1. Lòng đạo thờ ơ biến cuộc sống chúng ta thành một bãi tha ma
Suy ngẫm về bài đọc trong ngày trích từ Sách Khác Gai, Đức Thánh Cha đã nói về cách Chúa thúc giục dân Ngài suy tư về hành vi của mình và thay đổi cuộc sống để tái thiết lại Ngôi Nhà của Thiên Chúa là tâm hồn chúng ta. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Năm 26 tháng Chín tại nhà nguyện Santa Marta.
Chần chừ hoán cải
Đức Thánh Cha giải thích rằng Tiên tri Khác Gai đang cố gắng lay động trái tim của những người lười biếng đã cam chịu một cuộc sống thất bại. Ngôi đền là tâm hồn họ đã bị kẻ thù phá hủy, tất cả đều bị hủy hoại, nhưng những người đó đã để năm tháng dần trôi qua mà không có bất kỳ hành động nào để tái thiết.
Chúa đã sai vị tiên tri đến để tái thiết lại Đền thờ, nhưng trái tim của mọi người xem ra đã chán chường, cay đắng và không muốn mạo hiểm, cũng chẳng muốn làm việc.
Những người đó, theo Đức Thánh Cha, không muốn tự đứng dậy để bắt đầu lại. Họ sẽ không để Chúa giúp họ làm điều đó, và lý do mà họ thường nêu ra là thời gian chưa đến.
Điều này là thảm kịch của rất nhiều Kitô hữu thờ ơ. Họ là những người nói rằng: “Vâng Lạy Chúa, không sao đâu. .. cứ từ từ, từ từ, Chúa ơi, hãy để như thế đã... Con sẽ làm điều đó vào ngày mai!”
Tâm linh thờ ơ dẫn đến thứ yên bình của nghĩa trang
Niềm tin nguội lạnh dẫn rất nhiều người đến chỗ tìm ra những lời bào chữa cho thái độ thiếu xác quyết và thúc đẩy xu hướng trì hoãn.
Điều đó khiến rất nhiều người lãng phí cuộc sống của mình và chung cuộc là những mảnh đời tơi tả vì họ không làm gì khác ngoài việc cố nuôi dưỡng một cảm thức an bình và sự bình tĩnh trong chính tâm hồn mình. Nhưng điều đó, theo Đức Thánh Cha, chỉ là sự yên bình của nghĩa trang.
Ngài cảnh báo các tín hữu rằng khi chúng ta trở nên “nguội lạnh về mặt tâm linh”, chúng ta trở thành một Kitô hữu nửa vời, không có bản chất. Ngược lại, Chúa muốn chúng ta hoán cải, và hoán cải ngay hôm nay.
Ngài mô tả sự nguội lạnh tâm linh như một thứ gì đó biến cuộc sống của chúng ta thành một nghĩa trang: một nơi không có sự sống.
Đức Thánh Cha kết luận bằng lời cầu nguyện xin Chúa ban ơn cho chúng ta đừng rơi vào tinh thần Kitô giáo nửa vời, là điều biến chúng ta trở thành Kitô hữu mà không có chất – là các “Kitô hữu nước hoa hồng”, chỉ có hương thoang thoảng bên ngoài mà không có thực chất bên trong, đó là những Kitô hữu có lẽ “gặt hái được chẳng bao nhiêu với những cuộc sống đầy những lời hứa, nhưng cuối cùng chẳng làm gì”.
Xin Chúa giúp chúng ta “bừng tỉnh khỏi tình trạng thờ ơ đức tin, và chiến đấu chống lại chất gây mê nhẹ nhàng này trong đời sống tâm linh.”
2. Thang Máy Đưa Lên Đỉnh Thánh Thiện
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Lúc 6 giờ chiều ngày thứ Ba 1 tháng 10, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự kinh chiều trọng thể tại Đền Thờ Thánh Phêrô nhân tháng truyền giáo đặc biệt. Dịp này, ngài kêu cầu cùng Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, bổn mạng các xứ truyền giáo, cầu bầu cùng Chúa cho Giáo Hội có một mùa xuân truyền giáo mới trước các hoàn cảnh khó khăn hiện nay.
Vì thế, trong chương trình này Như Ý xin được hân hạnh giới thiệu cùng quý vị và anh chị em câu chuyện về Thánh Nữ có tựa đề: Thang Máy Đưa Lên Đỉnh Thánh Thiện.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Cuối năm 1894, thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu suy nghĩ về hơn 6 năm trở thành đan sĩ Cát Minh, chị đã đau khổ nhiều, đã phấn đấu nhiều mà không từ bỏ lòng ước ao nên thánh.
