên khắp trái đất ngày và đêm thời gian dài bằng nhau. Ngày và đêm của trái đất luôn luôn dài bằng nhau ở bất cứ nơi nào nếu nó khgong6 vì độ nghiêng của trái đất khi nó quay tròn. Sáu tháng Bắc Cực nghiêng về phía mặt trời. Trong những tháng này, bắc bán cầu nhận nhiều giờ ánh sáng hơn nam bán cầu. Ngày dài hơn đêm. Phía nam xích đạo đêm dài hơn ngày.

Sáu tháng còn lại, Bắc Cực bị lệch khác hướng mặt trời. Do đó phía nam bán cầu nhận ánh sáng nhiều hơn. Ngày dài hơn đêm. Mọi nơi, mùa thu và mùa đông là những mùa của đêm dài. Mùa xuân và mùa hạ là những mùa của ngày dài.

Mặc dù suốt mùa xuân và mùa hạ ngày dài hơn đêm. Tất cả chúng không có độ dài như nhau. Ở Nữu Ước, cũng như trên toàn trên đất, ngày đầu tiên của mùa xuân là ngày kéo dài 12 giờ. Ngày càng kéo dài cho đến ngày 21 tháng Sáu. Vào ngày này, thời gian kéo dài khoảng 15 giờ giữa mặt trời mọc và mặt trời lặn.

Xa hơn về phương bắc ngày càng dài hơn, ngày dài nhất là ở đây. Phía bắc của Bắc cực, trong “vùng đất của mặt trời nửa đêm” có những ngày hoặc những tuần hoặc thậm chí những tháng, mặt trời không bao giờ lặn cả. Bắc cực suốt sáu tháng liên tục là ngày.

Câu chuyện về mùa thu và mùa đông hoàn toàn đối nghịch với mùa xuân và mùa hạ. Bắc cực trong những tháng này có đêm liên tục. Dĩ nhiên mặt trời sau đó chiếu sáng trên Nam Cực 24 trên 24 giờ. Vào ngày Giáng Sinh Quito, thủ đô Ecuador, nơi mà phần lớn nằm ở vùng xích đạo, có 12 giờ ban ngày. Melbourne, Úc Đại Lợi, có 15 giờ. Ở Hammerfest, Na Uy, mặt trời không xuất hiện suốt cả ngày. Vào ngày thứ tư của tháng Bảy ngoại trừ đối với Quito thì sự kiện hoàn toàn khác. Melbourne chỉ có 9 giờ ban ngày. Còn Hammerfest không hề có đêm.

Thời gian trên hành tinh của chúng ta là như thế. Có niên đại, có ngày và có đêm. Và hôm nay, chúng ta nhộn nhịp đón xuân về. Lại một năm mới.

(Nguồn: “Dates, Day and Night” – the Golden Book Encyclopedia – New York)