SUBPRIMES VÀ LIÊN HIỆP ÂU CHÂU (4)
III. PHIÊN HỌP NGÀY 18.02.2009.
Mặc dù, Pháp quốc đang trong thời kỳ khủng hoảng về mọi phương diện, nhưng tiến trình dân chủ vẫn được hầu hết mọi người tôn trọng… Các cuộc đối thoại giữa Chính phủ và các nghiệp đoàn công nhân và chủ nhân vẫn tiếp diễn trong tinh thần trách nhiệm, trước quốc dân đồng bào, dù cuộc đình công và biểu tình ngày 19.03.2009 đang chuẩn bị.
Tổng thống Nicolas Sarkozy và Chính phủ của Thủ tướng François Fillon biết áp lực người Pháp, sau ngày 29.01.2009, rồi từ ngày 05.02.2009, đã gia tăng trong thời gian qua. Theo một cuộc thăm dò BVA-Les Echos, có đến 61% người được hỏi ý kiến cho rằng: các biện pháp do chính phủ đề xuất cho đến nay không thích hợp.
Đáp ứng lời mời gọi của Tổng thống Nicolas Sarkozy, lãnh đạo các nghiệp đoàn công nhân và chủ nhân đã đến tham dự buổi họp tổ chức tại Điện Elysée (phủ Tổng thống) chiều ngày 18.02.2009, với thẩm quyền Hành pháp (Tổng thống và Chính phủ gồm Thủ tướng với các Tổng, Bộ trưởng liên hệ).
[Chúng tôi dùng chữ ‘nghiệp đoàn’ mà không viết ‘công đoàn’ là danh từ chỉ ngụ ý ‘nghiệp đoàn công nhân’ trong khi trong luật của Pháp thì một nghiệp đoàn (syndicat) có thể là nghiệp đoàn công nhân (syndicat de salariés) hay nghiệp đoàn chủ nhân (syndicat d'employeurs) theo điều L411-1 và những điều kế tiếp Luật Lao động Pháp hiện hành. Những từ này đã có ở Việt-Nam Cộng Hòa trước ngày 30.04.1975. Sau đó, vì không còn chủ, nên chỉ còn công nhân và công đoàn.]
Phiên họp đã diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế xã hội tại Pháp suy thoái trầm trọng và nhiều lãnh thổ hải ngoại của Pháp bị tê liệt do tranh đấu xã hội biến thành bạo động. Đa số thầm lặng e ngại cuộc khủng hoảng không kiểm soát được, có thể biến thành bạo loạn xã hội và bất tín nhiệm chính trị.
Cuối cùng, kết quả, trước đòi hỏi của các nghiệp đoàn công nhân, là 2,6 tỷ đã được giới Hành pháp hứa để giúp những gia đình khó khăn bằng cách giảm thuế, tăng tiền trợ cấp cho người thất nghiệp, tăng phụ cấp gia đình... Một chuyển hướng mới trong chính sách của ông Sarkozy, vì cho tới hôm 29.01.2009, để chống lại khủng hoảng kinh tế, ưu tiên nhằm vào đầu tư và đại công tác. «Tôi đã lắng nghe và thực hiện lời hứa đối với các nghiệp đoàn lao động.», ông đã nói như thế trong cuộc phỏng vấn truyền hình tối hôm 05.02.2009. Các biện pháp đó là:
A. Đối với người thất nghiệp.
1. Cho người bị thất nghiệp kỹ thuật (hay bán phần, tiền bồi thường từ 60% được tăng lên 75% trên lương nguyên (salaire brut), tức chưa trích đóng các quỹ An ninh Xã hội. Các nghiệp đoàn công nhân đòi 80% đến 90% trên lương ròng (salaire net) đã trích đóng các quỹ ANXH (hơn 20% lương nguyên) cho giới làm công*. Cadre (nhân viên cấp chỉ huy) thì phải đóng ANXH với số bách phân nhiều hơn.
