BẢN HƯỚNG DẪN CHO THỪA TÁC VIÊN PHỤNG VỤ
(Archdiocese of Brisbane 2001)
DẪN NHẬP
"Có nhiều đặc sủng khác nhau nhưng chỉ có một Thần khí. Có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Thiên Chúa" (1 Cor 12, 4-5)
TRUYỀN CHỨC. Do chức thánh, linh mục được Thánh Thần thánh hiến, để rao giảng nhân danh Đức Kitô, thực thi sứ vụ linh mục của Ngài để ban phát các Bí Tích của Đức kitô như là mục tử, bắt chước gương Đức Kitô, vị chủ chăn Nhân Lành, nối kết các Kitô hữu và dẫn họ tới Thiên Chúa. Do thánh chức, phó tế (thầy sáu) được mời gọi phụ giúp Giám Mục, linh mục trong sứ vụ công bố Lời Chúa, phụ giúp nơi Bàn Thánh, làm việc bác ái, trở thành tôi tớ trong cộng đoàn. Vì thế, một trong những trách vụ của người có chức thánh là uỷ thác cho một người đã được rửa tội công việc hướng dẫn giáo đoàn trong công tác phụng vụ.
DÂN CHÚA. Nhờ Bí Tích Thánh Tẩy, mọi Kitô hữu được mời gọi tiếp tục chương trình cứu độ Đức Kitô bằng cách truyền bá Tin Mừng đến khắp cùng trái đất. Do Chúa Thánh Thần tăng sức và các bí tích trợ lực, người Kitô hữu được kêu mời tích cực tham dự vào mạch sống Giáo Hội, truyền giáo, Phúc Âm hóa văn hóa, cơ chế và giá trị xã hội họ đang sống. Một trong nhiều trách vụ không kém quan trọng khác cho việc tông đồ giáo dân trong Giáo Hội là giảng viên giáo lý, lo việc phụng vụ và các công việc bác ái từ thiện.
CỘNG TÁC. Tổng Giáo Phận Brisbane đang nghiên cứu các mô thức khác nhau hầu biểu lộ việc phụng sự Thiên Chúa trong tinh thần hỗ tương, sát cánh trong phục vụ. Điều này thể hiện rõ trong phụng vụ vì bản chất của Giáo Hội là phục vụ và hiệp nhất. Các Kitô hữu phục vụ trong Giáo Hội tuy đa dạng nhưng khi họp nhau thờ phượng Chúa họ thể hiện tinh thần hiệp nhất. Thừa tác viên thực sự phục vụ khi họ nhận trách nhiệm mục vụ trong việc chăm sóc các tân tòng, hôn nhân hay những anh chị em đau bệnh hay đau buồn vì có tang chế. Họ phụ giúp hướng dẫn giáo lý cho tân tòng, chuẩn bị các nghi thức, hỗ trợ khuyến khích trước và sau khi người đó đã nhận bí tích và đồng thời tham gia vào việc chuẩn bị cho phụng vụ. Thừa tác viên tham dự vào phụng vụ như trao Mình Thánh Chúa, công bố Lời Chúa, phụ giúp Bàn Thánh, hướng dẫn sắp xếp chỗ ngồi, xướng hát (solo), hay đệm đàn, nhưng không chủ tọa các buổi phụng vụ. Vì giáo sĩ được thụ phong cử hành các nghi thức phụng vụ nhân danh Giáo Hội và Đức Kitô. Nên ngài chủ tọa các nghi thức phụng vụ của Giáo Hội, đón nhận tân tòng, dâng lễ, ban ơn tha tội, ban phép xức dầu, chứng hôn phối và nghi thức an táng.
THỪA TÁC VIÊN. Tuy nhiên, khởi đầu tân thiên niên kỷ, Tổng Giáo Phận Brisbane đang đương đầu với những nhu cầu đòi hỏi một đáp ứng mục vụ rộng lớn hơn vì số linh mục khan hiếm và già nua trong khi đó số giáo hữu lại tăng. Nhiều kế hoạch mục vụ đang được đề cập đến và đang được thử nghiệm. Một vấn nạn không thể tránh được là thừa tác viên phụng vụ, vì khi nhu cầu đòi hỏi, giáo sĩ không hiện diện lúc đó, thì thừa tác viên phải dấn thân đảm trách một số phần vụ của họ.
NGUYÊN TẮC CĂN BẢN
CHÚA NHẬT. Ngày của Chúa là ngày kỷ niệm Chúa sống lại, Giáo Hội cử hành mầu nhiệm Vượt Qua. Đây là ngày các Kitô hữu họp nhau dâng lời cảm tạ, ngợi khen và làm cho thân thể Chúa Kitô sinh động, đó chính là Giáo Hội.
THÁNH THỂ. Qua việc dâng thánh lễ Giáo Hội tham dự vào việc hiến tế của Chúa Kitô. Ngày Chúa Nhật là ngày được chọn để kỷ niệm biến cố Chúa Vượt Qua đã sống lại từ cõi chết. Thánh lễ không phải chỉ đơn thuần bằng việc rước lễ.
GIÁO XỨ. Cộng đoàn Giáo xứ là biểu hiện cách cụ thể giáo hội địa phương trong Giáo Phận và là phần tử thuộc Giáo Hội Hoàn Vũ. Xứ đạo bao gồm những phần tử thực sự thuộc về Giáo Hội. Xứ đạo có những đặc tính riêng. Tính cách đặc thù của mỗi xứ đạo cần được đề cao, điều này không có nghĩa là xứ đạo hoàn toàn độc lập như một đơn vị riêng biệt, nhưng liên kết xứ đạo này với các giáo xứ khác trong Giáo Phận.
MÔ THỨC . Mô thức thờ phượng chung của các Kitô hữu là cùng nhau tham dự thánh lễ ngày Chúa Nhật. Chủ chăn nên cố gắng bằng mọi cách để đạt được yêu cầu trên, giúp các Kitô hữu cổ võ nhau tham dự thánh lễ một cách sốt sắng, điều chỉnh vấn đề giờ giấc thích hợp, chương trình thánh lễ cho thuận tiện và phát huy tinh thần hợp tác giữa các hội đoàn trong xứ đạo để mọi thành phần sốt sắng tham dự thánh lễ Chúa Nhật.
CẦU NGUYỆN THƯỜNG NGÀY. Các buổi cầu nguyện thường nhật của cộng đoàn tưởng nhớ nhiệm thể Chúa Kitô. Các đoàn thể được khuyến khích cầu nguyện chung với nhau, cùng dâng lên Chúa lời ca tụng, ngợi khen. Các Kitô hữu tiên khởi cũng đã thường tụ họp nhau tham dự các thánh lễ ngày thường tưởng nhớ đến mầu nhiệm ơn cứu độ và nếm trước vinh quang mầu nhiệm nước trời do thánh lễ mang lại.
KHI NÀO THỪA TÁC VIÊN CHỦ TỌA NGHI THỨC PHỤNG VỤ?
1. CẦU NGUYỆN NGÀY CHÚA NHẬT
(Vì thiếu linh mục) một trong những kế hoạch sắp xếp mục vụ mà Tổng Giáo Phận đang quan tâm là cắt giảm số thánh lễ vào Chúa Nhật tại một số địa điểm có giáo dân tham dự. Dầu thế có những cộng đoàn vẫn không có thánh lễ vào ngày Chúa Nhật vì không có đủ linh mục dâng thánh lễ. Điều này có thể xảy ra trong các trường hợp bất thường (thí dụ khi linh mục xứ đó bị bệnh hoặc đi nghỉ hàng năm) hay ngay cả trường hợp thường xuyên (thí dụ nơi miền quê linh mục chỉ có thể dâng lễ hai tuần một lần hay một tháng một lần). Trong các trường hợp này, giáo xứ cần có những thừa tác viên được huấn luyện và được cho phép hướng dẫn các buổi kinh phụng vụ khi không có thánh lễ.
