Lễ Đức Mẹ Mân Côi
Đức Ông Thi sĩ Xuân Ly Băng viết bài thơ “Sao không”, rất tâm tình và thật lắng sâu vào lòng người. Lời thơ mời gọi hãy siêng năng cầu nguyện với Đức Mẹ bằng kinh Mân Côi. Nhạc sĩ Thông Vi Vu dệt thành ca khúc “Sao không”. Tam Ca Áo Trắng hát với cả tâm hồn mến yêu.
Tháng Mân Côi nghe ca khúc “Sao không”, thấy lòng lâng lâng tình thương của MẸ, nghe ơn thánh trải qua từng lời kinh.
Sao em không lần chuỗi?
Những lúc trời gió mưa,
Khi đêm về tăm tối,
Khi lá rụng vườn trưa.
Sao em không lần chuỗi?
Khi trời mới rạng đông,
Khi sương mai ngọt bùi,
Tỏa ngát trên ruộng đồng.
Sao em không lần chuỗi?
Cảm tạ MẸ nhân lành
Ơn MẸ như mưa tưới,
Hồn em cánh đòng xanh.
Sao không lần chuỗi?
Sao không lần chuỗi?
Bước đường em đi tới,
Lần chuỗi nhé em ơi!
Sao em không lần chuỗi?
Mái tóc thề chấm vai,
Bâng khâng ngày dong duổi
Nhung nhớ bóng hình ai.
Sao em không lần chuỗi?
Khi lặng ngắm chiều buông,
Trong cô đơn ngậm ngùi,
Lệ đắng chảy vào hồn.
Sao em không lần chuỗi?
Cảm tạ MẸ nhân lành
Ơn MẸ như mưa tưới,
Hồn em cánh đồng xanh.
Sao không lần chuỗi?
Khi trái gió trở trời,
Em mong manh yếu đuối,
Đến cùng MẸ em ơi.
Mẹ Maria rất hài lòng khi con cái siêng năng lần chuỗi Mân Côi cách sốt sắng. Đức Mẹ đã từng nói điều này với Bênađetta khi Đức Mẹ hiện ra với Thánh nữ tại Lộ Đức. Đức Mẹ cũng dạy cho ba trẻ tại Fatima nhận biết năng lực của kinh Mân Côi và Mẹ đã giới thiệu mình là Mẹ Mân Côi rồi cùng lần hạt với ba trẻ như muốn giới thiệu Kinh Mân Côi là “kinh kỳ diệu”.
Đức Giáo Hoàng Piô V thiết lập lễ Mẹ Mân Côi để tạ ơn Đức Mẹ và ghi nhớ chiến thắng của Hải quân Kitô giáo với quân Thổ Nhĩ Kỳ tại trận Lepanto ngày 7 tháng 10 năm 1571. Chiến thắng là nhờ các tín hữu lần Chuỗi Mân Côi dâng kính Đức Mẹ ở Rôma vào ngày giao chiến. Một phép lạ của Đức Mẹ trong Tháng Mân Côi.
Đức Giáo Hoàng Leo XIII đã thiết lập Tháng Mười là Tháng Mân Côi vào ngày 1 tháng 9 năm 1883 và đã công bố 11 Tông thư về Chuỗi Mân Côi trong triều đại giáo hoàng của ngài.
Suốt tháng Mân Côi, Hội Thánh khắp nơi hướng về Đức Mẹ một cách đặc biệt. Lòng sùng kính của dân Chúa đối với Đức Mẹ trong thời gian này là cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi. Đây là một bộ kinh gồm 200 kinh Kính Mừng, vừa đọc vừa suy gẫm 20 sự kiện quan trọng xảy ra trong cuộc đời Đức Giêsu và Mẹ Maria. Cứ đọc 10 kinh Kính Mừng thì đồng thời suy gẫm một sự kiện. 20 sự kiện ấy được chia làm 4 nhóm:
- Năm sự vui: gồm 5 sự kiện trong cuộc đời thơ ấu của Đức Giêsu.
