Công Dân Liên Hiệp Âu Châu Bầu Nghị Viện 2019
Thi hành Nghị quyết số 2019-188 do Nghị viện Âu châu (Parlement européen, tiếng Pháp, và European Parliament, tiếng Anh) chấp thuận ngày 13.03.2019, các cuộc tuyển cử Dân biểu đại diện cho 28 quốc gia thành viên Liên hiệp Âu châu (viết tắt : Liên Âu) tại Nghị viện Âu châu nhiệm kỳ 2019-2024 sẽ được tổ chức một hôm trong thời gian từ ngày 23 đến 26.05.2019. 375,5 triệu cử tri 28 quốc gia thành viên Liên Âu sẽ tham gia bầu 736 dân biểu.
I.- QUYỀN LẬP PHÁP LIÊN HIỆP ÂU CHÂU.
Quyền này được trao cho hai cơ quan :
A. Hội đồng Tổng trưởng (hay Hội đồng Liên Âu, Conseil de l'Union européenne) bao gồm 28 Tổng trưởng các quốc gia thành viên, theo từng lãnh vực chuyên biệt. Nhưng, số lượng các Tổng trưởng có thể tăng lên khi Hội đồng thảo luận các vấn đề liên quan đến nhiều Bộ.
Chủ tịch Hội đồng Tổng trưởng được trao luân phiên giữa các quốc gia thành viên 6 tháng một lần, khi nước đó giữ vai trò Chủ tịch Liên Âu. Vị Tổng trưởng được bầu phải lập chương trình nghị sự cho Hội đồng.
B. Nghị viện Âu châu. Đây là một nghị viện đa quốc gia lớn nhất thế giới, đại diện 492 triệu người dân Liên Âu, với nhiệm kỳ 5 năm, hoạt động theo phương châm ‘Hợp nhất từ những khác biệt’. Nghị viện Âu châu là định chế duy nhất bao gồm các dân biểu được công dân các nước Liên Âu trực tiếp bầu vào. Tuy nhiên, Nghị viện không hành sử trọn quyền làm luật như Quốc hội tại các quốc gia dân chủ.
Năm 1976, Hội đồng Âu châu (Conseil européen) quyết định từ năm 1979, Nghị viện Âu châu sẽ được tuyển chọn mỗi 5 năm theo lối phổ thông, trực tiếp và tỷ lệ đầu phiếu. Tuy được bầu cử dân chủ, nhưng Nghị viện không có quyền đề nghị Luật, đặc quyền này nằm trong tay Ủy ban Âu châu (Commission européenne). Nghị viện Âu châu cũng không có nhiều quyền về Chánh trị đối ngoại và An ninh chung. Viện chỉ có quyền kiểm soát các khoản chi, nhưng vô quyền đối với các khoản thu Ngân sách Âu châu.
Nghị viện Âu châu được tổ chức như sau :
- Chủ tịch trách nhiệm về các mối quan hệ đối ngoại, chủ trì các kỳ họp của Nghị viện...
- Viện Điều hành Hoạt động Nghị viện và các cơ quan trực thuộc, gồm một Viện trưởng, 14 Viện phó và 5 Cố vấn phụ trách công tác điều hành và tài chính liên quan đến các dân biểu.
- Các ủy ban chuyên môn khác nhau nhưng trách nhiệm chung là chuẩn bị nội dung cần thiết cho các buổi họp Nghị viện.
- Ban thư ký có trách nhiệm điều hành công việc Nghị viện, gồm một Tổng thư ký và 3.500 viên chức mà 1/3 trong số đó làm công tác dịch thuật.
- Liên Âu hoàn thành luật theo thủ tục như sau :
1. Ủy ban Âu châu (Commission Européenne) giữ vai trò Chính phủ (Hành pháp) Liên Âu, có nhiệm viết Dự Luật và gởi đến Hội đồng Tổng trưởng.
2. Hội đồng Tổng trưởng thảo luận Dự luật và tìm sự đồng thuận giữa các Tổng trưởng và, khi đó, Dự luật được chuyển đến Nghị viện.
3. Nghị viện Âu châu có nhiệm vụ phê chuẩn hay không một đạo luật của Liên Âu. Bộ luật Liên Âu có thẩm quyền cao hơn luật quốc gia thành viên. Tóm lại, Nghị viện Âu châu có các thẩm quyền :
a/ Quyền ‘đồng quyết’ (codésion) với Hội đồng Tổng trưởng, tức một dự luật chỉ được trở thành luật khi cả hai bên cùng đồng thuận thông qua. Nguyên tắc được áp áp dụng trong hầu hết các lãnh vực, trừ chính sách đối ngoại hay nông nghiệp.
b/ Quyền kiểm soát ngân sách Liên Âu và, vào tháng 12 hàng năm, Nghị viện biểu quyết ngân sách cho tài khoá năm sau. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Âu châu có trách nhiệm báo cáo các hoạt động tài chính của Ngân hàng cho Nghị viện trong phiên họp khoáng đại.
c/ Quyền quản lý ngân sách Liên Âu được chia với Hội đồng Tổng trưởng, giám sát các định chế Liên Âu cùng xét duyệt các tân ủy viên Âu châu (ngang hàng với các Tổng trưởng trong Ủy ban Âu châu) và có thể bải nhiệm toàn bộ thành viên Ủy ban Âu châu.
II. BẦU CỬ DÂN BIỂU ÂU CHÂU NĂM 2019.
A.- Tổng số Dân biểu :
Hiệp định Lisbonne đặt những qui định mới cho tổng số (tối đa là 750 và vị Chủ tịch) tại Nghị viện và số dân biểu mỗi quốc gia thành viên gởi đến Nghị viện Âu châu theo dân số (tối đa : 96 ; tối thiểu : 6). Qui định này có hiệu lực từ kỳ tuyển cử năm nay 2019. Tổng số dân biểu phải bầu năm nay là 751.
B.- Số dân biểu phải cử tại mỗi quốc gia.
