Thời Carolingien kéo dài từ thế kỷ thứ VIII-IX và thuộc về thời kỳ đầu tiên trong 3 thời kỳ của phong trào phục hưng Trung cổ vốn lấy nguồn cảm hứng từ Kitô giáo của thế kỷ IV trong đế chế Rôma. Thời Carolingien có những phát triển rực rỡ từ văn chương, nghệ thuật, kiến trúc, luật pháp cho đến cả phụng vụ và nghiên cứu Thánh Kinh. Riêng về cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên”, chúng ta không phát hiện bất cứ lời giải thích hay chú giải nào về ý nghĩa của phần này ngoài việc xác định rõ cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” thuộc về phần đầu của kinh Tiền tụng và cũng chính là những lời khai mở để bước vào Kinh nguyện Tạ ơn.
Khi tổ chức cử hành phụng vụ thánh trên đà tăng tiến, những lời nguyện thuộc phần tiến lễ cũng như chuẩn bị lễ phẩm được thực hiện trong Lễ quy và chúng ngày càng đạt tầm mức quan trọng. Tuy nhiên, theo Jungmann, sự phân chia Kinh nguyện Thánh Thể thành lời Tiền tụng (praefatio) và Lễ quy (Canon) đã không được biết đến trong phụng vụ Rôma trước thời kỳ Carolingien bởi vì không chỉ Lễ quy quy chiếu đến toàn bộ Kinh nguyện Thánh Thể mà có lẽ cả kinh Tiền tụng cũng quy chiếu đến toàn bộ Kinh nguyện này luôn. Bằng chứng được tìm thấy trong sách Sacramentarium Gregorianum khi thuật ngữ “kinh Tiền tụng” (praefatio) áp dụng cho cả phần Hanc igiturnữa (Vì vậy, lạy Chúa, xin vui lòng chấp nhận lễ vật của chúng con…) lẫn phần các phúc lành đi trước Vinh tụng ca cuối cùng.[1] Điều này có nghĩa là không dễ dàng gì để có thể phân biệt ranh giới rạch ròi giữa lúc kết thúc phần tiến lễ với lúc khởi đầu Lễ quy. Jungmann lập luận như sau: mặc dầu quá ít dấu chứng cho thấy sự tách biệt giữa phần tiến lễ và Lễ quy, nhưng các tín hữu vẫn biết rằng cuộc đối thoại dẫn nhập đánh dấu thời điểm Lễ quy sắp bắt đầu:
Cuộc đối thoại dẫn vào kinh nguyện tạ ơn ngày nay đan kết quá khít khao với nghi thức trước đó đến độ không có một dấu chứng nào tách chúng ra. Sau phần chuẩn bị lễ vật trong thinh lặng, vị tư tế khởi sự bằng việc nói lớn tiếng: đến muôn thưở muôn đời, đây là những lời kết thúc kinh thầm nguyện (secreta) và do đó nằm trong phần tiến lễ.[2] Thế là câu “Chúa ở cùng anh chị em” (Dominus vobiscum) được cất lên hoàn toàn không như một sự khởi đầu, mà chỉ ra như một sự kế tục thôi. Trường hợp này đã xảy ra trong thế kỷ thứ VIII rồi. Tuy nhiên, vào lúc đó, vẫn tồn tại sự hiểu biết với ý thức rằng khởi đầu thực sự [của Kinh nguyện Tạ ơn] là khi bắt đầu câu “Chúa ở cùng anh chị em”.[3]
Câu hỏi được đặt ra là liệu các tín hữu vào thời kỳ đó có cùng một ý thức như thế khi cử hành phụng vụ thánh không? Kể từ thời gian đó, trong nghi lễ Rôma, thật ra không có sự phát triển hay thay đổi nào đáng kể cả về ngôn từ lẫn thực hành liên quan đến cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” (Sursum corda) cho đến khi tầm quan trọng của cuộc đối thoại này được khám phá trong Phong trào Phụng vụ hồi thế kỷ XX.
LM. Giuse Phạm Đình Ái, SSS
[1] Xc. Enrico Mazza, The Eucharist Prayers of the Roman Rite, trans. Matthew J. O’Connell (Collegeville, MN: Liturgical Press / A Pueblo Book, 2004), 36
[2] Tức là Lời nguyện trên những gì đã được lựa ra (oratio super secreta), hay là Lời nguyện trên lễ vật (oratio super oblata). Từ secreta về sau bị hiểu sai là kín đáo, bí mật, và vì thế lệnh đã được ban ra là tư tế phải đọc thầm lời nguyện này. Kinh thầm nguyện (secreta) ngày xưa nay được gọi là kinh tiến lễ (offetorium).