[* giới làm công có thể là employé (e), làm việc ở văn phòng, hay ouvrier (ère), làm việc ở xưởng máy, trong 35 tiếng đồng hồ/tuần tức 151,67 giờ/tháng ghi trên bản lương (số giờ/tháng này được tính từ 35 x 52 (tuần trong năm) chia cho 12 tháng). Nếu làm thêm giờ, họ được trả lương phụ trội (heures supplémentaires) tăng 25% lương giờ thường từ giờ thứ 36 đến 43 và tăng 50% lương giờ thường từ giờ thứ 43 trở đi.
Cadre (nhân viên cấp chỉ huy) thì thường phải làm nhiều hơn 35 tiếng đồng hồ/tuần hay, nói một cách khác, phải làm cho hết việc.
Ở nước ta (Việt-Nam), cách đây hơn nửa thế kỷ, người ta gọi là thợ và thầy. Sau ngày 30.04.1975, thì cadre là cán bộ, employé (e) công nhân viên và ouvrier (ère) là thợ.]
Các nghiệp đoàn đòi 80% đến 90% trên lương đã trừ thuế. Hai số này cũng gần như nhau ? Chúng ta thử làm vài bài toán nhỏ:
- Lương nguyên hàng tháng của một công nhân là 1.400 euro.
- Theo Chánh phủ tính: 1400 x 0,75 = 1.050 euro.
(75% có thể viết là 0,75)
- Theo nghiệp đoàn công nhân tính, với trích đóng các quỹ ANXH 22% lương nguyên,: 1400 x (1 – 0,22) x 0,90 = 982,80 euro.
Miễn phê bình.
Chi phí do giới chủ đóng góp và, theo nguyên tắc, Chánh phủ phải bồi hoàn vì đây là một quyết định chánh trị. Ngoài ra, số tiền phải chi tiêu không thể ước lượng được vì chưa ai biết khủng hoảng sẽ đi đến đâu. Số người được hưởng được ước lượng là nhiều chục ngàn người.
2. Trợ cấp đặc biệt cho những người thất nghiệp. 500 euro cho những người đã làm việc từ 2 đến 4 tháng trong thời gian từ 28 tháng vừa qua vì không đáp ứng điều kiện để được hưởng trợỉ cấp thất nghiệp (6 tháng hay 182 ngày trong thời gian từ 22 tháng vừa qua). Mục đích nhằm tới giới trẻ, những người sẽ ghi danh thất nghiệp tại ANPE (Agence nationale pour l'emploi) từ ngày 01.04.2009. Tổng thống Sarkozy cũng đề nghị cần huấn nghệ cho những bạn trẻ không chuyên môn và yêu cầu ông Martin Hirsch (Cao ủy Tương trợ và Thanh niên) thành lập một ủy ban để trợ giúp giới trẻ.
3. Hoãn trả tiền vay để mua nhà. Công nhân bị thất nghiệp bán phần được hoãn trả tiền vay mua nhà ở. Tổng trưởng kinh tế và tài chính sẽ thảo luận với các ngân hàng về vấn đề này.
4. Quỹ Đầu Tư Xã Hội (Fonds d'investissement social): Lập một quỹ để giúp tăng việc làm (tài trợ những người bị thất nghiệp bán phần, huấn nghệ) từ 2.5 đến 3 tỷ euro. Ông François Chérèque, tổng thư ký CFDT (Confédération Francaise Démocratique du Travail, Tổng Nghiệp đoàn Lao động Dân chủ Pháp) đòi từ 5 tới 10 tỷ euro, nhưng không đề nghị nguồn cấp kinh phí.
B. Giảm thuế lợi tức.
Trong chương trình truyền hình ngày 05.02.2009 ‘Đối diện với khủng hoảng’ (Face à la crise) [Xem SUBPRIMES VÀ LIÊN HIỆP ÂU CHÂU 3 ngày 18.02.2009), Tổng thống Nicolas Sarkozy đã đề nghị: để giúp giới trung lưu có lợi tức thấp bằng bỏ mức (tranche) thấp nhất, khai thuế từ 5.853 tới 11.673 euro và miễn thu một phần ba (1/3) thứ nhì (deuxième tiers) ứng trước tiền thuế này.
