Tiểu sử Quận Công Phước Môn Nguyễn Hữu Bài : Con Đường Phục Hưng Đất Nước
Là một chính trị gia có nhãn quan sâu sắc nhìn xa thấy rộng, bị ràng buộc trong khuôn khổ định chế đương thời, Viện Trưởng viện Cơ Mật Nguyễn Hữu Bài đã vạch được con đường phục hưng đất nước trong tương lai.
Mềm dẻo khi cần mềm dẻo; cứng rắn khi phải cứng rắn. Với người Pháp ông không để họ chuyên quyền lấn áp, trái lại đã can đảm đương đầu trong những trường hợp mà quyền lợi và thể thống quốc gia bị xâm phạm.
Đối với các đảng phái quốc gia, tình đồng bào, nghĩa đồng chủng, Tể Tướng Nguyễn Hữu Bài nhiều lần bày tỏ mối đồng tâm thiện cảm. Không che đậy giấu giếm, bằng cách này hay cách khác ông chân thành hợp ý hợp tình chia xẻ nguyện vọng và lo âu.
Câu chuyện đối đáp giữa ông và Toàn Quyền Varenne về trường hợp nhà cách mạng Phan Bội Châu cũng như lời tuyên bố của ông khi tiếp kiến Tổng Trưởng Thuộc Địa P. Reynaud là thêm những sự kiện nói lên tấm lòng cương trực vì dân vì nước của ông.
Sau này khi nhà chí sĩ họ Phan về Huế, Tể Tướng Nguyễn Hữu Bài vẫn kín đáo liên lạc bàn việc quốc gia cũng như liên lạc, tiếp xúc với các nhà cách mạng khác như cụ Huỳnh Thúc Kháng là một.
Đối với đảng Cộng Sản hay các tổ chức Cộng Sản ngụy trang quốc gia, lập trường ông cũng rất rõ rệt. Tự bản chất gia đình và giáo dục, gắn bó với truyền thống đạo đức văn hóa ngàn xưa, trước sau Nguyễn Hữu Bài chứng tỏ lập trường chính trị chống Cộng Sản, một đại họa trong tương lai nếu không may xứ sở rơi vào bàn tay sắt máu Cộng Sản. Ngay từ hồi đó, khi Cộng Sản mới bắt đầu ló dạng, ông đã tiên đoán hiểm họa Cộng Sản sau này đối với đất nước, nên đã thẳng thắn trình bày rõ ràng sự nguy hại của chủ nghĩa này phản lại quyền lợi quốc gia, cần phải trừ đi cho sớm để bảo tồn nhân đạo.
Trong một tờ sớ trình lên nhà vua, ông đề nghị muốn dân chúng đừng nghe theo tuyên truyền Cộng Sản, Nhà Nước phải chủ trương cải tiến dân sinh, bài trừ tham nhũng...
Đường lối chống Cộng của ông mấy mươi năm sau, kể đến ngày nay vẫn còn đắc dụng, đủ rõ sự nhận thức của ông sáng suốt như thế nào.
Đặt hy vọng phục hưng đất nước và canh tân xứ sở vào lớp thanh niên tân học, Tể Tướng Nguyễn Hữu Bài chú trọng đến việc nâng cao dân trí, con đường độc nhất đưa nước nhà khỏi cảnh tối tăm nhục nhã. Đề nghị lập thêm một trường đại học ở Huế của ông vào thời đó phải đợi mấy mươi năm sau nước nhà độc lập hoàn toàn mới thực hành được, đã nói nhiều về chủ trương cứu quốc của ông.
Không làm được việc này, ông làm việc khác. Cùng với chủ trương đào tạo nhân tài cần thiết cho đất nước ngày mai, ông sáng lập Hội Như Tây Du Học Bảo Trợ. Với một số nhỏ hội viên, trong chưa đầy mười năm, ông đã quyên góp được số tiền 154.000 $ giúp 25 sinh viên có điều kiện sang Pháp du học thành tài. Một con số rất ít ỏi đối với ngày nay, nhưng vào thời ấy với bao nhiêu khó khăn cản trở, làm được như vậy quả là một sự thành công đáng kể (13).
Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo
Tháng 9 năm 1932, tàu Dumont d’Urville cập bến Đà Nẵng, vua Bảo Đại hồi loan.