Quy Luật 'Cho Thừa Tác Viên Phụng Vụ' (năm 1988) về việc cử hành nghi thức phụng vụ khi không có linh mục cần phải lưu ý:
* Điều (12-13) trong hoàn cảnh mặc dù khó khăn nhưng nếu có thể kiếm được linh mục thì buộc phải tham dự thánh lễ.
* Điều (18) nếu hoàn cảnh cho phép giáo dân nên hướng đến các giáo xứ lân cận để tham dự thánh lễ thuộc các xứ cận lân.
* Điều (21) Không được phép nại lý do vì khó khăn và bất tiện để tổ chức các nghi thức phụng vụ Lời Chúa có rước lễ thay cho thánh lễ. Không được phép cử hành nghi thức phụng vụ có rước lễ khi có cơ hội để tham dự thánh lễ Chúa Nhật (hay có lễ vào tối thứ bảy), và không bao giờ lập lại nghi thức phụng vụ có rước lễ hai lần trong cùng một ngày.
* Điều (24), thừa tác viên phụng vụ cử hành nghi thức phụng vụ Lời Chúa thường xuyên vào Chúa Nhật phải có phép của Đức Tổng Giám Mục.
* Điều (21) chú thích thêm là khi thừa tác viên phụng vụ Lời Chúa phải hướng dẫn buổi cầu nguyện bất thường, các buổi phụng vụ Lời Chúa vào ngày Chúa Nhật cần được tổ chức tại cùng địa điểm, cùng thời gian cộng đoàn thường xuyên tụ họp để tránh trường hợp cộng đoàn đến tham dự nghi thức nhưng bị hủy bỏ mà không được thông báo trước.
Vì tình trạng sức khoẻ của một số Kitô hữu không thể đi xa, họ gặp rất nhiều khó khăn bất lợi khi di chuyển, nên một số cộng đoàn được thường xuyên cử hành nghi thức phụng vụ Lời Chúa có rước lễ vào các ngày Chúa Nhật, nhưng phải có thánh lễ ít nhất một tháng một lần. Những cộng đoàn này phải có tài liệu và những thừa tác viên được huấn luyện chuyên lo cho các buổi phụng vụ. Kitô hữu tham dự nghi thức phụng vụ Lời Chúa có rước lễ được phép cử hành vào các ngày Chúa Nhật, họ được miễn tham dự thánh lễ buộc của ngày Chúa Nhật.
2. CẦU NGUYỆN THƯỜNG NGÀY
Ngoại trừ các trường hợp đặc biệt, linh mục chỉ được phép dâng một thánh lễ trong ngày. Khi có lý do chính đáng thì có thể dâng thêm một lễ nữa tính luôn cả lễ an táng, nghi thức hôn phối, lễ cho các em học sinh và các trường hợp khác. Chúa Nhật và các ngày lễ buộc vì nhu cầu mục vụ linh mục có thể dâng ba thánh lễ trong ngày (Giáo Luật điều 905). Trường hợp một xứ đạo có hai hay ba nhà thờ khác nhau thì cần phải tổ chức dâng lễ luôn phiên nhất định làm thế nào phù hợp cho mỗi nhà thờ trong tuần giáo dân được dự thánh lễ.
Nhiều cộng đoàn vì không có thánh lễ hàng ngày, các Kitô hữu chọn hình thức họp mặt cầu nguyện thường xuyên. Chẳng hạn như họp nhau đọc kinh sáng, tối và các giờ nguyện gẫm, hoặc phụng vụ Lời Chúa (không có rước lễ). Những buổi phụng vụ nguyện gẫm này do một giáo dân hướng dẫn khi linh mục và phó tế vắng mặt.
3. NGHI THỨC AN TÁNG
Nghi thức An Táng thường do linh mục hay phó tế (thầy sáu) cử hành, (dĩ nhiên nếu có thánh lễ an táng thì phải do linh mục chủ tế). Tuy nhiên trong trường hợp không có linh mục hay phó tế thì giáo dân có thể đảm trách buổi cầu nguyện tiễn biệt và đưa linh cửu tại nghĩa trang, hay nơi hỏa táng. Thừa tác viên này có thể được Đức Tổng Giám Mục uỷ nhiệm hay cho phép cử hành các nghi thức an táng trên. Thừa tác viên cũng có thể hướng dẫn cho việc chuẩn bị các nghi thức an táng với gia đình nhà hiếu hay phụ giúp trong các buổi cầu kinh.
Trong trường hợp An Táng không thể chờ được hay thời gian chuẩn bị không cho phép. Khi linh mục chánh xứ vắng mặt hay không thể kiếm được linh mục nào thay thế, thừa tác viên có thể đảm trách một phần hay toàn phần nghi thức an táng trong Tổng Giáo Phận Brisbane. Chúng ta có thể mường tượng trường hợp linh mục sống trong xứ đạo miền quê thường xuyên vắng mặt, ngay cả trong thành phố đôi khi không thể kiếm được linh mục, thì thừa tác viên giúp lo các nghi thức tiễn biệt và an táng. Khi các nghi thức an táng được một thừa tác viên đảm trách thì linh mục có thể dâng thánh lễ an táng cho gia đình nhà hiếu vào ngày trước hoặc sau khi chôn cất.
4. THANH TẨY VÀ HÔN NHÂN
Hai bí tích Thanh Tẩy và Hôn Nhân thừa tác viên đóng vai trò quan trọng trong việc sửa soạn và chuẩn bị cũng như lo mục vụ trước và sau cho các ứng viên thanh tẩy.
THANH TẨY. Mọi người có thể rửa tội trong trường hợp khẩn cấp khi linh mục hoặc phó tế không có mặt (trong trường hợp có Kitô hữu hiện diện thì công việc đó nên dành cho Kitô hữu). Y tá, nhân viên cứu thương hoặc những nhân viên thường hay gặp những trường hợp cấp cứu nên chuẩn bị sẵn sàng khi có yêu cầu và nhu cầu.
Giáo Luật (điều 861.2) xác định giám mục có quyền cho phép thừa tác viên cử hành bí tích Thanh Tẩy. Tuy nhiên, hoàn cảnh hiện nay tại Brisbane chưa cần và không có chi bảo đảm lời yêu cầu được chấp thuận. Linh mục hoặc phó tế trong Tổng Giáo Phận phải là người cử hành bí tích Thanh Tẩy. Điều này nhấn mạnh đến vai trò của giáo sĩ khi cử hành bí tích và nhấn mạnh đến vai trò của tu sĩ được truyền chức nhân Danh Chúa Kitô lo công vụ trong Giáo Hội. Để giúp các tu sĩ có thể hoàn thành việc cử hành bí tích Thánh Tẩy cho trẻ em, Tổng Giáo Phận đề nghị đường hướng sinh hoạt chung trong toàn giáo phận mỗi xứ đạo mỗi tháng dành ra hai ngày hay hai Chúa nhật đề cử hành bí tích.