Sau phiên họp, các thành viên tham dự đã đồng ý chia đôi đề nghị đó bằng chấp cho các người dóng thuế được khỏi phải trả thuế hai phần ba (1/3) còn lại của năm 2009. Họ được giảm trung bình vào khoảng 200 euro, từc từ 95 euro đến 460 euro tùy trường hợp. Ngân sách quốc gia thất thu khoảng 4 tỷ euro.
C. Trợ giúp gia đình.
1. Cho người lớn tuổi và khuyết tật.
Những người được trợ cấp tiền già hay tiền người phụ trợ (allocation personnalisée à l'autonomie). Theo thống kê tháng 09.2008 thì có khoảng 0,8 triệu người được hưởng tiền phụ trợ này.
Gia đình cần mướn người trông nom hay trợ giáo cho con bị khuyết tật cũng sẽ nhận được những phiếu mua này. Gần 0,47 triệu gia đình được hưởng. Tổn phí 300 triệu do ngân sách quốc gia đài thọ.
2. Những người thất nghiệp vừa tìm lại việc làm, nhưng có lương thấp, cũng có thể xin những phiếu mua dịch vụ này để trả tiền thuê người giữ con trong tạm thời (thời gian không thấy được nói đến).
3. Quỹ trợ cấp gia đình Caisses d'Allocations Familiales sẽ tặng thêm Tặng 150 Euro cho các gia đình nhận được Trợ cấp tựu trường (ARS, Allocation de Rentrée Scolaire) có con từ 6 đến 18 tuổi (cho niên học 2009-2010, các trẻ phải sinh trong thời gian từ ngày 16.09.1991 cho tới ngày 31.12.2004, với điều kiện là có lợi tức thấp (thí dụ, thay đổi hàng năm: 21.991 euro cho gia đình có 1 con; 27.066 euro cho gia đình có 2 con; 32.141 euro cho gia đình có 3 con và thêm 5.075 cho mỗi đứa con từ đứa thứ 4. Số tiền sẽ trả vào tháng 8 hàng năm cho khoảng 2.9 triệu gia đình. Tốn phí: 450 triệu euro, ngân sách quốc gia đài thọ.
[Dưới 16 tuổi, ARS được tự động chuyển trả. Nhưng các trẻ trên 16 tuổi, phụ huynh phải nhớ gởi chứng chỉ học trình (certificat de scolarité). Tại sao dưới 16 tuổi, khỏi cần phải có chứng chỉ học trình ? Vì nhà nước Pháp buộc trẻ em phải đi học đến 16 tuổi mà, trong các chế độ dân chủ, về các quyết định chính trị như giáo dục, khi nhà nước bắt buộc thì ngân sách quốc gia đài thọ. Do đó, các trường công lập (không trả học phí) phải nhận các học sinh đến 16 tuổi. Tuy nhiên, vì trong chế độ tự do, cha mẹ có quyền chọn truờng tư cho các con của mình, nhưng tự do luôn có một cái giá phải trả, nên cha mẹ phải trả học phí cho con. Riêng tại các tư thục Công giáo, cha mẹ trả học phí theo tờ Thuế lợi tức của mình, tức người giàu phải trả nhiều hơn để chia sẻ với những người không giàu. ARS được cấp phát cho giới trẻ học trường công cũng như học trường tư vì, theo phép công bình, cha mẹ các trẻ đều phải trả thuế như nhau.]
D. Với các Xí nghiệp.
Tổng thống Nicolas Sarkozy đặt điều kiện cho các xí nghiệp được sự trợ giúp của Công Quỹ cần gia tăng sự kiểm soát việc thu chi.
1. Tiền thưởng cho cấp điều khiển xí nghiệp. Những người điều khiển xí nghiệp đã sa thải hàng loạt nhân viên hay cho nhân viên thất nghiệp bán phần không còn được hưởng tiền thưởng (bonus) cuối năm.
