VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi Liên hiệp Âu Châu nhớ đến và bảo tồn căn cội Kitô của mình, và đừng để đà tiến nguyên thủy bị chủ nghĩa cá nhân hoặc duy lợi ích bóp nghẹt.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến Ông Yves Gazzo, trưởng Phái đoàn của Ủy ban các Cộng đồng Âu Châu cạnh Tòa Thánh, đến trình thư ủy nhiệm. Ông năm nay 62 tuổi, người Pháp, và từng làm Đại diện Liên hiệp Âu Châu tại Pháp.
Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC nhắc đến các giá trị căn bản đã hình thành Liên hiệp Âu Châu, trong đó có sự đóng góp hàng đầu của gia sản Kitô giáo. Ngài nói: ”Phẩm giá bình đẳng của mọi người, tự do tín ngưỡng như căn cội của mọi tự do dân sự khác, hòa bình như một yếu tố quyết định của công ích, sự phát triển nhân bản, - trí thức, xã hội và kinh tế, - trong tư cách là ơn gọi của Chúa, và ý nghĩa của lịch sử từ đó mà ra, đó là những yếu tố nòng cốt của Mạc Khải Kitô, tiếp tục nhào nặn nền văn minh Âu Châu”.
ĐTC minh xác rằng: ”Khi nhắc nhớ các căn cội Kitô của Âu Châu, Giáo Hội không tìm kiếm một qui chế ưu tiên cho mình. Giáo Hội muốn chu toàn một công việc ký ức lịch sử, bằng cách nhắc nhớ trước tiên chân lý ngày càng bị quên lãng, đó là các vị sáng lập Liên Hiệp Âu Châu đã lấy hứng từ Kitô giáo để sáng lập Liên hiệp này”.
Cũng trong diễn văn chào mừng tân đại diện của Liên hiệp Âu Châu cạnh Tòa Thánh, ĐTC cảnh giác về nguy cơ nếu Âu Châu quên đi căn cội và các giá trị cơ bản của mình thì sẽ thấy các giá trị cao cả và đẹp đẽ của mình cạnh tranh và xung đột với nhau, hoặc chúng sẽ bị những cá nhân hoặc các phe nhóm tạo sức ép lạm dụng để mưu lợi riêng cho họ và gây hại cho dự phóng cộng đồng mà người dân Âu Châu đang mong đợi, đó là quan tâm đến công ích của mọi người dân tại Đại lục này và trên toàn thế giới. Vì thế, - ĐTC nói - ”Điều quan trọng là Âu Châu đừng để cho kiểu mẫu văn minh của mình bị phá sản. Cái đà tiến nguyên thủy của Âu Châu không thể bị bóp nghẹt vì chủ nghĩa cá nhân hoặc chủ nghĩa duy lợi ích”.
ĐTC nói thêm rằng: ”Tiềm năng bao la về trí thức, văn hóa và kinh tế của Âu Châu sẽ mang lại thành quả, nếu chúng được phong phú hóa nhờ quan niệm siêu việt về con người, vốn là kho tàng quí giá nhất của Âu Châu. Truyền thống nhân bản này làm cho Âu Châu có khả năng đương đầu với các thách đố tương lai và đáp lại những mong đợi của dân chúng.. . Âu Châu chỉ thực sự là chính mình, nếu biết bảo tồn sắc thái đặc biệt tạo nên sự cao cả của mình và có thể biến Âu Châu trong tương lai thành một trong những tác nhân quan trọng trong việc thăng tiến sự phát triển con người toàn diện mà Giáo Hội Công Giáo coi là con đường duy nhất có thể chữa lành những chênh lệch hiện nay trên thế giới” (SD 19-10-2009).
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến Ông Yves Gazzo, trưởng Phái đoàn của Ủy ban các Cộng đồng Âu Châu cạnh Tòa Thánh, đến trình thư ủy nhiệm. Ông năm nay 62 tuổi, người Pháp, và từng làm Đại diện Liên hiệp Âu Châu tại Pháp.
Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC nhắc đến các giá trị căn bản đã hình thành Liên hiệp Âu Châu, trong đó có sự đóng góp hàng đầu của gia sản Kitô giáo. Ngài nói: ”Phẩm giá bình đẳng của mọi người, tự do tín ngưỡng như căn cội của mọi tự do dân sự khác, hòa bình như một yếu tố quyết định của công ích, sự phát triển nhân bản, - trí thức, xã hội và kinh tế, - trong tư cách là ơn gọi của Chúa, và ý nghĩa của lịch sử từ đó mà ra, đó là những yếu tố nòng cốt của Mạc Khải Kitô, tiếp tục nhào nặn nền văn minh Âu Châu”.
ĐTC minh xác rằng: ”Khi nhắc nhớ các căn cội Kitô của Âu Châu, Giáo Hội không tìm kiếm một qui chế ưu tiên cho mình. Giáo Hội muốn chu toàn một công việc ký ức lịch sử, bằng cách nhắc nhớ trước tiên chân lý ngày càng bị quên lãng, đó là các vị sáng lập Liên Hiệp Âu Châu đã lấy hứng từ Kitô giáo để sáng lập Liên hiệp này”.
Cũng trong diễn văn chào mừng tân đại diện của Liên hiệp Âu Châu cạnh Tòa Thánh, ĐTC cảnh giác về nguy cơ nếu Âu Châu quên đi căn cội và các giá trị cơ bản của mình thì sẽ thấy các giá trị cao cả và đẹp đẽ của mình cạnh tranh và xung đột với nhau, hoặc chúng sẽ bị những cá nhân hoặc các phe nhóm tạo sức ép lạm dụng để mưu lợi riêng cho họ và gây hại cho dự phóng cộng đồng mà người dân Âu Châu đang mong đợi, đó là quan tâm đến công ích của mọi người dân tại Đại lục này và trên toàn thế giới. Vì thế, - ĐTC nói - ”Điều quan trọng là Âu Châu đừng để cho kiểu mẫu văn minh của mình bị phá sản. Cái đà tiến nguyên thủy của Âu Châu không thể bị bóp nghẹt vì chủ nghĩa cá nhân hoặc chủ nghĩa duy lợi ích”.
ĐTC nói thêm rằng: ”Tiềm năng bao la về trí thức, văn hóa và kinh tế của Âu Châu sẽ mang lại thành quả, nếu chúng được phong phú hóa nhờ quan niệm siêu việt về con người, vốn là kho tàng quí giá nhất của Âu Châu. Truyền thống nhân bản này làm cho Âu Châu có khả năng đương đầu với các thách đố tương lai và đáp lại những mong đợi của dân chúng.. . Âu Châu chỉ thực sự là chính mình, nếu biết bảo tồn sắc thái đặc biệt tạo nên sự cao cả của mình và có thể biến Âu Châu trong tương lai thành một trong những tác nhân quan trọng trong việc thăng tiến sự phát triển con người toàn diện mà Giáo Hội Công Giáo coi là con đường duy nhất có thể chữa lành những chênh lệch hiện nay trên thế giới” (SD 19-10-2009).