Số dân biểu đại diện cho mỗi quốc gia được ấn định theo dân số như sau : Đức (96) ; Pháp (74) ; Ý đại lợi và Anh quốc (73) ; Tây ban nha (54) ; Ba lan (51) ; Lỗ ma ni (32) ; Hòa lan (26) ; Bỉ, Hy lạp, Hung gia lợi, Bồ đào nha và Cộng-hòa Séc (Tchèque) (21) ; Thụy điển (20) ; Áo quốc (18) ; Bảo gia lợi (17) ; Đan mạch, Phần lan và Cộng hòa Tiệp (Slovaquie) (13) ; Lituanie, Croatie và Ái nhỉ lan (11) ; Lettonie và Slovénie (8) ; Chypre, Lục xâm bảo, Estonie và Malte (6).
Sau khi Anh quốc rời Liên Âu, 27 ghế nước này được chia cho các nước thành viên khác và 46 ghế khác được dành lại cho các nước sẽ gia nhập Liên Âu sau.
Tại các quốc gia nhỏ (Lục xâm bảo, Malte), một dân biểu đại diện khoảng 80.000 dân cư. Tại các quốc gia ‘trung bình’, một dân biểu đại diện lối 500.000 dân cư. Tại các quốc gia lớn (Đức, Pháp, Ý đại lợi, Anh quốc, Tây ban nha), số dân cư này tăng đến 800 000.
Hiện nay, hầu hết 751 Dân biểu Liên Âu đều ghi danh tham gia 8 Nhóm chính trị. Sự hình thành các Nhóm ít có sự thay đổi trong các khóa lập pháùp trước. Ngày 16.06.2015, một Nhóm mới ENL (Europe des nations et des liberté, Âu châu các quốc gia và các Tự do), được xếp vào cánh hữu.
Ðể thành lập một Nhóm chính trị tại Nghị viện, Nhóm phải kết họïp được ít nhất 25 dân biểu đến từ 7 quốc gia thành viên Liên Âu. Hiêän còn 22 dân biểu vẫn còn mang danh xưng ‘non inscrits, không ghi danh’.
C.- Quyền bầu cử và ứng cử.
1 - Mọi công dân Liên Âu, trọn 18 tuổi và hội đủ điều kiện bầu cử theo luật quốc nội có quyền bầu cử tại đơn vị bầu cử đang cư ngụ. Việc bầu phiếu bắt buộc tại Bỉ, Hy lạp, Lục xâm bảo và Malte. Tại Ý đại lợi, tuy việc bầu phiếu không bắt buộc, nhưng được xem như một ‘bổn phận công dân’.
2 - Mọi công dân Liên Âu hội đủ điều kiện ứng cử trong nước mình đều có quyền ứng cử tại quốc gia mình đang cư ngụ. Tuổi tối thiểu để được ứng cử thay đổi theo từng nước :
- 18 tuổi tại Đức, Đan mạch, Tây ban nha, Phần lan, Hung gia lợi, Hòa lan, Bồ đào nha, Thụy điển, Slovénie, Pháp và Malte ;
- 19 tuổi tại Áo quốc ;
- 21 tuổi tại Bỉ, Ái nhỉ lan, Lục xâm bảo, Anh quốc, Cộng hòa Tiệp, Lituanie, Estonie, Lettonie, Ba lan, Cộng hòa Séc và Bảo gia lợi ;
- 23 tuổi tại Lỗ ma ni, Chypre, Hy lạp và Ý đại lợi.
Tại 6 quốc gia (Đức, Đan mạch, Hy lạp, Hòa lan, Thụy điển và Cộng hòa Séc), chỉ các đảng và các tổ chức đồng hóa mới được đưa người ra ứng cử. Ở các nước khác, mọi người có thể trở thành ứng cử viên nếu hội đủ một số chữ ký cần thiết luật định cử tri. Tại Anh quốc, Hy lạp, Hòa lan, Ái nhỉ lan và Cộng hòa Tiệp, ứng cử viên phải đóng một số tiền ký quỹ.
D.- Sự Phân chia Đơn vị bầu cử.
Mười bảy nước (Áo quốc, Chypre, Đan mạch, Pháp, Phần lan, Tây ban nha, Lituanie, Estonie, Lettonie, Hung gia lợi, Bồ đào nha, Cộng hòa Séc, Lục xâm bảo, Hòa lan, Thụy điển, Malte và Cộng hòa Tiệp) chỉ có một Đơn vị bầu cử trên toàn thể quốc gia. Tại các nước khác được chia thành nhiều Bỉ chia quốc gia thành nhiều Đơn vị bầu cử.
B. Nghị viện Âu châu.
Đây là một nghị viện đa quốc gia lớn nhất thế giới, đại diện 492 triệu người dân Liên hiệp Âu châu, với nhiệm kỳ 5 năm, hoạt động theo phương châm ‘Hợp nhất từ những khác biệt’. Nghị viện Âu châu là định chế duy nhất bao gồm các dân biểu được công dân các nước Liên hiệp Âu châu trực tiếp bầu vào. Tuy nhiên, Nghị viện không hành sử trọn quyền làm luật như Quốc hội tại các quốc gia dân chủ.
Nghị viện Âu châu được tổ chức như sau:
- Chủ tịch trách nhiệm về các mối quan hệ đối ngoại, chủ trì các kỳ họp của Nghị viện...
- Viện Điều hành Hoạt động Nghị viện và các cơ quan trực thuộc, gồm một Viện trưởng, 14 Viện phó và 5 Cố vấn phụ trách công tác điều hành và tài chính liên quan đến các dân biểu.
- Các ủy ban chuyên môn khác nhau nhưng trách nhiệm chung là chuẩn bị nội dung cần thiết cho các buổi họp Nghị viện.
- Ban thư ký có trách nhiệm điều hành công việc Nghị viện, gồm một Tổng thư ký và 3.500 viên chức mà 1/3 trong số đó làm công tác dịch thuật.
Liên hiệp Âu châu hoàn thành luật theo thủ tục như sau:
1. Ủy ban Âu châu (Commission Européenne) giữ vai trò Chánh phủ (Hành pháp) Liên Âu, có nhiệm vụ viết Dự Luật và gởi đến Hội đồng Tổng trưởng.
2. Hội đồng Tổng trưởng thảo luận Dự Luật và tìm sự đồng thuận giữa các Tổng trưởng và, khi đó, Dự Luật được chuyển đến Nghị viện.
3. Nghị viện Âu châu có nhiệm vụ phê chuẩn hay không một đạo luật của Liên hiệp Âu châu.
Bộ luật của Liên hiệp Âu châu có thẩm quyền cao hơn luật quốc gia thành viên.