HÔN NHÂN. Bí Tích Hôn Phối của Kitô hữu không đơn thuần đặt căn bản trên lời giao ước và liên kết hôn nhân hỗ tương, nhưng bản chất là bí tích của Giáo Hội. Để cho bí tích có hiệu lực, cần phải cam kết trước sự hiện diện của linh mục hoặc thầy phó tế. (Giáo luật điều 1108 và tiếp theo) Trường hợp không có linh mục hoặc thầy phó tế, thừa tác viên có thể cử hành bí tích khi có phép của giám mục địa phương; giám mục địa phương có thể cho phép với điều kiện hội đồng giám mục đồng thuận và có sự chuẩn y của Toà Thánh. Chưa có giáo phận nào của Úc Châu xin Toà Thánh phép này và nếu xin cũng sẽ bị từ chối bởi vì hôn nhân thường có nhiều thời gian chuẩn bị trước. Việc kiếm linh mục và thầy phó tế là điều có thể thực hiện được để nhân danh Giáo Hội hiện diện và nhận lời giao ước hôn phối. Vì thế, Tổng Giáo Phận Brisbane chưa cho phép thừa tác viên nào chứng hôn phối.
5. HOÀ GIÀI VÀ BÍ TÍCH XỨC DẦU
Cả nguyên tắc phụng vụ lẫn giáo luật đều không cho phép thừa tác viên thi hành hai bí tích này nhưng dành riêng cho linh mục. Tuy vậy, thừa tác viên có thể trợ giúp như một người hướng dẫn linh hướng. Họ thường lo cho những bệnh nhân tại tư gia hay bệnh viện và các nơi khác như viện dưỡng lão. Việc mục vụ này bao gồm việc thăm nom, chăm sóc, cầu nguyện, và trao Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân.
AI LÀ THỪA TÁC VIÊN?
1. THỪA TÁC VIÊN
Trong Tổng Giáo Phận Brisbane, các thừa tác viên phụng vụ phải được Đức Tổng Giám Mục cho phép và bổ nhiệm. (Điều 30) Thừa tác viên phụng vụ hướng dẫn những cộng đoàn dân Chúa phải là Kitô hữu mà lối sống phù hợp với Phúc Âm và được cộng đoàn địa phương chấp thuận. Thừa tác viên gồm các tu sĩ nam, nữ, những người lãnh đạo trong cộng đoàn (thí dụ như thành viên Hội Đồng Giáo Xứ) và những người đang thi hành công việc phụng vụ như thừa tác viên đọc sách, thừa tác viên Thánh Thể. Phụ tá linh mục hay trưởng các hội đoàn trong xứ hiện đang giữ các chức vụ là những thừa tác viên.
Tại các Giáo xứ Công Giáo miền quê, thừa tác viên cử hành nghi thức phụng vụ vào Chúa Nhật hay nghi thức an táng nhận được hỗ trợ của những mục sư các tôn giáo bạn như Anh Giáo, Lutheran và Uniting. Đôi khi chính những mục sư này chủ tọa các nghi thức mai táng.
2. LINH ĐẠO
Các xứ đạo nên lưu tâm đến hai công việc cho linh đạo – discernment - (tìm hiểu vấn đề do thần linh hướng dẫn). Thứ nhất là kiểm lại chương trình phụng vụ trong giáo xứ, các tài liệu liên quan đến phụng vụ, nhu cầu của xứ đạo. Thứ hai là phải xem xét sự việc trong tinh thần cầu nguyện, tìm hiểu ý Chúa linh ứng trong việc chọn lựa những thừa tác viên thích hợp nhất thay thế khi thầy phó tế hoặc linh mục vắng mặt khỏi giáo xứ. Phải cẩn thận tránh việc phụng vụ chung của cộng đoàn trở thành sở thích riêng của thừa tác viên. Trái lại, cũng không nên có quá nhiều thừa tác viên phụng vụ.
Tư cách thừa tác viên:
+ Hiểu biết về trách nhiệm lãnh đạo là phục vụ.
+ Có tâm tình cầu nguyện riêng cũng như cầu nguyện chung.
+ Dấn thân cộng tác và sốt sắng làm việc chung.
+ Có khả năng phán đoán, quyết định và tự tin.
+ Có khả năng đối thoại với tu sĩ và giáo dân.
+ Tế nhị lưu ý đến nhu cầu của các Kitô hữu.
Những khả năng mà người thừa tác viên cần phát huy là:
+ Khả năng cần học hỏi thêm kiến thức về phụng vụ, các nghi thức, cấu trúc và hiểu biết ý nghĩa các biểu tượng thánh.
+ Có khả năng chủ tọa các nghi lễ chung và nghệ thuật diễn giải trước công chúng.
+ Nhận định sáng suốt về thần học, Kinh Thánh và Giáo Hội học.
+ Có kiến thức mục vụ nhất là với gia đình nhà hiếu.
3. CHỦ TOẠ VÀ GIẢNG THUYẾT
Giảng thuyết và chủ tọa là hai phần vụ hoàn toàn khác biệt trong phụng vụ. Trong Tổng Giáo Phận Brisbane, thừa tác viên chủ sự nghi thức phụng vụ không nhất thiết được phép chia sẻ Lời Chúa. Để được phép chia sẻ Lời Chúa người đó cần chứng tỏ có đủ khả năng hiểu biết về Kinh Thánh và thần học. Thông thường thì người chủ sự các nghi thức cũng là người chia sẻ Kinh Thánh. Tốt hơn nên chia phần vụ riêng cho hai thừa tác viên đảm trách; một chủ sự các nghi thức phụng vụ và một chia sẻ Lời Chúa. Tùy theo nhu cầu của xứ đạo, thừa tác viên được phép chủ sự các nghi thức phụng vụ Chúa Nhật và các ngày thường chưa chắc được phép thừa hành nghi thức an táng. Để được chấp thuận cử hành nghi thức an táng người thừa tác viên đó cần có khả năng mục vụ đặc biệt khi tiếp xúc với nhà hiếu, và được đào luyện kỷ lưỡng về thần học, Kinh Thánh, và phụng vụ an táng.
4. CHỌN LỰA DUYỆT XÉT VÀ ỦY NHIỆM
* Cha chánh xứ và xứ đạo quyết định phương cách tốt nhất để cử hành các nghi thức phụng vụ trong xứ.
* Cha chánh xứ xác quyết được tinh thần tự nguyện phục vụ của những người xứng đáng vào vai trò thừa tác viên phụng vụ và bàn thảo với họ cách tốt nhất giúp học hỏi tìm hiểu thêm trong việc huấn luyện cho chức vụ sắp lãnh nhận.
* Cha chánh xứ xin Đức Tổng Giám Mục trao năng quyền cho các ứng viên thừa tác. Lời yêu cầu phải kèm theo những bằng chứng chứng tỏ các ứng viên xứng đáng và có khả năng. Có sẵn mẫu đơn giúp cho việc đề cử này.
* Ủy Ban Thừa Tác Viên giúp Đức Tổng Giám Mục xét các đơn và Ủy Ban Phụng Vụ Thừa Tác Viên có trách nhiệm giải thích, hướng dẫn các ứng viên thừa tác.
* Để hoàn thành công việc Ủy Ban Thừa Tác Viên có thể khảo hạch các ứng viên như phỏng vấn, hoặc kiểm tra bằng viết bài thi hay thử khả năng thực hành.
