Trong khi hấp hối, Chúa GIêsu "Cũng thấy tôi và cầu nguyện cho tôi'
VATICAN, ngày 6 tháng 4, 2012 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI vào ngày thứ năm vừa qua đã dành bài giảng trong Thánh Lễ Tiệc Ly để suy niệm về sự hấp hối trong Vườn Cây Dầu.
Ngài nhắc đến Chúa Giêsu không chỉ là ánh sáng và sự lành thánh, mà còn là "truyền thông."
Ngài nói: "Chúa Giêsu bước đi trong bóng đêm. Đêm tối có nghĩa là thiếu truyền thông, một tình trạng khi con người không trông thấy nhau. Đó là một biểu tượng của sự không hiểu, của sự che dấu sự thật. Đó là nơi ở đó, sự dữ, vì phải trốn tránh ánh sáng mới có thể tăng trưởng. Chính Giêsu là ánh sáng và chân lý, truyền thông, thanh sạch và lành thánh. Người bước vào bóng đêm. Đêm tối là một biểu tượng tối hậu của sự chết, sự mất hẳn tình bạn hữu và đời sống. Chúa Giêsu bước vào bóng đêm để vượt thắng màn đêm và để khai mạc Ngày Mới của Thiên Chúa trong lịch sử nhân loại."
Mặc dầu ba tông đồ được chọn đi theo Chúa Kitô đã ngủ thiếp, họ có nghe thấy một vài lời Giêsu nói với Chúa Cha và ghi nhận giáng điệu của Người, các chi tiết đã được chuyển tiếp trong các Phúc Âm cho các Kitô hữu của mọi thời đại.
Đức Thánh Cha nói: "Giêsu gọi Thiên Chúa là Abba", chữ này có nghĩa là 'Lạy Cha.' Tuy nhiên đây không phải là hình thức thông thường của chữ 'cha', nhưng là chữ một trẻ em thường dùng - một danh từ thân yêu mà một người thường sẽ không dám dùng khi nói với Thiên Chúa. Đó là ngôn ngữ thực sự của một 'đứa trẻ,' Người Con của Cha, Người có ý thức đang hiệp thông với Thiên Chúa, trong sự hiệp nhất sâu xa với Chúa."
Đức Thánh Cha suy niệm rằng mối tương quan của Giêsu với Thiên Chúa là yếu tố cá biệt nhất của Giêsu trong Phúc Âm.
Ngài nói: "Người thường xuyên hiệp thông với Thiên Chúa. Ở với Chúa Cha là gốc lõi của cá tính của Người."
Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp: Trong đêm cầu nguyện này "Giêsu tranh đấu với Chúa Cha. Người cũng tranh đấu với chính mình. Và Người tranh đấu vì chúng ta. Người cảm nhận sự lo âu trước quyền lực của thần chết."
Cũng như tất cả mọi sinh vật khác, không những Người lo sợ cái chết, Chúa Kitô "nhìn sâu xa hơn vào trong bóng đêm của thần dữ. Người thấy những sự dối trá tràn ngập, và tất cả những sự khốn khổ Người sẽ gặp phải trong chén đắng Người sẽ phải uống. Cái lo sợ của Người là của kẻ hoàn toàn thanh sạch và lành thánh trong khi nhìn thấy tất cả hồng thủy của sự dữ thế gian đổ ập trên đầu Người."
Đức Thánh Cha tiếp: "Người cũng thấy tôi, và cầu nguyện cho tôi. Thời điểm lo âu hấp hối của Giêsu do đó là một thành phần thiết yếu trong phương thức cứu chuộc. [...] Trong lời cầu nguyện của Giêsu này, tràn ngập sự hấp hối lo âu, Chúa đã thi hành vai trò của một linh mục: Người đã nhận lãnh tất cả tội lỗi của nhân loại, của tất cả chúng ta, và đem chúng ta đến trước Chúa Cha."