Nhưng khi tự sánh mình với các vị thánh lớn như thánh Phaolô, thánh Augustinô, thánh Têrêsa Avila, do những hy sinh hãm mình, những tài năng và nhân đức, các ngài là những vĩ nhân, các ngài là những ngọn núi cao không thể leo nổi. Còn chị, chị chỉ là hạt cát tầm thường chẳng ai biết đến, chị ý thức về hố sâu ngăn cách giữa chị và các ngài. Chị đã chẳng hay rơi vào những lầm lỗi? Đã chẳng hay ngủ gật lúc đọc kinh đấy ư? Sự thánh thiện, trái với những gì chị đã suy nghĩ trong thời gian nhà Tập, xem ra thực sự không có thể.
Sau kinh nghiệm không thể tránh này, bao nhiêu người nam nữ đã chấp nhận cuộc sống tầm thường. Nhưng Têrêsa quyết tâm không bao giờ ngã lòng vì Thiên Chúa không bao giờ khơi lên những ước nguyện mà không thể thỏa mãn được. Lâu nay chị đã kinh nghiệm rằng những nỗ lực theo ý riêng là hão huyền, và không thể nên thánh được do sức phàm nhân. Chị phải chấp nhận con người thực của mình, với tất cả khuyết điểm của mình. Cha Prou đã chỉ cho chị con đường nhỏ, nhưng cha Pichon lại không sẵn sàng giúp đỡ chị tìm hiểu, các nữ đan sĩ cũng không giúp chị vì họ cho rằng con đường mới lạ này nguy hiểm.
Cuối thể kỷ XIX, khoa học phát triển rực rỡ, các phát minh lần lượt ra đời nào là điện lực, điện thoại, xe hơi, nhiếp ảnh, các loại máy móc… Trong chuyến đi sang Ý năm 1887, chị Têrêsa rất thích đi thang máy. Chỉ trong chốc lát, thang máy đã đưa người ta lên tới đỉnh tòa nhà. Liệu chẳng có phương thế nào tương tự thang máy để đưa người ta tới đỉnh thánh thiện ư? Nếu chị chết sớm, chị sẽ hoàn tất được gì trong cuộc sống của mình?
Trong hành lý nhập tu của chị Céline, chị ruột của Têrêsa, có một số tập vở mà Céline đã ghi chép những đoạn Kinh Thánh từ quyển Kinh Thánh ở nhà cậu Isidore. Têrêsa không có Cựu ước, chị mượn những quyển tập đó và đọc cách say mê. Một hôm, chị đọc đến câu: “Hỡi người bé nhỏ, hãy đến với Ta” (Cn 9,4).
Hay quá, chị là người bé nhỏ ấy. Và Têrêsa đã tự hỏi Thiên Chúa sẽ làm gì cho kẻ bé nhỏ ngây thơ đến với Ngài với lòng tin tưởng? Lời giải đáp cho chị qua sấm ngôn Isaia:
“Các ngươi sẽ được ẵm vào lòng, được nâng niu trên đầu gối. Như mẹ hiền ấp ủ con thơ, Ta sẽ an ủi các ngươi như vậy” (Is 66,12-13).
Chị Têrêsa ngây ngất vì sung sướng, đây là chiếc thang máy mà chị đã tìm kiếm bấy lâu nay. Chúa Giêsu sẽ bế chị lên những đỉnh núi thánh thiện và chị đã khám phá ra một chân lý khác: muốn được Chúa Giêsu bồng bế, thì không những ta phải sống bé nhỏ, mà còn phải trở nên bé nhỏ nữa. Sự đảo nghịch thật là toàn diện, hoàn toàn phù hợp với sự nghịch lý của Tin Mừng. Tâm hồn chị hân hoan dâng lên Chúa lời tri ân:
– Ôi lạy Thiên Chúa, Chúa đã vượt trên tất cả mọi điều con khát vọng, và con muốn hát ca lòng nhân lành Ngài.
Sự bé nhỏ của Têrêsa, sự bất lực của chị đã trở thành căn nguyên khiến chị vui mừng. Bởi lẽ đó là cơ sở mà Tình Yêu Thương Xót có thể biểu hiện.
Kể từ hôm ấy, Têrêsa thường ký tên ở thư là “Têrêsa nhỏ”. Sự khám phá về con đường nhỏ này sẽ làm tăng tốc những bước tiến khổng lồ trên con đường thánh thiện. Vì điều con người không thể làm được, thì Thiên Chúa có khả năng thực hiện, chỉ cần phó thác hoàn toàn cho người Cha nhân lành này. Chị Têrêsa ngày càng minh chứng chân lý về con đường tin tưởng và yêu mến trong cuộc sống hằng ngày của mình.