* Dựa vào ý kiến của Ủy Ban Thừa Tác Viên đề nghị, Đức Tổng Giám Mục có thể yêu cầu ứng viên phải chuẩn bị thêm, hay học thêm trước khi trao ban năng quyền.
* Đại diện thừa tác viên của Đức Tổng Giám Mục sẽ đến gặp cha xứ.
* Ứng viên thừa tác được công khai bổ nhiệm làm việc cho xứ đạo.
Đại diện Đức Tổng Giám Mục cũng xác định rõ thừa tác viên đó được phép thi hành tác vụ trong xứ đạo nào và thời hạn bổ nhiệm (thường là ba năm). Đại diện Đức Tổng Giám Mục cũng xác định rõ phần vụ thừa tác viên được phép chủ sự các nghi thức phụng vụ như hướng dẫn phụng vụ các ngày Chúa Nhật hay ngày thường, nghi thức An táng, chia sẻ Lời Chúa. Thừa tác viên có thể phục vụ thêm một thời gian nữa.
Thủ tục hành chánh trên giúp các thừa tác viên tự tin thi hành nhiệm vụ, ý thức rằng họ chính thức đại diện Giáo Hội.
5. HUẤN LUYỆN
Các ứng viên thừa tác không bắt buộc phải theo học những khóa thần học được cấp bằng, chẳng hạn, như không bắt buộc phải có cử nhân thần học, tuy nhiên, ngay cả những ai có bằng, cũng chưa chắc người đó có đủ kiến thức cần thiết cho công việc.
* Ứng viên thừa tác phụng vụ Chúa Nhật và ngày thường phải chứng tỏ mình có đủ khả năng tổ chức một buổi phụng vụ Lời Chúa, mô thức buổi cầu nguyện chung cho cộng đoàn, hiểu căn bản các bí tích, biết mở sách thánh, và các giờ kinh nguyện. Ứng viên cũng cần chứng tỏ khả năng chủ tọa buổi cầu nguyện, và phối hợp sinh hoạt phụng vụ giữa các nhóm.
* Ứng viên thừa tác phụng vụ đám táng cần biết thêm kiến thức thần học về an táng Thiên Chúa giáo, và căn bản về chăm sóc mục vụ và an ủi thân nhân có người thân qua đời.
* Ứng viên chia sẻ Lời Chúa cần có kiến thức hiểu biết rộng rãi liên quan đến thần học và khả năng diễn giải trước công chúng. Kiến thức thần học bao gồm Kinh Thánh, Kitô học và Giáo Hội học. Với kiến thức này khả năng của họ phải tương đương với người có bằng cử nhân thần học hay một văn bằng hậu đại học.
Có nhiều địa điểm và nhiều khoá thần học giúp cho các ứng viên thừa tác tìm hiểu thêm về giảng thuyết và hướng dẫn phụng vụ.
* Viện Thần Học Brisbane và Đại học Công Giáo đang giảng dạy (Thần Học & Mục Vụ) cho cấp đại học và hậu đại học.
* Và còn có những khoá học Hàm thụ (chẳng hạn khóa Căn Bản)
* Những khoá hội thảo, học ngắn hạn, hay các buổi thuyết trình do ban Phụng Tự Địa Phận tổ chức.
* Những khoá học dự thính được các cha xứ tổ chức và huấn luyện.
* Thực tập qua hình thức trực tiếp cộng tác giúp linh mục chánh xứ dưới sự hướng dẫn của linh mục.
THỪA TÁC VIÊN CHỦ TỌA NGHI THỨC PHỤNG VỤ CÁCH NÀO ?
Thừa tác viên cần có kinh nghiệm thêm về phụng vụ bằng cách học hỏi kinh nghiệm thực tiễn tại giáo xứ. Tuy nhiên một số yếu tố cần được nêu lên ngay từ ban đầu.
XỨ ĐẠO. Căn bản của mục vụ là xứ đạo. Thừa tác viên được chỉ định cho xứ đạo và dưới sự hướng dẫn của cha xứ. Thí dụ, tổ chức phụng vụ cho một đám táng, văn phòng nhà xứ luôn là nơi liên lạc chính, đừng bao giờ trực tiếp liên lạc với bất cứ một thừa tác viên nào. Xứ đạo nên chuẩn bị tinh thần cho việc chấp nhận thừa tác viên phụng vụ hướng dẫn phụng vụ khi linh mục vắng mặt, nếu có thể được thì cho gia đình biết trước là linh mục không thể cử hành nghi thức An táng.
PHẦN VỤ THỪA TÁC VIÊN. Cần nhiều thừa tác viên hợp tác để mỗi thừa tác viên chịu trách nhiệm phần vụ chuyên môn của mình. Một người thừa tác viên chủ nghi, người khác đọc sách thánh, người khác phụ trách âm nhạc, đọc lời nguyện, trao Mình Thánh Chúa. Tốt hơn là nên để hai người thừa tác viên khác nhau, một người chủ nghi, người kia chia sẻ Lời Chúa.
Y PHỤC TRONG PHỤNG VỤ. Trường hợp đặc biệt hay trọng thể như Chúa Nhật hoặc nghi thức An táng, thừa tác viên mặc áo Alba (áo dài trắng linh mục mặc trong áo lễ) nhưng không được đeo giây các phép dưới bất cứ hình thức nào. Ngày thường thì không cần mặc áo Alba.
TRÁNH HIỂU LẦM . (Điều 22) Thừa tác viên phụng vụ phải cẩn trọng tránh mọi hình thức, cử chỉ dẫn đến việc cộng đoàn hiểu lầm giữa nghi thức phụng vụ và cử hành thánh lễ. (Điều 29) Điều này không phải chỉ áp dụng cho nghi thức phụng vụ nhưng cả tư cách, thái độ của thừa tác viên - thừa tác viên chủ sự nghi lễ ngang hàng với các Kitô hữu khác. (Điều 40) Thừa tác viên không được phép ngồi ghế của chủ tế, công bố phúc âm, hay ban phép lành cho cộng đoàn.
ĐỊA ĐIỂM. Thừa tác viên không được hướng dẫn buổi phụng vụ tại bàn thánh hay nơi công bố Lời Chúa. Chỗ thích hợp là kê ghế gần người chủ nghi lễ, nhưng tốt hơn hết là ngồi chung với cộng đoàn và nên ngồi ghế hàng đầu.
TÀI LIỆU. Giáo Phận đang cho in cuốn tài liệu hướng dẫn dự trù xuất bản (sau năm 2002) dựa theo tài liệu chỉ dẫn này. Tài liệu này bao gồm các nghi thức nhận chức cho thừa tác viên phụng vụ, hướng dẫn chi tiết các nghi thức phụng vụ và những hướng dẫn đơn giản cần thiết cho trường hợp tạm thời hay bất thường. Tài liệu cũng kèm theo nhiều mẫu đơn khác nhau. Ngoài ra còn kèm thêm một số những mẫu rời có thể phát cho giáo dân khi xứ đạo cần chuẩn bị có thêm thừa tác viên, những dự phóng cho việc đào luyện thừa tác viên, và còn có cả phần thư mục của các sách hữu dụng và video liên quan đến phụng vụ.