Huế, kinh đô cổ kính gắn bó lâu đời kỷ niệm với cổ phong cổ lệ.
Vị tân quân tân học vừa hồi loan đang chuẩn bị tân trào.
Hôm ấy ngày đầu tiên, sau khi hoàn tất các lễ nghi tại Thái Miếu và bái yết đức Đoan Huy Hoàng Thái Hậu (vợ vua Đồng Khánh) và đức Từ Cung Thái Hậu (mẹ vua Bảo Đại), vị tân vương đang tập sự cầm quyền cho mời vị lão thần Nguyễn Hữu Bài đến gặp tại điện Kiến Trung. Một tân, một cổ, hai nhân vật chính yếu trong giai đoạn lịch sử chuyển tiếp.
Người đời nay muốn biết rõ ràng trung thực nội dung lần nói chuyện này, tưởng không gì hơn là được nghe một trong hai vị này kể lại.
Dưới đây lời vua Bảo Đại hồi ký sau hơn nửa thế kỷ kể từ ngày hôm ấy (14):
“Về đến điện Kiến Trung, lập tức tôi cho mời Thượng Thơ Nguyễn Hữu Bài:
Quan Thượng, Trẫm tin tưởng ở kinh nghiệm lâu năm của Ngài, để hỏi cho biết nhiệm vụ của Trẫm ra sao, và xin quan Thượng cho Trẫm biết tình thế nước nhà, đồng thời thử vạch cho Trẫm một chuơng trình làm việc.
Kính tâu Hoàng Thượng, sự tin cẩn của Hoàng Thượng là một vinh dự lớn lao đối với lão phu. Nhiệm vụ của Hoàng Thượng ngày nay không còn giống như xưa nữa. Chính phủ Pháp trong thực tại đã nắm hết công việc của quốc gia trong tay. Còn về tình hình trong nước, thì ngoài sự xáo trộn ít nhiều ở Bắc Kỳ đang bị dẹp tắt, được coi như yên tĩnh và thịnh vượng.
Nhưng còn quyền hạn của Trẫm, công việc của Trẫm? Các quan Thượng làm việc ra sao?
Kính tâu Hoàng Thượng, trước kia thì mỗi bộ tâu trình lên Hoàng Đế và đệ lên dự án để xin quyết định. Nhưng sau khi đức tiên đế băng hà thì đã có một Thỏa Ước với nước Pháp, theo đó Hội Đồng Thượng Thơ sẽ họp dưới sự chủ tọa của viên Khâm Sứ, mình phải báo cáo và xin quyết định. Tòa Khâm ra chỉ thị, nhất là về ngân sách. Chính phủ Pháp thu thuế và trao lại cho Nam Triều đủ để trả lương cho nhân viên để có thể tồn tại.
Chưa ai cho Trẫm biết về cái Thỏa Ước ấy, nếu trước đây Trẫm biết được, thì chắc hẳn Trẫm đã không chấp thuận.
Kính tâu Hoàng Thượng, thỏa ước này là do Hội Đồng Phụ Chánh ký. Thực tế, nó trao hết quyền hạn cho viên Khâm Sứ từ chính trị đến tư pháp. Ở Bắc Kỳ hiện nay, viên Thống Sứ Hà Nội đang nắm quyền Phó Vương rồi.
Vậy thì Trẫm còn gì?
Hoàng Thượng còn giữ được quyền về nghi lễ, quyền ân xá tội nhân, quyền phong sắc cho các thần linh, quyền cấp phát tưởng lộc, phẩm hàm cho người sống hay người chết...
Tôi bàng hoàng trước lời tâu của vị lão thần này. Tôi cũng ghi nhận rằng ông ta không xen kẽ một sự phê bình nào, nhưng chỉ bằng sự tấu trình mộc mạc ấy ông ta muốn để cho tôi tự hiểu.”
Và cũng lời vị tân quân nhận xét về Thượng Thơ bộ Lại Nguyễn Hữu Bài:
“Cụ Nguyễn Hữu Bài trước kia là một chủng sinh nên có đời sống gương mẫu, đạo đức. Cụ có ảnh hưởng rất lớn trong cả hai triều đại cũ. Luôn trong hai mươi lăm năm, cụ là Viện Trưởng viện Cơ Mật. Tuổi vừa bảy mươi, người nhỏ nhắn, cụ nói và viết thông thạo tiếng Pháp và tiếng Latin.