3. Phó thác và tha thứ là căn tính của Kitô hữu
Dựa trên đoạn sách Tông đồ Công vụ nói về phó tế Stêphanô, vị tử đạo tiên khởi của Giáo hội, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến chiều kích phục vụ của chức phó tế, không phải ở bàn thờ, nhưng là trong cộng đồng. Đức Thánh Cha cũng đề cao gương tử đạo của thánh Stêphanô: phó thác sự sống trong tay Chúa và tha thứ cho những kẻ làm hại mình. Đây chính là căn tính của các Kitô hữu.
Đức Thánh Cha đã nói như trên trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 25 tháng Chín với hơn 20 ngàn tín hữu quy tụ tại quảng trường thánh Phêrô. Trong số các tín hữu, có một số tu sĩ của các dòng đang tham dự tổng tu nghị tại Roma, đặc biệt là 80 nữ tu dòng Saint Paul de Chartres, trong đó cũng có một số chị Việt Nam.
Tiếp tục loạt bài giáo lý về sách Tông đồ Công vụ, tuần này Đức Thánh Cha nói về phó tế Stêphanô, thánh tử đạo tiên khởi của Giáo hội. Trước hết, ngài là một phó tế, chức vụ được các Tông đồ thiết lập để phục vụ cộng đoàn. Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến chiều kích phục vụ của chức phó tế, không phải ở bàn thờ, nhưng là trong cộng đồng. Đức Thánh Cha cũng đề cao gương tử đạo của thánh Stêphanô: phó thác sự sống trong tay Chúa và tha thứ cho những kẻ làm hại mình. Đây chính là căn tính của các Kitô hữu.
Đức Thánh Cha bắt đầu bài giáo lý với nhận xét rằng trong sách Tông đồ Công vụ, thánh sử Luca thuật lại sự lan rộng của Lời Chúa và cả những vấn đề nảy sinh trong cộng đoàn Giáo hội sơ khai. Sách Công vụ trình bày về cách cộng đoàn sơ khai hài hòa các khác biệt trong lòng Giáo hội và không để xảy ra những xung khắc và phân rẽ.
Xầm xì nhiều chuyện phá hoại cộng đoàn
Đức Thánh Cha nhận xét: Cộng đoàn sơ khai không chỉ chào đón người Do Thái, mà cả người Hy Lạp, những người đến từ cộng đồng hải ngoại, với văn hóa và sự nhạy cảm của riêng họ; họ cũng thuộc tôn giáo khác. Ngày nay chúng ta gọi họ là “dân ngoại”. Những người này được tiếp đón. Việc sống chung này tạo nên một sự hài hòa mong manh và bấp bênh; và trước những khó khăn này, trong cộng đoàn đã xuất hiện những bất đồng nghiêm trọng. Bất đồng tệ nhất phá hoại cộng đoàn chính là bất đồng xầm xì to nhỏ, nói xấu: người Hy Lạp lẩm bẩm phàn nàn vì cộng đồng thiếu quan tâm đến các bà góa trong nhóm của họ.
Không lơ là loan báo Tin Mừng, cũng không quên phục vụ người nghèo
Trước vấn đề này, các Tông đồ hành động như thế nào? Các ngài bắt đầu một quá trình phân định bao gồm việc xem xét kỹ càng các khó khăn và cùng nhau tìm kiếm các giải pháp. Họ tìm được cách giải quyết bằng cách phân chia các nhiệm vụ khác nhau, để trong toàn Giáo hội có được sự tăng trưởng an bình, và để tránh lơ là sự phát triển của Tin Mừng cũng như việc chăm sóc những thành viên nghèo khổ nhất.
Chức phó tế được thiết lập là để phục vụ cộng đoàn
Các Tông đồ ngày càng nhận thức rằng ơn gọi chính của họ là cầu nguyện và rao giảng Lời Chúa, và các ngài giải quyết vấn đề bằng cách thành lập một nhóm “hạt nhân” gồm “bảy người có danh tiếng tốt, đầy Chúa Thánh Thần và khôn ngoan” (Cv 6,3), những người này, sau khi được các Tông đồ đặt tay, sẽ lo về các bữa ăn. Chức phó tế được thiết lập là để phục vụ. Trong Giáo hội, phó tế không phải là linh mục hạng hai. Phó tế không phải để phục vụ bàn thờ, nhưng để phục vụ. Đó là người coi sóc các công việc của Giáo Hội. Khi một phó tế rất thích phục vụ ở bàn thờ, thì là sai. Sự hài hòa giữa việc phục vụ Lời Chúa và phục vụ bác ái là chất men làm cho thân thể giáo hội phát triển.
