DÂNG HIẾN THỜI GIỜ CHO THIÊN CHÚA, GIA ĐÌNH VÀ THA NHÂN
Trong chuyến viếng thăm mục vụ tại Pháp từ ngày 19-22 tháng 9 năm 1996, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II (1978-2005) dành buổi chiều ngày thứ sáu 20-9 để gặp gỡ các gia đình. Hàng ngàn đôi vợ chồng trẻ cùng với con cái tề tựu tại ”Công Viên Tưởng Niệm” của Đền Thờ Thánh Anna ở Auray, để chào đón Đức Thánh Cha. Trước khi nghe giáo huấn của ngài, một số cặp vợ chồng trình bày lên Đức Thánh Cha chứng tá sống Đức Tin Công Giáo trong khung cảnh gia đình và xã hội.
Đôi vợ chồng Guy và Brigitte Ragot, thuộc giáo phận Laval, nói về cách thức tận hiến thời giờ cho THIÊN CHÚA, Giáo Hội và con cái.
Ông Guy. Xuất thân từ gia đình Công Giáo, chúng con kết hôn từ 19 năm nay và sinh hạ 4 con, tuổi từ 18 đến 8. Ngay khi mới lấy nhau cả hai chúng con đều ước muốn dấn thân hoạt động tông đồ trong Giáo Hội. Nhưng vì cả hai đều đi làm nên chúng con có rất ít thời giờ rảnh rỗi. Sau khi kín múc ơn thánh trong thinh lặng và cầu nguyện, chúng con mong muốn tổ chức đời sống sao cho có sự hòa điệu giữa cuộc sống hoạt động và thiêng liêng.
Bà Brigitte. Vì nhạy cảm trước vấn đề thất nghiệp và chia sẻ việc làm nên chúng con cảm thấy suy tư trước văn kiện của các Đức Giám Mục Pháp: ”Tìm các lối sống mới”. . Chúng con tự hỏi: ”Phần chúng ta, chúng ta có thể làm được gì? Mang lại giải đáp nào?” Sau cùng, để đáp lại cách thực tiễn lời mời gọi của các Vị Chủ Chăn, con quyết định ngưng một thời gian mọi hoạt động nghề nghiệp. Điều này đưa đến hậu quả là con mất việc làm.
Ông Guy. Nhân được nghỉ phép khi đứa con thứ ba chào đời, chúng con lợi dụng thời gian này để tìm cách sống với duy nhất một đồng lương. Nhờ thế, chúng con học cách loại bớt nhu cầu không cần thiết và chi tiêu theo túi tiền chúng con. Nhiều người thân trong gia đình phản đối: ”Bộ anh không nghĩ tới tiền hưu bổng sao?” Hoặc đặt vấn đề: ”Nếu chẳng may anh mất luôn việc làm, anh sẽ tính sao?” Dầu biết rõ rủi-ro có thể xảy ra, chúng con vẫn đi tới quyết định là Brigitte nghỉ việc ở nhà để lo cho chồng con.
Bà Brigitte. Con ở nhà làm việc nội trợ và chăm sóc 4 đứa con. Nhiệm vụ đòi hỏi con phải luôn sẵn sàng phục vụ và có rất nhiều kiên nhẫn. Điều quan trọng đối với con là mỗi ngày con dành thời giờ để cầu nguyện bằng cách dâng cuộc sống thường ngày lên THIÊN CHÚA và cám ơn Chúa vì những gì Ngài ban cho chúng con. Như thế, con học cách thức yêu mến từng công việc nội trợ mà con phải chu toàn, cho dù công việc đôi khi tầm thường và nhàm chán. THIÊN CHÚA luôn hiện diện và con sống trong an bình thanh thản.
... Bên cạnh kinh nghiệm của đôi vợ chồng Guy và Brigitte Ragot có một cuộc sống đau thương khác: kinh nghiệm của người vợ trẻ bị chồng bỏ với 4 đứa con. Bà Anne-Marie Monroux thưa với Đức Thánh Cha như sau.
Con hành nghề hăng say và tận hiến cuộc đời cho chồng cùng 4 đứa con. Cho đến một ngày. . mọi sự sụp đổ. . khi chồng con báo tin chàng bỏ con và ra ngoại quốc sinh sống. Con cô đơn một mình với 4 đứa con. Từ đây khởi đầu ngày sầu khổ với ý nghĩ bị chồng ruồng bỏ. Con cảm thấy cô đơn chán nản đến độ không còn tha thiết sống nữa. Tuy nhiên, cùng lúc con phải chăm sóc các con của con. Đối với chúng, cuộc sống vẫn tiếp tục. Con cái con là sức sống trong những ngày đen tối của đời con. Nhưng, cuộc đời gì? Gia đình nào? Và ý nghĩa gì cho tất cả những điều đó?