Thảo Nguyên chuyển ngữ
*** Tài liệu này được trích từ quyển LAY LEADERS of LITURGY with Sample Rites for Sundays, Weekdays and Funerals [Thừa tác Viên Phụng Vụ và các nghi thức mẫu cho những ngày Chúa Nhật, ngày thường và An Táng] - Xuất bản năm 2004 (http://www.litcom.net.au/publications/prepmaterials/layleaders.php)
(Archdiocese of Brisbane 2001)
DẪN NHẬP
"Có nhiều đặc sủng khác nhau nhưng chỉ có một Thần khí. Có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Thiên Chúa" (1 Cor 12, 4-5)
TRUYỀN CHỨC. Do chức thánh, linh mục được Thánh Thần thánh hiến, để rao giảng nhân danh Đức Kitô, thực thi sứ vụ linh mục của Ngài để ban phát các Bí Tích của Đức kitô như là mục tử, bắt chước gương Đức Kitô, vị chủ chăn Nhân Lành, nối kết các Kitô hữu và dẫn họ tới Thiên Chúa. Do thánh chức, phó tế (thầy sáu) được mời gọi phụ giúp Giám Mục, linh mục trong sứ vụ công bố Lời Chúa, phụ giúp nơi Bàn Thánh, làm việc bác ái, trở thành tôi tớ trong cộng đoàn. Vì thế, một trong những trách vụ của người có chức thánh là uỷ thác cho một người đã được rửa tội công việc hướng dẫn giáo đoàn trong công tác phụng vụ.
DÂN CHÚA. Nhờ Bí Tích Thánh Tẩy, mọi Kitô hữu được mời gọi tiếp tục chương trình cứu độ Đức Kitô bằng cách truyền bá Tin Mừng đến khắp cùng trái đất. Do Chúa Thánh Thần tăng sức và các bí tích trợ lực, người Kitô hữu được kêu mời tích cực tham dự vào mạch sống Giáo Hội, truyền giáo, Phúc Âm hóa văn hóa, cơ chế và giá trị xã hội họ đang sống. Một trong nhiều trách vụ không kém quan trọng khác cho việc tông đồ giáo dân trong Giáo Hội là giảng viên giáo lý, lo việc phụng vụ và các công việc bác ái từ thiện.
CỘNG TÁC. Tổng Giáo Phận Brisbane đang nghiên cứu các mô thức khác nhau hầu biểu lộ việc phụng sự Thiên Chúa trong tinh thần hỗ tương, sát cánh trong phục vụ. Điều này thể hiện rõ trong phụng vụ vì bản chất của Giáo Hội là phục vụ và hiệp nhất. Các Kitô hữu phục vụ trong Giáo Hội tuy đa dạng nhưng khi họp nhau thờ phượng Chúa họ thể hiện tinh thần hiệp nhất. Thừa tác viên thực sự phục vụ khi họ nhận trách nhiệm mục vụ trong việc chăm sóc các tân tòng, hôn nhân hay những anh chị em đau bệnh hay đau buồn vì có tang chế. Họ phụ giúp hướng dẫn giáo lý cho tân tòng, chuẩn bị các nghi thức, hỗ trợ khuyến khích trước và sau khi người đó đã nhận bí tích và đồng thời tham gia vào việc chuẩn bị cho phụng vụ. Thừa tác viên tham dự vào phụng vụ như trao Mình Thánh Chúa, công bố Lời Chúa, phụ giúp Bàn Thánh, hướng dẫn sắp xếp chỗ ngồi, xướng hát (solo), hay đệm đàn, nhưng không chủ tọa các buổi phụng vụ. Vì giáo sĩ được thụ phong cử hành các nghi thức phụng vụ nhân danh Giáo Hội và Đức Kitô. Nên ngài chủ tọa các nghi thức phụng vụ của Giáo Hội, đón nhận tân tòng, dâng lễ, ban ơn tha tội, ban phép xức dầu, chứng hôn phối và nghi thức an táng.
THỪA TÁC VIÊN. Tuy nhiên, khởi đầu tân thiên niên kỷ, Tổng Giáo Phận Brisbane đang đương đầu với những nhu cầu đòi hỏi một đáp ứng mục vụ rộng lớn hơn vì số linh mục khan hiếm và già nua trong khi đó số giáo hữu lại tăng. Nhiều kế hoạch mục vụ đang được đề cập đến và đang được thử nghiệm. Một vấn nạn không thể tránh được là thừa tác viên phụng vụ, vì khi nhu cầu đòi hỏi, giáo sĩ không hiện diện lúc đó, thì thừa tác viên phải dấn thân đảm trách một số phần vụ của họ.
NGUYÊN TẮC CĂN BẢN
CHÚA NHẬT. Ngày của Chúa là ngày kỷ niệm Chúa sống lại, Giáo Hội cử hành mầu nhiệm Vượt Qua. Đây là ngày các Kitô hữu họp nhau dâng lời cảm tạ, ngợi khen và làm cho thân thể Chúa Kitô sinh động, đó chính là Giáo Hội.
THÁNH THỂ. Qua việc dâng thánh lễ Giáo Hội tham dự vào việc hiến tế của Chúa Kitô. Ngày Chúa Nhật là ngày được chọn để kỷ niệm biến cố Chúa Vượt Qua đã sống lại từ cõi chết. Thánh lễ không phải chỉ đơn thuần bằng việc rước lễ.
GIÁO XỨ. Cộng đoàn Giáo xứ là biểu hiện cách cụ thể giáo hội địa phương trong Giáo Phận và là phần tử thuộc Giáo Hội Hoàn Vũ. Xứ đạo bao gồm những phần tử thực sự thuộc về Giáo Hội. Xứ đạo có những đặc tính riêng. Tính cách đặc thù của mỗi xứ đạo cần được đề cao, điều này không có nghĩa là xứ đạo hoàn toàn độc lập như một đơn vị riêng biệt, nhưng liên kết xứ đạo này với các giáo xứ khác trong Giáo Phận.
MÔ THỨC . Mô thức thờ phượng chung của các Kitô hữu là cùng nhau tham dự thánh lễ ngày Chúa Nhật. Chủ chăn nên cố gắng bằng mọi cách để đạt được yêu cầu trên, giúp các Kitô hữu cổ võ nhau tham dự thánh lễ một cách sốt sắng, điều chỉnh vấn đề giờ giấc thích hợp, chương trình thánh lễ cho thuận tiện và phát huy tinh thần hợp tác giữa các hội đoàn trong xứ đạo để mọi thành phần sốt sắng tham dự thánh lễ Chúa Nhật.
CẦU NGUYỆN THƯỜNG NGÀY. Các buổi cầu nguyện thường nhật của cộng đoàn tưởng nhớ nhiệm thể Chúa Kitô. Các đoàn thể được khuyến khích cầu nguyện chung với nhau, cùng dâng lên Chúa lời ca tụng, ngợi khen. Các Kitô hữu tiên khởi cũng đã thường tụ họp nhau tham dự các thánh lễ ngày thường tưởng nhớ đến mầu nhiệm ơn cứu độ và nếm trước vinh quang mầu nhiệm nước trời do thánh lễ mang lại.
KHI NÀO THỪA TÁC VIÊN CHỦ TỌA NGHI THỨC PHỤNG VỤ?
1. CẦU NGUYỆN NGÀY CHÚA NHẬT
(Vì thiếu linh mục) một trong những kế hoạch sắp xếp mục vụ mà Tổng Giáo Phận đang quan tâm là cắt giảm số thánh lễ vào Chúa Nhật tại một số địa điểm có giáo dân tham dự. Dầu thế có những cộng đoàn vẫn không có thánh lễ vào ngày Chúa Nhật vì không có đủ linh mục dâng thánh lễ. Điều này có thể xảy ra trong các trường hợp bất thường (thí dụ khi linh mục xứ đó bị bệnh hoặc đi nghỉ hàng năm) hay ngay cả trường hợp thường xuyên (thí dụ nơi miền quê linh mục chỉ có thể dâng lễ hai tuần một lần hay một tháng một lần). Trong các trường hợp này, giáo xứ cần có những thừa tác viên được huấn luyện và được cho phép hướng dẫn các buổi kinh phụng vụ khi không có thánh lễ.