Trong suốt thời gian phụ chính, cụ đóng vai trò quyết định. Được đức Đoan Huy Hoàng Thái Hậu gợi ý, chính cụ đã cùng Đức Bà sửa soạn đón tôi về. Cả hai vị đều mong muốn tôi có nhiều người phụ tá tân học trẻ tuổi để gánh vác việc nước.”
Và một chương khác, lời tác giả:
“...Rất trung thành với đức Đoan Huy Hoàng Thái Hậu, cụ Nguyễn Hữu Bài được Đức Bà tín nhiệm. Mỗi khi có Toàn Quyền hay Khâm Sứ nào qua Huế đến viếng thăm bà, người không bao giờ quên đề cập đến các vấn đề Thượng Thơ Nguyễn Hữu Bài trước đó đã căn dặn đến độ thuộc lòng” (15).
Tín nhiệm vị lão thần một lòng vì dân vì nước, trong việc cải tổ chính phủ Nam Triều tháng 3 năm 1933 sau đó, theo lời đề nghị của Cơ Mật Viện Trưởng Nguyễn Hữu Bài, vua Bảo Đại đã chọn ông Ngô Đình Diệm làm Thượng Thơ bộ Lại.
“... Tôi cho mời một viên quan trẻ tuổi nhất là Ngô Đình Diệm, Tuần Vũ Phan Thiết để đảm trách bộ Lại. Năm ấy 31 tuổi, ông Diệm nổi tiếng là thông minh, liêm khiết, được Nguyển Hữu Bài tiến cử trước khi về hưu” (16).
Vừa lên ngôi, vua Bảo Đại xuống Chỉ cho phép Cơ Mật Viện Trưởng từ nay mỗi lần vào cung được phép đứng, không phải ở ngoài sân chầu mà ở cạnh ngai rồng, một vinh dự độc nhất dành riêng cho vị lảo thần Nguyễn Hữu Bài.
Nhưng mặc dù được vua quý mến, cảm thấy mình lớn tuổi, ông dâng sớ xin về hưu:
“... Người xưa lấy sự tham luyến lợi lộc làm thẹn và sách có chữ “tri túc bất nhục”. Phần tôi tài sơ chất hèn, gặp thế kỷ 20 này thiên hạ cạnh tranh văn minh, riêng tôi tấm thân vì nước trong 40 năm giữ chức trách quan trọng, đức tiên đế lịch lãm cuộc đời toan lo việc lớn chuẩn cho tôi làm Cơ Mật Viện Trưởng đại thần, tôi ngày đêm lo sợ, e phụ lòng tiên đế đã phó thác chăng?
... Tôi tuổi đến 70, quá lệ hưu trí, giữ lâu chức trọng quyền cao cũng e người ta nhạo báng; vả lại sức tôi yếu hèn mà công việc to lớn sợ không đương nổi chăng?. ..”
Vua Bảo Đại không chấp nhận, ngày 18 tháng 10 năm 1932 ra chỉ dụ:
“... Hiền khanh là bậc lão thành danh vọng to lớn, đương quyền nước nhà mà được hoàn toàn chức trách, quốc dân cũng tín ngưỡng công nhận. Trẫm mới thân chính lần đầu, phải sắp đặt nhiều việc, cần có hiền khanh tán trợ, hiền khanh nên nhung lưu chức chướng...”
Ngày 1-11-1932, ông được tấn phong Phước Môn Quận Công (Duc de Phước Môn) và ngày 28 tháng 12 cùng năm ấy, thêm một Sắc chỉ khác tăng lương bổng lên một ngàn đồng và hơn 100 đồng tăng khoản phụ cấp chức vụ. Ông dâng sớ không nhận khoản lương mới này, xin giữ nguyên lương cũ viện lẽ chức trọng quyền cao lâu nay chưa giúp ích gì được cho dân cho nước, lẽ đâu còn bắt dân chúng đóng góp thêm vì lương bổng của mình. Hơn nữa là vị quan đầu triều, trước hết ông phải nêu gương trong khi làm việc dân việc nước.