Tóm lại, Nghị viện Âu châu có các thẩm quyền:
1. Quyền ‘đồng quyết’ với Hội đồng Tổng trưởng, tức một dự luật chỉ được trở thành luật khi cả hai bên cùng đồng thuận thông qua. Nguyên tắc được áp áp dụng trong hầu hết các lãnh vực, trừ chính sách đối ngoại hay nông nghiệp.
2. Quyền kiểm soát ngân sách Liên hiệp Âu châu và, vào tháng 12 hằng năm, Nghị viện biểu quyết ngân sách cho tài khoá năm sau. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Âu châu có trách nhiệm báo cáo các hoạt động tài chính của Ngân hàng cho Nghị viện trong phiên họp khoáng đại.
3. Quyền quản lý ngân sách Liên hiệp Âu châu được chia với Hội đồng Tổng trưởng, giám sát các định chế của Liên hiệp Âu châu cùng xét duyệt các tân ủy viên Âu châu (ngang hàng với các Tổng trưởng trong Ủy ban Âu châu) và có thể bải nhiệm toàn bộ thành viên Ủy ban Âu châu.
Một nghị quyết đáng chú ý.
Ngày 07.05.2009, tại phiên họp khoáng đại tại Strasbourg, đa số các dân biểu Nghị viện Âu châu đã bác bỏ nghị quyết lên án Đức Bênêđictô XVI vì những lời phát biểu của ngài về bao cao su. Với 253 phiếu chống, 199 ủng hộ và 61 phiếu trắng, các vị này đã quyết định không đưa vào trong bản báo cáo thường niên của Nghị viện về Nhân Quyền trên thế giới, một đoạn văn muốn kết án ‘mãnh mẽ‘ những tuyên bố gần đây của Đức Thánh Cha. Đối với các nghị sĩ, những lời tuyên bố này không gây cản trở cho cuộc đấu tranh chống lại bệnh sida.
Lương dân biểu.
Cho đến năm 2009, dân biểu Nghị viện Âu châu được trả lương ngang với mức lương của dân biểu Quốc hội tại nước mà vị đó đại diện. Do đó, lương tháng của một dân biểu đến từ Ý (11 000 euro/tháng) cao gấp 4 lần so với Tây Ban Nha và gấp 14 lần so với thành viên của một số nước Đông Âu (Hung-gia-lợi khoảng 800 euro/tháng, Slovaquie khoảng 900 euro)... Tuy nhiên, những dân biểu có mức lương thấp được nhận thêm một khoản phụ cấp trích từ chi phí điều hành văn phòng (lối 150 ngàn euro/năm) và chi phí công tác bằng phi cơ đều được hoàn trả.
Trong thời gian qua, có những đề nghị thống nhất lương của các dân biểu Âu châu ở mức 8 600 euro/tháng. Nhưng chánh phủ Đức không đồng ý vì mức lương đó sẽ gây thêm chi tiêu ngân sách Liên hiệp Âu châu.
Trong nhiệm kỳ 2014–2019 sắp mãn, một dân biểu Âu châu nhận lương tháng là 8.484 euros, tức còn 6.611 euros sau khi trừ đóng bảo hiểm và phải trả thuế lợi tức tùy quốc gia họ là công dân.
Ngoài ra, dân biểu nhận được bồi hoàn chi phí văn phòng 4.342 euros/tháng gồm chi phí điện nước, điện toán và di chuyển. Số tiền bồi hoàn này sẽ bị giảm bớt 50%, nếu vị này vắng mặt không lý di phân nửa các phiên họp. Như vậy, một dân biểu đúng nghĩa nhận được 12.826 euros/tháng.
Ngoài ra, những chi phí di chuyển còn được bồi hoàn khi có chứng từ các hoạt động ngoài chính quốc đến mức 4.264 euros/năm. Cuối cùng, khi dự các phiên họp các cơ quan của Nghị viện, dân biểu được lãnh 306 euros/ngày.
Thêm vào đó, các vị còn được nhận thêm 24.526 euros/tháng để có thể tuyển dụng thêm tối đa là ba phụ tá dân biểu (assistants parlementaires). Đây chính là điều dẫn đến các cuộc điều tra về những việc làm ảo.
Nghị viện Âu châu có hai trụ sở đặt tại Espace Léopold/Leopoldwijk ở Brussels (Bỉ) và tại tòa nhà Louise Weiss Strasbourg (Pháp) cùng bộ phận hành chính ở Luxembourg. Trong một tháng, các dân biểu làm việc ba tuần tại Brussels với hầu hết các cuộc họp của ủy ban và các nhóm chính trị. Tuần còn lại, các vị này họp khoáng đại ở Strasbourg.
III. HIỆN TÌNH LIÊN HIỆP ÂU CHÂU.
A. Khóa Tám Nghị viện xuất nhiệm với đa số 216 dân biểu, gồm Chủ tịch Antonio Tajani, thuộc Nhóm Ðảng Nhân dân Âu châu (Groupe du Parti populaire européen, PPE), phái hữu và trung hữu, khuynh hướng Dân chủ Thiên Chúa giáo và Tự do Bảo thủ, thành lập ngày 08.07.1976 hiện diện tại hầu hết các nước trên lục địa.
=> Lưu ý : ngày nay, từ ‘Thiên Chúa giáo’ còn nên gắn liền với các chính đảng mà các đảng viên ủng hộ việc phá thai và sẽ tiến tới sự thừa nhận sự tiêu diệt đời sống như một quyền căn bản ? Họ dùng danh ‘Thiên Chúa giáo’ để noi theo Tin Mừng Ðức Kitô trong hành động chính trị hay để câu phiếu ?
B. Ngày 15.05.2019, Bà Angela Merkel, Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Ðức, khi trả lời phỏng vấn báo Süddeutsche Zeitung (Ðức), thừa nhận có ‘mối quan hệ mâu thuẫn’ với ông Emmanuel Macron, Tổng thống Cộng hòa Pháp. Nguyên nhân do giữa hai chánh trị gia hàng đầu Liên Âu có ‘sự khác biệt về tâm lý’ và ‘sự khác biệt về vai trò của mình’.
