HÀ NỘI -- Theo bài tường trình của Đoàn Loan thuộc báo điện tử VnExpress vào ngày hôm nay cho biết Bộ Văn Hóa đã có quyết định về Khu Khảo Cổ Ba Đình trong phiên họp hôm nay. Bài báo nguyên văn như sau:
Trong 3 phương án bảo tồn khu di tích 18 Hoàng Diệu mà Bộ Văn hoá Thông tin đưa ra, các nhà khoa học thống nhất ý kiến giữ lại một vài hố khai quật đã xuất lộ các di tích tiêu biểu, quý giá nhất về Hoàng thành Thăng Long, còn lại sẽ cho lấp cát để bảo quản.
Ngoài ra, sẽ xây dựng một bảo tàng để trưng bày những tài liệu, hiện vật thu thập được và các mô hình, sa bàn thu nhỏ về Hoàng thành để tái hiện lịch sử. Phương án này cho phép kết hợp được yêu cầu bảo tồn và phát triển một bộ phận di tích tiêu biểu nhất trong khu vực khai quật, đã được nhiều nơi trên thế giới áp dụng có hiệu quả như Bảo tàng Louvre ở Paris và nhiều nước khác.
Phương án khác được đưa ra là bảo tồn toàn bộ di tích đã phát lộ như một bảo tàng ngoài trời (phương án 1), được coi là khó thực hiện trong điều kiện thời tiết nước ta. Khu di tích có quy mô lớn, nằm ở độ sâu từ 1,5 đến 4,5 m thì việc ngăn chặn nước ngầm và khống chế tác hại của nhiệt độ, độ ẩm đối với hiện vật trong hố khai quật là rất khó khăn, hiện vật sẽ bị xuống cấp nhanh chóng như từng xảy ra ở Đồng Đậu (Vĩnh Phúc), Hoa Lư (Ninh Bình), chùa Đọi Sơn (Hà Nam)...
Ngoài ra, phương án 3 là lấp cát toàn bộ hố khai quật, khi nào đủ điều kiện sẽ tái khai quật. Nhưng phương cách này sẽ không đáp ứng nhu cầu tham quan, nghiên cứu của công chúng và cũng chịu ảnh hưởng bởi tác động của môi trường.
Tuy nhiên, vấn đề gây tranh cãi là khu vực nào nên giữ lại hoặc cần lấp cát. Theo GS-TS. Trần Đức Cường, Phó chủ tịch Viện Khoa học lịch sử Việt Nam, cần chọn những di tích tiêu biểu của từng thời kỳ rồi bảo tồn nguyên trạng, kết hợp với nhà trưng bày tái hiện tại khu vực có di tích. GS-TS. Nguyễn Việt Châu, Viện trưởng Viện Thiết kế xây dựng, cho rằng nên giữ lại một vài hố khai quật tiêu biểu như A1, A1 MR, A20, A4, B3, B16 bởi khu vực này có nhiều tầng văn hoá chồng lên nhau, xuất lộ dày đặc các vết tích kiến trúc. Ngoài ra, tương ứng các vuông nền kiến trúc tiêu biểu ở dưới thì ở trên nên lập nền cỏ, trồng cây hình trụ vào vị trí tương ứng để người xem có thể hình dung quy mô mặt bằng của các công trình kiến trúc.
TS. Tống Trung Tín, Viện phó Viện khảo cổ, cho rằng, các vị trí như A1, A20, B16, D3, D4 - D5 đều có giá trị quý giá khác nhau, khu D3 có mặt cắt đẹp, có thể giúp người xem nhận dạng di tích rõ rệt, khu D4-D5 là di tích của nhiều thời kỳ đan xen...
Tại hội thảo Phương án bảo tồn khu di tích Hoàng thành Thăng Long hôm nay, giới khoa học cũng đưa ra ý kiến cần quy hoạch tổng thể khu di tích gồm Hoàng thành và thành cổ Hà Nội thành chuỗi di tích lịch sử, bởi nếu đứng riêng, khu 18 Hoàng Diệu không đủ sức trở thành di sản thế giới. Tại khu vực này, đề nghị không xây dựng công trình mới làm xâm hại di tích và di dời các hộ dân đang sinh sống. Ngoài ra, đẩy mạnh công tác nghiên cứu đề nghị công nhận di tích là di sản văn hoá thế giới.
Theo Bộ trưởng Văn hoá Thông tin Phạm Quang Nghị, Bộ sẽ trình Chính phủ các phương án bảo tồn và chỉ rõ các mặt tích cực hay tiêu cực để giúp Chính phủ đưa ra một phương cách bảo tồn hiệu quả nhất. Sau đó, công tác bảo tồn sẽ được tiến hành nhanh chóng. Thời gian qua, dự án mái che tạm chậm triển khai do chưa có định hướng rõ ràng, chưa phân biệt được che tạm thời hay lâu dài. Bên cạnh đó, chúng ta chưa có kinh nghiệm về bảo tồn các di tích lộ thiên nên khá lúng túng khi thực hiện.
