C. PHÁP QUỐC.

Pháp-quốc đã giữ vai Chủ tịch Liên Âu trong Đệ nhị lục cá nguyệt 2008 với Tổng thống Nicolas Sarkozy rất linh động trong thời gian sáu tháng qua.

I. Trên bình diện thế giới.

Pháp quốc đã phản ứng trước cuộc khủng hoảng tài chính từ Hoa Kỳ khá chậm trễ. Sự phá sản Lehman Brothers ngày 15.09.2008 đã gây thiệt cho các ngân hàng Pháp gần 4 tỷ euro (BNP Paribas, 405 triệu euro; la Société générale, 479 triệu euro; le Crédit agricole, 270 triệu euro) và Dexia (350 triệu euro ).

Cuộc khủng hoảng tài chánh từ Hoa kỳ bắt đầu lan rộng sang Âu châu và ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Ngày 23.09.2008, tại khóa họp thứ 63 Đại Hội đồng Liên Hiệỉp Quốc, Tổng thống Nicolas Sarkozy đã đề nghị các quốc gia cùng chống khủng hoảng và yêu cầu trừng phạt những kẻ gây ra cuộc khủng hoảng ‘subprimes’.

Ngày 18.10.2008, trong phiên họp với Tổng thống Mỹ George Bush tại Camp David (Hoa Kỳ), Tổng thống Nicolas Sarkozy, đương kiêm Chủ tịch luân phiên Liên hiệp Âu châu, đề nghị Hoa kỳ tổ chức một hội nghị cấp cao để tìm cách khắc phục các ‘khó khăn mà kinh tế thế giới đang gặp phải’. Hội nghị quốc tế này cần bao gồm 8 nước công nghiệp phát triển G8 (Hoa kỳ, Gia nã đại, Nhật bản, Đức, Pháp, Anh, Ý, Nga), 5 quốc gia đang vươn lên G5 (Trung quốc, Ấn độ, Ba tây, Mễ-tây-cơ và Nam phi) cùng Liên hiệp Âu châu để tránh con số 13. Sau đó, ngày 22.10.2008, Bạch Cung thông cáo cho biết ngày họp là 15.11.2008 và, cùng tham dự với các nước kể trên, còn có thêm 6 nước khác (Á căn đình, Úc, Nam hàn, Indonesie, Ả rập Xê út, Thổ nhĩ kỳ) để trở thành Hội nghị thượng đỉnh G20.

Để chuẩn bị tham dự Hội nghị này, ngày 20.10.2008, Tổng thống Sarkozy và thủ tướng Anh Gordon Brown cũng đã gặp nhau, trao đổi ý kiến, để có một lập trường... không đến nỗi chống nhau, trước cuộc nói chuyện thượng đỉnh với 25 thành viên khác trong Liên Âu tại Bruxelles (nước Bỉ). Sau đó, ngày 24.10.2008, tại Bắc Kinh, bên lề hội nghị thượng đỉnh Âu-Á Châu, Tổng thống Pháp cũng đã gặp riêng lãnh đạo của các quốc gia Trung quốc, Nhật bản và Nam hàn, những nước sẽ tham dự Hội nghị G20 này.

Lãnh đạo 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, chiếm tỷ lệ 85% toàn bộ nền kinh tế toàn cầu, vào ngày 15.11.2008 tại Washington cùng đồng ý một kế hoạch hành động để tái thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới đồng thời ngăn chặn khả năng xảy ra khủng hoảng tài chánh trong tương lai.

Phát biểu nhân dịp này, Tổng thống Hoa Kỳ, George W. Bush tái khẳng định sự cần thiết của các nguyên tắc kinh tế thị trường, đồng thời nhấn mạnh sự cải tổ cần thiết đối với thị trường tài chánh và còn nhiều việc cần phải làm để khủng hoảng tài chánh không tái diễn, đồng thời các quốc gia đồng ý rằng, thị trường tài chánh cần phải minh bạch và có trách nhiệm nhiều hơn.

Lãnh đạo 20 quốc gia cùng đồng ý là các bộ trưởng tài chánh sẽ chịu trách nhiệm phát thảo các đề xuất trước ngày 31 tháng Ba, chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh tháng Tư.

Đặc điểm của Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này là sự hiện dịện của các quốc gia đang trỗi dậy về kinh tế, khởi đầu chiếm một vị trí xứng đáng trên trường quốc tế như Trung quốc, Ấn độ, Ba tây, Mễ-tây-cơ và Nam phi, bên cạnh nhóm G7.

Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ tái họp ngày 04.04.2009 tại Luân đốn (Anh quốc) sự điều hòa nền kinh tế toàn cầu mà ông Nicolas Sarkozy thường gọi là ‘sự tái lập chủ nghĩa tư bản’ với những sự thay đổi thật sự. Những sự thay đổi đó nói thì dễ trong thực hành. Những hứa hẹn của ông Sarkozy về sức mua và số thất nghiệp chỉ còn 5% người ở tuổi lao độâng năm 2012 không thể thực hiện được. Cũng với lời hứa ‘thay đổi’ khi tranh cử, Tổng thống Obama vừa bị Liên hiệp Âu châu và Gia nã đại phản đối điều khoản ‘Mua hàng Mỹ’ về việc xây cất trong kế hoạch cứu trợ kinh tế của Hoa kỳ có thể khuyến khích chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch.

II. Trong nội địa Pháp quốc.

Trong đệ II lục cá nguyệt 2008, Tổng thống Nicolas Sarkozy được giới quan sát coi như đã hoàn thành tốt nhiệm vụ Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên Âu đối với Liên Âu cũng như trên trường thế giới. Nhưng ông Nicolas Sarkozy vẫn luôn nhớ là ông còn có các nghĩa vụ đối với người Pháp, những cử tri đã tín nhiệm ông làm Tổng thống Pháp quốc và ông sẽ là ứng cử viên Tổng thống mùa Xuân 2012. Do đó, ông đã phải có những kế hoạch để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính đã lan sang kinh tế và, giờ đây là khủng hoảng xã hội, với niềm tin đã mất và một tương lai vô định… Vào tháng 06.2009, đảng UMP cần phiếu trong cuộc Tuyển cử Nghị viện Âu châu.

1.- Chương trình cứu nguy với 650 tỷ euro:

a) Hai chương trình cứu nguy tài chính:

- Ngày 13.10.2008, Tổng thống Pháp cho biết sẽ dành 40 tỷ euro để tăng vốn cho ngân hàng nào cần tới, với lãi suất 8%/năm. Số tiền này được giải ngân lần hồi nhờ vào số tiền sổ tiết kiệm A (livret A) qua Caisse des Dépôts (quỹ của Nhà Nước điều hành tiền tiết kiệm do dân chúng ký thác để cho vay xây cất nhà xã hội mà việc xây gia cư đang gặp khó khăn. Tiền không được để không mà phải làm sao để sinh lời) mà Nhà Nước đang trả lời cho người ký thác 4%/năm (từ ngày 01.02.2009, lãi suất xuống, chỉ còn 2,50%). 11,5 tỷ euro đã tháo khoán: 10.5 tỷ cho các ngân hàng Pháp (Crédit Agricole, 3 tỷ euro; BNP Paribas, 2,55 tỷ; Société Générale, 1,7 tỷ; Crédit Mutuel, 1,2 tỷ; Caisse d’Eùpargne, 1,1 tỷ; Banque Populaire, 950 triệu) và 1 tỷ cứu ngân hàng Dexia Pháp-Bỉ phá sản.

Chính phủ Pháp cho vay 10,5 tỷ với lãi suất là 8%, trong 5 năm. Sau thời hạn hy vọng ngân sách quốc gia sẽ lấy lại vốn và lời... Việc điều hành số nợ này được giao cho Société de Prise de Participation de l'Etat (SPPE), mới thành lập. SPPE phát hành trái khoản ngân khố (obligations assimilables du trésor, OAT) với lãi suất 4%/năm. Tiền lời phải trả (10,5 tỷ x 4% x 5) = 2,1 tỷ euro, tức 420 triệu euro mỗi năm.

Năm 2013, Chính phủ thu hồi 10,5 tỷ euro vốn với tiền lãi 8% là (10,5 tỷ x 4% x 5) = 4.2 tỷ euro. Trừ tiền lời phải trả OAT, ngân khố Pháp còn lời 2,1 tỷ euro với nghiệp vụ “cứu nguy hoạt động ngân hàng” này, nếu mọi việc suôn sẻ như lý thuyết.

