Trên đời này hầu như ai cũng thích tiền, cần tiền. Người ngoài đời cần tiền, người đi tu còn cần tiền hơn. Cần tiền để giúp người nghèo, để xây nhà thờ, nhà dòng, nhà giáo lý… Tiền giúp chúng ta làm được nhiều việc tốt. Ai chê tiền thì xin đưa đây mình tiêu hộ. hihii.
Tuy nhiên, Chúa cảnh báo chúng ta về thái độ đối với tiền bạc: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của được”. Một khi ta làm nô lệ cho tiền của như ông chủ, ta tôn thờ tiền của như vị thần, thì Ông Thần Tiền sẽ giết chết nhân phẩm của chúng ta.
Bài Sách Thánh thứ nhất cho thấy vì tiền mà người ta bất chấp tốt xấu. Người ta sẵn sàng làm ăn bất chính lừa gạt cân đong thiếu, trở thành những kẻ bất nhân độc ác bán thực phẩm bẩn lúa nát gạo mục, coi giá trị con người rẻ bèo ngang với đôi dép. Thậm chí người ta còn coi tiền hơn cả những giá trị tôn giáo cao quí nên họ chỉ mong cho ngày lễ mau qua để còn kiếm tiền.
Bài Phúc Âm cho thấy vì tiền mà người quản gia đã trở thành kẻ bất lương, sẵn sàng bán rẻ lương tâm. Anh ta bất chấp sự thật, gian giảo đổi trắng thay đen giấy tờ biên lai miễn là có lợi cho mình. Đến ông chủ cũng phải thốt lên tay này thật khôn ngoan quỷ quyệt!
Tóm lại, lòng tham lam và thái độ tôn thờ tiền bạc khiến người ta trở thành kẻ bất lương. Bất lương xúi bẩy hành động bất chấp và bất chính, khiến anh em gia đình bất hòa, làm xã hội bất công. Hậu quả là, mọi người chịu cảnh sống bất an, bất mãn, bất bình và bất hạnh, rồi nhanh bị… bất tỉnh!
Thế nên, đừng bao giờ coi tiền là trên hết như một vị thần, vì khi ấy, tiền sẽ trở thành một hung thần tác ai tác quái phá vỡ các mối quan hệ tình nghĩa và đạo lý, đạp đổ những giá trị tinh thần cao quý, hủy diệt sự lương thiện và nhân phẩm của con người.
Tuy nhiên, Chúa cảnh báo chúng ta về thái độ đối với tiền bạc: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của được”. Một khi ta làm nô lệ cho tiền của như ông chủ, ta tôn thờ tiền của như vị thần, thì Ông Thần Tiền sẽ giết chết nhân phẩm của chúng ta.
Bài Sách Thánh thứ nhất cho thấy vì tiền mà người ta bất chấp tốt xấu. Người ta sẵn sàng làm ăn bất chính lừa gạt cân đong thiếu, trở thành những kẻ bất nhân độc ác bán thực phẩm bẩn lúa nát gạo mục, coi giá trị con người rẻ bèo ngang với đôi dép. Thậm chí người ta còn coi tiền hơn cả những giá trị tôn giáo cao quí nên họ chỉ mong cho ngày lễ mau qua để còn kiếm tiền.
Bài Phúc Âm cho thấy vì tiền mà người quản gia đã trở thành kẻ bất lương, sẵn sàng bán rẻ lương tâm. Anh ta bất chấp sự thật, gian giảo đổi trắng thay đen giấy tờ biên lai miễn là có lợi cho mình. Đến ông chủ cũng phải thốt lên tay này thật khôn ngoan quỷ quyệt!
Tóm lại, lòng tham lam và thái độ tôn thờ tiền bạc khiến người ta trở thành kẻ bất lương. Bất lương xúi bẩy hành động bất chấp và bất chính, khiến anh em gia đình bất hòa, làm xã hội bất công. Hậu quả là, mọi người chịu cảnh sống bất an, bất mãn, bất bình và bất hạnh, rồi nhanh bị… bất tỉnh!
Thế nên, đừng bao giờ coi tiền là trên hết như một vị thần, vì khi ấy, tiền sẽ trở thành một hung thần tác ai tác quái phá vỡ các mối quan hệ tình nghĩa và đạo lý, đạp đổ những giá trị tinh thần cao quý, hủy diệt sự lương thiện và nhân phẩm của con người.