- Năm sự sáng: gồm 5 sự kiện trong cuộc đời công khai của Đức Giêsu.
- Năm sự thương: gồm 5 sự kiện trong cuộc thương khó của Đức Giêsu.
- Năm sự mừng: gồm 5 sự kiện vinh quang.
20 mầu nhiệm ấy là những sự kiện cốt yếu trong Tin Mừng. Lần chuỗi Mân Côi là suy gẫm Tin Mừng, theo kiểu miệng đọc tâm suy. Miệng đọc các kinh Kính Mừng kính Mẹ Maria, tâm suy niệm những sự kiện quan trọng của cuộc đời Đức Giêsu. Đó chính là bản tóm tắt cuộc đời của Chúa Giêsu Kitô và cũng là của Đức Maria. Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI trong Tông huấn “Marialis Cultus” đã gọi Kinh Mân Côi là “Cuốn Phúc Âm rút gọn”. Hơn ai hết, Đức Mẹ đã cùng với Con bước các chặng đường Vui - Sáng – Thương - Mừng với tinh thần của lời “xin vâng” mà Mẹ đã tuyên xưng trước khi Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể làm người trong cung lòng Mẹ.
Chuỗi Mân Côi mang hai đặc điểm nổi bật là chất Tin Mừng và tính Hội Thánh.
Chuỗi Mân Côi là một bản tóm tắt gọn gàng, dễ nhớ về những biến cố quan trọng trong cuộc đời Chúa Cứu Thế. Mân Côi là những bông hồng đẹp được tượng trưng bằng các kinh Kính Mừng để tôn vinh Người. Đức Mẹ đã có mặt trong cuộc đời Chúa Cứu Thế từ những giây phút đầu cho đến những giây phút cuối.
Kinh Mân Côi là lời kinh phổ cập, đó là kinh của mọi tín hữu. Ai cũng đọc được, từ người trẻ cho đến người già, người thông thái cũng như người ít học, người giàu hay người nghèo, người khỏe mạnh cũng như người đau yếu, khi vui cũng như lúc buồn, khi làm việc cũng như lúc nghỉ ngơi. Kinh Mân Côi có thể đọc được ở bất cứ đâu hay trong hoàn cảnh nào, ở nhà thờ, ở nhà mình, ở ngoài đường, trong nơi yên lặng hay giữa chốn ồn ào náo động và nhất là đọc chung với nhau trong gia đình hay những khi có đông người Công Giáo họp nhau lại. Đọc Kinh Mân Côi với ý thức là mình đang làm một công việc có chất Tin Mừng, được Hội Thánh công nhận và nhiệt tình khuyến khích, một công việc thu tóm lại tất cả cuộc đời Chúa Cứu Thế. Sau khi đã chiêm ngắm những mầu nhiệm ấy, người tín hữu còn cầu xin những điều hết sức đơn sơ như “xin ơn khiêm nhường, yêu người, khó nghèo”.
Mân Côi chính là hoa hồng. Mân Côi là bông hồng đẹp, viên ngọc quí. Như thế, bằng chuỗi Mân Côi, Hội Thánh trở thành một vườn hồng mênh mông, hương thơm sắc đẹp, dâng lên Mẹ hiền. Nói đến Mân Côi là nói đến hoa. Những bông hoa muôn màu muôn sắc dâng trước tòa Mẹ. Những bông hoa kinh nguyện sốt sắng kết dệt nên những lời ca tụng Mẹ. Những bông hoa hy sinh, bác ái muốn tỏa hương dưới chân Mẹ.
Những bông hoa nói lên lòng yêu mến của con cái đối với Mẹ hiền. Những bông hoa cũng cố gắng diễn tả phần nào nét đẹp của Mẹ. Thật vậy, giữa ngàn hoa, Đức Maria nổi bật như bông hoa cao quý xinh đẹp nhất. Đẹp đến độ "đẹp lòng Thiên Chúa". Đức Maria là bông hoa thanh khiết diễn tả được nét đẹp của Thiên Chúa vì Mẹ là tác phẩm của Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần "rợp bóng trên Mẹ" nên Mẹ sống dưới sự che chở của Thánh Thần, theo ơn hướng dẫn của Thánh Thần và sống trong tình yêu của Thánh Thần.
