Ngày tận thế?
Xưa nay thỉnh thoảng có truyền khẩu nói đến ngày tận thế: tối ba ngày ba đêm! Và còn khuyên mua nến đốt thắp để không phải sống trong đêm tối.
Không biết tin tức như thế căn cứ do đâu. Dẫu vậy, nghe thế cũng gây hoang mang chút lo sợ. Nhưng sự việc đã không xảy ra như truyền tụng rỉ tai nhau.
Tạ ơn Chúa.
Thế giới ngày 11.11.2018 vừa mới kỷ niệm 100 năm chấm dứt chiến tranh thế giới thứ nhất 1918 -2018.
Chiến tranh gây ra đổ nát, tàn phá chết chóc kinh hoàng, mất đất đai quê hương nhà cửa cho hàng triệu người. Sự kiện biến cố chiến tranh đó tưởng chừng như ngày tận thế ụp xuống trên thế giới. Nhưng thế giới công trình sáng tạo của Thiên Chúa không chấm dứt ở đó. Năm 1918 nước Đức thua trận đã cùng ký hiệp ước chấp nhận chấm dứt gây chiến tranh và xây dựng hòa bình trên đống tro tàn đổ nát.
Thế giới đã trải qua kinh hoàng sợ hãi, nhưng không phải là ngày tận thế.
Và trong dòng lịch sử thời gian trên thế giới xưa nay từ cổ chí kim đã xảy rất nhiều biến cố tai ương động đất, sóng thần lụt lội, cháy rừng, chiến tranh tàn phá gây chết chóc khinh hoàng tưởng chừng như đến ngày tận cùng đời sống rồi! Nhưng dẫu vậy chưa là ngày tận thế.
Niềm hy vọng sự sống vẫn phát mọc bừng lên trong đêm tối kinh hoàng tàn phá do chiến tranh, những biến cố tai ương gây ra.
Hằng năm vào cuối niên lịch phụng vụ, Chúa Nhật 33. mùa thường niên Giáo Hội nhắc nhớ đến hình ảnh trong phúc âm Chúa Giesu : “Trong những ngày ấy, sau cảnh khốn cực, mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng sẽ mất sáng, các ngôi sao sẽ từ trời rơi xuống và các sức mạnh trên trời sẽ bị lay chuyển„ ( Mc 13, 24).
Nhắc đến những lời Chúa Giesu nói tiên báo không phải để gieo rắc sợ hãi, và lời Chúa không chấm dứt dừng lại chỗ này, mà còn tiếp tục loan báo muốn nói hướng đến ánh sáng niềm hy vọng bừng lên ở cuối con đường hầm tăm tối kinh hoàng:
„ Và bấy giờ Người sẽ sai các thiên thần của Người đi quy tụ những kẻ đã được tuyển chọn từ khắp bốn phương, từ chân trời cho đến cùng kiệt trái đất.“ ( Mc 13, 25).
Con người có kinh nghiệm đời sống: có khởi đầu và cũng có tận cùng. Điều này có đúng với công trình sáng tạo thiên nhiên của Thiên Chúa không? Không ai là con người có thể biết được, cùng qủa quyết được điều này.
Nhưng chúng ta tin rằng Thiên Chúa đã tạo dựng nuôi sống công trình sáng tạo thiên nhiên của Ngài từ thuở tạo thiên lập địa cho sự sống phát tiển tồn tại nơi cây cỏ, thú vật và con người. Ngài sẽ dẫn dắt hướng đến đích điểm tốt lành hoàn thiện, dù có trải qua những biến cố kinh hoàng khó khăn.
Thánh sử Marco viết phúc âm Chúa Giêsu muốn khơi lên nuôi dưỡng niềm hy vọng, lòng can đảm nơi người tín hữu Chúa Gisu Kito. Đó là thức ăn tnuôi dưỡng đời sống đức tin vào Chúa cho hôm qua, hôm nay và ngày mai trong đời sống trên trần gian.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Xưa nay thỉnh thoảng có truyền khẩu nói đến ngày tận thế: tối ba ngày ba đêm! Và còn khuyên mua nến đốt thắp để không phải sống trong đêm tối.