2. Phân chia lợi tức. Lập một phái bộ phân tích và điều hợp về sự chia Trị giá gia tăng của các xí nghiệp do ông Jean-Philippe Cotis, kinh tế gia, Tổng giám đốc Viện Thống kê Quốc gia (INSEE, Institut national de la statistique et des études économiques) điều khiển. Phái bộ này sẽ đệ nạp phúc trình cho Tổng thống trong hai tháng để chủ nhân và các nghiệp đoàn, dựa vào đó, thảo luận. Nếu không đi tới kết quả, nhà nước sẽ quyết định. Ông Sarkozy cho rằng ông thấy chướng (choqué) khi biết 54 tỷ euro cổ tức (lời trả cho các cổ đông) được phân phát trong các xí nghiệp CAC 40 (chỉ số thị trường chứng khoán Paris với 40 công ty lớn của Pháp), nhất là trong giai đoạn hiện tại.
Phiên họp đã diễn ra trong giai đoạn mà số bách phân tín nhiệm ông Sarkozy xuống thấp 37% (báo Figaro ngày 23.02.2009) và có hai sự kiện đang tiếp diễn:
a. Cuộc đấu tranh chống nghèo khó và bất công tại Guadeloupe vẫn tiếp tục và việc người dân tại Martinique đòi được tăng lương 354 euro, trong khi giới chủ nhân chỉ đề nghị có 60 euro chưa có kết quả.
b. Tuyên bố đình công và biểu tình vì ‘việc làm và mãi lực’ do các nghiệp đoàn công nhân tổ chức ngày 19.03.2009, và vừa được xác định tiếp tục trong phiên họp ngày 23.02.2009.
Chúng ta có thể lấy làm tiếc:
a. Tại sao các Dân biểu và Nghị sĩ không sử dụng quyền Lập pháp của mình để đệ trình một hay nhiều dự thảo luật (proposition de loi) tại viện liên hệ về việc ‘gia tăng Mãi lực’ như ứng cử viên Tổng thống Nicolas Sarkozy đã hứa trong mùa tuyển cử năm 2007.
Trong một quốc gia dân chủ, khi việc làm luật không được biểu quyết tại các cơ quan Lập pháp, việc làm luật đó có thể phải có dưới áp lực của ‘đường phố’…
b. Nếu cuộc đình công và biểu tình ngày 19.03.2009 được thực hiện sẽ làm cho những người đã khó khăn càng thêm khốn khổ. Chúng tôi nghĩ đến như những người vừa tìm được một việc làm hay đang tham gia huấn nghệ cần phương tiện di chuyển…
III. PHIÊN HỌP NGÀY 18.02.2009.
Mặc dù, Pháp quốc đang trong thời kỳ khủng hoảng về mọi phương diện, nhưng tiến trình dân chủ vẫn được hầu hết mọi người tôn trọng… Các cuộc đối thoại giữa Chính phủ và các nghiệp đoàn công nhân và chủ nhân vẫn tiếp diễn trong tinh thần trách nhiệm, trước quốc dân đồng bào, dù cuộc đình công và biểu tình ngày 19.03.2009 đang chuẩn bị.
Tổng thống Nicolas Sarkozy và Chính phủ của Thủ tướng François Fillon biết áp lực người Pháp, sau ngày 29.01.2009, rồi từ ngày 05.02.2009, đã gia tăng trong thời gian qua. Theo một cuộc thăm dò BVA-Les Echos, có đến 61% người được hỏi ý kiến cho rằng: các biện pháp do chính phủ đề xuất cho đến nay không thích hợp.
Đáp ứng lời mời gọi của Tổng thống Nicolas Sarkozy, lãnh đạo các nghiệp đoàn công nhân và chủ nhân đã đến tham dự buổi họp tổ chức tại Điện Elysée (phủ Tổng thống) chiều ngày 18.02.2009, với thẩm quyền Hành pháp (Tổng thống và Chính phủ gồm Thủ tướng với các Tổng, Bộ trưởng liên hệ).
[Chúng tôi dùng chữ ‘nghiệp đoàn’ mà không viết ‘công đoàn’ là danh từ chỉ ngụ ý ‘nghiệp đoàn công nhân’ trong khi trong luật của Pháp thì một nghiệp đoàn (syndicat) có thể là nghiệp đoàn công nhân (syndicat de salariés) hay nghiệp đoàn chủ nhân (syndicat d'employeurs) theo điều L411-1 và những điều kế tiếp Luật Lao động Pháp hiện hành. Những từ này đã có ở Việt-Nam Cộng Hòa trước ngày 30.04.1975. Sau đó, vì không còn chủ, nên chỉ còn công nhân và công đoàn.]