Thiên Chúa muốn Con của Ngài vào đời làm người, nên đã chuẩn bị cho Con một người mẹ tuyệt hảo. Maria là người được Thiên Chúa đặc biệt mến thương. Thiên Thần gọi Mẹ là “Đấng đầy ân sủng”, là người được “Đức Chúa ở cùng”, là người “đẹp lòng Thiên Chúa” .
Maria đã là một thụ tạo tuyệt vời ngay từ trước khi làm Mẹ Đức Giêsu. Nhưng Thiên Chúa vẫn tôn trọng tự do của Mẹ. Ngài cần sự ưng thuận của một thụ tạo nhỏ bé trước khi trao cho Maria chức vụ làm Mẹ Đấng Cứu Thế. Tiếng “xin vâng” khởi đầu cho một chuỗi xin vâng làm nên cuộc đời người nữ tỳ của Chúa.
Kinh Mân Côi là một chuỗi “xin vâng” của người tín hữu dâng Thiên Chúa, theo mẫu gương đáp trả của Mẹ Maria.
Tràng chuỗi Mân Côi là một phương thế giúp chúng ta gần gũi thiết thân với Mẹ Maria.
Đức Thánh Cha Piô X đã nhắn nhủ các gia đình Công Giáo: “Khi gia đình được an vui hòa thuận, hãy lần chuỗi Mân Côi để xin Mẹ ban cho sự an vui hòa thuận yêu thương. Khi gặp người chồng thiếu trách nhiệm, hãy chạy đến với Mẹ nhờ tràng chỗi Mân Côi, để xin Mẹ cảm hóa mình. Khi vợ chồng xung khắc nhau, hãy lần chuỗi Mân Côi, xin Mẹ tạo sự cảm thông “.
Thánh Gioan Phaolô II, ngay trong tuần lễ sau khi đắc cử Giáo Hoàng, đã nói với tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô khi đọc kinh Truyền Tin: “Chuỗi Mân Côi là lời cầu nguyện mà tôi yêu thích nhất. Đó là lời kinh tuyệt vời. Tuyệt vời trong sự đơn giản và sâu sắc. Với lời kinh này chúng ta lập lại nhiều lần những lời mà Đức Trinh Nữ đã nghe sứ thần Gabriel và người chị họ Êlisabeth nói với Mẹ. Toàn thể Giáo Hội cùng liên kết với những lời kinh ấy”.
Khi đọc sự tích về các cuộc Đức Mẹ hiện ra, dù ở Lộ Đức hay ở Fatima, dù ở Guadalupe hay ở Mễ Du, hay ở La Vang…. chúng ta đều thấy Đức Mẹ nhắn nhủ người tín hữu hãy canh tân đời sống và siêng năng lần hạt Mân Côi để làm đẹp lòng Thiên Chúa: “Ta là Đức Mẹ Mân Côi, ta đã đến để cảnh báo các tín hữu canh tân đời sống và xin ơn tha thứ tội lỗi của họ. Họ không được xúc phạm đến Thiên Chúa nữa, vì Ngài đã quá phiền muộn vì tội nhân loại. Loài người hãy lần chuỗi Mân Côi. Họ hãy tiếp tục lần chuỗi hàng ngày. ” (Thông điệp Đức Mẹ gởi cho chị Lucia 13/10/1917).