Những lời vu khống giết hại người khác
Trong số bảy “phó tế”, Stêphanô và Philipphê nổi bật cách đặc biệt. Stêphanô rao giảng Tin Mừng với sức mạnh và sự thẳng thắn, nhưng lời nói của ngài gặp phải sự kháng cự ngoan cố nhất. Không tìm được cách nào để khiến ngài bỏ cuộc, các đối thủ của ngài chọn giải pháp tầm thường nhất để tiêu diệt một con người: đó là vu khống hoặc làm chứng gian. Chúng ta biết rằng vu khống giết hại người khác. Chứng “ung thư quái ác” này, xuất phát từ mong muốn hủy hoại danh tiếng của một người, cũng tấn công phần còn lại của cơ thể giáo hội và gây thiệt hại nghiêm trọng khi, vì lợi ích nhỏ nhặt hoặc để che đậy khiếm khuyết của chính mình, người ta liên minh để bôi nhọ ai đó.
Thánh Stêphanô bị dẫn vào Thượng Hội đồng và bị buộc tội bởi các chứng gian. Người Do Thái đã làm như vậy với Chúa Giêsu và người ta sẽ làm như thế với tất cả các vị tử đạo. Trước Thượng Hội đồng, thánh nhân lược lại lịch sử thánh, một lịch sử quy hướng về Chúa Kitô. Cuộc Vượt Qua của Chúa Giêsu chết và sống lại là chìa khóa cho toàn bộ lịch sử của giao ước. Trước lịch sử tràn đầy ơn thánh này, thánh Stêphanô can đảm tố cáo sự giả hình mà chính các ngôn sứ và Chúa Kitô đã tố cáo. Ngài nhắc lại lịch sử: “Có ngôn sứ nào mà cha ông các ông không bắt bớ? Họ đã giết những vị tiên báo Đấng Công Chính sẽ đến; còn các ông, nay đã trở thành những kẻ phản bội và sát hại Đấng ấy. (Cv 7,52). Thánh Stêphanô không dùng những lời nửa vời, nhưng nói rõ ràng, nói sự thật.
Căn tính môn đệ Chúa Kitô là Phó thác và tha thứ
Điều này khiến những người nghe phản ứng dữ dội và Stêphanô đã bị kết án chết, bị ném đá. Nhưng ngài đã diễn tả căn tính thực sự của người môn đệ Chúa Kitô. Ngài không tìm kiếm cách thoát thân, không cầu cứu những người có thể cứu mạng sống mình, nhưng đặt cuộc sống của mình trong tay Chúa và lời cầu nguyện của ngài trong giây phút ấy thật đẹp - “Lạy Chúa Giêsu, xin nhận lấy linh hồn con” (Cv 7,59) - và ngài chết như một người con của Chúa bằng cách tha thứ: “Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội lỗi này “ (Cv 7,60).
Đức Thánh Cha khẳng định: Những lời này của thánh Stêphanô dạy chúng ta rằng không phải là những bài diễn văn hay chứng tỏ căn tính con Thiên Chúa của chúng ta, mà chỉ có sự phó thác cuộc sống của chính mình trong tay Chúa Cha và sự tha thứ cho những người xúc phạm chúng ta, giúp chúng ta nhận ra phẩm chất đức tin của mình.
Các vị tử đạo là những người thực sự chiến thắng
Giáo hội ngày nay có rất nhiều các vị tử đạo. Ngày nay có nhiều vị tử đạo hơn là vào thời đầu của Giáo hội và các vị tử đạo ở khắp mọi nơi; Giáo hội được tưới bằng máu của các ngài; máu của các ngài là “hạt giống của các Kitô hữu mới”, và bảo đảm sự tăng trưởng và phong phú cho dân Chúa. Các vị tử đạo không phải là các “thánh”, nhưng là những người nam nữ bằng xương bằng thịt - như sách Khải huyền nói - “Họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên”. (Kh 7,14). Họ là những người chiến thắng thực sự.
Kết thúc bài giáo lý, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu cầu xin Chúa để khi chiêm ngắm các vị tử đạo trong quá khứ và ngày nay, chúng ta có thể học cách sống một cuộc sống viên mãn, đón nhận sự tử đạo khi trung thành với Tin Mừng và trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô trong cuộc sống hàng ngày.
Đức Thánh Cha chào các tín hữu thuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau, mời gọi họ theo gương thánh Stêphanô, tín thác vào Chúa trước những khó khăn và làm chứng tá cho Chúa bằng lòng yêu thương, tha thứ đối với những người gây hại cho mình.