Con nhớ lại lời mẹ con nói với con:
- Nếu con làm điều này. . điều nọ. . với Đức Chúa GIÊSU thì con sẽ được hạnh phúc!
Con cay đắng tự nhủ:
- Hạnh phúc ư??? Làm sao mà có thể hạnh phúc được?!
Nhưng rồi, con cứ lập đi lập lại câu nói của mẹ con như một câu thần chú! Lạ lùng thay, nó thành quen thuộc và trở nên chiếc phao cho con bám vào trong cơn chết chìm. Con níu chặt vào nó tuy vẫn không hiểu rồi sẽ đi đến đâu. . Dần dần, trong tin tưởng, sự hiện diện của THIÊN CHÚA phủ đầy nỗi cô đơn và con tìm lại niềm vui cùng sự an bình.
Đơn độc trong việc dưỡng dục 4 đứa con khiến con bắt đầu nương tựa vào Chúa, nhất là trong lúc gặp khó khăn. Khó khăn chính yếu là thảm trạng những đứa con vị-thành-niên vắng bóng hình ảnh và tình thương của người cha! Con cảm nhận ra chính THIÊN CHÚA hướng dẫn con trong những lúc con phải quyết định hay chọn lựa một điều gì quan trọng cho con cái con.
Trong thời gian bị thử thách này, con rất cảm động vì sự tiếp đón và nâng đỡ của các gia đình bạn bè. Điều này rất quan trọng đối với các con của con, vì chúng hưởng nếm một chút hương vị ngọt ngào của đời sống gia đình hòa hợp. Con cũng được các hội đoàn trong Giáo Hội giúp đỡ để sống trung thành với bí tích hôn phối.
Hôm nay, đồng hành với các tín hữu Công Giáo khác, con vui mừng vì được nâng đỡ những anh chị em cùng hoàn cảnh như con và làm chứng cho họ thấy Tình Yêu của THIÊN CHÚA đối với họ. Con cảm tạ Chúa vì ở gần con trong cơn thử thách cũng như an ủi và đổ tràn Tình Yêu của Ngài trong con.
... ”Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Thầy, Thầy sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh chị em hãy mang lấy ách của Thầy, và hãy học với Thầy, vì Thầy có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh chị em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách Thầy êm ái và gánh Thầy nhẹ nhàng” (Matthêu 11,28-30).
(”Témoignages des Jeunes Familles”, ”Parc du Mémorial” de Sainte-Anne-d'Auray, 20-9-1996)
Trong chuyến viếng thăm mục vụ tại Pháp từ ngày 19-22 tháng 9 năm 1996, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II (1978-2005) dành buổi chiều ngày thứ sáu 20-9 để gặp gỡ các gia đình. Hàng ngàn đôi vợ chồng trẻ cùng với con cái tề tựu tại ”Công Viên Tưởng Niệm” của Đền Thờ Thánh Anna ở Auray, để chào đón Đức Thánh Cha. Trước khi nghe giáo huấn của ngài, một số cặp vợ chồng trình bày lên Đức Thánh Cha chứng tá sống Đức Tin Công Giáo trong khung cảnh gia đình và xã hội.
Đôi vợ chồng Guy và Brigitte Ragot, thuộc giáo phận Laval, nói về cách thức tận hiến thời giờ cho THIÊN CHÚA, Giáo Hội và con cái.
Ông Guy. Xuất thân từ gia đình Công Giáo, chúng con kết hôn từ 19 năm nay và sinh hạ 4 con, tuổi từ 18 đến 8. Ngay khi mới lấy nhau cả hai chúng con đều ước muốn dấn thân hoạt động tông đồ trong Giáo Hội. Nhưng vì cả hai đều đi làm nên chúng con có rất ít thời giờ rảnh rỗi. Sau khi kín múc ơn thánh trong thinh lặng và cầu nguyện, chúng con mong muốn tổ chức đời sống sao cho có sự hòa điệu giữa cuộc sống hoạt động và thiêng liêng.
Bà Brigitte. Vì nhạy cảm trước vấn đề thất nghiệp và chia sẻ việc làm nên chúng con cảm thấy suy tư trước văn kiện của các Đức Giám Mục Pháp: ”Tìm các lối sống mới”. . Chúng con tự hỏi: ”Phần chúng ta, chúng ta có thể làm được gì? Mang lại giải đáp nào?” Sau cùng, để đáp lại cách thực tiễn lời mời gọi của các Vị Chủ Chăn, con quyết định ngưng một thời gian mọi hoạt động nghề nghiệp. Điều này đưa đến hậu quả là con mất việc làm.