Thánh Đaminh là người có công rất lớn trong việc quảng bá việc đọc kinh Mân Côi để cầu xin Chúa bảo vệ Hội Thánh trước sự tấn công của kẻ thù. Thánh Piô Năm Dấu Thánh chia sẻ: “Vũ khí của tôi là tràng hạt Mân Côi. Đức Mẹ không từ chối tôi điều gì khi tôi xin với Mẹ qua chuỗi Mân Côi. Muốn làm Đức Mẹ vui lòng và muốn được Đức Mẹ thương yêu hãy lần chuỗi Mân Côi”. Còn cha Stefano Gobbi viết: “Chuỗi Mân Côi mang lại hòa bình cho bạn. Với lời Kinh Mân Côi, bạn sẽ có thể nhận được từ Thiên Chúa hồng ân vĩ đại nhất là canh tân đời sống, thu phục các linh hồn về với Chúa trong sự ăn năn tội, tình yêu và thánh ân”. Và “Chuỗi Mân Côi là lời kinh của tôi. Những lời kinh này dù khiêm nhường và mong manh cũng sẽ nên như xích sắt để khóa lại quyền lực tối tăm của thế giới, kẻ thù của thế giới và của các tín hữu” .
Chuỗi hạt Mân Côi nuôi dưỡng đời sống nội tâm phong phú. Chuỗi Mân Côi làm lòng người lắng dịu, thanh thản bình an để chiêm ngắm cuộc đời Chúa Giêsu và ca ngợi Mẹ Maria. Cầm Chuỗi Mân Côi trên tay, chúng ta sẽ thấy mình được tăng thêm nghị lực, sống vươn lên với niềm Tin, Cậy, Mến. Hãy tập thói quen đọc kinh Mân Côi hàng ngày. Kinh Mân Côi là hành trang gọn nhẹ giúp thánh hóa bản thân gia đình và xã hội. Nhớ mang theo một tràng chuỗi Mân Côi trong túi áo, hay đeo chuỗi mười hạt ở tay, mình rất dễ tìm thời giờ mỗi ngày để đọc lời kinh phong phú này. Chuỗi hạt Mân Côi mang đến vô vàn ơn phúc huyền diệu cho con người.
Chuỗi Mân Côi diệu vời như thế, “sao em lại không lần chuỗi”? Hãy siêng năng “lần chuỗi nhé em ơi”!
Đức Ông Thi sĩ Xuân Ly Băng viết bài thơ “Sao không”, rất tâm tình và thật lắng sâu vào lòng người. Lời thơ mời gọi hãy siêng năng cầu nguyện với Đức Mẹ bằng kinh Mân Côi. Nhạc sĩ Thông Vi Vu dệt thành ca khúc “Sao không”. Tam Ca Áo Trắng hát với cả tâm hồn mến yêu.
Tháng Mân Côi nghe ca khúc “Sao không”, thấy lòng lâng lâng tình thương của MẸ, nghe ơn thánh trải qua từng lời kinh.
Sao em không lần chuỗi?
Những lúc trời gió mưa,
Khi đêm về tăm tối,
Khi lá rụng vườn trưa.
Sao em không lần chuỗi?
Khi trời mới rạng đông,
Khi sương mai ngọt bùi,
Tỏa ngát trên ruộng đồng.
Sao em không lần chuỗi?
Cảm tạ MẸ nhân lành
Ơn MẸ như mưa tưới,
Hồn em cánh đòng xanh.
Sao không lần chuỗi?
Sao không lần chuỗi?
Bước đường em đi tới,
Lần chuỗi nhé em ơi!
Sao em không lần chuỗi?
Mái tóc thề chấm vai,
Bâng khâng ngày dong duổi
Nhung nhớ bóng hình ai.
Sao em không lần chuỗi?
Khi lặng ngắm chiều buông,
Trong cô đơn ngậm ngùi,
Lệ đắng chảy vào hồn.
Sao em không lần chuỗi?
Cảm tạ MẸ nhân lành
Ơn MẸ như mưa tưới,
Hồn em cánh đồng xanh.
Sao không lần chuỗi?
Khi trái gió trở trời,
Em mong manh yếu đuối,
Đến cùng MẸ em ơi.