[3] Jungmann, The Mass of the Roman Rite: Its Origin and Development, 114-115.
Khi tổ chức cử hành phụng vụ thánh trên đà tăng tiến, những lời nguyện thuộc phần tiến lễ cũng như chuẩn bị lễ phẩm được thực hiện trong Lễ quy và chúng ngày càng đạt tầm mức quan trọng. Tuy nhiên, theo Jungmann, sự phân chia Kinh nguyện Thánh Thể thành lời Tiền tụng (praefatio) và Lễ quy (Canon) đã không được biết đến trong phụng vụ Rôma trước thời kỳ Carolingien bởi vì không chỉ Lễ quy quy chiếu đến toàn bộ Kinh nguyện Thánh Thể mà có lẽ cả kinh Tiền tụng cũng quy chiếu đến toàn bộ Kinh nguyện này luôn. Bằng chứng được tìm thấy trong sách Sacramentarium Gregorianum khi thuật ngữ “kinh Tiền tụng” (praefatio) áp dụng cho cả phần Hanc igiturnữa (Vì vậy, lạy Chúa, xin vui lòng chấp nhận lễ vật của chúng con…) lẫn phần các phúc lành đi trước Vinh tụng ca cuối cùng.[1] Điều này có nghĩa là không dễ dàng gì để có thể phân biệt ranh giới rạch ròi giữa lúc kết thúc phần tiến lễ với lúc khởi đầu Lễ quy. Jungmann lập luận như sau: mặc dầu quá ít dấu chứng cho thấy sự tách biệt giữa phần tiến lễ và Lễ quy, nhưng các tín hữu vẫn biết rằng cuộc đối thoại dẫn nhập đánh dấu thời điểm Lễ quy sắp bắt đầu:
Cuộc đối thoại dẫn vào kinh nguyện tạ ơn ngày nay đan kết quá khít khao với nghi thức trước đó đến độ không có một dấu chứng nào tách chúng ra. Sau phần chuẩn bị lễ vật trong thinh lặng, vị tư tế khởi sự bằng việc nói lớn tiếng: đến muôn thưở muôn đời, đây là những lời kết thúc kinh thầm nguyện (secreta) và do đó nằm trong phần tiến lễ.[2] Thế là câu “Chúa ở cùng anh chị em” (Dominus vobiscum) được cất lên hoàn toàn không như một sự khởi đầu, mà chỉ ra như một sự kế tục thôi. Trường hợp này đã xảy ra trong thế kỷ thứ VIII rồi. Tuy nhiên, vào lúc đó, vẫn tồn tại sự hiểu biết với ý thức rằng khởi đầu thực sự [của Kinh nguyện Tạ ơn] là khi bắt đầu câu “Chúa ở cùng anh chị em”.[3]
Câu hỏi được đặt ra là liệu các tín hữu vào thời kỳ đó có cùng một ý thức như thế khi cử hành phụng vụ thánh không? Kể từ thời gian đó, trong nghi lễ Rôma, thật ra không có sự phát triển hay thay đổi nào đáng kể cả về ngôn từ lẫn thực hành liên quan đến cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” (Sursum corda) cho đến khi tầm quan trọng của cuộc đối thoại này được khám phá trong Phong trào Phụng vụ hồi thế kỷ XX.
LM. Giuse Phạm Đình Ái, SSS
[1] Xc. Enrico Mazza, The Eucharist Prayers of the Roman Rite, trans. Matthew J. O’Connell (Collegeville, MN: Liturgical Press / A Pueblo Book, 2004), 36
[2] Tức là Lời nguyện trên những gì đã được lựa ra (oratio super secreta), hay là Lời nguyện trên lễ vật (oratio super oblata). Từ secreta về sau bị hiểu sai là kín đáo, bí mật, và vì thế lệnh đã được ban ra là tư tế phải đọc thầm lời nguyện này. Kinh thầm nguyện (secreta) ngày xưa nay được gọi là kinh tiến lễ (offetorium).
[3] Jungmann, The Mass of the Roman Rite: Its Origin and Development, 114-115.