Không biết tin tức như thế căn cứ do đâu. Dẫu vậy, nghe thế cũng gây hoang mang chút lo sợ. Nhưng sự việc đã không xảy ra như truyền tụng rỉ tai nhau.
Tạ ơn Chúa.
Thế giới ngày 11.11.2018 vừa mới kỷ niệm 100 năm chấm dứt chiến tranh thế giới thứ nhất 1918 -2018.
Chiến tranh gây ra đổ nát, tàn phá chết chóc kinh hoàng, mất đất đai quê hương nhà cửa cho hàng triệu người. Sự kiện biến cố chiến tranh đó tưởng chừng như ngày tận thế ụp xuống trên thế giới. Nhưng thế giới công trình sáng tạo của Thiên Chúa không chấm dứt ở đó. Năm 1918 nước Đức thua trận đã cùng ký hiệp ước chấp nhận chấm dứt gây chiến tranh và xây dựng hòa bình trên đống tro tàn đổ nát.
Thế giới đã trải qua kinh hoàng sợ hãi, nhưng không phải là ngày tận thế.
Và trong dòng lịch sử thời gian trên thế giới xưa nay từ cổ chí kim đã xảy rất nhiều biến cố tai ương động đất, sóng thần lụt lội, cháy rừng, chiến tranh tàn phá gây chết chóc khinh hoàng tưởng chừng như đến ngày tận cùng đời sống rồi! Nhưng dẫu vậy chưa là ngày tận thế.
Niềm hy vọng sự sống vẫn phát mọc bừng lên trong đêm tối kinh hoàng tàn phá do chiến tranh, những biến cố tai ương gây ra.
Hằng năm vào cuối niên lịch phụng vụ, Chúa Nhật 33. mùa thường niên Giáo Hội nhắc nhớ đến hình ảnh trong phúc âm Chúa Giesu : “Trong những ngày ấy, sau cảnh khốn cực, mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng sẽ mất sáng, các ngôi sao sẽ từ trời rơi xuống và các sức mạnh trên trời sẽ bị lay chuyển„ ( Mc 13, 24).
Nhắc đến những lời Chúa Giesu nói tiên báo không phải để gieo rắc sợ hãi, và lời Chúa không chấm dứt dừng lại chỗ này, mà còn tiếp tục loan báo muốn nói hướng đến ánh sáng niềm hy vọng bừng lên ở cuối con đường hầm tăm tối kinh hoàng:
„ Và bấy giờ Người sẽ sai các thiên thần của Người đi quy tụ những kẻ đã được tuyển chọn từ khắp bốn phương, từ chân trời cho đến cùng kiệt trái đất.“ ( Mc 13, 25).
Con người có kinh nghiệm đời sống: có khởi đầu và cũng có tận cùng. Điều này có đúng với công trình sáng tạo thiên nhiên của Thiên Chúa không? Không ai là con người có thể biết được, cùng qủa quyết được điều này.
Nhưng chúng ta tin rằng Thiên Chúa đã tạo dựng nuôi sống công trình sáng tạo thiên nhiên của Ngài từ thuở tạo thiên lập địa cho sự sống phát tiển tồn tại nơi cây cỏ, thú vật và con người. Ngài sẽ dẫn dắt hướng đến đích điểm tốt lành hoàn thiện, dù có trải qua những biến cố kinh hoàng khó khăn.
Thánh sử Marco viết phúc âm Chúa Giêsu muốn khơi lên nuôi dưỡng niềm hy vọng, lòng can đảm nơi người tín hữu Chúa Gisu Kito. Đó là thức ăn tnuôi dưỡng đời sống đức tin vào Chúa cho hôm qua, hôm nay và ngày mai trong đời sống trên trần gian.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long