Là một chính trị gia có nhãn quan sâu sắc nhìn xa thấy rộng, bị ràng buộc trong khuôn khổ định chế đương thời, Viện Trưởng viện Cơ Mật Nguyễn Hữu Bài đã vạch được con đường phục hưng đất nước trong tương lai.
Mềm dẻo khi cần mềm dẻo; cứng rắn khi phải cứng rắn. Với người Pháp ông không để họ chuyên quyền lấn áp, trái lại đã can đảm đương đầu trong những trường hợp mà quyền lợi và thể thống quốc gia bị xâm phạm.
Đối với các đảng phái quốc gia, tình đồng bào, nghĩa đồng chủng, Tể Tướng Nguyễn Hữu Bài nhiều lần bày tỏ mối đồng tâm thiện cảm. Không che đậy giấu giếm, bằng cách này hay cách khác ông chân thành hợp ý hợp tình chia xẻ nguyện vọng và lo âu.
Câu chuyện đối đáp giữa ông và Toàn Quyền Varenne về trường hợp nhà cách mạng Phan Bội Châu cũng như lời tuyên bố của ông khi tiếp kiến Tổng Trưởng Thuộc Địa P. Reynaud là thêm những sự kiện nói lên tấm lòng cương trực vì dân vì nước của ông.
Sau này khi nhà chí sĩ họ Phan về Huế, Tể Tướng Nguyễn Hữu Bài vẫn kín đáo liên lạc bàn việc quốc gia cũng như liên lạc, tiếp xúc với các nhà cách mạng khác như cụ Huỳnh Thúc Kháng là một.
Đối với đảng Cộng Sản hay các tổ chức Cộng Sản ngụy trang quốc gia, lập trường ông cũng rất rõ rệt. Tự bản chất gia đình và giáo dục, gắn bó với truyền thống đạo đức văn hóa ngàn xưa, trước sau Nguyễn Hữu Bài chứng tỏ lập trường chính trị chống Cộng Sản, một đại họa trong tương lai nếu không may xứ sở rơi vào bàn tay sắt máu Cộng Sản. Ngay từ hồi đó, khi Cộng Sản mới bắt đầu ló dạng, ông đã tiên đoán hiểm họa Cộng Sản sau này đối với đất nước, nên đã thẳng thắn trình bày rõ ràng sự nguy hại của chủ nghĩa này phản lại quyền lợi quốc gia, cần phải trừ đi cho sớm để bảo tồn nhân đạo.
Trong một tờ sớ trình lên nhà vua, ông đề nghị muốn dân chúng đừng nghe theo tuyên truyền Cộng Sản, Nhà Nước phải chủ trương cải tiến dân sinh, bài trừ tham nhũng...
Đường lối chống Cộng của ông mấy mươi năm sau, kể đến ngày nay vẫn còn đắc dụng, đủ rõ sự nhận thức của ông sáng suốt như thế nào.
Đặt hy vọng phục hưng đất nước và canh tân xứ sở vào lớp thanh niên tân học, Tể Tướng Nguyễn Hữu Bài chú trọng đến việc nâng cao dân trí, con đường độc nhất đưa nước nhà khỏi cảnh tối tăm nhục nhã. Đề nghị lập thêm một trường đại học ở Huế của ông vào thời đó phải đợi mấy mươi năm sau nước nhà độc lập hoàn toàn mới thực hành được, đã nói nhiều về chủ trương cứu quốc của ông.
Không làm được việc này, ông làm việc khác. Cùng với chủ trương đào tạo nhân tài cần thiết cho đất nước ngày mai, ông sáng lập Hội Như Tây Du Học Bảo Trợ. Với một số nhỏ hội viên, trong chưa đầy mười năm, ông đã quyên góp được số tiền 154.000 $ giúp 25 sinh viên có điều kiện sang Pháp du học thành tài. Một con số rất ít ỏi đối với ngày nay, nhưng vào thời ấy với bao nhiêu khó khăn cản trở, làm được như vậy quả là một sự thành công đáng kể (13).
Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo
Tháng 9 năm 1932, tàu Dumont d’Urville cập bến Đà Nẵng, vua Bảo Đại hồi loan.