Hồi tưởng về quá khứ, với Tổng thống N. Sarkozy, quan hệ tốt đẹp với bà Merkel, nên chỉ có một nhiệm kỳ do ông F. Hollande hứa chống lại bà. Nhưng khi thắng cử, ông đã đồng ý hầu hết với bà Merkel để, cuối cùng, từ chối ra ứng cử nhiệm kỳ hai. Ngày nay, đến phiên bà Merkel, ngày qua ngày, sắp gần ngày rời chức vụ Thủ tướng.
C. Cả hai nhà nước Pháp và Ðức đều dùng tiền đóng thuế của người dân dể viện trợ cho Việt Nam thành lập một nhà nước pháp trị và chống khủng bố. Chánh phủ Angela Merkel 3 và 4 khá thắm thiết với người xin tị nạn lắm tiền lẫn tội Trịnh Xuân Thanh.
Ngày 04.08.2017, Tổng trưởng Ngoại giao Cộng hòa Liên bang Đức Sigmar Gabriel, khi họp báo, đã tuyên bố Đức đang cân nhắc các biện pháp đáp trả nhà nước Việt vì Hà Nội đã bắt cóc ông Thanh tại Berlin, là điều không dung thứ và không thể dung thứ việc đó.
Trước đó, ngày 31.07.2017, Bộ Công an cho biết nghi can Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú tại ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra. Ngày 03.08.2017, Đài truyền hình Việt Nam đã phát đoạn phim ghi cảnh ông Thanh nói về việc đầu thú của mình tại Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an.
Ngày 22.09.2017, ông Sigmar Gabriel tái xác nhận : « không thể chấp nhận hành động coi thường pháp luật Đức và quốc tế khi Việt Nam cho mật vụ bắt cóc ông Thanh. Chúng tôi không chấp nhận điều này. Họ chưa có một lời xin lỗi, và cũng không cam kết, trong tương lai, sẽ không có hành động tương tự. Họ không cam kết là sẽ xử lý những người có trách nhiệm về vụ bắt cóc này. Về ông Thanh, một trong những điều kiện Đức đòi hỏi Việt Nam là phải xét xử ông này theo những chuẩn mực của một nhà nước pháp quyền và cho những quan sát viên quốc tế đến Việt Nam theo dõi. Do đó, hôm qua, chúng tôi đã mời Đại sứ Việt Nam tại Đức tới Bộ Ngoại giao để thông báo về việc đình chỉ đối tác chiến lược ».
Ngày 24.04.2018, Tòa Thượng thẩm Berlin mở phiên xử ông Nguyễn Hải Long bị cáo buộc hai tội hoạt động gián điệp cho ngoại quốc trên lãnh thổ Đức và tội hỗ trợ cho vụ bắt cóc nghiêm trọng Trịnh Xuân Thanh. Ngày 25.07.2018, Tòa kết án ông Long 3 năm 10 tháng tù ở. Ngày 31.07.2018, bị cáo đã đệ đơn kháng án.
Dĩ nhiên, dù ông Thanh có bị bắt cóc hay tự ý về với Việt Nam đều phải nhờ ‘sự tiếp tay’ qua nhiều cơ quan an ninh và cảnh sát nhiều quốc gia thành viên Liên Âu. Tình nghĩa các nước này với Ðức chỉ có thế thôi. Do đó, câu chuyện ‘Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc’ đã ‘chìm xuồng’ ?
Ngày 20.02.2019, Tổng trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas đã tiếp chuyện với Ngoại trưởng Phạm Bình Minh bằng nói nhỏ về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và việc tái lập đối tác chiến lược. Ngày 25.03.2019, Tổng trưởng Kinh tế và Năng lượng Ðức Peter Almaier đã thì thầm với Nguyễn Xuân Phúc về vấn đề nhân quyền và vụ bắt cóc ông Thanh, là những chuyêän mà ông Phúc quá biết. Báo chí quốc doanh cũng không nhắc đến những tin tức này vì ai cũng biết kinh tế Ðức đang gặp khó khăn tiêu xài trong nước đang đi tìm thị trường tiêu thụ ngoại quốc.
Không là ‘thâày bói’, nhưng chúng ta vẫn có thể tiên đoán Hiệp định Tự do Thương mại Liên Âu-Việt Nam (EVFTA) sẽ được Liên Âu ký, sau khi các dân biểu khóa 9 Nghị viện nhận ghế sẽ thông qua thương ước này, bất kể tình trạng nhân quyền tại Việt Nam ngày càng thêm trầm trọng.
D. Ngày 19.05.2019, Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh cáo các phong trào dân túy muốn phá hủy các giá trị căn bản Âu châu như chống tham nhũng và bảo vệ các nhóm thiểu số, như tại Aùo mà Phó Thủ tướng Heinz-Christian Strache, đảng Tự do mà bà gắn cho nhản hiệu ‘cực hữu’ vừa từ chức hôm 18.05.2019 do bê bối bị quay video đang đề nghị trao các hợp đồng nhà nước để đổi lấy sự ủng hộ chính trị. Bà nói trong khi vận động cho bầu cử Nghị viện : « Chúng ta phải đối phó với các phong trào dân túy mà ở nhiều nơi tỏ ra khinh miệt những giá trị này, họ muốn phá hủy một Âu châu của những giá trị của chúng ta. Chúng ta phải nhất quyết chống lại điều này ».
Ðâu là Sự Thật ? Giá trị của Âu châu có nguồn gốc Thiên Chúa giáo. Chỉ cần trở về nguồn gốc đó để hành động chính trị như Ðức Thánh Cha Phaxicô đã thỉnh cầu qua ‘Sứ điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới ngày 01.01.2019 với chủ đề ‘Chính trị tốt phục vụ Hòa bình’ tại http://vietcatholic.net/News/Home/Article/248329 . Nếu các lãnh đạo Liên Âu, đặc biệt Ðức và Pháp cai trị nước đáp ứng với nguyện vọng Công Ích và Công bình Xã hội của đa số người dân thì họ sẽ hết lòng tín nhiệm Quý Vị. Quý Vị cần gì phải lên án điều xấu của họ chỉ cần nhìn xem Ðảng phái mình có những kẻ như vậy không ? Cọng rác trong mắt người khác mình thấy rõ, nhưng cái sàn nhà trong mắt mình mà mình không biết.