Mẹ Maria rất hài lòng khi con cái siêng năng lần chuỗi Mân Côi cách sốt sắng. Đức Mẹ đã từng nói điều này với Bênađetta khi Đức Mẹ hiện ra với Thánh nữ tại Lộ Đức. Đức Mẹ cũng dạy cho ba trẻ tại Fatima nhận biết năng lực của kinh Mân Côi và Mẹ đã giới thiệu mình là Mẹ Mân Côi rồi cùng lần hạt với ba trẻ như muốn giới thiệu Kinh Mân Côi là “kinh kỳ diệu”.
Đức Giáo Hoàng Piô V thiết lập lễ Mẹ Mân Côi để tạ ơn Đức Mẹ và ghi nhớ chiến thắng của Hải quân Kitô giáo với quân Thổ Nhĩ Kỳ tại trận Lepanto ngày 7 tháng 10 năm 1571. Chiến thắng là nhờ các tín hữu lần Chuỗi Mân Côi dâng kính Đức Mẹ ở Rôma vào ngày giao chiến. Một phép lạ của Đức Mẹ trong Tháng Mân Côi.
Đức Giáo Hoàng Leo XIII đã thiết lập Tháng Mười là Tháng Mân Côi vào ngày 1 tháng 9 năm 1883 và đã công bố 11 Tông thư về Chuỗi Mân Côi trong triều đại giáo hoàng của ngài.
Suốt tháng Mân Côi, Hội Thánh khắp nơi hướng về Đức Mẹ một cách đặc biệt. Lòng sùng kính của dân Chúa đối với Đức Mẹ trong thời gian này là cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi. Đây là một bộ kinh gồm 200 kinh Kính Mừng, vừa đọc vừa suy gẫm 20 sự kiện quan trọng xảy ra trong cuộc đời Đức Giêsu và Mẹ Maria. Cứ đọc 10 kinh Kính Mừng thì đồng thời suy gẫm một sự kiện. 20 sự kiện ấy được chia làm 4 nhóm:
- Năm sự vui: gồm 5 sự kiện trong cuộc đời thơ ấu của Đức Giêsu.
- Năm sự sáng: gồm 5 sự kiện trong cuộc đời công khai của Đức Giêsu.
- Năm sự thương: gồm 5 sự kiện trong cuộc thương khó của Đức Giêsu.
- Năm sự mừng: gồm 5 sự kiện vinh quang.
20 mầu nhiệm ấy là những sự kiện cốt yếu trong Tin Mừng. Lần chuỗi Mân Côi là suy gẫm Tin Mừng, theo kiểu miệng đọc tâm suy. Miệng đọc các kinh Kính Mừng kính Mẹ Maria, tâm suy niệm những sự kiện quan trọng của cuộc đời Đức Giêsu. Đó chính là bản tóm tắt cuộc đời của Chúa Giêsu Kitô và cũng là của Đức Maria. Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI trong Tông huấn “Marialis Cultus” đã gọi Kinh Mân Côi là “Cuốn Phúc Âm rút gọn”. Hơn ai hết, Đức Mẹ đã cùng với Con bước các chặng đường Vui - Sáng – Thương - Mừng với tinh thần của lời “xin vâng” mà Mẹ đã tuyên xưng trước khi Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể làm người trong cung lòng Mẹ.
Chuỗi Mân Côi mang hai đặc điểm nổi bật là chất Tin Mừng và tính Hội Thánh.
Chuỗi Mân Côi là một bản tóm tắt gọn gàng, dễ nhớ về những biến cố quan trọng trong cuộc đời Chúa Cứu Thế. Mân Côi là những bông hồng đẹp được tượng trưng bằng các kinh Kính Mừng để tôn vinh Người. Đức Mẹ đã có mặt trong cuộc đời Chúa Cứu Thế từ những giây phút đầu cho đến những giây phút cuối.