Huế, kinh đô cổ kính gắn bó lâu đời kỷ niệm với cổ phong cổ lệ.
Vị tân quân tân học vừa hồi loan đang chuẩn bị tân trào.
Hôm ấy ngày đầu tiên, sau khi hoàn tất các lễ nghi tại Thái Miếu và bái yết đức Đoan Huy Hoàng Thái Hậu (vợ vua Đồng Khánh) và đức Từ Cung Thái Hậu (mẹ vua Bảo Đại), vị tân vương đang tập sự cầm quyền cho mời vị lão thần Nguyễn Hữu Bài đến gặp tại điện Kiến Trung. Một tân, một cổ, hai nhân vật chính yếu trong giai đoạn lịch sử chuyển tiếp.
Người đời nay muốn biết rõ ràng trung thực nội dung lần nói chuyện này, tưởng không gì hơn là được nghe một trong hai vị này kể lại.
Dưới đây lời vua Bảo Đại hồi ký sau hơn nửa thế kỷ kể từ ngày hôm ấy (14):
“Về đến điện Kiến Trung, lập tức tôi cho mời Thượng Thơ Nguyễn Hữu Bài:
Quan Thượng, Trẫm tin tưởng ở kinh nghiệm lâu năm của Ngài, để hỏi cho biết nhiệm vụ của Trẫm ra sao, và xin quan Thượng cho Trẫm biết tình thế nước nhà, đồng thời thử vạch cho Trẫm một chuơng trình làm việc.
Kính tâu Hoàng Thượng, sự tin cẩn của Hoàng Thượng là một vinh dự lớn lao đối với lão phu. Nhiệm vụ của Hoàng Thượng ngày nay không còn giống như xưa nữa. Chính phủ Pháp trong thực tại đã nắm hết công việc của quốc gia trong tay. Còn về tình hình trong nước, thì ngoài sự xáo trộn ít nhiều ở Bắc Kỳ đang bị dẹp tắt, được coi như yên tĩnh và thịnh vượng.
Nhưng còn quyền hạn của Trẫm, công việc của Trẫm? Các quan Thượng làm việc ra sao?
Kính tâu Hoàng Thượng, trước kia thì mỗi bộ tâu trình lên Hoàng Đế và đệ lên dự án để xin quyết định. Nhưng sau khi đức tiên đế băng hà thì đã có một Thỏa Ước với nước Pháp, theo đó Hội Đồng Thượng Thơ sẽ họp dưới sự chủ tọa của viên Khâm Sứ, mình phải báo cáo và xin quyết định. Tòa Khâm ra chỉ thị, nhất là về ngân sách. Chính phủ Pháp thu thuế và trao lại cho Nam Triều đủ để trả lương cho nhân viên để có thể tồn tại.
Chưa ai cho Trẫm biết về cái Thỏa Ước ấy, nếu trước đây Trẫm biết được, thì chắc hẳn Trẫm đã không chấp thuận.
Kính tâu Hoàng Thượng, thỏa ước này là do Hội Đồng Phụ Chánh ký. Thực tế, nó trao hết quyền hạn cho viên Khâm Sứ từ chính trị đến tư pháp. Ở Bắc Kỳ hiện nay, viên Thống Sứ Hà Nội đang nắm quyền Phó Vương rồi.
Vậy thì Trẫm còn gì?
Hoàng Thượng còn giữ được quyền về nghi lễ, quyền ân xá tội nhân, quyền phong sắc cho các thần linh, quyền cấp phát tưởng lộc, phẩm hàm cho người sống hay người chết...
Tôi bàng hoàng trước lời tâu của vị lão thần này. Tôi cũng ghi nhận rằng ông ta không xen kẽ một sự phê bình nào, nhưng chỉ bằng sự tấu trình mộc mạc ấy ông ta muốn để cho tôi tự hiểu.”
Và cũng lời vị tân quân nhận xét về Thượng Thơ bộ Lại Nguyễn Hữu Bài:
“Cụ Nguyễn Hữu Bài trước kia là một chủng sinh nên có đời sống gương mẫu, đạo đức. Cụ có ảnh hưởng rất lớn trong cả hai triều đại cũ. Luôn trong hai mươi lăm năm, cụ là Viện Trưởng viện Cơ Mật. Tuổi vừa bảy mươi, người nhỏ nhắn, cụ nói và viết thông thạo tiếng Pháp và tiếng Latin.
