Merkel bị Stasi tìm cách chiêu mộ
Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel, kể rằng an ninh cộng sản Đông Đức cũ từng muốn tuyển mộ bà nhưng không thành.
Trong một cuộc nói chuyện trên truyền hình hôm thứ Ba 19/05/09, bà Merkel kể khi xin việc vào Đại học Bách khoa Ilmenau cơ quan mật vụ Stasi ngỏ lời nhận bà vào làm nhân viên cho họ.
Bà kể chi tiết rằng sau cuộc phỏng vấn xin việc ở đại học, người ta mời bà sang một phòng khác, nơi bà ngạc nhiên thấy một sĩ quan an ninh Stasi ngồi đó.
Nhưng bà Merkel đã viện lý do bà có tính hay nói nên dễ có thể kể chuyện cho bạn bè và không nhận lời đề nghị đó:
"Tôi nói ngay lập tức là đó không phải là thứ cho tôi."
Theo bà, vì im lặng là điều kiện tối thiểu để làm cho Stasi nên người ta để yên cho bà.
Sau cuộc phỏng vấn xảy ra hồi thập niên 70, bà không được nhận vào làm việc ở đại học nọ.
Bài học lịch sử
Trong cuộc nói chuyện trên truyền hình, bà cũng kể bằng khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, bà đã mở một lon bia uống mừng.
Hồi đầu tháng 5 năm nay, khi đến thăm một nhà tù cộng sản cũ ở Berlin bà nói "điều rất quan trọng là chúng ta không quên giai đoạn đó trong lịch sử Đông Đức".
Nước Đức thống nhất nay còn di sản hàng triệu bộ hồ sơ công an Stasi đã thu thập để theo dõi người dân
Là lãnh đạo cấp quốc gia đầu tiên của Đức dẫn một tour thăm nhà tù ở khu Hohenschoenhausen nơi Stasi giam người một cách bí mật hồi Chiến tranh Lạnh, bà lên án chủ nghĩa cộng sản và nói: "Đây là ví dụ cho thấy sự tàn bạo vi phạm nhân phẩm của con người".
Nhà tù nay là một địa điểm tưởng niệm những người bị giam cầm, hành hạ thời Đông Đức.
Bà Merkel ca ngợi các nạn nhân của Stasi là "những người đã chứng tỏ lòng dũng cảm".
Sinh năm 1954 ở Hamburg trong một gia đình cha là mục sư nhưng bà Angela Merkel lớn lên ở Đông Đức và từng vào tổ chức đoàn viên thanh niên của Cộng hòa Dân chủ Đức.
Bà cũng từng suy nghĩ về chuyện có nên vượt biên sang Phương Tây hay không và có cơ hội làm việc ấy năm 1986 khi có khi thăm thân ở Hamburg.
Nhưng cuối cùng, bà kể vì cha mẹ ở Đông Đức và các mối ràng buộc gia đình, bạn bè, bà đã quyết định trở về.
Nhắc lại thời cộng sản Đông Đức, khi chế độ lập ra mạng lưới công an và chỉ điểm rộng khắp để kiểm soát dân, bà nói, "Cần phải giữ làm sao để họ không buộc mình phát điên".
Theo bà, cách tốt nhất là biết đùa như '"Mỗi lần vào quán bia thì đập tay vào chiếc đèn bàn và nói, nếu có microphone thì bật lên ngay nhé".
Những kinh nghiệm quá khứ thời cộng sản không ngăn cản bà trở thành một lãnh tụ của đảng Dân chủ Thiên Chúa Giáo Đức (CDU) thiên về phía hữu sau khi hai nước Đức thống nhất.
Tuy thế, điều này cũng khiến cho các đối thủ chính trị tìm cớ nói về bà.
Mới tuần trước, ông Oskar Lafontaine, lãnh đạo phái tả Đức nói bà Merkel từng "thuộc về nhóm chiến binh dự bị của đảng cộng sản".
Bà Merkel bác bỏ cách nhìn đó và cho rằng:
"Cách thảo luận chia đen và trắng như thế không giúp chúng ta tiến về phía trước".
Bảo vệ các cá nhân con người trong xã hội Đông Đức, nhưng khi được hỏi sự tồn tại của Đông Đức bà nói rằng hệ thống đó đem lại bài học là "không bao giờ nên lặp lại nó".
Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel, kể rằng an ninh cộng sản Đông Đức cũ từng muốn tuyển mộ bà nhưng không thành.
Trong một cuộc nói chuyện trên truyền hình hôm thứ Ba 19/05/09, bà Merkel kể khi xin việc vào Đại học Bách khoa Ilmenau cơ quan mật vụ Stasi ngỏ lời nhận bà vào làm nhân viên cho họ.
Bà kể chi tiết rằng sau cuộc phỏng vấn xin việc ở đại học, người ta mời bà sang một phòng khác, nơi bà ngạc nhiên thấy một sĩ quan an ninh Stasi ngồi đó.
Nhưng bà Merkel đã viện lý do bà có tính hay nói nên dễ có thể kể chuyện cho bạn bè và không nhận lời đề nghị đó:
"Tôi nói ngay lập tức là đó không phải là thứ cho tôi."
Theo bà, vì im lặng là điều kiện tối thiểu để làm cho Stasi nên người ta để yên cho bà.
Sau cuộc phỏng vấn xảy ra hồi thập niên 70, bà không được nhận vào làm việc ở đại học nọ.
Bài học lịch sử
Trong cuộc nói chuyện trên truyền hình, bà cũng kể bằng khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, bà đã mở một lon bia uống mừng.
Hồi đầu tháng 5 năm nay, khi đến thăm một nhà tù cộng sản cũ ở Berlin bà nói "điều rất quan trọng là chúng ta không quên giai đoạn đó trong lịch sử Đông Đức".
Nước Đức thống nhất nay còn di sản hàng triệu bộ hồ sơ công an Stasi đã thu thập để theo dõi người dân
Là lãnh đạo cấp quốc gia đầu tiên của Đức dẫn một tour thăm nhà tù ở khu Hohenschoenhausen nơi Stasi giam người một cách bí mật hồi Chiến tranh Lạnh, bà lên án chủ nghĩa cộng sản và nói: "Đây là ví dụ cho thấy sự tàn bạo vi phạm nhân phẩm của con người".
Nhà tù nay là một địa điểm tưởng niệm những người bị giam cầm, hành hạ thời Đông Đức.
Bà Merkel ca ngợi các nạn nhân của Stasi là "những người đã chứng tỏ lòng dũng cảm".
Sinh năm 1954 ở Hamburg trong một gia đình cha là mục sư nhưng bà Angela Merkel lớn lên ở Đông Đức và từng vào tổ chức đoàn viên thanh niên của Cộng hòa Dân chủ Đức.
Bà cũng từng suy nghĩ về chuyện có nên vượt biên sang Phương Tây hay không và có cơ hội làm việc ấy năm 1986 khi có khi thăm thân ở Hamburg.
Nhưng cuối cùng, bà kể vì cha mẹ ở Đông Đức và các mối ràng buộc gia đình, bạn bè, bà đã quyết định trở về.
Nhắc lại thời cộng sản Đông Đức, khi chế độ lập ra mạng lưới công an và chỉ điểm rộng khắp để kiểm soát dân, bà nói, "Cần phải giữ làm sao để họ không buộc mình phát điên".
Theo bà, cách tốt nhất là biết đùa như '"Mỗi lần vào quán bia thì đập tay vào chiếc đèn bàn và nói, nếu có microphone thì bật lên ngay nhé".
Những kinh nghiệm quá khứ thời cộng sản không ngăn cản bà trở thành một lãnh tụ của đảng Dân chủ Thiên Chúa Giáo Đức (CDU) thiên về phía hữu sau khi hai nước Đức thống nhất.
Tuy thế, điều này cũng khiến cho các đối thủ chính trị tìm cớ nói về bà.
Mới tuần trước, ông Oskar Lafontaine, lãnh đạo phái tả Đức nói bà Merkel từng "thuộc về nhóm chiến binh dự bị của đảng cộng sản".
Bà Merkel bác bỏ cách nhìn đó và cho rằng:
"Cách thảo luận chia đen và trắng như thế không giúp chúng ta tiến về phía trước".
Bảo vệ các cá nhân con người trong xã hội Đông Đức, nhưng khi được hỏi sự tồn tại của Đông Đức bà nói rằng hệ thống đó đem lại bài học là "không bao giờ nên lặp lại nó".