Suy ngẫm về bài đọc trong ngày trích từ Sách Khác Gai, Đức Thánh Cha đã nói về cách Chúa thúc giục dân Ngài suy tư về hành vi của mình và thay đổi cuộc sống để tái thiết lại Ngôi Nhà của Thiên Chúa là tâm hồn chúng ta. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Năm 26 tháng Chín tại nhà nguyện Santa Marta.
Chần chừ hoán cải
Đức Thánh Cha giải thích rằng Tiên tri Khác Gai đang cố gắng lay động trái tim của những người lười biếng đã cam chịu một cuộc sống thất bại. Ngôi đền là tâm hồn họ đã bị kẻ thù phá hủy, tất cả đều bị hủy hoại, nhưng những người đó đã để năm tháng dần trôi qua mà không có bất kỳ hành động nào để tái thiết.
Chúa đã sai vị tiên tri đến để tái thiết lại Đền thờ, nhưng trái tim của mọi người xem ra đã chán chường, cay đắng và không muốn mạo hiểm, cũng chẳng muốn làm việc.
Những người đó, theo Đức Thánh Cha, không muốn tự đứng dậy để bắt đầu lại. Họ sẽ không để Chúa giúp họ làm điều đó, và lý do mà họ thường nêu ra là thời gian chưa đến.
Điều này là thảm kịch của rất nhiều Kitô hữu thờ ơ. Họ là những người nói rằng: “Vâng Lạy Chúa, không sao đâu. .. cứ từ từ, từ từ, Chúa ơi, hãy để như thế đã... Con sẽ làm điều đó vào ngày mai!”
Tâm linh thờ ơ dẫn đến thứ yên bình của nghĩa trang
Niềm tin nguội lạnh dẫn rất nhiều người đến chỗ tìm ra những lời bào chữa cho thái độ thiếu xác quyết và thúc đẩy xu hướng trì hoãn.
Điều đó khiến rất nhiều người lãng phí cuộc sống của mình và chung cuộc là những mảnh đời tơi tả vì họ không làm gì khác ngoài việc cố nuôi dưỡng một cảm thức an bình và sự bình tĩnh trong chính tâm hồn mình. Nhưng điều đó, theo Đức Thánh Cha, chỉ là sự yên bình của nghĩa trang.
Ngài cảnh báo các tín hữu rằng khi chúng ta trở nên “nguội lạnh về mặt tâm linh”, chúng ta trở thành một Kitô hữu nửa vời, không có bản chất. Ngược lại, Chúa muốn chúng ta hoán cải, và hoán cải ngay hôm nay.
Ngài mô tả sự nguội lạnh tâm linh như một thứ gì đó biến cuộc sống của chúng ta thành một nghĩa trang: một nơi không có sự sống.
Đức Thánh Cha kết luận bằng lời cầu nguyện xin Chúa ban ơn cho chúng ta đừng rơi vào tinh thần Kitô giáo nửa vời, là điều biến chúng ta trở thành Kitô hữu mà không có chất – là các “Kitô hữu nước hoa hồng”, chỉ có hương thoang thoảng bên ngoài mà không có thực chất bên trong, đó là những Kitô hữu có lẽ “gặt hái được chẳng bao nhiêu với những cuộc sống đầy những lời hứa, nhưng cuối cùng chẳng làm gì”.
Xin Chúa giúp chúng ta “bừng tỉnh khỏi tình trạng thờ ơ đức tin, và chiến đấu chống lại chất gây mê nhẹ nhàng này trong đời sống tâm linh.”
2. Thang Máy Đưa Lên Đỉnh Thánh Thiện
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Lúc 6 giờ chiều ngày thứ Ba 1 tháng 10, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự kinh chiều trọng thể tại Đền Thờ Thánh Phêrô nhân tháng truyền giáo đặc biệt. Dịp này, ngài kêu cầu cùng Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, bổn mạng các xứ truyền giáo, cầu bầu cùng Chúa cho Giáo Hội có một mùa xuân truyền giáo mới trước các hoàn cảnh khó khăn hiện nay.
Vì thế, trong chương trình này Như Ý xin được hân hạnh giới thiệu cùng quý vị và anh chị em câu chuyện về Thánh Nữ có tựa đề: Thang Máy Đưa Lên Đỉnh Thánh Thiện.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Cuối năm 1894, thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu suy nghĩ về hơn 6 năm trở thành đan sĩ Cát Minh, chị đã đau khổ nhiều, đã phấn đấu nhiều mà không từ bỏ lòng ước ao nên thánh.