- Trong cùng ngày, kế hoạch cứu nguy các ngân hàng cũng được Chánh phủ loan báo. Theo đó, Nhà Nước bảo đảm trên các số nợ mà ngân hàng A cho ngân hàng B theo thể thức tín dụng giữa các ngân hàng, với một chi phí phải trả. Nếu ngân hàng B bị phá sản thì Nhà Nước sẽ đứng ra trả số nợ đó cho ngân hàng A. Định mức cho kế hoạch này lên đến 320 tỷ euro nhằm để tạo sự tin cậy nơi nợ vay giữa các ngân hàng với nhau và tránh cho hệ thống tài chính mọi rũi ro. Các ngân hàng Pháp vẫn còn vững chắc, nhưng kể từ khi xảy ra khủng hoảng tài chính, những ngân hàng này dè dặt trong việc cho vay liên ngân hàng và siết chặt nguồn tín dụng đối với các cá nhân và doanh nghiệp. Tổng thống nói với người dân về sự kiện đó: « Quyết định của chúng tôi hôm nay mang tính cách ngoại lệ, trong những tình huống cũng ngoại lệ. Tôi xin nói với mọi người Pháp: đây là một kế hoạch duy nhất để bảo vệ việc làm, sự tiết kiệm (économies), mức thuế phải đóng của đồng bào. »

Lãnh đạo các ngân hàng có vay tiền của Nhà Nước hứa từ khước phần thưởng (bonus) hằng triệu euro cho tài khóa 2008.

b) Trợ giúp các xí nghiệp.

- 22 tỷ euro cho các xí nghiệp vay. 17 tỷ lấy từ Caisse des Dépôts (do tiền ký thác của người dân qua các sổ tiết kiệm đại chúng (LEP, livret d’épargne populaire) và sổ phát triển bền vững (livret de développement durable) và 5 tỷ từ ngân hàng Nhà Nước Oséo để trợ giúp các xí nghiệp trung và nhỏ (PME, petites et moyennes entreprises).

c) Tài trợ nền kinh tế:

- Ngày 23.10.2008, một ngân quỹ 175 tỷ euro trong ba năm để tài trợ nền kinh tế. Số tiền này không được xác định rõ, có thể từ ngân sách quốc gia hay từ ngân sách đía phương hoặc từ các quỹ tư.

- Một quỹ đầu tư ‘fonds souverain’ khoảng 100 tỷ euro cho các xí nghiệp có tính cách chiến lược, với tiền do Caisse des Dépôts đi vay bằng phát hành các công trái.

2.- Các chương trình cứu nguy khác:

a. Chương trình giúp đỡ các hảng xe hơi.

Từ tháng 10.2008, kỹ nghệ xe hơi ở Pháp gặp nhiều khó khăn trong việc bán xe, nên phải giảm sản xuất khiến các công nhân phải rơi vào tình trạng thất nghiệp kỹ thuật, chỉ được bồi thường khoảng 60% tiền lương bình thường.


- Để khuyến kích người ta mua xe hơi mới, Chánh phủ Pháp quyết định, kể từ 04.12.2009, tặng 1.000 euro nếu người mua xe chịu giao xe của mình đang xài trên 10 năm, dựa theo date de 1ère mise en circulation trên carte grise (thẻ chủ quyền), cho case (xí nghiệp thu hồi xe phế thải) và hóa đon mua xe mới phải ghi ngày 31.12.2009. Xe mới phải thả khói ít hơn 160 grammes CO2/km (Công báo ngày 20.01.2009).

Ngân sách quốc gia thua lỗ không ? Thưa: không.

Nếu chánh phủ Pháp không tặng 1.000 euro cho người mua xe mới, các hảng xe hơi không sản xuất một chiếc xe nào thì công nhân bị thất nghiệp. Nếu tặng 1.000 euro, khi bán một chiếc xe, Chánh phủ Pháp thu được TVA (Taxe sur la valeur ajoutée, Thuế trị giá gia tăng). Giá trung bình một chiếc xe mới hiện nay khoảng 12.000 euro. TVA là: 12000 x 19,60% = 2.352 euro và chánh phủ lời được: 2352 – 1000 = 1.352 euro.

Ngày 09.02.2009, trong ‘thỏa ước xe hơi’, chánh phủ Pháp cho các hảng xe hơi vay số tiền 6,5 tỷ euro để ‘chuẩn bị tương lai’, được chia như sau:
- hảng Renault (trong vốn có 15% của Nhà Nước) vay 3 tỷ euro;
- hảng PSA Peugeot Citroen vay 3 tỷ euro;
- hảng Renault Trucks, dưới nhản hiệu Volvo (Thụy điển) chuyên sản xuất xe hạng nặng vay 500 triệu euro.

Số tiền vay này phải trả tiền lời theo lãi suất 6%, kéo dài trong 5 năm.