Hà Minh Thảo
Thi hành Nghị quyết số 2019-188 do Nghị viện Âu châu (Parlement européen, tiếng Pháp, và European Parliament, tiếng Anh) chấp thuận ngày 13.03.2019, các cuộc tuyển cử Dân biểu đại diện cho 28 quốc gia thành viên Liên hiệp Âu châu (viết tắt : Liên Âu) tại Nghị viện Âu châu nhiệm kỳ 2019-2024 sẽ được tổ chức một hôm trong thời gian từ ngày 23 đến 26.05.2019. 375,5 triệu cử tri 28 quốc gia thành viên Liên Âu sẽ tham gia bầu 736 dân biểu.
I.- QUYỀN LẬP PHÁP LIÊN HIỆP ÂU CHÂU.
Quyền này được trao cho hai cơ quan :
A. Hội đồng Tổng trưởng (hay Hội đồng Liên Âu, Conseil de l'Union européenne) bao gồm 28 Tổng trưởng các quốc gia thành viên, theo từng lãnh vực chuyên biệt. Nhưng, số lượng các Tổng trưởng có thể tăng lên khi Hội đồng thảo luận các vấn đề liên quan đến nhiều Bộ.
Chủ tịch Hội đồng Tổng trưởng được trao luân phiên giữa các quốc gia thành viên 6 tháng một lần, khi nước đó giữ vai trò Chủ tịch Liên Âu. Vị Tổng trưởng được bầu phải lập chương trình nghị sự cho Hội đồng.
B. Nghị viện Âu châu. Đây là một nghị viện đa quốc gia lớn nhất thế giới, đại diện 492 triệu người dân Liên Âu, với nhiệm kỳ 5 năm, hoạt động theo phương châm ‘Hợp nhất từ những khác biệt’. Nghị viện Âu châu là định chế duy nhất bao gồm các dân biểu được công dân các nước Liên Âu trực tiếp bầu vào. Tuy nhiên, Nghị viện không hành sử trọn quyền làm luật như Quốc hội tại các quốc gia dân chủ.
Năm 1976, Hội đồng Âu châu (Conseil européen) quyết định từ năm 1979, Nghị viện Âu châu sẽ được tuyển chọn mỗi 5 năm theo lối phổ thông, trực tiếp và tỷ lệ đầu phiếu. Tuy được bầu cử dân chủ, nhưng Nghị viện không có quyền đề nghị Luật, đặc quyền này nằm trong tay Ủy ban Âu châu (Commission européenne). Nghị viện Âu châu cũng không có nhiều quyền về Chánh trị đối ngoại và An ninh chung. Viện chỉ có quyền kiểm soát các khoản chi, nhưng vô quyền đối với các khoản thu Ngân sách Âu châu.
Nghị viện Âu châu được tổ chức như sau :
- Chủ tịch trách nhiệm về các mối quan hệ đối ngoại, chủ trì các kỳ họp của Nghị viện...
- Viện Điều hành Hoạt động Nghị viện và các cơ quan trực thuộc, gồm một Viện trưởng, 14 Viện phó và 5 Cố vấn phụ trách công tác điều hành và tài chính liên quan đến các dân biểu.
- Các ủy ban chuyên môn khác nhau nhưng trách nhiệm chung là chuẩn bị nội dung cần thiết cho các buổi họp Nghị viện.
- Ban thư ký có trách nhiệm điều hành công việc Nghị viện, gồm một Tổng thư ký và 3.500 viên chức mà 1/3 trong số đó làm công tác dịch thuật.
- Liên Âu hoàn thành luật theo thủ tục như sau :
1. Ủy ban Âu châu (Commission Européenne) giữ vai trò Chính phủ (Hành pháp) Liên Âu, có nhiệm viết Dự Luật và gởi đến Hội đồng Tổng trưởng.
2. Hội đồng Tổng trưởng thảo luận Dự luật và tìm sự đồng thuận giữa các Tổng trưởng và, khi đó, Dự luật được chuyển đến Nghị viện.
3. Nghị viện Âu châu có nhiệm vụ phê chuẩn hay không một đạo luật của Liên Âu. Bộ luật Liên Âu có thẩm quyền cao hơn luật quốc gia thành viên. Tóm lại, Nghị viện Âu châu có các thẩm quyền :
a/ Quyền ‘đồng quyết’ (codésion) với Hội đồng Tổng trưởng, tức một dự luật chỉ được trở thành luật khi cả hai bên cùng đồng thuận thông qua. Nguyên tắc được áp áp dụng trong hầu hết các lãnh vực, trừ chính sách đối ngoại hay nông nghiệp.
b/ Quyền kiểm soát ngân sách Liên Âu và, vào tháng 12 hàng năm, Nghị viện biểu quyết ngân sách cho tài khoá năm sau. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Âu châu có trách nhiệm báo cáo các hoạt động tài chính của Ngân hàng cho Nghị viện trong phiên họp khoáng đại.
c/ Quyền quản lý ngân sách Liên Âu được chia với Hội đồng Tổng trưởng, giám sát các định chế Liên Âu cùng xét duyệt các tân ủy viên Âu châu (ngang hàng với các Tổng trưởng trong Ủy ban Âu châu) và có thể bải nhiệm toàn bộ thành viên Ủy ban Âu châu.
II. BẦU CỬ DÂN BIỂU ÂU CHÂU NĂM 2019.
A.- Tổng số Dân biểu :
Hiệp định Lisbonne đặt những qui định mới cho tổng số (tối đa là 750 và vị Chủ tịch) tại Nghị viện và số dân biểu mỗi quốc gia thành viên gởi đến Nghị viện Âu châu theo dân số (tối đa : 96 ; tối thiểu : 6). Qui định này có hiệu lực từ kỳ tuyển cử năm nay 2019. Tổng số dân biểu phải bầu năm nay là 751.
B.- Số dân biểu phải cử tại mỗi quốc gia.