Trong suốt thời gian phụ chính, cụ đóng vai trò quyết định. Được đức Đoan Huy Hoàng Thái Hậu gợi ý, chính cụ đã cùng Đức Bà sửa soạn đón tôi về. Cả hai vị đều mong muốn tôi có nhiều người phụ tá tân học trẻ tuổi để gánh vác việc nước.”
Và một chương khác, lời tác giả:
“...Rất trung thành với đức Đoan Huy Hoàng Thái Hậu, cụ Nguyễn Hữu Bài được Đức Bà tín nhiệm. Mỗi khi có Toàn Quyền hay Khâm Sứ nào qua Huế đến viếng thăm bà, người không bao giờ quên đề cập đến các vấn đề Thượng Thơ Nguyễn Hữu Bài trước đó đã căn dặn đến độ thuộc lòng” (15).
Tín nhiệm vị lão thần một lòng vì dân vì nước, trong việc cải tổ chính phủ Nam Triều tháng 3 năm 1933 sau đó, theo lời đề nghị của Cơ Mật Viện Trưởng Nguyễn Hữu Bài, vua Bảo Đại đã chọn ông Ngô Đình Diệm làm Thượng Thơ bộ Lại.
“... Tôi cho mời một viên quan trẻ tuổi nhất là Ngô Đình Diệm, Tuần Vũ Phan Thiết để đảm trách bộ Lại. Năm ấy 31 tuổi, ông Diệm nổi tiếng là thông minh, liêm khiết, được Nguyển Hữu Bài tiến cử trước khi về hưu” (16).
Vừa lên ngôi, vua Bảo Đại xuống Chỉ cho phép Cơ Mật Viện Trưởng từ nay mỗi lần vào cung được phép đứng, không phải ở ngoài sân chầu mà ở cạnh ngai rồng, một vinh dự độc nhất dành riêng cho vị lảo thần Nguyễn Hữu Bài.
Nhưng mặc dù được vua quý mến, cảm thấy mình lớn tuổi, ông dâng sớ xin về hưu:
“... Người xưa lấy sự tham luyến lợi lộc làm thẹn và sách có chữ “tri túc bất nhục”. Phần tôi tài sơ chất hèn, gặp thế kỷ 20 này thiên hạ cạnh tranh văn minh, riêng tôi tấm thân vì nước trong 40 năm giữ chức trách quan trọng, đức tiên đế lịch lãm cuộc đời toan lo việc lớn chuẩn cho tôi làm Cơ Mật Viện Trưởng đại thần, tôi ngày đêm lo sợ, e phụ lòng tiên đế đã phó thác chăng?
... Tôi tuổi đến 70, quá lệ hưu trí, giữ lâu chức trọng quyền cao cũng e người ta nhạo báng; vả lại sức tôi yếu hèn mà công việc to lớn sợ không đương nổi chăng?. ..”
Vua Bảo Đại không chấp nhận, ngày 18 tháng 10 năm 1932 ra chỉ dụ:
“... Hiền khanh là bậc lão thành danh vọng to lớn, đương quyền nước nhà mà được hoàn toàn chức trách, quốc dân cũng tín ngưỡng công nhận. Trẫm mới thân chính lần đầu, phải sắp đặt nhiều việc, cần có hiền khanh tán trợ, hiền khanh nên nhung lưu chức chướng...”
Ngày 1-11-1932, ông được tấn phong Phước Môn Quận Công (Duc de Phước Môn) và ngày 28 tháng 12 cùng năm ấy, thêm một Sắc chỉ khác tăng lương bổng lên một ngàn đồng và hơn 100 đồng tăng khoản phụ cấp chức vụ. Ông dâng sớ không nhận khoản lương mới này, xin giữ nguyên lương cũ viện lẽ chức trọng quyền cao lâu nay chưa giúp ích gì được cho dân cho nước, lẽ đâu còn bắt dân chúng đóng góp thêm vì lương bổng của mình. Hơn nữa là vị quan đầu triều, trước hết ông phải nêu gương trong khi làm việc dân việc nước.