Nhưng khi tự sánh mình với các vị thánh lớn như thánh Phaolô, thánh Augustinô, thánh Têrêsa Avila, do những hy sinh hãm mình, những tài năng và nhân đức, các ngài là những vĩ nhân, các ngài là những ngọn núi cao không thể leo nổi. Còn chị, chị chỉ là hạt cát tầm thường chẳng ai biết đến, chị ý thức về hố sâu ngăn cách giữa chị và các ngài. Chị đã chẳng hay rơi vào những lầm lỗi? Đã chẳng hay ngủ gật lúc đọc kinh đấy ư? Sự thánh thiện, trái với những gì chị đã suy nghĩ trong thời gian nhà Tập, xem ra thực sự không có thể.
Sau kinh nghiệm không thể tránh này, bao nhiêu người nam nữ đã chấp nhận cuộc sống tầm thường. Nhưng Têrêsa quyết tâm không bao giờ ngã lòng vì Thiên Chúa không bao giờ khơi lên những ước nguyện mà không thể thỏa mãn được. Lâu nay chị đã kinh nghiệm rằng những nỗ lực theo ý riêng là hão huyền, và không thể nên thánh được do sức phàm nhân. Chị phải chấp nhận con người thực của mình, với tất cả khuyết điểm của mình. Cha Prou đã chỉ cho chị con đường nhỏ, nhưng cha Pichon lại không sẵn sàng giúp đỡ chị tìm hiểu, các nữ đan sĩ cũng không giúp chị vì họ cho rằng con đường mới lạ này nguy hiểm.
Cuối thể kỷ XIX, khoa học phát triển rực rỡ, các phát minh lần lượt ra đời nào là điện lực, điện thoại, xe hơi, nhiếp ảnh, các loại máy móc… Trong chuyến đi sang Ý năm 1887, chị Têrêsa rất thích đi thang máy. Chỉ trong chốc lát, thang máy đã đưa người ta lên tới đỉnh tòa nhà. Liệu chẳng có phương thế nào tương tự thang máy để đưa người ta tới đỉnh thánh thiện ư? Nếu chị chết sớm, chị sẽ hoàn tất được gì trong cuộc sống của mình?
Trong hành lý nhập tu của chị Céline, chị ruột của Têrêsa, có một số tập vở mà Céline đã ghi chép những đoạn Kinh Thánh từ quyển Kinh Thánh ở nhà cậu Isidore. Têrêsa không có Cựu ước, chị mượn những quyển tập đó và đọc cách say mê. Một hôm, chị đọc đến câu: “Hỡi người bé nhỏ, hãy đến với Ta” (Cn 9,4).
Hay quá, chị là người bé nhỏ ấy. Và Têrêsa đã tự hỏi Thiên Chúa sẽ làm gì cho kẻ bé nhỏ ngây thơ đến với Ngài với lòng tin tưởng? Lời giải đáp cho chị qua sấm ngôn Isaia:
“Các ngươi sẽ được ẵm vào lòng, được nâng niu trên đầu gối. Như mẹ hiền ấp ủ con thơ, Ta sẽ an ủi các ngươi như vậy” (Is 66,12-13).
Chị Têrêsa ngây ngất vì sung sướng, đây là chiếc thang máy mà chị đã tìm kiếm bấy lâu nay. Chúa Giêsu sẽ bế chị lên những đỉnh núi thánh thiện và chị đã khám phá ra một chân lý khác: muốn được Chúa Giêsu bồng bế, thì không những ta phải sống bé nhỏ, mà còn phải trở nên bé nhỏ nữa. Sự đảo nghịch thật là toàn diện, hoàn toàn phù hợp với sự nghịch lý của Tin Mừng. Tâm hồn chị hân hoan dâng lên Chúa lời tri ân:
– Ôi lạy Thiên Chúa, Chúa đã vượt trên tất cả mọi điều con khát vọng, và con muốn hát ca lòng nhân lành Ngài.
Sự bé nhỏ của Têrêsa, sự bất lực của chị đã trở thành căn nguyên khiến chị vui mừng. Bởi lẽ đó là cơ sở mà Tình Yêu Thương Xót có thể biểu hiện.
Kể từ hôm ấy, Têrêsa thường ký tên ở thư là “Têrêsa nhỏ”. Sự khám phá về con đường nhỏ này sẽ làm tăng tốc những bước tiến khổng lồ trên con đường thánh thiện. Vì điều con người không thể làm được, thì Thiên Chúa có khả năng thực hiện, chỉ cần phó thác hoàn toàn cho người Cha nhân lành này. Chị Têrêsa ngày càng minh chứng chân lý về con đường tin tưởng và yêu mến trong cuộc sống hằng ngày của mình.
