Tiểu sử Quận Công Phước Môn Nguyễn Hữu Bài 1863-1935 Trách nhiệm Phụ Chánh Đại Thần
Mang trách nhiệm Phụ Chánh đại thần, Thượng Thơ bộ Lại Nguyễn Hữu Bài không thể nào không phản đối. Mặc dù vậy, dưới áp lực nặng nề của bộ máy đô hộ, cuối cùng triều đình Huế chấp nhận. Đứng đầu Nam Triều, Phụ Chánh thân thần Tôn Thất Hân và Tôn Nhơn Phủ đại thần Tôn Thất Trạm, tiếp đến Tổng Lý Nội Các Nguyễn Hữu Bài và các Thượng Thơ Hồ Đắc Trung, Võ Liêm, Trần Đình Bách, Phạm văn Thụ. Về phía Pháp, Xử Lý Thường Vụ Toàn Quyền Monguillot.
Một vương quyền đã hạn hẹp lại bị tước đoạt thêm quyền lực cuối cùng, từ nay chỉ còn thu hẹp trong một Thỏa Ước vỏn vẹn với 3 Điều. Quan trọng nhất Điều I: hành chánh, chính trị, nội an, tư pháp, từ nay nằm trong tay người Pháp.
Vẫn chưa thôi, người Pháp còn muốn chỉ huy, kiểm soát nhiều hơn. Trong một buổi thương nghị, Khâm Sứ Aristide Le Fol điều trần: “Theo Thỏa Ước 6-11-1925 Khâm Sứ Trung Kỳ chủ tọa Hội Đồng Thượng Thơ, có quyền ra chỉ thị thi hành các việc “. Phản đối ý định trên của A. Le Fol, Viện Trưởng viện Cơ Mật Nguyễn Hữu Bài thản nhiên đáp lại không chút nhượng bộ:
“Hiệp ước nói trên chỉ là tạm ước lâm thời áp dụng trong khi vua Bảo Đại còn du học, mà không phải là luật lệ, hiến pháp của Nam Triều. Việt Nam là một nước quân chủ, chỉ có Vua mới có quyền ra sắc dụ, ban hành luật lệ mà thôi. Chức vụ Khâm Sứ đại diện nước Pháp, nếu muốn, có thễ “xem chừng” công việc của Nam Triều, nhưng không có quyền ra lệnh cho Hội Đồng Thượng Thơ. Nay viện Cơ Mật đã có Viện Trưởng đại thần là vị chủ tọa Hội Đồng, lẽ đâu lại nhường địa vị ấy cho Khâm Sứ...”
Đối đáp thẳng thắn chắc nịch với viên Khâm Sứ Trung Kỳ trong những lần hội thương đã như vậy, qua công văn giấy tờ giao dịch hằng ngày Thượng Thơ Nguyễn Hữu Bài còn tỏ rõ hơn nhân cách xứng đáng người đại diện Nam Triều. Đọc lại lời Sớ tháng 3 năm 1932 kháng nghị người Pháp dưới đây về việc đặt thêm chức Hội Lý Viện Trưởng viện Cơ Mật, độc giả sẽ hiểu rõ thêm tinh thần bất khuất và cương trực của Cơ Mật Viện Trưởng Nguyễn Hữu Bài.
Phiên âm:
Phúc (Tây bản niên tam nguyệt nhị thập cửu nhật, đệ nhất bách tam thập nhất hiệu), tự đẳng ý thần thận vi sá dị bất tri duyên hà nhi quý Tòa hữu thử ngộ nhận.
Thả thần phụng tiên đế giản vi Cơ Mật Viện Trưởng đại thần, phụng hữu minh Dụ thương tính, phụng biệt cấp kim bài, thập niên lai trung ngoại diệc dĩ công nhận. Tự lai quý Tòa vô thiết Viện Trưởng Hội Lý chi chức. Cận nhật giam hữu kiến trước vu văn thư nhi vô kiến tiên thương dữ thần viện hà từ, thần dĩ vi hữu ngại thích văn bất tiện nhi diệc hữu khuy triều đình thể thống.
Trí hữu tái phúc thư (Tây bản niên tam nguyệt tam thập nhật, đệ tam bách tam thập thất hiệu) tường tự thỉnh đình thiết giá Viện Trưởng Hội Lý chi chức vi hợp.
Triết cảm cụ tấu tính phụng sao nguyên quý Tòa thư tịnh thần phúc thư (Pháp văn) hữu sao đính nguyên tiết thứ Dụ chỉ văn thư đồng đệ phụng tiến hầu phụng động giám tái khoan. Chi tiết thần thỉnh lánh phụng diện tấu cẩn phụng tính tự.
Nguyễn Hữu Bài, phụng thảo duyệt
Dịch nghĩa:
Phụng xét thiểm chức giữ chức Cơ Mật Viện Trưởng đã hơn mười năm và quý Tòa không hề có chức Viện Trưởng Hội Lý bao giờ. Mấy ngày gần đây trong quý văn thư thấy có chức vụ Hội Lý; như thế có phần không tiện lại phát sinh nhiều mối nghị luận. Thỉnh cầu quý Tòa nên đình thiết chức vụ ấy là hơn.