Đứng trong sự thật
Đức Thánh Cha Benedict XVI giải thích cho chúng ta con đường đi tới tự do trong lời cầu của Người trên Núi Ô-liu.
"Như người Con, Người đã đặt ý nguyện của một con người trong thánh ý Chúa Cha: không phải con, nhưng là Cha. Bằng cách này Người đã biến đổi thái độ của Ađam, tội lỗi nguyên thủy của nhân loại, và do đó chữa lành nhân loại. Thái độ của Ađam là: không phài là điều Thiên Chúa muốn; nhưng chính tôi muốn là chúa. Sự kiêu ngạo này là cốt lõi chính của tội lỗi. Chúng ta cho là mình tự do và thực sự chỉ là mình khi chúng ta theo ý muốn riêng của chúng ta. Thiên Chúa dường như đối nghịch với sự tự do của chúng ta. Chúng ta phải được giải thoát khỏi Người - đó là điều chúng ta nghĩ - và chỉ khi đó chúng ta mới được tự do."
Đức Thánh Cha giải thích thái độ này như "sự nổi loạn căn bản đã hiện diện trong suốt lịch sử" và sự dối trá nền tảng làm hư hoại đời sống."
Ngài nói: "Khi con người chống Chúa, họ tự đưa mình chống lại với sự thật của chính sự hiện hữu của họ và kết quả là không được tự do, và còn gây ra sự tranh chấp với nhau. Chúng ta chỉ tự do khi chúng ta đứng trong sự thật về sự hiện hữu của chúng ta, nếu chúng ta kết hiệp với Thiên Chúa."
"Trong lời cầu nguyện hấp hối trên Núi Ô-liu, Chúa Giêsu giải quyết sự đối nghịch giả trá giữa vâng phục và tự do, và mở ra con đường đi tới tự do. Chúng ta hãy xin Chúa Kitô dẫn đưa chúng ta đến việc 'xin vâng' Thánh Ý Chúa, và bằng cách này sẽ thực sự được tự do."
VATICAN, ngày 6 tháng 4, 2012 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI vào ngày thứ năm vừa qua đã dành bài giảng trong Thánh Lễ Tiệc Ly để suy niệm về sự hấp hối trong Vườn Cây Dầu.
Ngài nhắc đến Chúa Giêsu không chỉ là ánh sáng và sự lành thánh, mà còn là "truyền thông."
Ngài nói: "Chúa Giêsu bước đi trong bóng đêm. Đêm tối có nghĩa là thiếu truyền thông, một tình trạng khi con người không trông thấy nhau. Đó là một biểu tượng của sự không hiểu, của sự che dấu sự thật. Đó là nơi ở đó, sự dữ, vì phải trốn tránh ánh sáng mới có thể tăng trưởng. Chính Giêsu là ánh sáng và chân lý, truyền thông, thanh sạch và lành thánh. Người bước vào bóng đêm. Đêm tối là một biểu tượng tối hậu của sự chết, sự mất hẳn tình bạn hữu và đời sống. Chúa Giêsu bước vào bóng đêm để vượt thắng màn đêm và để khai mạc Ngày Mới của Thiên Chúa trong lịch sử nhân loại."
Mặc dầu ba tông đồ được chọn đi theo Chúa Kitô đã ngủ thiếp, họ có nghe thấy một vài lời Giêsu nói với Chúa Cha và ghi nhận giáng điệu của Người, các chi tiết đã được chuyển tiếp trong các Phúc Âm cho các Kitô hữu của mọi thời đại.
Đức Thánh Cha nói: "Giêsu gọi Thiên Chúa là Abba", chữ này có nghĩa là 'Lạy Cha.' Tuy nhiên đây không phải là hình thức thông thường của chữ 'cha', nhưng là chữ một trẻ em thường dùng - một danh từ thân yêu mà một người thường sẽ không dám dùng khi nói với Thiên Chúa. Đó là ngôn ngữ thực sự của một 'đứa trẻ,' Người Con của Cha, Người có ý thức đang hiệp thông với Thiên Chúa, trong sự hiệp nhất sâu xa với Chúa."