Phiên họp đã diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế xã hội tại Pháp suy thoái trầm trọng và nhiều lãnh thổ hải ngoại của Pháp bị tê liệt do tranh đấu xã hội biến thành bạo động. Đa số thầm lặng e ngại cuộc khủng hoảng không kiểm soát được, có thể biến thành bạo loạn xã hội và bất tín nhiệm chính trị.
Cuối cùng, kết quả, trước đòi hỏi của các nghiệp đoàn công nhân, là 2,6 tỷ đã được giới Hành pháp hứa để giúp những gia đình khó khăn bằng cách giảm thuế, tăng tiền trợ cấp cho người thất nghiệp, tăng phụ cấp gia đình... Một chuyển hướng mới trong chính sách của ông Sarkozy, vì cho tới hôm 29.01.2009, để chống lại khủng hoảng kinh tế, ưu tiên nhằm vào đầu tư và đại công tác. «Tôi đã lắng nghe và thực hiện lời hứa đối với các nghiệp đoàn lao động.», ông đã nói như thế trong cuộc phỏng vấn truyền hình tối hôm 05.02.2009. Các biện pháp đó là:
A. Đối với người thất nghiệp.
1. Cho người bị thất nghiệp kỹ thuật (hay bán phần, tiền bồi thường từ 60% được tăng lên 75% trên lương nguyên (salaire brut), tức chưa trích đóng các quỹ An ninh Xã hội. Các nghiệp đoàn công nhân đòi 80% đến 90% trên lương ròng (salaire net) đã trích đóng các quỹ ANXH (hơn 20% lương nguyên) cho giới làm công*. Cadre (nhân viên cấp chỉ huy) thì phải đóng ANXH với số bách phân nhiều hơn.
[* giới làm công có thể là employé (e), làm việc ở văn phòng, hay ouvrier (ère), làm việc ở xưởng máy, trong 35 tiếng đồng hồ/tuần tức 151,67 giờ/tháng ghi trên bản lương (số giờ/tháng này được tính từ 35 x 52 (tuần trong năm) chia cho 12 tháng). Nếu làm thêm giờ, họ được trả lương phụ trội (heures supplémentaires) tăng 25% lương giờ thường từ giờ thứ 36 đến 43 và tăng 50% lương giờ thường từ giờ thứ 43 trở đi.
Cadre (nhân viên cấp chỉ huy) thì thường phải làm nhiều hơn 35 tiếng đồng hồ/tuần hay, nói một cách khác, phải làm cho hết việc.
Ở nước ta (Việt-Nam), cách đây hơn nửa thế kỷ, người ta gọi là thợ và thầy. Sau ngày 30.04.1975, thì cadre là cán bộ, employé (e) công nhân viên và ouvrier (ère) là thợ.]
Các nghiệp đoàn đòi 80% đến 90% trên lương đã trừ thuế. Hai số này cũng gần như nhau ? Chúng ta thử làm vài bài toán nhỏ:
- Lương nguyên hàng tháng của một công nhân là 1.400 euro.
- Theo Chánh phủ tính: 1400 x 0,75 = 1.050 euro.
(75% có thể viết là 0,75)
- Theo nghiệp đoàn công nhân tính, với trích đóng các quỹ ANXH 22% lương nguyên,: 1400 x (1 – 0,22) x 0,90 = 982,80 euro.
Miễn phê bình.
Chi phí do giới chủ đóng góp và, theo nguyên tắc, Chánh phủ phải bồi hoàn vì đây là một quyết định chánh trị. Ngoài ra, số tiền phải chi tiêu không thể ước lượng được vì chưa ai biết khủng hoảng sẽ đi đến đâu. Số người được hưởng được ước lượng là nhiều chục ngàn người.