Ông Guy. Nhân được nghỉ phép khi đứa con thứ ba chào đời, chúng con lợi dụng thời gian này để tìm cách sống với duy nhất một đồng lương. Nhờ thế, chúng con học cách loại bớt nhu cầu không cần thiết và chi tiêu theo túi tiền chúng con. Nhiều người thân trong gia đình phản đối: ”Bộ anh không nghĩ tới tiền hưu bổng sao?” Hoặc đặt vấn đề: ”Nếu chẳng may anh mất luôn việc làm, anh sẽ tính sao?” Dầu biết rõ rủi-ro có thể xảy ra, chúng con vẫn đi tới quyết định là Brigitte nghỉ việc ở nhà để lo cho chồng con.
Bà Brigitte. Con ở nhà làm việc nội trợ và chăm sóc 4 đứa con. Nhiệm vụ đòi hỏi con phải luôn sẵn sàng phục vụ và có rất nhiều kiên nhẫn. Điều quan trọng đối với con là mỗi ngày con dành thời giờ để cầu nguyện bằng cách dâng cuộc sống thường ngày lên THIÊN CHÚA và cám ơn Chúa vì những gì Ngài ban cho chúng con. Như thế, con học cách thức yêu mến từng công việc nội trợ mà con phải chu toàn, cho dù công việc đôi khi tầm thường và nhàm chán. THIÊN CHÚA luôn hiện diện và con sống trong an bình thanh thản.
... Bên cạnh kinh nghiệm của đôi vợ chồng Guy và Brigitte Ragot có một cuộc sống đau thương khác: kinh nghiệm của người vợ trẻ bị chồng bỏ với 4 đứa con. Bà Anne-Marie Monroux thưa với Đức Thánh Cha như sau.
Con hành nghề hăng say và tận hiến cuộc đời cho chồng cùng 4 đứa con. Cho đến một ngày. . mọi sự sụp đổ. . khi chồng con báo tin chàng bỏ con và ra ngoại quốc sinh sống. Con cô đơn một mình với 4 đứa con. Từ đây khởi đầu ngày sầu khổ với ý nghĩ bị chồng ruồng bỏ. Con cảm thấy cô đơn chán nản đến độ không còn tha thiết sống nữa. Tuy nhiên, cùng lúc con phải chăm sóc các con của con. Đối với chúng, cuộc sống vẫn tiếp tục. Con cái con là sức sống trong những ngày đen tối của đời con. Nhưng, cuộc đời gì? Gia đình nào? Và ý nghĩa gì cho tất cả những điều đó?
Con nhớ lại lời mẹ con nói với con:
- Nếu con làm điều này. . điều nọ. . với Đức Chúa GIÊSU thì con sẽ được hạnh phúc!
Con cay đắng tự nhủ:
- Hạnh phúc ư??? Làm sao mà có thể hạnh phúc được?!
Nhưng rồi, con cứ lập đi lập lại câu nói của mẹ con như một câu thần chú! Lạ lùng thay, nó thành quen thuộc và trở nên chiếc phao cho con bám vào trong cơn chết chìm. Con níu chặt vào nó tuy vẫn không hiểu rồi sẽ đi đến đâu. . Dần dần, trong tin tưởng, sự hiện diện của THIÊN CHÚA phủ đầy nỗi cô đơn và con tìm lại niềm vui cùng sự an bình.
Đơn độc trong việc dưỡng dục 4 đứa con khiến con bắt đầu nương tựa vào Chúa, nhất là trong lúc gặp khó khăn. Khó khăn chính yếu là thảm trạng những đứa con vị-thành-niên vắng bóng hình ảnh và tình thương của người cha! Con cảm nhận ra chính THIÊN CHÚA hướng dẫn con trong những lúc con phải quyết định hay chọn lựa một điều gì quan trọng cho con cái con.
Trong thời gian bị thử thách này, con rất cảm động vì sự tiếp đón và nâng đỡ của các gia đình bạn bè. Điều này rất quan trọng đối với các con của con, vì chúng hưởng nếm một chút hương vị ngọt ngào của đời sống gia đình hòa hợp. Con cũng được các hội đoàn trong Giáo Hội giúp đỡ để sống trung thành với bí tích hôn phối.
Hôm nay, đồng hành với các tín hữu Công Giáo khác, con vui mừng vì được nâng đỡ những anh chị em cùng hoàn cảnh như con và làm chứng cho họ thấy Tình Yêu của THIÊN CHÚA đối với họ. Con cảm tạ Chúa vì ở gần con trong cơn thử thách cũng như an ủi và đổ tràn Tình Yêu của Ngài trong con.
... ”Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Thầy, Thầy sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh chị em hãy mang lấy ách của Thầy, và hãy học với Thầy, vì Thầy có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh chị em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách Thầy êm ái và gánh Thầy nhẹ nhàng” (Matthêu 11,28-30).
(”Témoignages des Jeunes Familles”, ”Parc du Mémorial” de Sainte-Anne-d'Auray, 20-9-1996)