Báo Tuổi Trẻ cho biết, ngày 8-1-2003 đoàn khai quật khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ học phối hợp với Sở Văn hóa - thông tin và Bảo tàng tỉnh Gia Lai đã tiến hành khai quật di chỉ Tai Pêr thuộc xã la Ko, Chư Sê, Gia Lai và tìm thấy hơn 700 công cụ lao động như vai rìu, cuốc đá, cưa đá, hàng vạn mảnh tước, gốm v.v...Đặc biệt, phát hiện hai cụm mộ chum liền kề thể hiện hai loại hình mai táng khác nhau.
Mặt khác tại di chỉ này, lần đầu tiên các nhà khảo cổ học tìm thấy sự tồn tại các loại công cụ lao động được chế tác từ nhiều vật liệu khác nhau như đá lửa, đá opal, pheranit, gỗ.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Khắc Sử, đây là những biểu hiện của tính chất trung chuyển giữa các nền văn hóa nam, bắc Tây nguyên; duyên hải miền Trung; Lào và Campuchia.
Mặt khác tại di chỉ này, lần đầu tiên các nhà khảo cổ học tìm thấy sự tồn tại các loại công cụ lao động được chế tác từ nhiều vật liệu khác nhau như đá lửa, đá opal, pheranit, gỗ.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Khắc Sử, đây là những biểu hiện của tính chất trung chuyển giữa các nền văn hóa nam, bắc Tây nguyên; duyên hải miền Trung; Lào và Campuchia.