Nay tiếp phúc tư quý Tòa trình bày mọi lẽ, do công văn số 131 ngày 29-3 dương lịch, thiểm chức lấy làm ngạc nhiên không hiểu vì lẽ gì quý Tòa có sự ngộ nhận như vậy.
Thiểm chức vâng chiếu đức tiên đế chọn làm Cơ Mật Viện Trưởng đại thần, có Dụ chỉ rõ ràng, có bàn bạc đôi bên, có cấp riêng bài vàng, mười năm nay trong ngoài đều công nhận như vậy. Từ trước đến nay quý Tòa không đặt chức Viện Trưởng Hội Lý bao giờ. Gần đây thấy ghi chức ấy trên văn thư mà không thương lượng trước với Viện tôi một lời nào. Thiểm chức ngại rằng như vậy có hại đến sự kiến văn không tiện, lại có phần làm suy giảm thể thống triều đình.
Vậy có phúc thư này, số 337 ngày 30-3, nêu rõ lý do xin đình bãi chức Viện Trưởng Hội Lý ấy cho hợp lẽ.
Kèm theo, kính sao thơ của quý Tòa cùng thơ trả lời của viện tôi (bản dịch Pháp văn); đồng thời sao gởi kèm thêm bản tóm tắt Dụ chỉ và các văn thơ liên hệ để quý Tòa thẩm định. Các chi tiết cần thiết liên hệ sẽ xin trình bày riêng và trực tiếp sau.
Nguyễn Hữu Bài, kính viết và đọc lại.
Công văn qua lại, trả lời phân minh kịp thời không chậm trễ. Lời phản kháng nhẹ nhàng giản dị, lịch sự tương kính, nhưng lý luận đanh thép vững vàng không sơ hở; đối phương dù cậy quyền cậy thế cũng khó mà trách cứ được.
Từ đó cho đến ngày Thượng Thơ Nguyễn Hữu Bài hưu trí, ngoài chức Hội Lý các bộ sẵn có trước nay, không còn nghe người Pháp nhắc đến chức chưởng Hội Lý Cơ Mật Viện Trưởng nữa.
Cũng Khâm Sứ Thibaudeau, một lần khác đã đụng độ ông “Thượng Bài” và lấy làm khó chịu vì thái độ y cho là chống đối quá khích
Mang trách nhiệm Phụ Chánh đại thần, Thượng Thơ bộ Lại Nguyễn Hữu Bài không thể nào không phản đối. Mặc dù vậy, dưới áp lực nặng nề của bộ máy đô hộ, cuối cùng triều đình Huế chấp nhận. Đứng đầu Nam Triều, Phụ Chánh thân thần Tôn Thất Hân và Tôn Nhơn Phủ đại thần Tôn Thất Trạm, tiếp đến Tổng Lý Nội Các Nguyễn Hữu Bài và các Thượng Thơ Hồ Đắc Trung, Võ Liêm, Trần Đình Bách, Phạm văn Thụ. Về phía Pháp, Xử Lý Thường Vụ Toàn Quyền Monguillot.
Một vương quyền đã hạn hẹp lại bị tước đoạt thêm quyền lực cuối cùng, từ nay chỉ còn thu hẹp trong một Thỏa Ước vỏn vẹn với 3 Điều. Quan trọng nhất Điều I: hành chánh, chính trị, nội an, tư pháp, từ nay nằm trong tay người Pháp.
Vẫn chưa thôi, người Pháp còn muốn chỉ huy, kiểm soát nhiều hơn. Trong một buổi thương nghị, Khâm Sứ Aristide Le Fol điều trần: “Theo Thỏa Ước 6-11-1925 Khâm Sứ Trung Kỳ chủ tọa Hội Đồng Thượng Thơ, có quyền ra chỉ thị thi hành các việc “. Phản đối ý định trên của A. Le Fol, Viện Trưởng viện Cơ Mật Nguyễn Hữu Bài thản nhiên đáp lại không chút nhượng bộ:
“Hiệp ước nói trên chỉ là tạm ước lâm thời áp dụng trong khi vua Bảo Đại còn du học, mà không phải là luật lệ, hiến pháp của Nam Triều. Việt Nam là một nước quân chủ, chỉ có Vua mới có quyền ra sắc dụ, ban hành luật lệ mà thôi. Chức vụ Khâm Sứ đại diện nước Pháp, nếu muốn, có thễ “xem chừng” công việc của Nam Triều, nhưng không có quyền ra lệnh cho Hội Đồng Thượng Thơ. Nay viện Cơ Mật đã có Viện Trưởng đại thần là vị chủ tọa Hội Đồng, lẽ đâu lại nhường địa vị ấy cho Khâm Sứ...”