2. Trợ cấp đặc biệt cho những người thất nghiệp. 500 euro cho những người đã làm việc từ 2 đến 4 tháng trong thời gian từ 28 tháng vừa qua vì không đáp ứng điều kiện để được hưởng trợỉ cấp thất nghiệp (6 tháng hay 182 ngày trong thời gian từ 22 tháng vừa qua). Mục đích nhằm tới giới trẻ, những người sẽ ghi danh thất nghiệp tại ANPE (Agence nationale pour l'emploi) từ ngày 01.04.2009. Tổng thống Sarkozy cũng đề nghị cần huấn nghệ cho những bạn trẻ không chuyên môn và yêu cầu ông Martin Hirsch (Cao ủy Tương trợ và Thanh niên) thành lập một ủy ban để trợ giúp giới trẻ.
3. Hoãn trả tiền vay để mua nhà. Công nhân bị thất nghiệp bán phần được hoãn trả tiền vay mua nhà ở. Tổng trưởng kinh tế và tài chính sẽ thảo luận với các ngân hàng về vấn đề này.
4. Quỹ Đầu Tư Xã Hội (Fonds d'investissement social): Lập một quỹ để giúp tăng việc làm (tài trợ những người bị thất nghiệp bán phần, huấn nghệ) từ 2.5 đến 3 tỷ euro. Ông François Chérèque, tổng thư ký CFDT (Confédération Francaise Démocratique du Travail, Tổng Nghiệp đoàn Lao động Dân chủ Pháp) đòi từ 5 tới 10 tỷ euro, nhưng không đề nghị nguồn cấp kinh phí.
B. Giảm thuế lợi tức.
Trong chương trình truyền hình ngày 05.02.2009 ‘Đối diện với khủng hoảng’ (Face à la crise) [Xem SUBPRIMES VÀ LIÊN HIỆP ÂU CHÂU 3 ngày 18.02.2009), Tổng thống Nicolas Sarkozy đã đề nghị: để giúp giới trung lưu có lợi tức thấp bằng bỏ mức (tranche) thấp nhất, khai thuế từ 5.853 tới 11.673 euro và miễn thu một phần ba (1/3) thứ nhì (deuxième tiers) ứng trước tiền thuế này.
Sau phiên họp, các thành viên tham dự đã đồng ý chia đôi đề nghị đó bằng chấp cho các người dóng thuế được khỏi phải trả thuế hai phần ba (1/3) còn lại của năm 2009. Họ được giảm trung bình vào khoảng 200 euro, từc từ 95 euro đến 460 euro tùy trường hợp. Ngân sách quốc gia thất thu khoảng 4 tỷ euro.
C. Trợ giúp gia đình.
1. Cho người lớn tuổi và khuyết tật.
Những người được trợ cấp tiền già hay tiền người phụ trợ (allocation personnalisée à l'autonomie). Theo thống kê tháng 09.2008 thì có khoảng 0,8 triệu người được hưởng tiền phụ trợ này.
Gia đình cần mướn người trông nom hay trợ giáo cho con bị khuyết tật cũng sẽ nhận được những phiếu mua này. Gần 0,47 triệu gia đình được hưởng. Tổn phí 300 triệu do ngân sách quốc gia đài thọ.
2. Những người thất nghiệp vừa tìm lại việc làm, nhưng có lương thấp, cũng có thể xin những phiếu mua dịch vụ này để trả tiền thuê người giữ con trong tạm thời (thời gian không thấy được nói đến).
3. Quỹ trợ cấp gia đình Caisses d'Allocations Familiales sẽ tặng thêm Tặng 150 Euro cho các gia đình nhận được Trợ cấp tựu trường (ARS, Allocation de Rentrée Scolaire) có con từ 6 đến 18 tuổi (cho niên học 2009-2010, các trẻ phải sinh trong thời gian từ ngày 16.09.1991 cho tới ngày 31.12.2004, với điều kiện là có lợi tức thấp (thí dụ, thay đổi hàng năm: 21.991 euro cho gia đình có 1 con; 27.066 euro cho gia đình có 2 con; 32.141 euro cho gia đình có 3 con và thêm 5.075 cho mỗi đứa con từ đứa thứ 4. Số tiền sẽ trả vào tháng 8 hàng năm cho khoảng 2.9 triệu gia đình. Tốn phí: 450 triệu euro, ngân sách quốc gia đài thọ.