3. Phó thác và tha thứ là căn tính của Kitô hữu
Dựa trên đoạn sách Tông đồ Công vụ nói về phó tế Stêphanô, vị tử đạo tiên khởi của Giáo hội, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến chiều kích phục vụ của chức phó tế, không phải ở bàn thờ, nhưng là trong cộng đồng. Đức Thánh Cha cũng đề cao gương tử đạo của thánh Stêphanô: phó thác sự sống trong tay Chúa và tha thứ cho những kẻ làm hại mình. Đây chính là căn tính của các Kitô hữu.
Đức Thánh Cha đã nói như trên trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 25 tháng Chín với hơn 20 ngàn tín hữu quy tụ tại quảng trường thánh Phêrô. Trong số các tín hữu, có một số tu sĩ của các dòng đang tham dự tổng tu nghị tại Roma, đặc biệt là 80 nữ tu dòng Saint Paul de Chartres, trong đó cũng có một số chị Việt Nam.
Tiếp tục loạt bài giáo lý về sách Tông đồ Công vụ, tuần này Đức Thánh Cha nói về phó tế Stêphanô, thánh tử đạo tiên khởi của Giáo hội. Trước hết, ngài là một phó tế, chức vụ được các Tông đồ thiết lập để phục vụ cộng đoàn. Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến chiều kích phục vụ của chức phó tế, không phải ở bàn thờ, nhưng là trong cộng đồng. Đức Thánh Cha cũng đề cao gương tử đạo của thánh Stêphanô: phó thác sự sống trong tay Chúa và tha thứ cho những kẻ làm hại mình. Đây chính là căn tính của các Kitô hữu.
Đức Thánh Cha bắt đầu bài giáo lý với nhận xét rằng trong sách Tông đồ Công vụ, thánh sử Luca thuật lại sự lan rộng của Lời Chúa và cả những vấn đề nảy sinh trong cộng đoàn Giáo hội sơ khai. Sách Công vụ trình bày về cách cộng đoàn sơ khai hài hòa các khác biệt trong lòng Giáo hội và không để xảy ra những xung khắc và phân rẽ.
Xầm xì nhiều chuyện phá hoại cộng đoàn
Đức Thánh Cha nhận xét: Cộng đoàn sơ khai không chỉ chào đón người Do Thái, mà cả người Hy Lạp, những người đến từ cộng đồng hải ngoại, với văn hóa và sự nhạy cảm của riêng họ; họ cũng thuộc tôn giáo khác. Ngày nay chúng ta gọi họ là “dân ngoại”. Những người này được tiếp đón. Việc sống chung này tạo nên một sự hài hòa mong manh và bấp bênh; và trước những khó khăn này, trong cộng đoàn đã xuất hiện những bất đồng nghiêm trọng. Bất đồng tệ nhất phá hoại cộng đoàn chính là bất đồng xầm xì to nhỏ, nói xấu: người Hy Lạp lẩm bẩm phàn nàn vì cộng đồng thiếu quan tâm đến các bà góa trong nhóm của họ.
Không lơ là loan báo Tin Mừng, cũng không quên phục vụ người nghèo
Trước vấn đề này, các Tông đồ hành động như thế nào? Các ngài bắt đầu một quá trình phân định bao gồm việc xem xét kỹ càng các khó khăn và cùng nhau tìm kiếm các giải pháp. Họ tìm được cách giải quyết bằng cách phân chia các nhiệm vụ khác nhau, để trong toàn Giáo hội có được sự tăng trưởng an bình, và để tránh lơ là sự phát triển của Tin Mừng cũng như việc chăm sóc những thành viên nghèo khổ nhất.
Chức phó tế được thiết lập là để phục vụ cộng đoàn
Các Tông đồ ngày càng nhận thức rằng ơn gọi chính của họ là cầu nguyện và rao giảng Lời Chúa, và các ngài giải quyết vấn đề bằng cách thành lập một nhóm “hạt nhân” gồm “bảy người có danh tiếng tốt, đầy Chúa Thánh Thần và khôn ngoan” (Cv 6,3), những người này, sau khi được các Tông đồ đặt tay, sẽ lo về các bữa ăn. Chức phó tế được thiết lập là để phục vụ. Trong Giáo hội, phó tế không phải là linh mục hạng hai. Phó tế không phải để phục vụ bàn thờ, nhưng để phục vụ. Đó là người coi sóc các công việc của Giáo Hội. Khi một phó tế rất thích phục vụ ở bàn thờ, thì là sai. Sự hài hòa giữa việc phục vụ Lời Chúa và phục vụ bác ái là chất men làm cho thân thể giáo hội phát triển.