Kinh Mân Côi là lời kinh phổ cập, đó là kinh của mọi tín hữu. Ai cũng đọc được, từ người trẻ cho đến người già, người thông thái cũng như người ít học, người giàu hay người nghèo, người khỏe mạnh cũng như người đau yếu, khi vui cũng như lúc buồn, khi làm việc cũng như lúc nghỉ ngơi. Kinh Mân Côi có thể đọc được ở bất cứ đâu hay trong hoàn cảnh nào, ở nhà thờ, ở nhà mình, ở ngoài đường, trong nơi yên lặng hay giữa chốn ồn ào náo động và nhất là đọc chung với nhau trong gia đình hay những khi có đông người Công Giáo họp nhau lại. Đọc Kinh Mân Côi với ý thức là mình đang làm một công việc có chất Tin Mừng, được Hội Thánh công nhận và nhiệt tình khuyến khích, một công việc thu tóm lại tất cả cuộc đời Chúa Cứu Thế. Sau khi đã chiêm ngắm những mầu nhiệm ấy, người tín hữu còn cầu xin những điều hết sức đơn sơ như “xin ơn khiêm nhường, yêu người, khó nghèo”.
Mân Côi chính là hoa hồng. Mân Côi là bông hồng đẹp, viên ngọc quí. Như thế, bằng chuỗi Mân Côi, Hội Thánh trở thành một vườn hồng mênh mông, hương thơm sắc đẹp, dâng lên Mẹ hiền. Nói đến Mân Côi là nói đến hoa. Những bông hoa muôn màu muôn sắc dâng trước tòa Mẹ. Những bông hoa kinh nguyện sốt sắng kết dệt nên những lời ca tụng Mẹ. Những bông hoa hy sinh, bác ái muốn tỏa hương dưới chân Mẹ.
Những bông hoa nói lên lòng yêu mến của con cái đối với Mẹ hiền. Những bông hoa cũng cố gắng diễn tả phần nào nét đẹp của Mẹ. Thật vậy, giữa ngàn hoa, Đức Maria nổi bật như bông hoa cao quý xinh đẹp nhất. Đẹp đến độ "đẹp lòng Thiên Chúa". Đức Maria là bông hoa thanh khiết diễn tả được nét đẹp của Thiên Chúa vì Mẹ là tác phẩm của Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần "rợp bóng trên Mẹ" nên Mẹ sống dưới sự che chở của Thánh Thần, theo ơn hướng dẫn của Thánh Thần và sống trong tình yêu của Thánh Thần.
Thiên Chúa muốn Con của Ngài vào đời làm người, nên đã chuẩn bị cho Con một người mẹ tuyệt hảo. Maria là người được Thiên Chúa đặc biệt mến thương. Thiên Thần gọi Mẹ là “Đấng đầy ân sủng”, là người được “Đức Chúa ở cùng”, là người “đẹp lòng Thiên Chúa” .
Maria đã là một thụ tạo tuyệt vời ngay từ trước khi làm Mẹ Đức Giêsu. Nhưng Thiên Chúa vẫn tôn trọng tự do của Mẹ. Ngài cần sự ưng thuận của một thụ tạo nhỏ bé trước khi trao cho Maria chức vụ làm Mẹ Đấng Cứu Thế. Tiếng “xin vâng” khởi đầu cho một chuỗi xin vâng làm nên cuộc đời người nữ tỳ của Chúa.
Kinh Mân Côi là một chuỗi “xin vâng” của người tín hữu dâng Thiên Chúa, theo mẫu gương đáp trả của Mẹ Maria.
Tràng chuỗi Mân Côi là một phương thế giúp chúng ta gần gũi thiết thân với Mẹ Maria.
Đức Thánh Cha Piô X đã nhắn nhủ các gia đình Công Giáo: “Khi gia đình được an vui hòa thuận, hãy lần chuỗi Mân Côi để xin Mẹ ban cho sự an vui hòa thuận yêu thương. Khi gặp người chồng thiếu trách nhiệm, hãy chạy đến với Mẹ nhờ tràng chỗi Mân Côi, để xin Mẹ cảm hóa mình. Khi vợ chồng xung khắc nhau, hãy lần chuỗi Mân Côi, xin Mẹ tạo sự cảm thông “.