Số dân biểu đại diện cho mỗi quốc gia được ấn định theo dân số như sau : Đức (96) ; Pháp (74) ; Ý đại lợi và Anh quốc (73) ; Tây ban nha (54) ; Ba lan (51) ; Lỗ ma ni (32) ; Hòa lan (26) ; Bỉ, Hy lạp, Hung gia lợi, Bồ đào nha và Cộng-hòa Séc (Tchèque) (21) ; Thụy điển (20) ; Áo quốc (18) ; Bảo gia lợi (17) ; Đan mạch, Phần lan và Cộng hòa Tiệp (Slovaquie) (13) ; Lituanie, Croatie và Ái nhỉ lan (11) ; Lettonie và Slovénie (8) ; Chypre, Lục xâm bảo, Estonie và Malte (6).
Sau khi Anh quốc rời Liên Âu, 27 ghế nước này được chia cho các nước thành viên khác và 46 ghế khác được dành lại cho các nước sẽ gia nhập Liên Âu sau.
Tại các quốc gia nhỏ (Lục xâm bảo, Malte), một dân biểu đại diện khoảng 80.000 dân cư. Tại các quốc gia ‘trung bình’, một dân biểu đại diện lối 500.000 dân cư. Tại các quốc gia lớn (Đức, Pháp, Ý đại lợi, Anh quốc, Tây ban nha), số dân cư này tăng đến 800 000.
Hiện nay, hầu hết 751 Dân biểu Liên Âu đều ghi danh tham gia 8 Nhóm chính trị. Sự hình thành các Nhóm ít có sự thay đổi trong các khóa lập pháùp trước. Ngày 16.06.2015, một Nhóm mới ENL (Europe des nations et des liberté, Âu châu các quốc gia và các Tự do), được xếp vào cánh hữu.
Ðể thành lập một Nhóm chính trị tại Nghị viện, Nhóm phải kết họïp được ít nhất 25 dân biểu đến từ 7 quốc gia thành viên Liên Âu. Hiêän còn 22 dân biểu vẫn còn mang danh xưng ‘non inscrits, không ghi danh’.
C.- Quyền bầu cử và ứng cử.
1 - Mọi công dân Liên Âu, trọn 18 tuổi và hội đủ điều kiện bầu cử theo luật quốc nội có quyền bầu cử tại đơn vị bầu cử đang cư ngụ. Việc bầu phiếu bắt buộc tại Bỉ, Hy lạp, Lục xâm bảo và Malte. Tại Ý đại lợi, tuy việc bầu phiếu không bắt buộc, nhưng được xem như một ‘bổn phận công dân’.
2 - Mọi công dân Liên Âu hội đủ điều kiện ứng cử trong nước mình đều có quyền ứng cử tại quốc gia mình đang cư ngụ. Tuổi tối thiểu để được ứng cử thay đổi theo từng nước :
- 18 tuổi tại Đức, Đan mạch, Tây ban nha, Phần lan, Hung gia lợi, Hòa lan, Bồ đào nha, Thụy điển, Slovénie, Pháp và Malte ;
- 19 tuổi tại Áo quốc ;
- 21 tuổi tại Bỉ, Ái nhỉ lan, Lục xâm bảo, Anh quốc, Cộng hòa Tiệp, Lituanie, Estonie, Lettonie, Ba lan, Cộng hòa Séc và Bảo gia lợi ;
- 23 tuổi tại Lỗ ma ni, Chypre, Hy lạp và Ý đại lợi.
Tại 6 quốc gia (Đức, Đan mạch, Hy lạp, Hòa lan, Thụy điển và Cộng hòa Séc), chỉ các đảng và các tổ chức đồng hóa mới được đưa người ra ứng cử. Ở các nước khác, mọi người có thể trở thành ứng cử viên nếu hội đủ một số chữ ký cần thiết luật định cử tri. Tại Anh quốc, Hy lạp, Hòa lan, Ái nhỉ lan và Cộng hòa Tiệp, ứng cử viên phải đóng một số tiền ký quỹ.
D.- Sự Phân chia Đơn vị bầu cử.
Mười bảy nước (Áo quốc, Chypre, Đan mạch, Pháp, Phần lan, Tây ban nha, Lituanie, Estonie, Lettonie, Hung gia lợi, Bồ đào nha, Cộng hòa Séc, Lục xâm bảo, Hòa lan, Thụy điển, Malte và Cộng hòa Tiệp) chỉ có một Đơn vị bầu cử trên toàn thể quốc gia. Tại các nước khác được chia thành nhiều Bỉ chia quốc gia thành nhiều Đơn vị bầu cử.
B. Nghị viện Âu châu.
Đây là một nghị viện đa quốc gia lớn nhất thế giới, đại diện 492 triệu người dân Liên hiệp Âu châu, với nhiệm kỳ 5 năm, hoạt động theo phương châm ‘Hợp nhất từ những khác biệt’. Nghị viện Âu châu là định chế duy nhất bao gồm các dân biểu được công dân các nước Liên hiệp Âu châu trực tiếp bầu vào. Tuy nhiên, Nghị viện không hành sử trọn quyền làm luật như Quốc hội tại các quốc gia dân chủ.
Nghị viện Âu châu được tổ chức như sau:
- Chủ tịch trách nhiệm về các mối quan hệ đối ngoại, chủ trì các kỳ họp của Nghị viện...
- Viện Điều hành Hoạt động Nghị viện và các cơ quan trực thuộc, gồm một Viện trưởng, 14 Viện phó và 5 Cố vấn phụ trách công tác điều hành và tài chính liên quan đến các dân biểu.
- Các ủy ban chuyên môn khác nhau nhưng trách nhiệm chung là chuẩn bị nội dung cần thiết cho các buổi họp Nghị viện.
- Ban thư ký có trách nhiệm điều hành công việc Nghị viện, gồm một Tổng thư ký và 3.500 viên chức mà 1/3 trong số đó làm công tác dịch thuật.
Liên hiệp Âu châu hoàn thành luật theo thủ tục như sau:
1. Ủy ban Âu châu (Commission Européenne) giữ vai trò Chánh phủ (Hành pháp) Liên Âu, có nhiệm vụ viết Dự Luật và gởi đến Hội đồng Tổng trưởng.
2. Hội đồng Tổng trưởng thảo luận Dự Luật và tìm sự đồng thuận giữa các Tổng trưởng và, khi đó, Dự Luật được chuyển đến Nghị viện.
3. Nghị viện Âu châu có nhiệm vụ phê chuẩn hay không một đạo luật của Liên hiệp Âu châu.
Bộ luật của Liên hiệp Âu châu có thẩm quyền cao hơn luật quốc gia thành viên.