Đức Thánh Cha suy niệm rằng mối tương quan của Giêsu với Thiên Chúa là yếu tố cá biệt nhất của Giêsu trong Phúc Âm.
Ngài nói: "Người thường xuyên hiệp thông với Thiên Chúa. Ở với Chúa Cha là gốc lõi của cá tính của Người."
Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp: Trong đêm cầu nguyện này "Giêsu tranh đấu với Chúa Cha. Người cũng tranh đấu với chính mình. Và Người tranh đấu vì chúng ta. Người cảm nhận sự lo âu trước quyền lực của thần chết."
Cũng như tất cả mọi sinh vật khác, không những Người lo sợ cái chết, Chúa Kitô "nhìn sâu xa hơn vào trong bóng đêm của thần dữ. Người thấy những sự dối trá tràn ngập, và tất cả những sự khốn khổ Người sẽ gặp phải trong chén đắng Người sẽ phải uống. Cái lo sợ của Người là của kẻ hoàn toàn thanh sạch và lành thánh trong khi nhìn thấy tất cả hồng thủy của sự dữ thế gian đổ ập trên đầu Người."
Đức Thánh Cha tiếp: "Người cũng thấy tôi, và cầu nguyện cho tôi. Thời điểm lo âu hấp hối của Giêsu do đó là một thành phần thiết yếu trong phương thức cứu chuộc. [...] Trong lời cầu nguyện của Giêsu này, tràn ngập sự hấp hối lo âu, Chúa đã thi hành vai trò của một linh mục: Người đã nhận lãnh tất cả tội lỗi của nhân loại, của tất cả chúng ta, và đem chúng ta đến trước Chúa Cha."
Đứng trong sự thật
Đức Thánh Cha Benedict XVI giải thích cho chúng ta con đường đi tới tự do trong lời cầu của Người trên Núi Ô-liu.
"Như người Con, Người đã đặt ý nguyện của một con người trong thánh ý Chúa Cha: không phải con, nhưng là Cha. Bằng cách này Người đã biến đổi thái độ của Ađam, tội lỗi nguyên thủy của nhân loại, và do đó chữa lành nhân loại. Thái độ của Ađam là: không phài là điều Thiên Chúa muốn; nhưng chính tôi muốn là chúa. Sự kiêu ngạo này là cốt lõi chính của tội lỗi. Chúng ta cho là mình tự do và thực sự chỉ là mình khi chúng ta theo ý muốn riêng của chúng ta. Thiên Chúa dường như đối nghịch với sự tự do của chúng ta. Chúng ta phải được giải thoát khỏi Người - đó là điều chúng ta nghĩ - và chỉ khi đó chúng ta mới được tự do."
Đức Thánh Cha giải thích thái độ này như "sự nổi loạn căn bản đã hiện diện trong suốt lịch sử" và sự dối trá nền tảng làm hư hoại đời sống."
Ngài nói: "Khi con người chống Chúa, họ tự đưa mình chống lại với sự thật của chính sự hiện hữu của họ và kết quả là không được tự do, và còn gây ra sự tranh chấp với nhau. Chúng ta chỉ tự do khi chúng ta đứng trong sự thật về sự hiện hữu của chúng ta, nếu chúng ta kết hiệp với Thiên Chúa."
"Trong lời cầu nguyện hấp hối trên Núi Ô-liu, Chúa Giêsu giải quyết sự đối nghịch giả trá giữa vâng phục và tự do, và mở ra con đường đi tới tự do. Chúng ta hãy xin Chúa Kitô dẫn đưa chúng ta đến việc 'xin vâng' Thánh Ý Chúa, và bằng cách này sẽ thực sự được tự do."