Trong một thời gian các nhà khoa học cho rằng băng đóng tại cực bắc sao Hỏa do nước tạo ra trong khi băng tại cực nam lại hình thành từ carbonic đông lạnh hay còn gọi là băng khô.

Các dữ kiện mới do một tàu vũ trụ không người lái bay theo quỹ đạo sao Hỏa thu thập được cho thấy trên thực tế cực nam rất tương đồng với cực bắc, với một lớp băng carbonic trên bề mặt và vô số nước đóng băng phía dưới.

Với khám phá này của các nhà khoa học của trường đại học California Institute of Technology (CIT)chỉ ra rằng bất cứ một phi hành gia trong tương lai nào đến hành tinh này sẽ không thiếu nguồn cung cấp nước.

Một trong những khoa học gia của CIT, ông Shane Byrne cho biết băng đá trên sao Hỏa cũng giống như ở Greenland trên vùng Bắc cực của địa cầu, dày 3 cây số.

"Điều đó có nghĩa là trên đó bây giờ không còn carbonic, và ngày xưa chúng cũng không có nhiều cho nên rất lạnh. Tuy không có nghĩa hoàn toàn không có nhưng sự sống khó tồn tại trong một môi trường như vậy."

Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với khó khăn trong việc biến sao Hỏa thành một nơi có thể sống được vì theo phát hiện mới này thì lượng carbonic không nhiều như đánh giá trước đây, đủ để giữ nhiệt và làm ấm hành tinh này.(BBC)