Đau khổ và vinh quang là hai trạng thái, hai cụm từ luôn gắn chặt vào cuộc sống của mỗi con người. Bất cứ một thành quả nào của sự thành công thì đằng sau nó, luôn thấp thóang bóng dáng dệt nên của chuổi ngày đau khổ. Đức Giêsu trong cuộc đời tại thế, luôn có những phút giây ở đỉnh vinh quang trong quyền năng của Ngài, nhưng cũng có những lúc trong cực hình tan nát của kiếp con người.
Đường lên đỉnh Tabor
Cuộc hiển dung trên núi được Phúc âm Marcô và Luca thuật lại, sau khi Chúa Giêsu tiên báo về cuộc khổ nạn lần thứ nhất. Trong khi ba môn đệ: Phêrô, Giacôbê và Gioan mục kích một cách say sưa vinh quang chói ngời của Chúa Giêsu. Họ đâu biết rằng cuộc vinh hiển này báo trước một cuộc vinh hiển mới mà Đức Giêsu thực hiện trong đau khổ tột cùng. Thánh sử Luca thuật lại:”Khỏang tám ngày sau khi nói những lời ấy, Đức Giêsu lên núi cầu nguyện, đem theo các ông Phêrô, Gioan và Giacôbê. Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người biến đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói lòa”(Lc 9,28-29 và Mc 9,2-3). Một cuộc vinh quang ngòai sức tưởng tượng của các môn đệ, nên họ đề nghị Chúa làm nhà và định cư ngay trên núi, mặc dù với độ cao 600m và nhiệt độ khỏang 4 độ C. Nhưng một khi được sống trong những giây phút hạnh phúc rạng ngời như thế, chắc không ai mong muốn điều gì khác hơn. Còn chúa Giêsu Ngài biết trước điều gì sẽ xảy ra với Ngài ở núi Cây Dầu.
Đường đến núi Cây Dầu
Sau khi rời nhà Tiệc Ly, Chúa Giêsu đi ra, đến núi cây Dầu(Lc 22,39). Tại đây cũng trong vinh quang và quyền năng, Chúa Giêsu thực hiện Thánh ý của Cha qua con đường khổ giá, Ngài đem lại ơn cứu độ cho con người. Trước đó ít Ngài, Chúa Giêsu cỡi lừa tiến vào Thành Thánh giữa tiếng tung hô của dân chúng trước khi chịu khổ nạn. Ngày nay, vào chúa nhật đầu Tuần Thánh hằng năm, vẫn lập lại sự kiện trên đây của Chúa Giêsu. Tảng đá nơi Chúa Giêsu cầu nguyện, một thánh đường mang tên:Thánh đường các dân tộc được xây dựng vào khỏang năm 1919 do kiến trúc sư người Ý Antonio Barluzzi.
Núi Cây Dầu và Núi Tabor
Hai biến cố trên bao gồm cho con người nhiều sứ điệp:Cũng như Chúa Giêsu, Ngài mang trong mình hai bản tính: Thần linh và nhân lọai, con người cũng thế.
Có sự liên hệ mật thiết giữa Adam củ và Adam mới là Đức Giêsu.
Con người cũng có những phút giây như trên đỉnh Tabor là khi trong những lúc thành công, hạnh phúc, yêu thương và tràn trề sự sung mãn. Nhưng cũng nhớ cho rằng Núi cây dầu, nơi tràn đầy khổ đau, đến nỗi mồ hôi máu chảy ra. Và điều quan trọng ở hai ngọn núi, Chúa Giêsu luôn trầm mặc trong những phút giây của nguỵện cầu. Phải chăng Ngài cũng mời gọi mỗi người, dù trong thành công hay thất bại, vẫn luôn luôn tín thác và cầu nguyện.
Đường lên đỉnh Tabor
Cuộc hiển dung trên núi được Phúc âm Marcô và Luca thuật lại, sau khi Chúa Giêsu tiên báo về cuộc khổ nạn lần thứ nhất. Trong khi ba môn đệ: Phêrô, Giacôbê và Gioan mục kích một cách say sưa vinh quang chói ngời của Chúa Giêsu. Họ đâu biết rằng cuộc vinh hiển này báo trước một cuộc vinh hiển mới mà Đức Giêsu thực hiện trong đau khổ tột cùng. Thánh sử Luca thuật lại:”Khỏang tám ngày sau khi nói những lời ấy, Đức Giêsu lên núi cầu nguyện, đem theo các ông Phêrô, Gioan và Giacôbê. Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người biến đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói lòa”(Lc 9,28-29 và Mc 9,2-3). Một cuộc vinh quang ngòai sức tưởng tượng của các môn đệ, nên họ đề nghị Chúa làm nhà và định cư ngay trên núi, mặc dù với độ cao 600m và nhiệt độ khỏang 4 độ C. Nhưng một khi được sống trong những giây phút hạnh phúc rạng ngời như thế, chắc không ai mong muốn điều gì khác hơn. Còn chúa Giêsu Ngài biết trước điều gì sẽ xảy ra với Ngài ở núi Cây Dầu.
Đường đến núi Cây Dầu
Sau khi rời nhà Tiệc Ly, Chúa Giêsu đi ra, đến núi cây Dầu(Lc 22,39). Tại đây cũng trong vinh quang và quyền năng, Chúa Giêsu thực hiện Thánh ý của Cha qua con đường khổ giá, Ngài đem lại ơn cứu độ cho con người. Trước đó ít Ngài, Chúa Giêsu cỡi lừa tiến vào Thành Thánh giữa tiếng tung hô của dân chúng trước khi chịu khổ nạn. Ngày nay, vào chúa nhật đầu Tuần Thánh hằng năm, vẫn lập lại sự kiện trên đây của Chúa Giêsu. Tảng đá nơi Chúa Giêsu cầu nguyện, một thánh đường mang tên:Thánh đường các dân tộc được xây dựng vào khỏang năm 1919 do kiến trúc sư người Ý Antonio Barluzzi.
Núi Cây Dầu và Núi Tabor
Hai biến cố trên bao gồm cho con người nhiều sứ điệp:Cũng như Chúa Giêsu, Ngài mang trong mình hai bản tính: Thần linh và nhân lọai, con người cũng thế.
Có sự liên hệ mật thiết giữa Adam củ và Adam mới là Đức Giêsu.
Con người cũng có những phút giây như trên đỉnh Tabor là khi trong những lúc thành công, hạnh phúc, yêu thương và tràn trề sự sung mãn. Nhưng cũng nhớ cho rằng Núi cây dầu, nơi tràn đầy khổ đau, đến nỗi mồ hôi máu chảy ra. Và điều quan trọng ở hai ngọn núi, Chúa Giêsu luôn trầm mặc trong những phút giây của nguỵện cầu. Phải chăng Ngài cũng mời gọi mỗi người, dù trong thành công hay thất bại, vẫn luôn luôn tín thác và cầu nguyện.