Quy Luật 'Cho Thừa Tác Viên Phụng Vụ' (năm 1988) về việc cử hành nghi thức phụng vụ khi không có linh mục cần phải lưu ý:
* Điều (12-13) trong hoàn cảnh mặc dù khó khăn nhưng nếu có thể kiếm được linh mục thì buộc phải tham dự thánh lễ.
* Điều (18) nếu hoàn cảnh cho phép giáo dân nên hướng đến các giáo xứ lân cận để tham dự thánh lễ thuộc các xứ cận lân.
* Điều (21) Không được phép nại lý do vì khó khăn và bất tiện để tổ chức các nghi thức phụng vụ Lời Chúa có rước lễ thay cho thánh lễ. Không được phép cử hành nghi thức phụng vụ có rước lễ khi có cơ hội để tham dự thánh lễ Chúa Nhật (hay có lễ vào tối thứ bảy), và không bao giờ lập lại nghi thức phụng vụ có rước lễ hai lần trong cùng một ngày.
* Điều (24), thừa tác viên phụng vụ cử hành nghi thức phụng vụ Lời Chúa thường xuyên vào Chúa Nhật phải có phép của Đức Tổng Giám Mục.
* Điều (21) chú thích thêm là khi thừa tác viên phụng vụ Lời Chúa phải hướng dẫn buổi cầu nguyện bất thường, các buổi phụng vụ Lời Chúa vào ngày Chúa Nhật cần được tổ chức tại cùng địa điểm, cùng thời gian cộng đoàn thường xuyên tụ họp để tránh trường hợp cộng đoàn đến tham dự nghi thức nhưng bị hủy bỏ mà không được thông báo trước.
Vì tình trạng sức khoẻ của một số Kitô hữu không thể đi xa, họ gặp rất nhiều khó khăn bất lợi khi di chuyển, nên một số cộng đoàn được thường xuyên cử hành nghi thức phụng vụ Lời Chúa có rước lễ vào các ngày Chúa Nhật, nhưng phải có thánh lễ ít nhất một tháng một lần. Những cộng đoàn này phải có tài liệu và những thừa tác viên được huấn luyện chuyên lo cho các buổi phụng vụ. Kitô hữu tham dự nghi thức phụng vụ Lời Chúa có rước lễ được phép cử hành vào các ngày Chúa Nhật, họ được miễn tham dự thánh lễ buộc của ngày Chúa Nhật.
2. CẦU NGUYỆN THƯỜNG NGÀY
Ngoại trừ các trường hợp đặc biệt, linh mục chỉ được phép dâng một thánh lễ trong ngày. Khi có lý do chính đáng thì có thể dâng thêm một lễ nữa tính luôn cả lễ an táng, nghi thức hôn phối, lễ cho các em học sinh và các trường hợp khác. Chúa Nhật và các ngày lễ buộc vì nhu cầu mục vụ linh mục có thể dâng ba thánh lễ trong ngày (Giáo Luật điều 905). Trường hợp một xứ đạo có hai hay ba nhà thờ khác nhau thì cần phải tổ chức dâng lễ luôn phiên nhất định làm thế nào phù hợp cho mỗi nhà thờ trong tuần giáo dân được dự thánh lễ.
Nhiều cộng đoàn vì không có thánh lễ hàng ngày, các Kitô hữu chọn hình thức họp mặt cầu nguyện thường xuyên. Chẳng hạn như họp nhau đọc kinh sáng, tối và các giờ nguyện gẫm, hoặc phụng vụ Lời Chúa (không có rước lễ). Những buổi phụng vụ nguyện gẫm này do một giáo dân hướng dẫn khi linh mục và phó tế vắng mặt.
3. NGHI THỨC AN TÁNG
Nghi thức An Táng thường do linh mục hay phó tế (thầy sáu) cử hành, (dĩ nhiên nếu có thánh lễ an táng thì phải do linh mục chủ tế). Tuy nhiên trong trường hợp không có linh mục hay phó tế thì giáo dân có thể đảm trách buổi cầu nguyện tiễn biệt và đưa linh cửu tại nghĩa trang, hay nơi hỏa táng. Thừa tác viên này có thể được Đức Tổng Giám Mục uỷ nhiệm hay cho phép cử hành các nghi thức an táng trên. Thừa tác viên cũng có thể hướng dẫn cho việc chuẩn bị các nghi thức an táng với gia đình nhà hiếu hay phụ giúp trong các buổi cầu kinh.
Trong trường hợp An Táng không thể chờ được hay thời gian chuẩn bị không cho phép. Khi linh mục chánh xứ vắng mặt hay không thể kiếm được linh mục nào thay thế, thừa tác viên có thể đảm trách một phần hay toàn phần nghi thức an táng trong Tổng Giáo Phận Brisbane. Chúng ta có thể mường tượng trường hợp linh mục sống trong xứ đạo miền quê thường xuyên vắng mặt, ngay cả trong thành phố đôi khi không thể kiếm được linh mục, thì thừa tác viên giúp lo các nghi thức tiễn biệt và an táng. Khi các nghi thức an táng được một thừa tác viên đảm trách thì linh mục có thể dâng thánh lễ an táng cho gia đình nhà hiếu vào ngày trước hoặc sau khi chôn cất.
4. THANH TẨY VÀ HÔN NHÂN
Hai bí tích Thanh Tẩy và Hôn Nhân thừa tác viên đóng vai trò quan trọng trong việc sửa soạn và chuẩn bị cũng như lo mục vụ trước và sau cho các ứng viên thanh tẩy.
THANH TẨY. Mọi người có thể rửa tội trong trường hợp khẩn cấp khi linh mục hoặc phó tế không có mặt (trong trường hợp có Kitô hữu hiện diện thì công việc đó nên dành cho Kitô hữu). Y tá, nhân viên cứu thương hoặc những nhân viên thường hay gặp những trường hợp cấp cứu nên chuẩn bị sẵn sàng khi có yêu cầu và nhu cầu.
Giáo Luật (điều 861.2) xác định giám mục có quyền cho phép thừa tác viên cử hành bí tích Thanh Tẩy. Tuy nhiên, hoàn cảnh hiện nay tại Brisbane chưa cần và không có chi bảo đảm lời yêu cầu được chấp thuận. Linh mục hoặc phó tế trong Tổng Giáo Phận phải là người cử hành bí tích Thanh Tẩy. Điều này nhấn mạnh đến vai trò của giáo sĩ khi cử hành bí tích và nhấn mạnh đến vai trò của tu sĩ được truyền chức nhân Danh Chúa Kitô lo công vụ trong Giáo Hội. Để giúp các tu sĩ có thể hoàn thành việc cử hành bí tích Thánh Tẩy cho trẻ em, Tổng Giáo Phận đề nghị đường hướng sinh hoạt chung trong toàn giáo phận mỗi xứ đạo mỗi tháng dành ra hai ngày hay hai Chúa nhật đề cử hành bí tích.