Tóm lại, Nghị viện Âu châu có các thẩm quyền:
1. Quyền ‘đồng quyết’ với Hội đồng Tổng trưởng, tức một dự luật chỉ được trở thành luật khi cả hai bên cùng đồng thuận thông qua. Nguyên tắc được áp áp dụng trong hầu hết các lãnh vực, trừ chính sách đối ngoại hay nông nghiệp.
2. Quyền kiểm soát ngân sách Liên hiệp Âu châu và, vào tháng 12 hằng năm, Nghị viện biểu quyết ngân sách cho tài khoá năm sau. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Âu châu có trách nhiệm báo cáo các hoạt động tài chính của Ngân hàng cho Nghị viện trong phiên họp khoáng đại.
3. Quyền quản lý ngân sách Liên hiệp Âu châu được chia với Hội đồng Tổng trưởng, giám sát các định chế của Liên hiệp Âu châu cùng xét duyệt các tân ủy viên Âu châu (ngang hàng với các Tổng trưởng trong Ủy ban Âu châu) và có thể bải nhiệm toàn bộ thành viên Ủy ban Âu châu.
Một nghị quyết đáng chú ý.
Ngày 07.05.2009, tại phiên họp khoáng đại tại Strasbourg, đa số các dân biểu Nghị viện Âu châu đã bác bỏ nghị quyết lên án Đức Bênêđictô XVI vì những lời phát biểu của ngài về bao cao su. Với 253 phiếu chống, 199 ủng hộ và 61 phiếu trắng, các vị này đã quyết định không đưa vào trong bản báo cáo thường niên của Nghị viện về Nhân Quyền trên thế giới, một đoạn văn muốn kết án ‘mãnh mẽ‘ những tuyên bố gần đây của Đức Thánh Cha. Đối với các nghị sĩ, những lời tuyên bố này không gây cản trở cho cuộc đấu tranh chống lại bệnh sida.
Lương dân biểu.
Cho đến năm 2009, dân biểu Nghị viện Âu châu được trả lương ngang với mức lương của dân biểu Quốc hội tại nước mà vị đó đại diện. Do đó, lương tháng của một dân biểu đến từ Ý (11 000 euro/tháng) cao gấp 4 lần so với Tây Ban Nha và gấp 14 lần so với thành viên của một số nước Đông Âu (Hung-gia-lợi khoảng 800 euro/tháng, Slovaquie khoảng 900 euro)... Tuy nhiên, những dân biểu có mức lương thấp được nhận thêm một khoản phụ cấp trích từ chi phí điều hành văn phòng (lối 150 ngàn euro/năm) và chi phí công tác bằng phi cơ đều được hoàn trả.
Trong thời gian qua, có những đề nghị thống nhất lương của các dân biểu Âu châu ở mức 8 600 euro/tháng. Nhưng chánh phủ Đức không đồng ý vì mức lương đó sẽ gây thêm chi tiêu ngân sách Liên hiệp Âu châu.
Trong nhiệm kỳ 2014–2019 sắp mãn, một dân biểu Âu châu nhận lương tháng là 8.484 euros, tức còn 6.611 euros sau khi trừ đóng bảo hiểm và phải trả thuế lợi tức tùy quốc gia họ là công dân.
Ngoài ra, dân biểu nhận được bồi hoàn chi phí văn phòng 4.342 euros/tháng gồm chi phí điện nước, điện toán và di chuyển. Số tiền bồi hoàn này sẽ bị giảm bớt 50%, nếu vị này vắng mặt không lý di phân nửa các phiên họp. Như vậy, một dân biểu đúng nghĩa nhận được 12.826 euros/tháng.
Ngoài ra, những chi phí di chuyển còn được bồi hoàn khi có chứng từ các hoạt động ngoài chính quốc đến mức 4.264 euros/năm. Cuối cùng, khi dự các phiên họp các cơ quan của Nghị viện, dân biểu được lãnh 306 euros/ngày.
Thêm vào đó, các vị còn được nhận thêm 24.526 euros/tháng để có thể tuyển dụng thêm tối đa là ba phụ tá dân biểu (assistants parlementaires). Đây chính là điều dẫn đến các cuộc điều tra về những việc làm ảo.
Nghị viện Âu châu có hai trụ sở đặt tại Espace Léopold/Leopoldwijk ở Brussels (Bỉ) và tại tòa nhà Louise Weiss Strasbourg (Pháp) cùng bộ phận hành chính ở Luxembourg. Trong một tháng, các dân biểu làm việc ba tuần tại Brussels với hầu hết các cuộc họp của ủy ban và các nhóm chính trị. Tuần còn lại, các vị này họp khoáng đại ở Strasbourg.
III. HIỆN TÌNH LIÊN HIỆP ÂU CHÂU.
A. Khóa Tám Nghị viện xuất nhiệm với đa số 216 dân biểu, gồm Chủ tịch Antonio Tajani, thuộc Nhóm Ðảng Nhân dân Âu châu (Groupe du Parti populaire européen, PPE), phái hữu và trung hữu, khuynh hướng Dân chủ Thiên Chúa giáo và Tự do Bảo thủ, thành lập ngày 08.07.1976 hiện diện tại hầu hết các nước trên lục địa.
=> Lưu ý : ngày nay, từ ‘Thiên Chúa giáo’ còn nên gắn liền với các chính đảng mà các đảng viên ủng hộ việc phá thai và sẽ tiến tới sự thừa nhận sự tiêu diệt đời sống như một quyền căn bản ? Họ dùng danh ‘Thiên Chúa giáo’ để noi theo Tin Mừng Ðức Kitô trong hành động chính trị hay để câu phiếu ?
B. Ngày 15.05.2019, Bà Angela Merkel, Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Ðức, khi trả lời phỏng vấn báo Süddeutsche Zeitung (Ðức), thừa nhận có ‘mối quan hệ mâu thuẫn’ với ông Emmanuel Macron, Tổng thống Cộng hòa Pháp. Nguyên nhân do giữa hai chánh trị gia hàng đầu Liên Âu có ‘sự khác biệt về tâm lý’ và ‘sự khác biệt về vai trò của mình’.