Những lời vu khống giết hại người khác
Trong số bảy “phó tế”, Stêphanô và Philipphê nổi bật cách đặc biệt. Stêphanô rao giảng Tin Mừng với sức mạnh và sự thẳng thắn, nhưng lời nói của ngài gặp phải sự kháng cự ngoan cố nhất. Không tìm được cách nào để khiến ngài bỏ cuộc, các đối thủ của ngài chọn giải pháp tầm thường nhất để tiêu diệt một con người: đó là vu khống hoặc làm chứng gian. Chúng ta biết rằng vu khống giết hại người khác. Chứng “ung thư quái ác” này, xuất phát từ mong muốn hủy hoại danh tiếng của một người, cũng tấn công phần còn lại của cơ thể giáo hội và gây thiệt hại nghiêm trọng khi, vì lợi ích nhỏ nhặt hoặc để che đậy khiếm khuyết của chính mình, người ta liên minh để bôi nhọ ai đó.
Thánh Stêphanô bị dẫn vào Thượng Hội đồng và bị buộc tội bởi các chứng gian. Người Do Thái đã làm như vậy với Chúa Giêsu và người ta sẽ làm như thế với tất cả các vị tử đạo. Trước Thượng Hội đồng, thánh nhân lược lại lịch sử thánh, một lịch sử quy hướng về Chúa Kitô. Cuộc Vượt Qua của Chúa Giêsu chết và sống lại là chìa khóa cho toàn bộ lịch sử của giao ước. Trước lịch sử tràn đầy ơn thánh này, thánh Stêphanô can đảm tố cáo sự giả hình mà chính các ngôn sứ và Chúa Kitô đã tố cáo. Ngài nhắc lại lịch sử: “Có ngôn sứ nào mà cha ông các ông không bắt bớ? Họ đã giết những vị tiên báo Đấng Công Chính sẽ đến; còn các ông, nay đã trở thành những kẻ phản bội và sát hại Đấng ấy. (Cv 7,52). Thánh Stêphanô không dùng những lời nửa vời, nhưng nói rõ ràng, nói sự thật.
Căn tính môn đệ Chúa Kitô là Phó thác và tha thứ
Điều này khiến những người nghe phản ứng dữ dội và Stêphanô đã bị kết án chết, bị ném đá. Nhưng ngài đã diễn tả căn tính thực sự của người môn đệ Chúa Kitô. Ngài không tìm kiếm cách thoát thân, không cầu cứu những người có thể cứu mạng sống mình, nhưng đặt cuộc sống của mình trong tay Chúa và lời cầu nguyện của ngài trong giây phút ấy thật đẹp - “Lạy Chúa Giêsu, xin nhận lấy linh hồn con” (Cv 7,59) - và ngài chết như một người con của Chúa bằng cách tha thứ: “Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội lỗi này “ (Cv 7,60).
Đức Thánh Cha khẳng định: Những lời này của thánh Stêphanô dạy chúng ta rằng không phải là những bài diễn văn hay chứng tỏ căn tính con Thiên Chúa của chúng ta, mà chỉ có sự phó thác cuộc sống của chính mình trong tay Chúa Cha và sự tha thứ cho những người xúc phạm chúng ta, giúp chúng ta nhận ra phẩm chất đức tin của mình.
Các vị tử đạo là những người thực sự chiến thắng
Giáo hội ngày nay có rất nhiều các vị tử đạo. Ngày nay có nhiều vị tử đạo hơn là vào thời đầu của Giáo hội và các vị tử đạo ở khắp mọi nơi; Giáo hội được tưới bằng máu của các ngài; máu của các ngài là “hạt giống của các Kitô hữu mới”, và bảo đảm sự tăng trưởng và phong phú cho dân Chúa. Các vị tử đạo không phải là các “thánh”, nhưng là những người nam nữ bằng xương bằng thịt - như sách Khải huyền nói - “Họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên”. (Kh 7,14). Họ là những người chiến thắng thực sự.
Kết thúc bài giáo lý, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu cầu xin Chúa để khi chiêm ngắm các vị tử đạo trong quá khứ và ngày nay, chúng ta có thể học cách sống một cuộc sống viên mãn, đón nhận sự tử đạo khi trung thành với Tin Mừng và trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô trong cuộc sống hàng ngày.
Đức Thánh Cha chào các tín hữu thuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau, mời gọi họ theo gương thánh Stêphanô, tín thác vào Chúa trước những khó khăn và làm chứng tá cho Chúa bằng lòng yêu thương, tha thứ đối với những người gây hại cho mình.