HÔN NHÂN. Bí Tích Hôn Phối của Kitô hữu không đơn thuần đặt căn bản trên lời giao ước và liên kết hôn nhân hỗ tương, nhưng bản chất là bí tích của Giáo Hội. Để cho bí tích có hiệu lực, cần phải cam kết trước sự hiện diện của linh mục hoặc thầy phó tế. (Giáo luật điều 1108 và tiếp theo) Trường hợp không có linh mục hoặc thầy phó tế, thừa tác viên có thể cử hành bí tích khi có phép của giám mục địa phương; giám mục địa phương có thể cho phép với điều kiện hội đồng giám mục đồng thuận và có sự chuẩn y của Toà Thánh. Chưa có giáo phận nào của Úc Châu xin Toà Thánh phép này và nếu xin cũng sẽ bị từ chối bởi vì hôn nhân thường có nhiều thời gian chuẩn bị trước. Việc kiếm linh mục và thầy phó tế là điều có thể thực hiện được để nhân danh Giáo Hội hiện diện và nhận lời giao ước hôn phối. Vì thế, Tổng Giáo Phận Brisbane chưa cho phép thừa tác viên nào chứng hôn phối.
5. HOÀ GIÀI VÀ BÍ TÍCH XỨC DẦU
Cả nguyên tắc phụng vụ lẫn giáo luật đều không cho phép thừa tác viên thi hành hai bí tích này nhưng dành riêng cho linh mục. Tuy vậy, thừa tác viên có thể trợ giúp như một người hướng dẫn linh hướng. Họ thường lo cho những bệnh nhân tại tư gia hay bệnh viện và các nơi khác như viện dưỡng lão. Việc mục vụ này bao gồm việc thăm nom, chăm sóc, cầu nguyện, và trao Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân.
AI LÀ THỪA TÁC VIÊN?
1. THỪA TÁC VIÊN
Trong Tổng Giáo Phận Brisbane, các thừa tác viên phụng vụ phải được Đức Tổng Giám Mục cho phép và bổ nhiệm. (Điều 30) Thừa tác viên phụng vụ hướng dẫn những cộng đoàn dân Chúa phải là Kitô hữu mà lối sống phù hợp với Phúc Âm và được cộng đoàn địa phương chấp thuận. Thừa tác viên gồm các tu sĩ nam, nữ, những người lãnh đạo trong cộng đoàn (thí dụ như thành viên Hội Đồng Giáo Xứ) và những người đang thi hành công việc phụng vụ như thừa tác viên đọc sách, thừa tác viên Thánh Thể. Phụ tá linh mục hay trưởng các hội đoàn trong xứ hiện đang giữ các chức vụ là những thừa tác viên.
Tại các Giáo xứ Công Giáo miền quê, thừa tác viên cử hành nghi thức phụng vụ vào Chúa Nhật hay nghi thức an táng nhận được hỗ trợ của những mục sư các tôn giáo bạn như Anh Giáo, Lutheran và Uniting. Đôi khi chính những mục sư này chủ tọa các nghi thức mai táng.
2. LINH ĐẠO
Các xứ đạo nên lưu tâm đến hai công việc cho linh đạo – discernment - (tìm hiểu vấn đề do thần linh hướng dẫn). Thứ nhất là kiểm lại chương trình phụng vụ trong giáo xứ, các tài liệu liên quan đến phụng vụ, nhu cầu của xứ đạo. Thứ hai là phải xem xét sự việc trong tinh thần cầu nguyện, tìm hiểu ý Chúa linh ứng trong việc chọn lựa những thừa tác viên thích hợp nhất thay thế khi thầy phó tế hoặc linh mục vắng mặt khỏi giáo xứ. Phải cẩn thận tránh việc phụng vụ chung của cộng đoàn trở thành sở thích riêng của thừa tác viên. Trái lại, cũng không nên có quá nhiều thừa tác viên phụng vụ.
Tư cách thừa tác viên:
+ Hiểu biết về trách nhiệm lãnh đạo là phục vụ.
+ Có tâm tình cầu nguyện riêng cũng như cầu nguyện chung.
+ Dấn thân cộng tác và sốt sắng làm việc chung.
+ Có khả năng phán đoán, quyết định và tự tin.
+ Có khả năng đối thoại với tu sĩ và giáo dân.
+ Tế nhị lưu ý đến nhu cầu của các Kitô hữu.
Những khả năng mà người thừa tác viên cần phát huy là:
+ Khả năng cần học hỏi thêm kiến thức về phụng vụ, các nghi thức, cấu trúc và hiểu biết ý nghĩa các biểu tượng thánh.
+ Có khả năng chủ tọa các nghi lễ chung và nghệ thuật diễn giải trước công chúng.
+ Nhận định sáng suốt về thần học, Kinh Thánh và Giáo Hội học.
+ Có kiến thức mục vụ nhất là với gia đình nhà hiếu.
3. CHỦ TOẠ VÀ GIẢNG THUYẾT
Giảng thuyết và chủ tọa là hai phần vụ hoàn toàn khác biệt trong phụng vụ. Trong Tổng Giáo Phận Brisbane, thừa tác viên chủ sự nghi thức phụng vụ không nhất thiết được phép chia sẻ Lời Chúa. Để được phép chia sẻ Lời Chúa người đó cần chứng tỏ có đủ khả năng hiểu biết về Kinh Thánh và thần học. Thông thường thì người chủ sự các nghi thức cũng là người chia sẻ Kinh Thánh. Tốt hơn nên chia phần vụ riêng cho hai thừa tác viên đảm trách; một chủ sự các nghi thức phụng vụ và một chia sẻ Lời Chúa. Tùy theo nhu cầu của xứ đạo, thừa tác viên được phép chủ sự các nghi thức phụng vụ Chúa Nhật và các ngày thường chưa chắc được phép thừa hành nghi thức an táng. Để được chấp thuận cử hành nghi thức an táng người thừa tác viên đó cần có khả năng mục vụ đặc biệt khi tiếp xúc với nhà hiếu, và được đào luyện kỷ lưỡng về thần học, Kinh Thánh, và phụng vụ an táng.
4. CHỌN LỰA DUYỆT XÉT VÀ ỦY NHIỆM
* Cha chánh xứ và xứ đạo quyết định phương cách tốt nhất để cử hành các nghi thức phụng vụ trong xứ.
* Cha chánh xứ xác quyết được tinh thần tự nguyện phục vụ của những người xứng đáng vào vai trò thừa tác viên phụng vụ và bàn thảo với họ cách tốt nhất giúp học hỏi tìm hiểu thêm trong việc huấn luyện cho chức vụ sắp lãnh nhận.
* Cha chánh xứ xin Đức Tổng Giám Mục trao năng quyền cho các ứng viên thừa tác. Lời yêu cầu phải kèm theo những bằng chứng chứng tỏ các ứng viên xứng đáng và có khả năng. Có sẵn mẫu đơn giúp cho việc đề cử này.
* Ủy Ban Thừa Tác Viên giúp Đức Tổng Giám Mục xét các đơn và Ủy Ban Phụng Vụ Thừa Tác Viên có trách nhiệm giải thích, hướng dẫn các ứng viên thừa tác.
* Để hoàn thành công việc Ủy Ban Thừa Tác Viên có thể khảo hạch các ứng viên như phỏng vấn, hoặc kiểm tra bằng viết bài thi hay thử khả năng thực hành.
* Dựa vào ý kiến của Ủy Ban Thừa Tác Viên đề nghị, Đức Tổng Giám Mục có thể yêu cầu ứng viên phải chuẩn bị thêm, hay học thêm trước khi trao ban năng quyền.