Đối đáp thẳng thắn chắc nịch với viên Khâm Sứ Trung Kỳ trong những lần hội thương đã như vậy, qua công văn giấy tờ giao dịch hằng ngày Thượng Thơ Nguyễn Hữu Bài còn tỏ rõ hơn nhân cách xứng đáng người đại diện Nam Triều. Đọc lại lời Sớ tháng 3 năm 1932 kháng nghị người Pháp dưới đây về việc đặt thêm chức Hội Lý Viện Trưởng viện Cơ Mật, độc giả sẽ hiểu rõ thêm tinh thần bất khuất và cương trực của Cơ Mật Viện Trưởng Nguyễn Hữu Bài.
Phiên âm:
Phúc (Tây bản niên tam nguyệt nhị thập cửu nhật, đệ nhất bách tam thập nhất hiệu), tự đẳng ý thần thận vi sá dị bất tri duyên hà nhi quý Tòa hữu thử ngộ nhận.
Thả thần phụng tiên đế giản vi Cơ Mật Viện Trưởng đại thần, phụng hữu minh Dụ thương tính, phụng biệt cấp kim bài, thập niên lai trung ngoại diệc dĩ công nhận. Tự lai quý Tòa vô thiết Viện Trưởng Hội Lý chi chức. Cận nhật giam hữu kiến trước vu văn thư nhi vô kiến tiên thương dữ thần viện hà từ, thần dĩ vi hữu ngại thích văn bất tiện nhi diệc hữu khuy triều đình thể thống.
Trí hữu tái phúc thư (Tây bản niên tam nguyệt tam thập nhật, đệ tam bách tam thập thất hiệu) tường tự thỉnh đình thiết giá Viện Trưởng Hội Lý chi chức vi hợp.
Triết cảm cụ tấu tính phụng sao nguyên quý Tòa thư tịnh thần phúc thư (Pháp văn) hữu sao đính nguyên tiết thứ Dụ chỉ văn thư đồng đệ phụng tiến hầu phụng động giám tái khoan. Chi tiết thần thỉnh lánh phụng diện tấu cẩn phụng tính tự.
Nguyễn Hữu Bài, phụng thảo duyệt
Dịch nghĩa:
Phụng xét thiểm chức giữ chức Cơ Mật Viện Trưởng đã hơn mười năm và quý Tòa không hề có chức Viện Trưởng Hội Lý bao giờ. Mấy ngày gần đây trong quý văn thư thấy có chức vụ Hội Lý; như thế có phần không tiện lại phát sinh nhiều mối nghị luận. Thỉnh cầu quý Tòa nên đình thiết chức vụ ấy là hơn.
Nay tiếp phúc tư quý Tòa trình bày mọi lẽ, do công văn số 131 ngày 29-3 dương lịch, thiểm chức lấy làm ngạc nhiên không hiểu vì lẽ gì quý Tòa có sự ngộ nhận như vậy.
Thiểm chức vâng chiếu đức tiên đế chọn làm Cơ Mật Viện Trưởng đại thần, có Dụ chỉ rõ ràng, có bàn bạc đôi bên, có cấp riêng bài vàng, mười năm nay trong ngoài đều công nhận như vậy. Từ trước đến nay quý Tòa không đặt chức Viện Trưởng Hội Lý bao giờ. Gần đây thấy ghi chức ấy trên văn thư mà không thương lượng trước với Viện tôi một lời nào. Thiểm chức ngại rằng như vậy có hại đến sự kiến văn không tiện, lại có phần làm suy giảm thể thống triều đình.
Vậy có phúc thư này, số 337 ngày 30-3, nêu rõ lý do xin đình bãi chức Viện Trưởng Hội Lý ấy cho hợp lẽ.
Kèm theo, kính sao thơ của quý Tòa cùng thơ trả lời của viện tôi (bản dịch Pháp văn); đồng thời sao gởi kèm thêm bản tóm tắt Dụ chỉ và các văn thơ liên hệ để quý Tòa thẩm định. Các chi tiết cần thiết liên hệ sẽ xin trình bày riêng và trực tiếp sau.
Nguyễn Hữu Bài, kính viết và đọc lại.
Công văn qua lại, trả lời phân minh kịp thời không chậm trễ. Lời phản kháng nhẹ nhàng giản dị, lịch sự tương kính, nhưng lý luận đanh thép vững vàng không sơ hở; đối phương dù cậy quyền cậy thế cũng khó mà trách cứ được.
Từ đó cho đến ngày Thượng Thơ Nguyễn Hữu Bài hưu trí, ngoài chức Hội Lý các bộ sẵn có trước nay, không còn nghe người Pháp nhắc đến chức chưởng Hội Lý Cơ Mật Viện Trưởng nữa.
Cũng Khâm Sứ Thibaudeau, một lần khác đã đụng độ ông “Thượng Bài” và lấy làm khó chịu vì thái độ y cho là chống đối quá khích