Hồi tưởng về quá khứ, với Tổng thống N. Sarkozy, quan hệ tốt đẹp với bà Merkel, nên chỉ có một nhiệm kỳ do ông F. Hollande hứa chống lại bà. Nhưng khi thắng cử, ông đã đồng ý hầu hết với bà Merkel để, cuối cùng, từ chối ra ứng cử nhiệm kỳ hai. Ngày nay, đến phiên bà Merkel, ngày qua ngày, sắp gần ngày rời chức vụ Thủ tướng.
C. Cả hai nhà nước Pháp và Ðức đều dùng tiền đóng thuế của người dân dể viện trợ cho Việt Nam thành lập một nhà nước pháp trị và chống khủng bố. Chánh phủ Angela Merkel 3 và 4 khá thắm thiết với người xin tị nạn lắm tiền lẫn tội Trịnh Xuân Thanh.
Ngày 04.08.2017, Tổng trưởng Ngoại giao Cộng hòa Liên bang Đức Sigmar Gabriel, khi họp báo, đã tuyên bố Đức đang cân nhắc các biện pháp đáp trả nhà nước Việt vì Hà Nội đã bắt cóc ông Thanh tại Berlin, là điều không dung thứ và không thể dung thứ việc đó.
Trước đó, ngày 31.07.2017, Bộ Công an cho biết nghi can Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú tại ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra. Ngày 03.08.2017, Đài truyền hình Việt Nam đã phát đoạn phim ghi cảnh ông Thanh nói về việc đầu thú của mình tại Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an.
Ngày 22.09.2017, ông Sigmar Gabriel tái xác nhận : « không thể chấp nhận hành động coi thường pháp luật Đức và quốc tế khi Việt Nam cho mật vụ bắt cóc ông Thanh. Chúng tôi không chấp nhận điều này. Họ chưa có một lời xin lỗi, và cũng không cam kết, trong tương lai, sẽ không có hành động tương tự. Họ không cam kết là sẽ xử lý những người có trách nhiệm về vụ bắt cóc này. Về ông Thanh, một trong những điều kiện Đức đòi hỏi Việt Nam là phải xét xử ông này theo những chuẩn mực của một nhà nước pháp quyền và cho những quan sát viên quốc tế đến Việt Nam theo dõi. Do đó, hôm qua, chúng tôi đã mời Đại sứ Việt Nam tại Đức tới Bộ Ngoại giao để thông báo về việc đình chỉ đối tác chiến lược ».
Ngày 24.04.2018, Tòa Thượng thẩm Berlin mở phiên xử ông Nguyễn Hải Long bị cáo buộc hai tội hoạt động gián điệp cho ngoại quốc trên lãnh thổ Đức và tội hỗ trợ cho vụ bắt cóc nghiêm trọng Trịnh Xuân Thanh. Ngày 25.07.2018, Tòa kết án ông Long 3 năm 10 tháng tù ở. Ngày 31.07.2018, bị cáo đã đệ đơn kháng án.
Dĩ nhiên, dù ông Thanh có bị bắt cóc hay tự ý về với Việt Nam đều phải nhờ ‘sự tiếp tay’ qua nhiều cơ quan an ninh và cảnh sát nhiều quốc gia thành viên Liên Âu. Tình nghĩa các nước này với Ðức chỉ có thế thôi. Do đó, câu chuyện ‘Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc’ đã ‘chìm xuồng’ ?
Ngày 20.02.2019, Tổng trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas đã tiếp chuyện với Ngoại trưởng Phạm Bình Minh bằng nói nhỏ về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và việc tái lập đối tác chiến lược. Ngày 25.03.2019, Tổng trưởng Kinh tế và Năng lượng Ðức Peter Almaier đã thì thầm với Nguyễn Xuân Phúc về vấn đề nhân quyền và vụ bắt cóc ông Thanh, là những chuyêän mà ông Phúc quá biết. Báo chí quốc doanh cũng không nhắc đến những tin tức này vì ai cũng biết kinh tế Ðức đang gặp khó khăn tiêu xài trong nước đang đi tìm thị trường tiêu thụ ngoại quốc.
Không là ‘thâày bói’, nhưng chúng ta vẫn có thể tiên đoán Hiệp định Tự do Thương mại Liên Âu-Việt Nam (EVFTA) sẽ được Liên Âu ký, sau khi các dân biểu khóa 9 Nghị viện nhận ghế sẽ thông qua thương ước này, bất kể tình trạng nhân quyền tại Việt Nam ngày càng thêm trầm trọng.
D. Ngày 19.05.2019, Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh cáo các phong trào dân túy muốn phá hủy các giá trị căn bản Âu châu như chống tham nhũng và bảo vệ các nhóm thiểu số, như tại Aùo mà Phó Thủ tướng Heinz-Christian Strache, đảng Tự do mà bà gắn cho nhản hiệu ‘cực hữu’ vừa từ chức hôm 18.05.2019 do bê bối bị quay video đang đề nghị trao các hợp đồng nhà nước để đổi lấy sự ủng hộ chính trị. Bà nói trong khi vận động cho bầu cử Nghị viện : « Chúng ta phải đối phó với các phong trào dân túy mà ở nhiều nơi tỏ ra khinh miệt những giá trị này, họ muốn phá hủy một Âu châu của những giá trị của chúng ta. Chúng ta phải nhất quyết chống lại điều này ».
Ðâu là Sự Thật ? Giá trị của Âu châu có nguồn gốc Thiên Chúa giáo. Chỉ cần trở về nguồn gốc đó để hành động chính trị như Ðức Thánh Cha Phaxicô đã thỉnh cầu qua ‘Sứ điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới ngày 01.01.2019 với chủ đề ‘Chính trị tốt phục vụ Hòa bình’ tại http://vietcatholic.net/News/Home/Article/248329 . Nếu các lãnh đạo Liên Âu, đặc biệt Ðức và Pháp cai trị nước đáp ứng với nguyện vọng Công Ích và Công bình Xã hội của đa số người dân thì họ sẽ hết lòng tín nhiệm Quý Vị. Quý Vị cần gì phải lên án điều xấu của họ chỉ cần nhìn xem Ðảng phái mình có những kẻ như vậy không ? Cọng rác trong mắt người khác mình thấy rõ, nhưng cái sàn nhà trong mắt mình mà mình không biết.
Hà Minh Thảo