Thánh Gioan Phaolô II, ngay trong tuần lễ sau khi đắc cử Giáo Hoàng, đã nói với tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô khi đọc kinh Truyền Tin: “Chuỗi Mân Côi là lời cầu nguyện mà tôi yêu thích nhất. Đó là lời kinh tuyệt vời. Tuyệt vời trong sự đơn giản và sâu sắc. Với lời kinh này chúng ta lập lại nhiều lần những lời mà Đức Trinh Nữ đã nghe sứ thần Gabriel và người chị họ Êlisabeth nói với Mẹ. Toàn thể Giáo Hội cùng liên kết với những lời kinh ấy”.
Khi đọc sự tích về các cuộc Đức Mẹ hiện ra, dù ở Lộ Đức hay ở Fatima, dù ở Guadalupe hay ở Mễ Du, hay ở La Vang…. chúng ta đều thấy Đức Mẹ nhắn nhủ người tín hữu hãy canh tân đời sống và siêng năng lần hạt Mân Côi để làm đẹp lòng Thiên Chúa: “Ta là Đức Mẹ Mân Côi, ta đã đến để cảnh báo các tín hữu canh tân đời sống và xin ơn tha thứ tội lỗi của họ. Họ không được xúc phạm đến Thiên Chúa nữa, vì Ngài đã quá phiền muộn vì tội nhân loại. Loài người hãy lần chuỗi Mân Côi. Họ hãy tiếp tục lần chuỗi hàng ngày. ” (Thông điệp Đức Mẹ gởi cho chị Lucia 13/10/1917).
Thánh Đaminh là người có công rất lớn trong việc quảng bá việc đọc kinh Mân Côi để cầu xin Chúa bảo vệ Hội Thánh trước sự tấn công của kẻ thù. Thánh Piô Năm Dấu Thánh chia sẻ: “Vũ khí của tôi là tràng hạt Mân Côi. Đức Mẹ không từ chối tôi điều gì khi tôi xin với Mẹ qua chuỗi Mân Côi. Muốn làm Đức Mẹ vui lòng và muốn được Đức Mẹ thương yêu hãy lần chuỗi Mân Côi”. Còn cha Stefano Gobbi viết: “Chuỗi Mân Côi mang lại hòa bình cho bạn. Với lời Kinh Mân Côi, bạn sẽ có thể nhận được từ Thiên Chúa hồng ân vĩ đại nhất là canh tân đời sống, thu phục các linh hồn về với Chúa trong sự ăn năn tội, tình yêu và thánh ân”. Và “Chuỗi Mân Côi là lời kinh của tôi. Những lời kinh này dù khiêm nhường và mong manh cũng sẽ nên như xích sắt để khóa lại quyền lực tối tăm của thế giới, kẻ thù của thế giới và của các tín hữu” .
Chuỗi hạt Mân Côi nuôi dưỡng đời sống nội tâm phong phú. Chuỗi Mân Côi làm lòng người lắng dịu, thanh thản bình an để chiêm ngắm cuộc đời Chúa Giêsu và ca ngợi Mẹ Maria. Cầm Chuỗi Mân Côi trên tay, chúng ta sẽ thấy mình được tăng thêm nghị lực, sống vươn lên với niềm Tin, Cậy, Mến. Hãy tập thói quen đọc kinh Mân Côi hàng ngày. Kinh Mân Côi là hành trang gọn nhẹ giúp thánh hóa bản thân gia đình và xã hội. Nhớ mang theo một tràng chuỗi Mân Côi trong túi áo, hay đeo chuỗi mười hạt ở tay, mình rất dễ tìm thời giờ mỗi ngày để đọc lời kinh phong phú này. Chuỗi hạt Mân Côi mang đến vô vàn ơn phúc huyền diệu cho con người.
Chuỗi Mân Côi diệu vời như thế, “sao em lại không lần chuỗi”? Hãy siêng năng “lần chuỗi nhé em ơi”!