(theo VnExpress)
Trong 3 phương án bảo tồn khu di tích 18 Hoàng Diệu mà Bộ Văn hoá Thông tin đưa ra, các nhà khoa học thống nhất ý kiến giữ lại một vài hố khai quật đã xuất lộ các di tích tiêu biểu, quý giá nhất về Hoàng thành Thăng Long, còn lại sẽ cho lấp cát để bảo quản.
Ngoài ra, sẽ xây dựng một bảo tàng để trưng bày những tài liệu, hiện vật thu thập được và các mô hình, sa bàn thu nhỏ về Hoàng thành để tái hiện lịch sử. Phương án này cho phép kết hợp được yêu cầu bảo tồn và phát triển một bộ phận di tích tiêu biểu nhất trong khu vực khai quật, đã được nhiều nơi trên thế giới áp dụng có hiệu quả như Bảo tàng Louvre ở Paris và nhiều nước khác.
Phương án khác được đưa ra là bảo tồn toàn bộ di tích đã phát lộ như một bảo tàng ngoài trời (phương án 1), được coi là khó thực hiện trong điều kiện thời tiết nước ta. Khu di tích có quy mô lớn, nằm ở độ sâu từ 1,5 đến 4,5 m thì việc ngăn chặn nước ngầm và khống chế tác hại của nhiệt độ, độ ẩm đối với hiện vật trong hố khai quật là rất khó khăn, hiện vật sẽ bị xuống cấp nhanh chóng như từng xảy ra ở Đồng Đậu (Vĩnh Phúc), Hoa Lư (Ninh Bình), chùa Đọi Sơn (Hà Nam)...
Ngoài ra, phương án 3 là lấp cát toàn bộ hố khai quật, khi nào đủ điều kiện sẽ tái khai quật. Nhưng phương cách này sẽ không đáp ứng nhu cầu tham quan, nghiên cứu của công chúng và cũng chịu ảnh hưởng bởi tác động của môi trường.
Tuy nhiên, vấn đề gây tranh cãi là khu vực nào nên giữ lại hoặc cần lấp cát. Theo GS-TS. Trần Đức Cường, Phó chủ tịch Viện Khoa học lịch sử Việt Nam, cần chọn những di tích tiêu biểu của từng thời kỳ rồi bảo tồn nguyên trạng, kết hợp với nhà trưng bày tái hiện tại khu vực có di tích. GS-TS. Nguyễn Việt Châu, Viện trưởng Viện Thiết kế xây dựng, cho rằng nên giữ lại một vài hố khai quật tiêu biểu như A1, A1 MR, A20, A4, B3, B16 bởi khu vực này có nhiều tầng văn hoá chồng lên nhau, xuất lộ dày đặc các vết tích kiến trúc. Ngoài ra, tương ứng các vuông nền kiến trúc tiêu biểu ở dưới thì ở trên nên lập nền cỏ, trồng cây hình trụ vào vị trí tương ứng để người xem có thể hình dung quy mô mặt bằng của các công trình kiến trúc.
TS. Tống Trung Tín, Viện phó Viện khảo cổ, cho rằng, các vị trí như A1, A20, B16, D3, D4 - D5 đều có giá trị quý giá khác nhau, khu D3 có mặt cắt đẹp, có thể giúp người xem nhận dạng di tích rõ rệt, khu D4-D5 là di tích của nhiều thời kỳ đan xen...
Tại hội thảo Phương án bảo tồn khu di tích Hoàng thành Thăng Long hôm nay, giới khoa học cũng đưa ra ý kiến cần quy hoạch tổng thể khu di tích gồm Hoàng thành và thành cổ Hà Nội thành chuỗi di tích lịch sử, bởi nếu đứng riêng, khu 18 Hoàng Diệu không đủ sức trở thành di sản thế giới. Tại khu vực này, đề nghị không xây dựng công trình mới làm xâm hại di tích và di dời các hộ dân đang sinh sống. Ngoài ra, đẩy mạnh công tác nghiên cứu đề nghị công nhận di tích là di sản văn hoá thế giới.
Theo Bộ trưởng Văn hoá Thông tin Phạm Quang Nghị, Bộ sẽ trình Chính phủ các phương án bảo tồn và chỉ rõ các mặt tích cực hay tiêu cực để giúp Chính phủ đưa ra một phương cách bảo tồn hiệu quả nhất. Sau đó, công tác bảo tồn sẽ được tiến hành nhanh chóng. Thời gian qua, dự án mái che tạm chậm triển khai do chưa có định hướng rõ ràng, chưa phân biệt được che tạm thời hay lâu dài. Bên cạnh đó, chúng ta chưa có kinh nghiệm về bảo tồn các di tích lộ thiên nên khá lúng túng khi thực hiện.
(theo VnExpress)