Chúa Nhật V mùa Chay
Hạt lúa cần phải chết đi
„Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác“ (Ga 12, 24)
„Phải chăng đó là tình yêu giành cho con người, là Thiên Chúa giờ đây muốn gởi con Trai của mình tới – hay đó chỉ là một lòng thương cảm mà thôi?“
Tôi không muốn đặt sự thương cảm và tình yêu đối chọi với nhau. Sự thương cảm đích thực thì có ý nghĩa nhiều hơn là một tình cảm. Đó là một hình thức của sự đồng nhất hóa với đau khổ của người khác. Trong ý nghĩa này đó là một hành động căn bản của tình yêu.
Thế giới cổ đại của Hy-lạp đã chỉ ra sự bất biến của Thượng Đế, và thêm vào đó đã coi Thượng Đế hoàn toàn là tinh thần mà thôi. Thượng Đế này vì thế không thể cảm được, và cũng rất hiếm hoi đau khổ. Tư tưởng này đã làm cho người Kitô hữu phải tự hỏi về chính Thiên Chúa của mình. Thiên Chúa thực sự như thế nào? Và Origines có lần đã nói rất hay rằng: Thiên Chúa không thể đau khổ, nhưng Ngài có thể đồng đau khổ (thương cảm). Nghĩa là, Ngài có thể đồng nhất hóa mình với chúng ta, những kẻ đau khổ, một cách hoànt toàn. Đây là một hành động rất lớn của tình yêu. Với hành động này, Thiên Chúa trong Đức Kitô đã đồng nhất hóa mình với chúng ta, đến mức độ, mang một thân xác. Như vậy chúng ta được đồng nhất hóa với Thiên Chúa, và được đón nhận vào trong tình yêu của Ngài.“ (Joseph Ratzinger, Benedikt XVI, Gott und die Welt, S. 211)
Bạn thân mến,
Hôm nay Chúa Nhật thứ V mùa Chay, chúng ta nghe lời của thánh Phao-lô: „Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục“ Điều nhắc nhớ chúng ta về sự đau khổ của Đức Kitô. Nhưng Đức Kitô Con Thiên Chúa có thể đau khổ được chăng? Đọc lời của Đức Thánh Cha, chúng ta đã nhận ra được rằng, Thiên Chúa không thể đau khổ, nhưng Ngài có thể đồng nhất hóa mình với chúng ta, những kẻ đau khổ, một cách hoànt toàn, đến nỗi trong Đức Kitô, Ngài mang chính thân xác đau khổ của chúng ta.
Nhưng tại sao Thiên Chúa lại làm như thế? Tại sao Đức Kitô dầu là Con Thiên Chúa, vẫn phải đau khổ và phải chết? Chỉ vì tình yêu, vì Ngài muốn trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả chúng ta, và như thánh Gioan thánh sử trích lời của Đức Kitô nói trong bài Phúc Âm hôm nay: „Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác“ (Ga 12, 24)
Vâng, vì để cho chúng ta là những hạt khác được sinh ra,
nên hạt lúa mì là Đức Kitô đồng ý được gieo vào lòng đất và chết đi.
Hôm nay, chúng ta đọc lại và nghiền ngẫm lời này của Đức Kitô Bạn nhé!
Thật từ từ chúng ta nhai đi nhai lại lời này, để cho từng câu, từng chữ thấm vào lòng.
Và chúng ta đừng quên dừng bước để cảm nghiệm và nếm thử hương vị „đặc biệt“ của tình yêu Thiên Chúa qua Đức Kitô. Một tình yêu thúc đẩy Chúa đồng nhất hóa với chúng ta, cho đến chỗ tồi tệ nhất của đời người, là đau khổ, sợ sệt và chết đi.