[Dưới 16 tuổi, ARS được tự động chuyển trả. Nhưng các trẻ trên 16 tuổi, phụ huynh phải nhớ gởi chứng chỉ học trình (certificat de scolarité). Tại sao dưới 16 tuổi, khỏi cần phải có chứng chỉ học trình ? Vì nhà nước Pháp buộc trẻ em phải đi học đến 16 tuổi mà, trong các chế độ dân chủ, về các quyết định chính trị như giáo dục, khi nhà nước bắt buộc thì ngân sách quốc gia đài thọ. Do đó, các trường công lập (không trả học phí) phải nhận các học sinh đến 16 tuổi. Tuy nhiên, vì trong chế độ tự do, cha mẹ có quyền chọn truờng tư cho các con của mình, nhưng tự do luôn có một cái giá phải trả, nên cha mẹ phải trả học phí cho con. Riêng tại các tư thục Công giáo, cha mẹ trả học phí theo tờ Thuế lợi tức của mình, tức người giàu phải trả nhiều hơn để chia sẻ với những người không giàu. ARS được cấp phát cho giới trẻ học trường công cũng như học trường tư vì, theo phép công bình, cha mẹ các trẻ đều phải trả thuế như nhau.]
D. Với các Xí nghiệp.
Tổng thống Nicolas Sarkozy đặt điều kiện cho các xí nghiệp được sự trợ giúp của Công Quỹ cần gia tăng sự kiểm soát việc thu chi.
1. Tiền thưởng cho cấp điều khiển xí nghiệp. Những người điều khiển xí nghiệp đã sa thải hàng loạt nhân viên hay cho nhân viên thất nghiệp bán phần không còn được hưởng tiền thưởng (bonus) cuối năm.
2. Phân chia lợi tức. Lập một phái bộ phân tích và điều hợp về sự chia Trị giá gia tăng của các xí nghiệp do ông Jean-Philippe Cotis, kinh tế gia, Tổng giám đốc Viện Thống kê Quốc gia (INSEE, Institut national de la statistique et des études économiques) điều khiển. Phái bộ này sẽ đệ nạp phúc trình cho Tổng thống trong hai tháng để chủ nhân và các nghiệp đoàn, dựa vào đó, thảo luận. Nếu không đi tới kết quả, nhà nước sẽ quyết định. Ông Sarkozy cho rằng ông thấy chướng (choqué) khi biết 54 tỷ euro cổ tức (lời trả cho các cổ đông) được phân phát trong các xí nghiệp CAC 40 (chỉ số thị trường chứng khoán Paris với 40 công ty lớn của Pháp), nhất là trong giai đoạn hiện tại.
Phiên họp đã diễn ra trong giai đoạn mà số bách phân tín nhiệm ông Sarkozy xuống thấp 37% (báo Figaro ngày 23.02.2009) và có hai sự kiện đang tiếp diễn:
a. Cuộc đấu tranh chống nghèo khó và bất công tại Guadeloupe vẫn tiếp tục và việc người dân tại Martinique đòi được tăng lương 354 euro, trong khi giới chủ nhân chỉ đề nghị có 60 euro chưa có kết quả.
b. Tuyên bố đình công và biểu tình vì ‘việc làm và mãi lực’ do các nghiệp đoàn công nhân tổ chức ngày 19.03.2009, và vừa được xác định tiếp tục trong phiên họp ngày 23.02.2009.
Chúng ta có thể lấy làm tiếc:
a. Tại sao các Dân biểu và Nghị sĩ không sử dụng quyền Lập pháp của mình để đệ trình một hay nhiều dự thảo luật (proposition de loi) tại viện liên hệ về việc ‘gia tăng Mãi lực’ như ứng cử viên Tổng thống Nicolas Sarkozy đã hứa trong mùa tuyển cử năm 2007.
Trong một quốc gia dân chủ, khi việc làm luật không được biểu quyết tại các cơ quan Lập pháp, việc làm luật đó có thể phải có dưới áp lực của ‘đường phố’…
b. Nếu cuộc đình công và biểu tình ngày 19.03.2009 được thực hiện sẽ làm cho những người đã khó khăn càng thêm khốn khổ. Chúng tôi nghĩ đến như những người vừa tìm được một việc làm hay đang tham gia huấn nghệ cần phương tiện di chuyển…