* Đại diện thừa tác viên của Đức Tổng Giám Mục sẽ đến gặp cha xứ.
* Ứng viên thừa tác được công khai bổ nhiệm làm việc cho xứ đạo.
Đại diện Đức Tổng Giám Mục cũng xác định rõ thừa tác viên đó được phép thi hành tác vụ trong xứ đạo nào và thời hạn bổ nhiệm (thường là ba năm). Đại diện Đức Tổng Giám Mục cũng xác định rõ phần vụ thừa tác viên được phép chủ sự các nghi thức phụng vụ như hướng dẫn phụng vụ các ngày Chúa Nhật hay ngày thường, nghi thức An táng, chia sẻ Lời Chúa. Thừa tác viên có thể phục vụ thêm một thời gian nữa.
Thủ tục hành chánh trên giúp các thừa tác viên tự tin thi hành nhiệm vụ, ý thức rằng họ chính thức đại diện Giáo Hội.
5. HUẤN LUYỆN
Các ứng viên thừa tác không bắt buộc phải theo học những khóa thần học được cấp bằng, chẳng hạn, như không bắt buộc phải có cử nhân thần học, tuy nhiên, ngay cả những ai có bằng, cũng chưa chắc người đó có đủ kiến thức cần thiết cho công việc.
* Ứng viên thừa tác phụng vụ Chúa Nhật và ngày thường phải chứng tỏ mình có đủ khả năng tổ chức một buổi phụng vụ Lời Chúa, mô thức buổi cầu nguyện chung cho cộng đoàn, hiểu căn bản các bí tích, biết mở sách thánh, và các giờ kinh nguyện. Ứng viên cũng cần chứng tỏ khả năng chủ tọa buổi cầu nguyện, và phối hợp sinh hoạt phụng vụ giữa các nhóm.
* Ứng viên thừa tác phụng vụ đám táng cần biết thêm kiến thức thần học về an táng Thiên Chúa giáo, và căn bản về chăm sóc mục vụ và an ủi thân nhân có người thân qua đời.
* Ứng viên chia sẻ Lời Chúa cần có kiến thức hiểu biết rộng rãi liên quan đến thần học và khả năng diễn giải trước công chúng. Kiến thức thần học bao gồm Kinh Thánh, Kitô học và Giáo Hội học. Với kiến thức này khả năng của họ phải tương đương với người có bằng cử nhân thần học hay một văn bằng hậu đại học.
Có nhiều địa điểm và nhiều khoá thần học giúp cho các ứng viên thừa tác tìm hiểu thêm về giảng thuyết và hướng dẫn phụng vụ.
* Viện Thần Học Brisbane và Đại học Công Giáo đang giảng dạy (Thần Học & Mục Vụ) cho cấp đại học và hậu đại học.
* Và còn có những khoá học Hàm thụ (chẳng hạn khóa Căn Bản)
* Những khoá hội thảo, học ngắn hạn, hay các buổi thuyết trình do ban Phụng Tự Địa Phận tổ chức.
* Những khoá học dự thính được các cha xứ tổ chức và huấn luyện.
* Thực tập qua hình thức trực tiếp cộng tác giúp linh mục chánh xứ dưới sự hướng dẫn của linh mục.
THỪA TÁC VIÊN CHỦ TỌA NGHI THỨC PHỤNG VỤ CÁCH NÀO ?
Thừa tác viên cần có kinh nghiệm thêm về phụng vụ bằng cách học hỏi kinh nghiệm thực tiễn tại giáo xứ. Tuy nhiên một số yếu tố cần được nêu lên ngay từ ban đầu.
XỨ ĐẠO. Căn bản của mục vụ là xứ đạo. Thừa tác viên được chỉ định cho xứ đạo và dưới sự hướng dẫn của cha xứ. Thí dụ, tổ chức phụng vụ cho một đám táng, văn phòng nhà xứ luôn là nơi liên lạc chính, đừng bao giờ trực tiếp liên lạc với bất cứ một thừa tác viên nào. Xứ đạo nên chuẩn bị tinh thần cho việc chấp nhận thừa tác viên phụng vụ hướng dẫn phụng vụ khi linh mục vắng mặt, nếu có thể được thì cho gia đình biết trước là linh mục không thể cử hành nghi thức An táng.
PHẦN VỤ THỪA TÁC VIÊN. Cần nhiều thừa tác viên hợp tác để mỗi thừa tác viên chịu trách nhiệm phần vụ chuyên môn của mình. Một người thừa tác viên chủ nghi, người khác đọc sách thánh, người khác phụ trách âm nhạc, đọc lời nguyện, trao Mình Thánh Chúa. Tốt hơn là nên để hai người thừa tác viên khác nhau, một người chủ nghi, người kia chia sẻ Lời Chúa.
Y PHỤC TRONG PHỤNG VỤ. Trường hợp đặc biệt hay trọng thể như Chúa Nhật hoặc nghi thức An táng, thừa tác viên mặc áo Alba (áo dài trắng linh mục mặc trong áo lễ) nhưng không được đeo giây các phép dưới bất cứ hình thức nào. Ngày thường thì không cần mặc áo Alba.
TRÁNH HIỂU LẦM . (Điều 22) Thừa tác viên phụng vụ phải cẩn trọng tránh mọi hình thức, cử chỉ dẫn đến việc cộng đoàn hiểu lầm giữa nghi thức phụng vụ và cử hành thánh lễ. (Điều 29) Điều này không phải chỉ áp dụng cho nghi thức phụng vụ nhưng cả tư cách, thái độ của thừa tác viên - thừa tác viên chủ sự nghi lễ ngang hàng với các Kitô hữu khác. (Điều 40) Thừa tác viên không được phép ngồi ghế của chủ tế, công bố phúc âm, hay ban phép lành cho cộng đoàn.
ĐỊA ĐIỂM. Thừa tác viên không được hướng dẫn buổi phụng vụ tại bàn thánh hay nơi công bố Lời Chúa. Chỗ thích hợp là kê ghế gần người chủ nghi lễ, nhưng tốt hơn hết là ngồi chung với cộng đoàn và nên ngồi ghế hàng đầu.
TÀI LIỆU. Giáo Phận đang cho in cuốn tài liệu hướng dẫn dự trù xuất bản (sau năm 2002) dựa theo tài liệu chỉ dẫn này. Tài liệu này bao gồm các nghi thức nhận chức cho thừa tác viên phụng vụ, hướng dẫn chi tiết các nghi thức phụng vụ và những hướng dẫn đơn giản cần thiết cho trường hợp tạm thời hay bất thường. Tài liệu cũng kèm theo nhiều mẫu đơn khác nhau. Ngoài ra còn kèm thêm một số những mẫu rời có thể phát cho giáo dân khi xứ đạo cần chuẩn bị có thêm thừa tác viên, những dự phóng cho việc đào luyện thừa tác viên, và còn có cả phần thư mục của các sách hữu dụng và video liên quan đến phụng vụ.
Thảo Nguyên chuyển ngữ
*** Tài liệu này được trích từ quyển LAY LEADERS of LITURGY with Sample Rites for Sundays, Weekdays and Funerals [Thừa tác Viên Phụng Vụ và các nghi thức mẫu cho những ngày Chúa Nhật, ngày thường và An Táng] - Xuất bản năm 2004 (http://www.litcom.net.au/publications/prepmaterials/layleaders.php)