Trái lại, lãnh đạo các hảng xe này hứa:
- những phần thưởng hằng năm cho họ cần có ý kiến chánh phủ;
- hạ thấp cổ tức (dividendes) phát cho các cổ đông;
- không đóng cửa các xưởng làm việc trong suốt thời gian vay nợ;
- tăng tiền bồi thường thất nghiệp kỹ thuật.

Ngoài ra, chánh phủ Pháp còn tài trợ 2 tỷ euro cho các cơ quan tài chính cung cấp tín dụng cho các hảng sản xuất xe hơi và 600 triệu euro cho các xí nghiệp gia công (sous-traitants), trong đó Nhà Nước góp 200 triệu và hai hảng xe hơi góp 200 triệu euro mỗi bên.

Nhà Nước cũng dành quyền tham ý các dự án xã hội (plans sociaux) để sa thải công nhân, nơi đặt các xuởng và dời xuởng đi nước khác, thiết lập các nơi nghiên cứu việc sản xuất xe chạy bằng điện.

Tuy nhiên, phát biểu trên đài RTL, sáng ngày 10.02.2009, chủ tịch PSA Peugeot Citroen Christian Streiff nói: ề Viện tượng bán xe của hảng thật bi đát… sẽ giảm đi 20%)

Chương trình cho vay này đang bị Liên Âu cứu xét vì không cho dời xuởng làm xe đi nước khác.

Ngoài ra, hôm nay, ngày 11.02.2009, chủ tịch PSA Peugeot Citroen Christian Streiff cho biết hảng xe bị lỗ 343 triệu euro trong tài khóa 2008 và dự trù bỏ bớt 11.000 việc làm (trong đó, có 7.000 ở Pháp). Sau đó, hảng xe cải chính không phải là sa thải công nhân mà những người về hưu sẽ không được thay thế.

b. Ngành báo viết cũng được trợ giúp 600 triệu euro.

Hôm 24.01.2009, khi vào chúc Tết dương lịch tại điện Elysée, giới báo chí được Tổng thống Sarkozy loan báo một kế hoạch 600 triệu euro trong 3 năm để giúp đỡ ngành báo viết đang gặp rất nhiều khó khăn tài chính, hầu đạt tới một nền báo chí và tạp chí bảo đảm tính đa nguyên vững mạnh và đến tay của đông đảo độc giả. Đồng thời, nhằm tăng cường sự cân bằng kinh tế của các nhà xuất bản trung bình.

Cuộc khủng hoảng kinh tài đưa tới sự sụt giảm quảng cáo và những chi phí ấn loát và phát hành tăng cao hơn mức trung bình ở Âu châu từ 30 đến 40%. Thêm vào đó, báo chí và tạp chí bị mất người mua do sự phát triển công nghệ kỹ thuật số và sự xuất hiện của một loại báo chí trên Internet.

Tuy nhiên, phát biểu trên đài RTL, sáng ngày 10.02.2009, chủ tịch PSA Peugeot Citroen Christian Streiff nói: ề Viện tượng bán xe của hảng thật bi đát… sẽ giảm đi 20% so với năm 2008).

c. Kế hoạch kích thích kinh tế bằng đầu tư vào các công trình công cộng.

Ngày 02.02.2009, tại Lyon, Thủ tướng François Fillon và 20 Tổng, Bộ trưởng đã trình bày chi tiết những dự án sẽ được thực hiện trong khuôn khổ kế hoạch kích thích kinh tế 26 tỷ euro mà Tổng thống Sarkozy đã thông báo vào tháng 12.2008 và Quốc hội thông qua ngày 29.01.2009. Kế hoạch này còn có tên là ‘kế hoạch 1.000 dự án’.

Những dự án chính là:
- 870 triệu euro dành cho các phương tiện vận chuyển công cộng;
- 731 triệu euro cho ngành giáo dục;
- 620 triệu euro cho việc trùng tu các di sản văn hóa và kiến trúc;
- 3 triệu euro tái thiết Viện hóa học Le Bel (Strasbourg);
- 456 triệu euro tái thiết và xây dựng các gia cư tại Nancy;
- 35 triệu euro để an ninh hóa đường hầm Fréjus;
- 1,92 triệu euro để trùng tu nhà thờ chánh tòa Notre-Dame (Paris). ..

Mục dích của các kế hoạch là tạo công việc làm (150.000 trong năm 2009) cho những người thất nghiệp và hy vọng giúp tăng trưởng kinh tế Pháp thêm 0,6 % năm nay.

(còn tiếp)