Lạy Chúa, Chúa nói với chúng con rằng: „nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác.“ Lời của Chúa đi đôi với chính cuộc đời của Chúa. Một cuộc đời sống tinh thần của tình yêu. Vâng, yêu đến nỗi hy sinh mạng sống của mình cho người mình yêu. Xin Chúa cho chúng con hiểu sâu hơn và cảm nhận rõ hơn tinh thần tình yêu này của Chúa, để nhờ đó chúng con được đón nhận vào trong tình yêu của Chúa, và có thể yêu Chúa nhiều hơn. Amen
Hạt lúa cần phải chết đi
„Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác“ (Ga 12, 24)
„Phải chăng đó là tình yêu giành cho con người, là Thiên Chúa giờ đây muốn gởi con Trai của mình tới – hay đó chỉ là một lòng thương cảm mà thôi?“
Tôi không muốn đặt sự thương cảm và tình yêu đối chọi với nhau. Sự thương cảm đích thực thì có ý nghĩa nhiều hơn là một tình cảm. Đó là một hình thức của sự đồng nhất hóa với đau khổ của người khác. Trong ý nghĩa này đó là một hành động căn bản của tình yêu.
Thế giới cổ đại của Hy-lạp đã chỉ ra sự bất biến của Thượng Đế, và thêm vào đó đã coi Thượng Đế hoàn toàn là tinh thần mà thôi. Thượng Đế này vì thế không thể cảm được, và cũng rất hiếm hoi đau khổ. Tư tưởng này đã làm cho người Kitô hữu phải tự hỏi về chính Thiên Chúa của mình. Thiên Chúa thực sự như thế nào? Và Origines có lần đã nói rất hay rằng: Thiên Chúa không thể đau khổ, nhưng Ngài có thể đồng đau khổ (thương cảm). Nghĩa là, Ngài có thể đồng nhất hóa mình với chúng ta, những kẻ đau khổ, một cách hoànt toàn. Đây là một hành động rất lớn của tình yêu. Với hành động này, Thiên Chúa trong Đức Kitô đã đồng nhất hóa mình với chúng ta, đến mức độ, mang một thân xác. Như vậy chúng ta được đồng nhất hóa với Thiên Chúa, và được đón nhận vào trong tình yêu của Ngài.“ (Joseph Ratzinger, Benedikt XVI, Gott und die Welt, S. 211)
Bạn thân mến,
Hôm nay Chúa Nhật thứ V mùa Chay, chúng ta nghe lời của thánh Phao-lô: „Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục“ Điều nhắc nhớ chúng ta về sự đau khổ của Đức Kitô. Nhưng Đức Kitô Con Thiên Chúa có thể đau khổ được chăng? Đọc lời của Đức Thánh Cha, chúng ta đã nhận ra được rằng, Thiên Chúa không thể đau khổ, nhưng Ngài có thể đồng nhất hóa mình với chúng ta, những kẻ đau khổ, một cách hoànt toàn, đến nỗi trong Đức Kitô, Ngài mang chính thân xác đau khổ của chúng ta.
Nhưng tại sao Thiên Chúa lại làm như thế? Tại sao Đức Kitô dầu là Con Thiên Chúa, vẫn phải đau khổ và phải chết? Chỉ vì tình yêu, vì Ngài muốn trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả chúng ta, và như thánh Gioan thánh sử trích lời của Đức Kitô nói trong bài Phúc Âm hôm nay: „Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác“ (Ga 12, 24)
Vâng, vì để cho chúng ta là những hạt khác được sinh ra,
nên hạt lúa mì là Đức Kitô đồng ý được gieo vào lòng đất và chết đi.
Hôm nay, chúng ta đọc lại và nghiền ngẫm lời này của Đức Kitô Bạn nhé!
Thật từ từ chúng ta nhai đi nhai lại lời này, để cho từng câu, từng chữ thấm vào lòng.
Và chúng ta đừng quên dừng bước để cảm nghiệm và nếm thử hương vị „đặc biệt“ của tình yêu Thiên Chúa qua Đức Kitô. Một tình yêu thúc đẩy Chúa đồng nhất hóa với chúng ta, cho đến chỗ tồi tệ nhất của đời người, là đau khổ, sợ sệt và chết đi.
Lạy Chúa, Chúa nói với chúng con rằng: „nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác.“ Lời của Chúa đi đôi với chính cuộc đời của Chúa. Một cuộc đời sống tinh thần của tình yêu. Vâng, yêu đến nỗi hy sinh mạng sống của mình cho người mình yêu. Xin Chúa cho chúng con hiểu sâu hơn và cảm nhận rõ hơn tinh thần tình yêu này của Chúa, để nhờ đó chúng con được đón nhận vào trong tình yêu của Chúa, và có thể yêu Chúa nhiều hơn. Amen