ROME 6/12/06 – Theo tin AP, Các nhà khảo cổ của Tòa Thánh Vatican vừa mới khai quật lên mặt đất chiếc quách mà người ta tin có chứa di hài của thánh Phaolô Tông Đồ. Di chỉ khảo cổ này nằm dưới nền đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành.
Ông trưởng đoàn khảo cổ nói dự án khai quật khởi công từ năm 2002 và kết thúc vào cuối tháng qua và một trong những cổ vật tìm thấy là chiếc quách có niên đại năm 390 sau Công Nguyên
Ông Giorgio Filippi, chuyên viên khảo cổ của Tòa Thánh Vatican tuyên bố “Chúng tôi đưa di hài lên với mục đích để công chúng nhìn thấy và tỏ lòng tôn kính đấng thánh”.
Hiện nay, theo nhà khảo cổ Filippi, người ta chưa khảo sát bên trong chiếc quách nhưng có lẽ công việc này sẽ được khảo sát sau.
Ngày xưa có hai nhà thờ đã được xây cất trên cùng một địa điểm mà ngày nay là Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô ngoại thành. Theo truyền tụng thì thánh Phaolô sau khi bị tử đạo đã được chôn cất ở đây.
Ngôi nhà thờ thứ hai được xây cất vào thế kỷ thứ Tư do lệnh của Hoàng Đế La mã Theodosius. Trong thời gian này mộ của thánh Phaolô được chôn nổi trên mặt đất. Đến năm 1832, ngôi thánh đường bị hỏa hoạn và ngôi thánh đường thứ ba được xây cất trên nền đất cũ Đó là Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô ngày nay.
Khi xây dựng nhà thờ mới, mộ thánh Phaolô được chôn dưới mặt đất, ở gầm bàn thờ chính của Vương Cung Thánh Đường
Nhà khảo cổ Filippi nói với cơ quan thông tấn AP rằng “Chúng tôi chắc chắn ngôi mộ nằm dưới bàn thờ chính”
Ông cũng cho biế thêm vào năm 2000 là năm Thánh của Giáo Hội Công Giáo, nhiều du khách đến viếng thăm đền thờ thánh Phaolô đã tỏ ra thất vọng vì biết có phần mộ của vị thánh ở đây nhưng không thể nhìn thấy được. Do vậy họ đã đề nghị khai quật mộ lên để cho khách hành hương nhìn thấy và sờ được di hài của đấng thánh Tông Đồ.
Trong ngày thứ hai tới, Tòa Thánh Vatican sẽ có cuộc họp báo công bố những gì tìm thấy trong cuộc khai quật khảo cổ này.
Ông trưởng đoàn khảo cổ nói dự án khai quật khởi công từ năm 2002 và kết thúc vào cuối tháng qua và một trong những cổ vật tìm thấy là chiếc quách có niên đại năm 390 sau Công Nguyên
Ông Giorgio Filippi, chuyên viên khảo cổ của Tòa Thánh Vatican tuyên bố “Chúng tôi đưa di hài lên với mục đích để công chúng nhìn thấy và tỏ lòng tôn kính đấng thánh”.
Hiện nay, theo nhà khảo cổ Filippi, người ta chưa khảo sát bên trong chiếc quách nhưng có lẽ công việc này sẽ được khảo sát sau.
Ngày xưa có hai nhà thờ đã được xây cất trên cùng một địa điểm mà ngày nay là Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô ngoại thành. Theo truyền tụng thì thánh Phaolô sau khi bị tử đạo đã được chôn cất ở đây.
Ngôi nhà thờ thứ hai được xây cất vào thế kỷ thứ Tư do lệnh của Hoàng Đế La mã Theodosius. Trong thời gian này mộ của thánh Phaolô được chôn nổi trên mặt đất. Đến năm 1832, ngôi thánh đường bị hỏa hoạn và ngôi thánh đường thứ ba được xây cất trên nền đất cũ Đó là Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô ngày nay.
Khi xây dựng nhà thờ mới, mộ thánh Phaolô được chôn dưới mặt đất, ở gầm bàn thờ chính của Vương Cung Thánh Đường
Nhà khảo cổ Filippi nói với cơ quan thông tấn AP rằng “Chúng tôi chắc chắn ngôi mộ nằm dưới bàn thờ chính”
Ông cũng cho biế thêm vào năm 2000 là năm Thánh của Giáo Hội Công Giáo, nhiều du khách đến viếng thăm đền thờ thánh Phaolô đã tỏ ra thất vọng vì biết có phần mộ của vị thánh ở đây nhưng không thể nhìn thấy được. Do vậy họ đã đề nghị khai quật mộ lên để cho khách hành hương nhìn thấy và sờ được di hài của đấng thánh Tông Đồ.
Trong ngày thứ hai tới, Tòa Thánh Vatican sẽ có cuộc họp báo công bố những gì tìm thấy trong cuộc khai quật khảo cổ này.